ViDeo "Thông tin trước h mở cửa " _ Phân Tích Nhận định TT ( update 24/24h )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hayradivaquenanh, 12/02/2008.

5969 người đang online, trong đó có 512 thành viên. 19:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2087 lượt đọc và 34 bài trả lời
  1. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    ViDeo "Thông tin trước h mở cửa " _ Phân Tích Nhận định TT ( update 24/24h )

    Các bác xem ngay "Thông tin trước h mở cửa " từ lúc 8h -8h30 p ạ

    http://tinchungkhoan24h.com/ShowTV/
  2. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Savimex ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 10 triệu USD
    Thứ ba, 12.02.2008, 03:42am (GMT+7)

    Đầu năm 2008, Công ty CP Savimex đã ký được hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ trị giá 10 triệu USD.

    Để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh ở thị trường Mỹ, công ty vừa đầu tư xây dựng mới 2 xưởng mới, chuyên sản xuất bộ đồ gỗ phòng ngủ chủ yếu phục vụ xuất khẩu cho thị trường Mỹ. Công suất của 2 xưởng trên đạt từ 22 đến 25 container/tháng. Ngoài ra, Công ty Savimex còn đầu tư một dây chuyền sản xuất bao bì các-tông để tiết kiệm chi phí sản xuất và giảm giá thành.
  3. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    CIC trúng thầu 2 công trình lớn
    Thứ ba, 12.02.2008, 02:05am (GMT+7)

    Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cotec (CIC) cho biết, CIC vừa trúng thầu 2 công trình lớn với tổng giá trị khoảng 140 tỉ đồng.

    Đó là công trình CIC ký kết với Công ty TNHH Căn hộ Bến Thành AA về hạng mục thi công công trình cao ốc văn phòng và căn hộ cao cấp Bến Thành (quận 1-TPHCM), giá trị 75,8 tỉ đồng trên diện tích xây dựng là 20.000 m2 (gồm 2 tầng hầm và 22 tầng lầu) và công trình văn phòng nhà xưởng tiêu chuẩn tại KCX Tân Thuận nằm trên đường Tân Thuận (quận 7) giá trị 62 tỉ đồng. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của CIC đạt 3,919 tỉ đồng, tăng 1,117 tỉ đồng so với năm 2006.
  4. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Chú trả lời phỏng vấn là chú nào mà mồm ấp úng mắt liếc giấy liên tục thế nhỉ ?
  5. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    ?oVN-Index năm 2008 sẽ tăng lên 1.140 điểm?
    Thứ ba, 12.02.2008, 08:26pm (GMT+7)

    Dự báo đầy lạc quan của các chuyên gia về TTCK Việt Nam năm 2008 sẽ củng cố niềm tin cho nhà đầu tư

    ?oNăm 2008, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 sẽ đạt mức 1.140 điểm với chỉ số PE là 28x và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình của các công ty niêm yết là 20,1%, và thị trường chứng khoán năm 2008 vẫn là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư?.

    Đó là báo cáo dự đoán mang tính chiến lược đầu tiên về thị trường chứng khoán Việt Nam do nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Mekong (Mekong Securities) công bố vào cuối tuần qua tại Tp.HCM.

    Theo ông Cheah King Yoong, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Mekong, dự báo này được đưa ra dựa trên những dự báo và nhận định quan trọng về triển vọng môi trường kinh tế và thị trường tài chính chứng khoán của Việt Nam năm 2008 cùng những bản phân tích và đánh giá các ngành trọng điểm và giới thiệu tóm tắt về 30 công ty niêm yết hàng đầu Việt Nam.

    ?oTăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao 8,3% trong năm 2008 nhờ xuất khẩu tăng mạnh, tỷ lệ đầu tư và tiêu dùng cao. Các chính sách và môi trường đầu tư thuận lợi như tiến trình cổ phần hóa tiếp diễn, tỷ lệ sinh lời dự kiến cao, tính thanh khoản của thị trường tăng do lãi suất thực âm, năng lực đầu tư của thị trường cao do mức độ vốn hóa cao cùng với tính minh bạch của thị trường được cải thiện, cùng một số các nhân tố khác như khả năng xem xét và điều chỉnh room của ngân hàng lên 49%, VN-Index có thể được đưa vào MSCI, là cơ sở để chúng tôi tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt?.

    Theo bản báo cáo phân tích này, trong năm 2008, thách thức chủ yếu đối với kinh tế thế giới chính là sự suy thoái của thị trường nhà đất ở Mỹ, do việc lãi suất tín dụng nhà đất sẽ được điều chỉnh tăng sau khi người mua kết thúc giai đoạn vay ưu đãi với lãi suất thấp trong 3 năm đầu, sẽ làm trầm trọng thêm khủng hoảng nhà đất tại đây.

    Mặt khác, làn sóng khủng hoảng nợ thứ cấp trên thị trường tài chính Mỹ trong năm 2008 do các khoản thua lỗ lớn nhất bởi ảnh hưởng của nợ thứ cấp và tín dụng nhà đất tính đến tháng 12/2007 của các tập đoàn tài chính lớn như Citigroup (lỗ 17.4 tỷ USD), UBS(13.8 tỷ USD), Morgan Stanley(10.8 USD), Merrill Lynch(7.9 USD), Bank of American (5,1 USD)...

