Việt Nam chính thức hết vị ???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi manminh89, 16/05/2012.

6502 người đang online, trong đó có 811 thành viên. 17:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 252 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. manminh89

    manminh89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2010
    Đã được thích:
    207
    Ông có cho rằng Chính phủ cần có biện pháp giải quyết nợ xấu của doanh nghiệp và hoàn thế lại cho các doanh nghiệp như một vài ý kiến đã nêu?
    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Nhiều người phát biểu là cần giải quyết vấn đề nợ xấu để cứu trợ các doanh nghiệp, đấy là một tham vọng rất thiếu thực tế. Trong một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tốc độ quay của tiền quy định tài năng quản trị của các doanh nghiệp.
    Một doanh nghiệp mà không trả được nợ thì cái đối tượng cho nó vay là ngân hàng sẽ trở thành một đối tượng tiêu cực. Nợ xấu là tai họa của các ngân hàng.
    Thế nhưng tại sao lại có nợ xấu? Bởi vì chúng ta kinh doanh không được. Nền kinh tế của chúng ta là một nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào xuất nhập khẩu. Chúng ta không có công nghiệp nguyên liệu cho nên chúng ta phải nhập.
    Chúng ta không có công nghiệp linh kiện, phụ kiện nên chúng ta cũng phải nhập. Và nếu không cẩn thận đến cái kim chúng ta cũng phải nhập. Do đó chúng ta lệ thuộc vào cả xuất lẫn nhập.
    Do sự trì trệ của nền kinh tế thế giới nên giá hàng nhập đắt lên. Bởi vì không có lời người ta không làm, không làm thì khan hiếm, cho nên hàng nhập vào đắt, hàng bán ra thì không bán được vì người ta không mua. Hầu hết các thị trường xuất khẩu của chúng ta đều có vấn đề về kinh tế cả.
    Tôi tiên lượng là phải đến giữa năm 2014 nền kinh tế thế giới mới bắt đầu có những dấu hiệu tích cực. Từ giờ cho đến lúc ấy nền kinh tế của chúng ta vẫn tiếp tục có vấn đề. Nền kinh tế của chúng ta có vấn đề thì không những chúng ta không giải quyết được nợ xấu hiện có mà sẽ tiếp tục có thêm nợ xấu.
    Nợ xấu sẽ phát triển. Lý do rất đơn giản là chẳng lẽ chúng ta giải tán hết các xí nghiệp, đóng cửa hết các công ty? Chúng ta vẫn phải tiếp tục sản xuất kinh doanh trong những điều kiện không bán được hàng. Hệ số tồn kho bây giờ càng ngày càng tăng, mà tồn kho lớn nhất là bất động sản. Không muốn chết thì chúng ta phải làm, lỗ cũng phải làm, mà lỗ nhiều thì nợ xấu tăng thêm.
    Tôi nghe nói có một số chuyên gia phát biểu là Chính phủ phải bỏ tiền ra mua nợ xấu, và phải giải quyết vấn đề nợ xấu. Cách nói như thế hoàn toàn không phù hợp với điều kiện Việt Nam. Không có cách gì Chính phủ chúng ta có thể giải quyết vấn đề nợ xấu cả.
    Nếu Chính phủ ngăn chặn được nợ xấu phát triển trong một vài năm sắp tới đã là giỏi lắm rồi. Đưa ra những lời kêu gọi hay sự đánh giá không khoa học là dồn Chính phủ vào chỗ khó, bởi Chính phủ không có cách nào để giải quyết vấn đề nợ xấu trong một vài năm tới. Đấy là quan niệm của tôi.
    Tiền mà không đến được các xí nghiệp một cách chắc chắn thì các ngân hàng sẽ ngộ độc tiền. Chúng ta buộc phải đánh giá thực tế như thế, và nhiệm vụ của Chính phủ không phải là khắc phục triệt để các hiện tượng tiêu cực mà là hạn chế sự phát triển của các tiêu cực.
    Trong một vài năm tới, tài ba nhất thì Chính phủ cũng chỉ có thể hạn chế sự phát triển các mặt tiêu cực chứ không phải là quét sạch các mặt tiêu cực.
    PV: - Vậy còn việc hoàn lại thuế cho các doanh nghiệp thì sao, thưa ông?
    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ là Chính phủ tài đến đâu thì làm đến đấy, có dự trữ đến đâu thì làm đến đấy, nhưng tôi nghĩ là chuyện này phải rất cẩn thận. Hoàn thuế là xuất kho tiền, mà xuất kho tiền là gắn liền với các thao túng, mà thao túng thì luôn dẫn đến mất uy tín chính trị của Đảng và Nhà nước. Việc ấy phải thận trọng, không phải khía cạnh tiền mà khía cạnh chính trị.