    Sự thua lỗ nặng của các tập đoàn nói trên có thể dẫn đến cắt giảm quy mô và sa thải hàng loạt nhân viên, cùng với sự suy giảm lòng tin của người tiêu dùng vào môi trường kinh doanh. Không những thế, giá cả hàng hóa tăng cao (năm 2007 dầu thô tăng 70%; thực phẩm tăng 40%) sẽ làm tăng nguy cơ lạm phát.

    Những yếu tố đó sẽ tác động mạnh đến kinh tế thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại, từ 5,2% năm 2007 xuống 4,8% năm 2008. Thế nhưng, IMF vẫn lạc quan về tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2008, trong đó có Việt Nam.

    Cụ thể, theo King Yoong, kinh tế Việt Nam năm 2008 vẫn có các dấu hiệu lạc quan và tiếp tục tăng trưởng cao dựa trên 3 yếu tố: thứ nhất, nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) năm 2007 ước tính vượt 20 tỷ USD và được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong các năm tới do ảnh hưởng tích cực của quá trình tự do hóa thương mại và chính sách ?oTrung Quốc + 1?. Ở thị trường nội địa, doanh nghiệp có xu hướng mở rộng đầu tư dựa trên tình hình tài chính mạnh cộng với lợi nhuận biên cao.

    Thứ hai, xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong năm 2007 (với kim ngạch trên 48 tỷ USD, tăng 21,55 tỷ USD so với 2006) và dự đoán tiếp tục tăng trong năm 2008 này.

    Tương tự, trong báo cáo gần đây nhất của mình, HSBC cho rằng thị trường châu Á năm nay sẽ đem đến lợi nhuận không tồi cho các nhà đầu tư. Riêng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, HSBC đưa ra nhận định đây là thời điểm các nhà đầu tư chứng khoán nên mua vào và cũng cho rằng chỉ số VN-Index sẽ đạt mức 1.100 điểm vào cuối năm 2008. Đặc biệt, HSBC cho biết, các loại cổ phiếu sàn HOSE đã trở lại với giá trị thực, với chỉ số P/E hiện ở mức 20 lần.
    Tuy nhiên, theo cảnh báo của Mekong Securities, các yếu tố rủi ro trong nước khác có thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán như khả năng tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng cao, sự chậm trễ của quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, khả năng các doanh nghiệp không duy trì được mức độ sinh lời cao, IPO dồn dập và khả năng hiện thực hóa lợi nhuận trong năm 2008 do ảnh hưởng của việc áp dụng thuế thu nhập chứng khoán từ đầu năm 2009 cùng với các rủi ro chính sách khác... sẽ là những nguyên nhân tác động không tốt đến thị trường chứng khoán Việt Nam, mà cụ thể là VN-Index.
  6. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Cơ hội tái cấu trúc danh mục đầu tư
    Thứ tư, 13.02.2008, 02:38am (GMT+7)

    Thị trường giảm giúp nhà đầu tư lâu dài mua được những cổ phiếu hấp dẫn - Kinh tế thế giới suy thoái sẽ thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài đi tìm những vùng đất mới để làm ăn, trong đó có Việt Nam

    Sau 6 phiên tăng giá ngoạn mục, trong ngày giao dịch đầu Xuân Mậu Tý, giá cổ phiếu (cả chứng chỉ quỹ) trên hai sàn TPHCM (VN-Index) và Hà Nội (HaSTC) lại bước vào phiên điều chỉnh giảm khá mạnh. Mặc dù nhiều công ty đã công bố kết quả kinh doanh năm 2007 rất ấn tượng nhưng nhiều nhà đầu tư ?olướt sóng? sau khi đã mua được cổ phiếu trước tết với giá rẻ đã nhanh tay bán ra để kiếm lời, làm cho nhiều cổ phiếu bị giảm giá sàn. Trong tình hình thị trường ?ođỏ rực? như vậy, một số nhà đầu tư có kinh nghiệm vẫn tiến hành mua ?" bán bình thường nhằm tái cấu trúc danh mục đầu tư.

    Tìm mua cổ phiếu có lợi nhuận hấp dẫn

    Theo công bố của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, năm 2007, nhiều doanh nghiệp có mức lợi nhuận (sau thuế) rất cao, đạt từ 50% - 80% so với vốn điều lệ, làm cho hệ số P/E (thị giá/thu nhập) của nhiều cổ phiếu xuống mức rất thấp, dưới 15 lần. Tuy nhiên, do thị trường thế giới ảm đạm, thị trường trong nước sức mua yếu ớt, nhà đầu tư ?olướt sóng? suy kiệt tinh thần, nên những cổ phiếu có mức lợi nhuận cao cũng không còn hấp dẫn. Ông Nguyễn Văn Bảy, một nhà đầu tư tại sàn Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cho biết những nhà đầu tư vốn kha khá trở lên thường có nhiều mã cổ phiếu trong tài khoản. Trong đó có những mã đã trở nên ?olỗi thời?, cần phải được thay thế ngay khi tìm thấy những cổ phiếu mới hấp dẫn hơn. Nếu thị trường cứ tăng thì sẽ rất khó mua, khó chuyển đổi.

    Vì vậy, phiên điều chỉnh giảm ngày 12-2 đã tạo cơ hội cho ông tái cấu trúc một phần danh mục đầu tư. Sau khi đã bán xong vài mã cổ phiếu có hệ số P/E trên 25 lần, ông liền ứng tiền ngay để mua những mã cổ phiếu có hệ số thu nhập cao nhưng giá còn thấp. Ông Bảy nói: ?oNhững cổ phiếu này nước ngoài đang lặng lẽ gom cho đầy room, cớ gì chúng ta lại không mua??. Theo kinh nghiệm của những nhà đầu tư lâu năm, khi thị trường suy thoái, nhiều cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị thực, nếu có tiền nhàn rỗi nên mua vào để giữ lâu dài.

    Nước ngoài sẽ đi tìm "ốc đảo" bình yên

    Thị trường chứng khoán VN đang ở vào thời kỳ ảm đạm nhất trong vòng 2 năm qua. Mặc dù kinh tế đất nước phát triển bền vững với tốc độ cao, doanh nghiệp niêm yết làm ăn đạt lợi nhuận rất tốt nhưng do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: sự điều hành vĩ mô từ phía Nhà nước thiếu phù hợp, kinh tế thế giới suy thoái, giá vàng và bất động sản tăng cao... làm cho nguồn vốn đầu tư vào chứng khoán giảm mạnh, nên giá cổ phiếu xuống mức thấp. Sự ảm đạm kéo dài đã làm nản lòng nhiều nhà đầu tư ngắn hạn, vì vậy họ không nghĩ đến lợi ích dài hạn, mà bán tháo bất cứ lúc nào, làm cho giá cổ phiếu khó tăng cao.

    Theo chuyên gia chứng khoán Huy Nam, có thể việc chứng khoán thế giới đang suy thoái mạnh lại tốt cho VN. Trong đoạn kỳ (ngắn) có thể do ảnh hưởng chung bởi tâm lý suy thoái toàn cầu nên nhà đầu tư nước ngoài còn ẩn náu một thời gian. Khi bình tâm trở lại, họ sẽ đi tìm những ?oốc đảo? bình yên để làm ăn. VN hiện chưa liên thông nhiều với thế giới, vì vậy trong khi kinh tế nhiều nước lớn suy giảm mạnh thì kinh tế VN vẫn phát triển với tốc độ cao (dự báo năm 2008 sẽ phát triển mạnh hơn năm 2007). Do phải mở đường làm ăn mới nên có thể nhiều nhà đầu tư lớn sẽ tìm đến VN để tìm một kênh đầu tư gián tiếp. Khi nước ngoài tham gia ngày càng nhiều thì thị trường chứng khoán mới có cơ hội khởi sắc trở lại.
  7. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Thị phần ngân hàng xoay chuyển mạnh
    Thứ tư, 13.02.2008, 03:54am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Tin-Chung-Khoan-VN/11270

    Thị phần của khối NHCP tăng hơn 10%, trong khi thị phần của khối ngân hàng quốc doanh sụt giảm. Đây là sự dịch chuyển thị phần mạnh nhất từ trước tới nay.

    Cuối năm 2005, thị phần tín dụng của ngân hàng cổ phần chiếm 15,5%, đến cuối năm 2007 đã tăng lên khoảng 25%, theo một thống kê sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước.

    Ngược lại, thị phần ngân hàng quốc doanhcuối năm 2005 chiếm 70,9% nay chỉ còn chưa đầy 60%.

    Tăng trưởng huy động vốn của khối ngân hàng cổ phần trong năm qua đạt bình quân 42,5%, tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 47,5%. Đặc biệt, có những ngân hàng cổ phần đạt tăng trưởng huy động vốn và cho vay trên 80%.

    Thống kê trên còn chỉ ra rằng, các ngân hàng cổ phần đang có tốc độ tăng trưởng vốn tự có rất nhanh, đến nay đạt xấp xỉ 50% vốn tự có toàn hệ thống. Tổng mức vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần đã tăng 70,55% so với cuối năm 2006. Hệ số an toàn vốn tối thiểu đạt trên 8%. Quy mô hoạt động và mạng lưới của khối này cũng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh cao, thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận bình quân hàng năm đạt 20-49% với dịch vụ ngân hàng mới, nhiều tiện ích và năng động. Tính chung, khi năm 2007 khép lại, các ngân hàng cổ phần đều đạt và vượt xa chỉ tiêu lợi nhuận trong năm.

    Theo dự đoán chung của các chuyên gia, sự bứt phá này sẽ còn tiếp tục trong những năm tới, khi mà số lượng và chất lượng của các ngân hàng cổ phần đang tiếp tục gia tăng. Ngân hàng Nhà nước sau khi phê duyệt việc thành lập về nguyên tắc với 4 ngân hàng cổ phần cuối năm 2007 đã tiếp tục tuyên bố đồng ý về nguyên tắc cho5 ngân hàng cổ phần mới đầu năm 2008. Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến, cơ quan này đã nhận được tất cả 21 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng cổ phần trong nước.