    PV: - Theo ông, những đối tượng doanh nghiệp nào thì cần phải cứu trợ trong gói cứu trợ này?
    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi sẽ không phát biểu về chuyện này, lý do rất đơn giản là nói gì thì nói, Chính phủ là người phải bảo vệ quyền lợi xã hội và tài sản xã hội trong tất cả các hoạt động quản lý của mình. Cho nên cứu cái gì để có lợi cho xã hội nhất là quyền định nghĩa của Chính phủ.
    Chính phủ đưa tiền thì Chính phủ phải xem giỏ bỏ thóc, đấy là quyền của Chính phủ, chúng ta không được can thiệp. Không phải là anh buộc phải cứu tôi vì anh không cứu tôi thì tôi chết, không có chuyện đấy.
    Chính phủ bỏ tiền ra để mua một tương lai tốt cho nền kinh tế Việt Nam chứ không phải mua tương lai cho một xí nghiệp cụ thể nào cả. Tất cả những ai chê trách Chính phủ là tôi chết mà anh không cứu là vô lý.
    Chính phủ cứu một nền kinh tế chứ không cứu một xí nghiệp, nhưng để cứu một nền kinh tế thì Chính phủ buộc phải đi qua con đường cứu một số xí nghiệp.
    Vậy chọn xí nghiệp nào là toàn quyền quyết định của Chính phủ, dựa vào sự tham khảo hai trục mà tôi vừa nói, là quản trị theo hiệp hội theo vùng địa phương, hay là quản trị theo các hiệp hội doanh nghiệp là tùy Chính phủ. Nhưng cái đấy cũng chỉ là đối tượng tham khảo để cho chính sách gần với cuộc sống, còn cứu trợ ai vẫn là quyền quyết định của Chính phủ.
    Tuy nhiên, điều cần nói ở đây là Chính phủ không được quên cứu trợ không phải là thiện chí chính trị, mà là một công nghệ và phải giám sát quá trình cứu trợ. Không nên để xảy ra tình trạng chúng ta đến ngõ nào, phố nào cũng thấy ca ngợi Chính phủ tốt bụng cho mình tiền.
    Tôi đã bắt đầu thấy ở trên ti vi có một số công ty đã ca ngợi rồi. Tôi xin lỗi là những con kền kền ấy mà đã bắt đầu mở miệng thì Chính phủ phải coi chừng sờ nắp túi mình xem nó đã bật ra chưa?
    Chúng ta không được quên cứu trợ là một công nghệ tài chính có tiêu chuẩn phổ biến toàn cầu, hoàn toàn không phải là hoạt động từ thiện. Cứu trợ không phải là hoạt động chính trị. Nó có ý nghĩa chính trị chứ không phải là hoạt động chính trị, mà là hoạt động thuần túy tài chính.
    Cứu trợ không phải là thiện chí chính trị, mà là một công nghệ và phải giám sát
    PV: - Thưa ông, ông có nghĩ rằng số tiền 29.000 tỉ đồng này sẽ cứu được những doanh nghiệp mấp mé bên bờ vực phá sản không?
    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp mấp mé bên bờ vực phá sản không phải do thiếu tiền, mà nó mất tiền, bởi vì nếu thiếu tiền thì đã không kinh doanh.

    Vấn đề phải đặt ra là liệu có mất nữa không? Cho nên xưa nay cứu trợ luôn luôn gắn liền với tái cấu trúc các doanh nghiệp cụ thể. Người ta cứu trợ luôn kèm điều kiện.
    Giống như cộng đồng châu Âu cứu trợ Hy Lạp là kèm theo điều kiện phải thắt chặt chi tiêu. Tức là Chính phủ ấy mất đi quyền độc lập quốc gia của mình trong lĩnh vực tài chính, trong lĩnh vực chi tiêu công.
    Tôi sợ rằng việc vung vãi tiền bạc như một biểu hiện của sự nhân văn, thương người, cứu trợ mà không tuân thủ các công nghệ tài chính liên quan đến hoạt động cứu trợ, có thể dẫn Chính phủ chúng ta đến chỗ mất tiền và mất cả uy tín nữa, vì chúng ta không hiểu được bản chất của khái niệm cứu trợ.
    PV: - Thưa ông, ông có quan ngại rằng số tiền 29.000 tỷ này nó sẽ đi đến những doanh nghiệp không cần cứu, hoặc đi đến những doanh nghiệp đã chết rồi không cần cứu không?
    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Trong cuộc sống chúng ta vẫn hay gặp những trường hợp người chết rồi mà người ta vẫn khai còn sống để lĩnh lương.