    Ngân hàng Nhà nước cũng đã thành lập Hội đồng thẩm định cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cổ phần do một Phó Thống đốc làm Chủ tịch với nhiệm vụ thẩm định hồ sơ xin thành lập ngân hàng mới.
    Hiện, các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ trên 1.000 tỉ đồng đều tính đến phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và đồng ý để nhà đầu tư chiến lược mở rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần. Bên cạnh đó, theo quy định của Chính phủ, tất cả các ngân hàng cổ phần đều phải đạt vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỉ đồng vào cuối năm 2010.
  8. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Lo ngại và hy vọng
    Thứ tư, 13.02.2008, 07:28am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/11275

    VN-Index giảm khá mạnh (mất 18,39 điểm, còn 841,23 điểm) ngay trong phiên đầu năm Mậu Tý đang khiến không ít nhà đầu tư lo lắng cho một năm khó khăn trước mắt.

    Phiên giao dịch chứng khoán ngày 12/2/2008. Ảnh: Phạm Yên

    Trả lời báo chí cuối năm Đinh Hợi, Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng nhận định rằng TTCK VN năm 2008 sẽ được quản lý tốt, minh bạch hơn; cung cầu sẽ tăng mạnh và đặc biệt là tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

    Nhà đầu tư Vũ Chí Hải (sàn SSI TPHCM) cho biết: ?oĐầu năm trước chúng tôi cũng nghe lãnh đạo UBCKNN nói như trên nhưng rồi TTCK VN vẫn phát triển thiếu bền vững mà một trong ít nguyên nhân chính là cách điều hành của cơ quan này?.

    Thời gian sẽ chứng minh UBCKNN có làm được như tuyên bố hay không nhưng quan sát và trao đổi với nhiều nhà đầu tư ngay trong phiên giao dịch đầu năm thì tâm lý bất an vẫn còn không ít. Tổng khối lượng giao dịch chỉ hơn 6 triệu đơn vị với 477 tỷ đồng trên sàn TP HCM phần nào đã phản ánh điều đó dù kỳ vọng sau 6 phiên tăng liên tục trước Tết khá lớn.

    Lý giải cho tình trạng trên, nhà phân tích chứng khoán Trần Ngọc Nam nói: ?oHiện nay nhà đầu tư sợ nhất là bội thực cổ phiếu mà năm 2008 lại chính là năm ?obản lề? của cổ phần hóa, dự báo lượng chứng khoán tung ra thị trường sẽ tăng mạnh?.

    Trước mắt, đợt IPO của HABECO đang đến gần và sau đó là hàng loạt ?oông lớn? như Incombank, BIDV, Mobifone, Vinaphone, Vinaxuki? và hàng trăm triệu cổ phiếu phát hành thêm của hàng trăm công ty cổ phần cũng sẽ không chờ sang 2009.

    Trong khi đó thì việc NHNN sửa Chỉ thị 03 đã gần như tiếp tục ?ođóng cửa? NH với các nhà đầu tư, nhất là trong tình cảnh vốn NH ngày càng đổ mạnh vào bất động sản.

    GĐ môi giới một CTCK lớn cho biết, ?oTTCK Mỹ sụt giảm trong những ngày nghỉ Tết của VN vừa qua dù Quốc hội Mỹ đã chấp thuận những giải pháp cứu nền kinh tế lớn nhất thế giới này càng khiến các nhà đầu tư trong nước giao dịch cầm chừng?. Đây cũng là nguyên nhân của việc các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư chưa giải ngân vốn mạnh tại VN như họ quảng bá.

    TS kinh tế Nguyễn Quang Hưng đánh giá: ?oViệc thiếu tiền đồng của các quỹ đầu tư chỉ là lý do phụ, chủ yếu do họ còn nghe ngóng xem kinh tế Mỹ có hồi phục thực sự hay không vì các giải pháp mà Mỹ đưa ra chỉ là tình thế. Lo ngại nhất là việc hàng loạt NH lớn của Mỹ, EU dính vào cơn sốc bất động sản hiện nay chưa có cách nào giải quyết êm cả?.

    Trong lúc nhiều nhà đầu tư lo âu thì tín hiệu hầu hết các công ty đã và sắp niêm yết đều có mức tăng trưởng, lợi nhuận tốt luôn được xem là ?omảng sáng? lớn của TTCK trong năm Mậu Tý này. Tuy nhiên, nếu họ vẫn lạm dụng phát hành thêm và ?opha loãng? cổ phiếu thì đây sẽ lại là ?omảng tối? như năm Đinh Hợi.

    Bên cạnh đó, vì lợi ích chung của nền kinh tế, TTCK rất có thể ?ohy sinh? khi NHNN thu bớt tiền đồng về để kiềm chế lạm phát. Hy vọng lớn nhất mà nhà đầu tư trông đợi có lẽ sẽ đến từ? bất động sản. Không chỉ thị trường địa ốc trong nước hạ nhiệt sau thời gian quá nóng mà ?ovấn nạn? cho vay địa ốc tại Mỹ được giải quyết thì TTCK VN sẽ có nguồn vốn nội, ngoại không nhỏ.

    Ông Đinh Quang Nương, Chủ tịch HĐQT CTCK Vincom nhận định: ?oDù có không ít yếu tố bất lợi nhưng tôi cho rằng cùng với nền kinh tế phát triển, TTCK VN sẽ tiếp tục tăng trưởng?.

    Ông Nguyễn Điệp Tùng, Tổng GĐ CTCK FPT cũng cho rằng, có thể nhà đầu tư chưa ?ora tay? mạnh phiên đầu năm vì dư âm Tết vẫn còn và giao dịch trong các phiên sắp tới sẽ ?oấm? trở lại. Tuy nhiên, để trở lại mốc 1.000 điểm và phát triển bền vững thì cả ông Tùng lẫn ông Nương đều thừa nhận rất khó dự báo, nhất là nhà đầu tư trong nước vẫn bị yếu tố tâm lý tác động quá mạnh.

    Vừa qua và sắp tới, nhiều công ty niêm yết sẽ thông báo mức chia cổ tức và lợi nhuận năm 2007, mà theo nguồn tin của chúng tôi thì đa số hấp dẫn hơn năm ngoài.

    Đây có thể là ?olực đẩy? VN- Index quay lại mốc 900 như nhiều dự báo trước Tết. Hy vọng đó sẽ là một dự đoàn đúng để ?omùa đông? của TTCK VN ngắn lại. 13/2 cũng là thời điểm được ấn định để Tổng thống Mỹ ký ?oduyệt? các gói ?ogiải thoát? kinh tế Mỹ và TTCK thế giới đang kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh từ những quyết định này.
  9. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Có thể mua cổ phần ở nước ngoài?
    Thứ tư, 13.02.2008, 07:40am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Tin-Chung-Khoan-VN/11276

    Sáng 12-2, thông tin "sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của CLB Arsenal" vừa được ông Đoàn Nguyên Đức - ông bầu của CLB Hoàng Anh Gia Lai - tuyên bố đã trở thành đề tài "nóng" tại các sàn chứng khoán.

    Sau hàng loạt bước hợp tác với Arsenal như: hợp tác đào tạo bóng đá trẻ, đặt bảng quảng cáo tại sân Emirates (của CLB Arsenal)..., bầu Đức đang "mơ? đến việc trở thành cổ đông lớn nhất của CLB Arsenal

    Tuy nhiên, theo giới chuyên gia và cả những người trong cuộc, mục tiêu đầy tham vọng này khó trở thành hiện thực. Dưới đây là một số ý kiến.

    Ông Đoàn Nguyên Đức - ông bầu của CLB Hoàng Anh Gia Lai:

    Phải cần thời gian

    Tôi đã ủy thác cho Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nghiên cứu, thẩm định báo cáo tài chính của CLB Arsenal cũng như khả năng sinh lợi khi đầu tư vào CLB này trước khi đi đến quyết định đầu tư.

    Sau khi nghiên cứu xong, chúng tôi sẽ trình hồ sơ xin phép Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, ý đồ và cả bước đi cụ thể của tôi cho việc hiện thực hóa mục tiêu này đã có, còn việc thực hiện giao dịch này như thế nào, có thành công hay không còn đòi hỏi phải có thời gian.

    Riêng về mặt chính sách, theo tôi được biết, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có cơ sở pháp lý nào để điều chỉnh hình thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

    Tuy nhiên, trong vòng hai ba năm tới, chắc chắn những văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này sẽ được xây dựng và ban hành.

    Ông Phan Hữu Thắng - cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH-ĐT:

    Đang xây dựng hành lang pháp lý

    Thời gian qua có một số doanh nghiệp hỏi về thủ tục đầu tư gián tiếp ra nước ngoài qua hình thức mua cổ phần của các công ty nước ngoài. Nhưng cho đến nay doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) là bị tắc vì chưa có cơ sở pháp lý để cấp phép.

    Đối với những trường hợp như vậy chúng tôi chỉ làm đầu mối tiếp nhận rồi chuyển cho Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ KH-ĐT, mà cụ thể là Cục Đầu tư nước ngoài, và Bộ Tài chính đang soạn thảo thông tư liên tịch để hướng dẫn hoạt động này.

    Ông Vũ Bằng - chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước:

    Chưa có luật cho mua cổ phiếu ở nước ngoài

    Cho đến nay, các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực chứng khoán của VN chỉ mới đề cập việc niêm yết cổ phiếu và huy động vốn ở nước ngoài, chứ chưa có bất cứ điều luật nào đề cập việc một công ty trong nước đầu tư mua cổ phiếu của một công ty khác ở nước ngoài.

    Chúng ta cũng nên tính tới việc xây dựng các cơ chế chính sách liên quan đến vấn đề đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, cụ thể ở đây là làm thế nào để một công ty trong nước có thể tham gia mua cổ phần, cổ phiếu của một công ty khác ở nước ngoài.

    Một chuyên gia chứng khoán:

    Hơi bị? khó

    Với chính sách quản lý ngoại hối khá chặt chẽ của VN hiện nay, hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp VN rất khó thực hiện.

    Việc một công ty hay một cá nhân nào của VN, dù có đủ tiềm lực về tài chính để có thể sở hữu đến 25% cổ phần của một đơn vị tầm cỡ như CLB Arsenal, với giá trị vốn hóa trên thị trường lên tới hàng tỉ đôla cũng khó thực hiện, nếu xét về mặt cơ chế.

    Về năng lực tài chính, khó có thể tin rằng một cá nhân hay một công ty VN nào đủ khả năng thực hiện giao dịch thâu tóm để trở thành cổ đông lớn đối với một CLB như Arsenal.

    Bởi lẽ trong giao dịch thâu tóm, giá đưa ra thương lượng phải cao hơn rất nhiều lần so với giá thị trường. Chẳng hạn, mới đây Microsoft đã đưa ra mức giá cao hơn 81% so với giá thị trường để thương lượng mua lại Yahoo! nhưng cũng chưa đến đâu.

    Tóm lại, kể cả khi chính sách ngoại hối được Nhà nước mở đối với hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thì các công ty lớn của VN cũng khó có đủ "nội lực" để giao dịch thâu tóm đến 25% cổ phần của CLB Arsenal, chứ chưa nói gì đến một cá nhân.

    Có dễ mua được cổ phiếu của Arsenal?

    Arsenal Holdings Plc - công ty mẹ của CLB Arsenal - là một công ty TNHH, chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Hiện chỉ có 62.217 cổ phần của CLB Arsenal được phát hành ra công chúng.

    Tính đến thời điểm 15-1-2008, giá bình quân cổ phần của Arsenal là 8.550 bảng Anh/cổ phần (tương đương 16.648 USD/cổ phần).

    Tính ra giá trị của CLB này trên thị trường lên tới 531,97 triệu bảng Anh (tương đương 1,035 tỉ USD hay 16.560 tỉ đồng VN).

    Ban giám đốc Arsenal đã đồng ý không xem xét bán cổ phần của họ cho những "cá nhân không được phép mua" cho đến tháng 4-2009, và sự lựa chọn đầu tiên đối với việc bán cổ phần này sẽ chỉ xảy ra khoảng tháng 10-2012.

    Ai đang nắm giữ cổ phần của Arsenal?

    Ban giám đốc Arsenal hiện đang nắm giữ 45% cổ phần của CLB này, trong đó cổ đông lớn nhất là Danny Fiszman - một nhà mua bán kim cương ở London - nắm giữ 24,1% và Nina Bracewell - Smith (vợ của cháu nội cựu chủ tịch CLB này) giữ 15,9%.

    Ông trùm thể thao người Mỹ Stan Kroenke, thông qua Công ty Kroenke Sports Enterprises ở Anh, hiện đang nắm giữ 7.584 cổ phần, chiếm 12,2% cổ phần của CLB này.

    Phần sở hữu lớn nhất trong CLB này của một cổ đông không phải là thành viên ban giám đốc thuộc về công ty chứng khoán Red & White, chiếm 23%. (Công ty này do tỉ phú người Nga Alisher Usmanov và nhà tài chính thành London Farhad Moshiri sở hữu).
  10. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Thị trường và sự táo bạo ?onhạy cảm?
    Thứ tư, 13.02.2008, 08:18am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/11281

    Những thành tựu đã đạt được, những khó khăn đang và sẽ phải vượt qua cũng như ý tưởng và chiến lược tương lai của Sở GDCK TP.HCM và TTGDCK Hà Nội qua các cuộc trao đổi với 2 người đứng đầu 2 sàn GD chứng khoán chính thức tại Việt Nam

    ?oNói có sách, mách có chứng?, ông Sinh chứng minh mục tiêu lớn của các DN

    Ông Trần Đắc Sinh
    khi niêm yết đều đạt được. ?o54,4 nghìn tỷ đồng là số vốn DN huy động được qua Sở GDCK TP. HCM. Số tiền cực lớn, mà là tiền thật, vào túi DN, để thực hiện các dự án theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông. Thị trường có tính thanh khoản tốt với 244 nghìn tỷ đồng giá trị chứng khoán mua bán trong năm qua, tính trên giá trị vốn thị trường 259 nghìn tỷ đồng, trong đó trừ đi giá trị cổ phần của nhà nước, của các cổ đông chủ chốt ?onhúc nhích? không đáng kể?, ông phân tích. Nhìn tổng thể, ông Sinh cho rằng năm 2007, thị trường thành công, cả về gia tăng các quỹ đầu tư, các CTCK?

    Tất nhiên, người đứng đầu sàn HOSE cũng không quên chỉ ra nhược điểm lớn của thị trường là, tâm lý đầu tư theo phong trào và sự thiếu đồng bộ trong chính sách của cơ quan quản lý, khó tránh khỏi ở một nền kinh tế đang chuyển đổi - nguyên nhân làm giá cả trồi sụt. Nhưng toát lên trong quan điểm của ông Sinh là niềm lạc quan vào sự phát triển của thị trường, một niềm lạc quan có lẽ không thể thiếu của người đứng đầu sàn giao dịch đang thu hút sự chú ý của cả thế giới. Theo ông, năm 2008, thị trường phải ?ođúp- bồ? năm trước về giá trị vốn hoá, tính thanh khoản cũng phải tăng 50% - 60%, nhiều công ty vươn mình ra sàn ngoại. Vị thế của HOSE đã thay đổi, khi năm 2007 có nhiều lời mời hợp tác của các sàn đại gia đến từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản...

    Nhưng làm sao để TTCK Việt Nam đủ lớn, đủ để sánh bước cùng bạn bè năm châu là câu chuyện được ông ?osếp? sàn HOSE trăn trở. Ý tưởng của ông là chuyển toàn bộ các DN niêm yết từ sàn Hà Nội vào sàn TP. HCM (cho dù rất dễ bị nhầm hiểu là ?ovơ quyền lợi vào mình?). Khi đó, sàn TP. HCM sẽ phân ra thành 2 bảng với mức độ điều kiện niêm yết cao - thấp khác nhau. Còn sàn Hà Nội sẽ tổ chức giao dịch cổ phiếu OTC và trái phiếu. Theo ông Sinh, giải pháp này có lợi ích là xây dựng một TTCK lớn, sánh vai với các thị trường khác trong khu vực và quốc tế. Các CTCK sẽ tiết kiệm được nguồn lực khi không phải đầu tư để tương thích với hai hệ thống phần mềm, có đại diện sàn ở hai nơi?

    ?oChúng ta phải cấu trúc thị trường sao cho hợp lý nhất. Tạo ra thị trường đủ độ lớn và rõ ràng đâu là thị trường niêm yết, đâu là thị trường OTC, có bảng của DN vừa và nhỏ, có bảng cổ phiếu blue -chip. Một thị trường tốt cho mai sau chứ không phải là thị trường đặt ở đâu và của ai. Tôi sang Malaysia, người ta bảo, chúng tôi mất 6 năm, tốn rất nhiều tiền để gom các sàn lại. Các ông nên làm, khi vẫn còn kịp?, ông Sinh kể.

    Phóng viên ĐTCK đã đem ý tưởng trên trao đổi với một số giám đốc CTCK, hầu hết đều lắc đầu: ?ochuyện này khó xảy ra?, khó đến mức không cần phải suy nghĩ xem là nên hay không nên. Ông Sinh biết điều này. Ông bảo, làm nhanh hay chậm phụ thuộc vào quyết tâm chính trị của các lãnh đạo cao cấp. Còn về phía HOSE, Sở đang xây dựng hệ thống công nghệ hoàn chỉnh để có quyết sách là làm. Bộ trưởng các nước ASEAN đã ký kết về việc thành lập TTCK chung đủ sức để cạnh tranh với thị trường Ấn Độ, Trung Quốc và các thị trường khác. Như vậy để thấy rằng, Việt Nam đã nằm trong xu thế phải khu vực hoá, toàn cầu hoá.

    Trong thời gian tại chức, ?osếp? Sinh có chứng kiến và tham gia vào việc sáp nhập 2 sàn niêm yết hay không là câu hỏi chưa thể trả lời ngay lúc này. Nhưng vấn đề là, một câu chuyện rất nhạy cảm và táo bạo được nêu ra, được chia sẻ để cùng bàn luận. Tôi nhớ người Đức có một câu ngạn ngữ rất hay: ?oHãy hỏi đi, bạn sẽ nhận được câu trả lời?. Với TTCK còn trứng nước ở ta, việc ?oxới xáo? những vấn đề khó nói để ?omất lòng trước, được lòng sau?, âu cũng là việc nên làm.

    Lối đi ở dưới chân mình

    Nặng nỗi lo công nghệ, con người

    Ông Trần Văn Dũng
    ?oKhi thị trường phấn khởi vì có thêm nhiều thành viên mới, khi quy mô thị trường phát triển và khối lượng giao dịch gia tăng cũng là lúc chúng tôi đau đầu nhất?, ông Dũng nói và nêu dẫn chứng để cắt nghĩa: ?oNăm 2006 và 2007, TTCK Việt Nam chứng kiến sự phát triển quá nhanh của hệ thống thành viên cũng như quy mô giao dịch. Vì sàn Hà Nội tương đối nhỏ nên khi có thêm nhiều thành viên mới là phải mở rộng sàn. Điều này đồng nghĩa với việc phải đụng đến hệ thống. Khi phần mềm đang chạy ổn định, nếu mình đụng vào nó thì không ai có thể đảm bảo 100% không có trục trặc. Thêm một thành viên còn đỡ, nếu có nhiều thành viên, nhiều máy nhập lệnh cùng một lúc về hệ thống thì hệ thống có đảm bảo được hay không luôn là nỗi ám ảnh anh em ở Trung tâm, nếu không có giải pháp để chủ động xử lý sớm thì khó đảm bảo được?, ông Dũng nói.

    Chắc hẳn chưa có mấy người biết hệ thống giao dịch của HASTC là hệ thống đầu tiên do một công ty phần mềm của Việt Nam tự xây dựng theo đơn đặt hàng và bài toán của HASTC. Trong khi đó TTCK Việt Nam là thị trường mới phát triển, cán bộ nghiệp vụ của HASTC chưa thể lường hết được mọi tình huống phát sinh khi thiết kế hệ thống. ?oNhững tình huống xuất hiện bất ngờ buộc mình phải có cách xử lý. Xử lý về mặt kiến thức, logic chỉ là một vấn đề. Nhưng xử lý trên hệ thống thì lại là chuyện khác. Ở vị trí người tổ chức thị trường, chúng tôi không thể công bố là tình huống này mới quá, không xử lý được, mà bắt buộc phải can thiệp vào hệ thống để xử lý. Những lúc ấy là lúc căng thẳng, lo lắng, thấp thỏm nhất?, ông chia sẻ.

    Nhiều người đặt câu hỏi: công nghệ lạc hậu tại sao không ?obơm? tiền vào đầu tư? Nghe thật có lý nhưng họ có biết đâu rằng, câu chuyện đó không dễ. Để lựa chọn được một mô hình công nghệ phù hợp với điều kiện phát triển thị trường ở Việt Nam và thực hiện thủ tục giải ngân mua sắm theo đúng thủ tục chi tiêu ngân sách là vô cùng nan giải. Chẳng hạn, ai cũng biết sàn HOSE từ lâu đã được bố trí một khoản 15 triệu USD để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhưng mãi tới gần đây mới công bố kế hoạch đến tháng 6/2009 sẽ vận hành theo công nghệ mới. Sàn Hà Nội cũng đã được bố trí một khoản hơn 11 triệu EURO, nhưng chưa hoàn thành được dự án để giải ngân.

    Tuy nhiên, công nghệ vẫn không phải là nỗi đau đầu lớn nhất của ông Giám đốc Trung tâm. Điều khiến ông canh cánh lại là chuyện thiếu nhân lực. Với một TTCK phát triển nhanh như hiện nay, việc tìm người hết sức khó khăn. Tìm được đủ người để đáp ứng được nhu cầu công việc gia tăng đã là khó, đào tạo để họ đáp ứng được yêu cầu công việc, nhất là khối công việc mới, cũng khó không kém. Đào tạo xong, làm thế nào để giữ chân nhân sự tốt là cả một vấn đề!



    1 năm, 3 việc lớn

    Nét chấm phá nổi nhất của HASTC năm 2007 chính là việc chuyển thành công từ đấu giá 1 cấp sang 2 cấp. Không còn cảnh NĐT chen lấn đặt lệnh tại Trung tâm, bởi công việc đấu giá đã được phân cấp cho các CTCK. Thứ hai, mảng đấu thầu trái phiếu chính phủ từ khi tập trung về HASTC đã phát triển rất mạnh, huy động được nguồn vốn lớn (20.000 tỷ đồng) cho đầu tư, phát triển. Nhưng đó chỉ là những công việc bề nổi. Theo ông Dũng, năm qua, HASTC đã âm thầm chuẩn bị cho 3 sự kiện lớn của năm 2008. Đó là chuyển toàn bộ giao dịch hiện nay sang giao dịch không sàn; mở thị trường giao dịch CP các công ty đại chúng; mở thị trường trái phiếu chuyên biệt. Với một khối lượng công việc khổng lồ, HASTC sẽ làm gì để hoàn thành 3 mục tiêu trên trong khi cả công nghệ và con người đang là vấn đề nan giải?

    ?oChúng tôi quyết tâm thực hiện và tôi tin là sẽ làm được?, ông Dũng nói một cách tự tin. Ông cho biết thêm rằng, 3 đề án lớn kể trên không phải đến nay mới làm, mà đã được chuẩn bị trong cả một quá trình dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính và UBCKNN. Đối với thị trường trái phiếu chuyên biệt, HASTC đã có tổ nghiên cứu từ cách đây gần 3 năm. Đối với thị trường công ty đại chúng, ý tưởng có từ khi xây dựng Luật Chứng khoán. Giao dịch không sàn cũng chắc chắn không thể không hoàn thành, bởi nếu không làm thì năm 2008, sàn Hà Nội không còn đủ chỗ cho đại diện giao dịch của các thành viên ngồi nhập lệnh.

    Lẽ thường, khi gặp quá nhiều khó khăn, thách thức trong công việc, người ta ngại nói thẳng và cảm thấy nản lòng. Nhưng theo ông Dũng, những khó khăn nhìn thấy trước lại là những thử thách không quá đáng ngại. ?oPhải đặt ra tiến độ, lộ trình và phải có quyết tâm cùng nhau vượt khó. Nếu không mọi việc sẽ dẫm chân tại chỗ?, ông nói.

    Nghe đến đây, tôi chợt nhớ đến câu ngạn ngữ nhiều người vẫn thường nói: ?oLối đi ở dưới chân mình?.

Chia sẻ trang này