    Ngày xưa trong chính quyền Việt Nam cộng hòa, có liệt sĩ vẫn được lĩnh lương. Ở Mỹ người ta phải tìm những người mất tích ở chiến trường để khóa sự việc lại và để Chính phủ không phải tiếp tục chi tiền cho những người không xác định được là đã chết một cách hợp pháp.
    Vậy Chính phủ phải xem trong ngần ấy doanh nghiệp thì cái nào là liệt sĩ rồi, cái nào đang ngắc ngoải, và trong đống ngắc ngoải ấy, cái nào thức dậy thì có lợi cho xã hội, còn cái nào ngủ tiếp cũng được, không sao cả. Chính phủ tuyệt đối không được nghĩ đây là thiện chí của Chính phủ, mà Chính phủ đang bỏ tiền ra để cứu một nền kinh tế.
    PV: - Đấy chính là giải pháp mà số tiền 29.000 tỷ đồng này đến được nơi cần cứu?
    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nói lại là đến nơi nào thì không biết được, và chúng ta đừng hy vọng chúng ta biết được. Chúng ta chỉ trích bằng những tin đồn là không được. Chính phủ chịu trách nhiệm trọn vẹn và toàn diện việc triển khai gói cứu trợ này để cứu nền kinh tế của chúng ta, các xí nghiệp không được cứu trực tiếp thì sẽ được hưởng cái lợi gián tiếp do nền kinh tế ấy không chết.
    Nên nhớ rằng mọi xí nghiệp đều có thể chết theo một nền kinh tế, cho nên thành tích của Chính phủ là cứu một nền kinh tế. Cứu một nền kinh tế tức là ngăn chặn sự chết theo của các công ty khi nền kinh tế ấy chết.
    PV: - Thưa ông, sắp tới Quốc hội có xem xét gói 29.000 tỷ này, vậy với cá nhân mình, ông mong chờ gì từ cuộc nghị sự này?
    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Quốc hội phải làm đúng nghĩa vụ của mình, Quốc hội phải giám sát tất bởi vì đây là tài sản của nhân dân. Một Nhà nước tự bản thân nó không có tài sản. Nhà nước là đại diện để quản lý các sở hữu của nhân dân.
    Cho nên, Nhà nước chúng ta mặc dù không phân lập như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói khi khai mạc hội nghị Trung ương V, nhưng các nhánh quyền lực cũng không trốn được trách nhiệm của mình. Nhánh quyền lực của Quốc hội thay mặt nhân dân giám sát tất cả sự lưu chuyển các dòng tài sản của xã hội.
    Tôi hoan nghênh Quốc hội nếu Quốc hội giám sát tốt được chuyện ấy. Nên nhớ rằng Quốc hội có thể giám sát và Quốc hội có thể hợp thức hóa, do đó Quốc hội cần cố gắng để không hợp thức hóa những mặt tiêu cực và giám sát để hạn chế các mặt tiêu cực và khích lệ các mặt tích cực. Tôi hoan nghênh chuyện ấy, hoan nghênh phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
    Vào khoảng 6 tháng nay chúng ta thấy mọi cơ chế kiểm tra, kiểm soát đều tiến công một cách không thương tiếc vào các doanh nghiệp Nhà nước. Sự tố giác những vấn đề tiêu cực diễn ra trong một vài tập đoàn Nhà nước, từ Vinalines, cho đến PVN, cho đến EVN, VNPT thể hiện một thái độ thức tỉnh của hệ thống chính quyền Nhà nước chúng ta đang diễn ra, đã diễn ra ở trong các doanh nghiệp Nhà nước.
    Chúng ta phải bắt rận chứ không giết các con kinh công ấy được. Bây giờ chúng ta bắt không được rận mà làm cho nó lăn quay ra chết chẳng hạn, thì tai họa còn khủng khiếp hơn. Rất nhiều người không đồng ý với tôi, rất nhiều người muốn giết chết các con vật gây bệnh, nhưng tôi thì không. Tôi thuộc vào nhóm những người muốn chữa bệnh cho các thực thể.
    Còn việc chúng ta cường điệu vai trò của các tập đoàn kinh tế Nhà nước thì đấy thuộc vấn đề lý luận, hiện nay phải nói rằng sự thức tỉnh về mặt này rất hạn chế. Tuy nhiên, thức tỉnh những vấn đề lý luận đòi hỏi thời gian nhiều hơn, vì nó đòi hỏi một số thực tiễn thất bại để có thể rút ra kết luận được.
    Và không chỉ hiểu biết về sự thất bại đâu mà còn phải nghĩ ra các phương pháp để thay thế. Không có các tập đoàn nhà nước thì Đảng này, Nhà nước này thay nó bằng gì, bây giờ chưa tìm được. Với năng lực của xã hội như hiện nay thì các công ty tư nhân có trở thành đại gia được giống như các tập đoàn Nhà nước không?
    Chưa chắc. Khi sờ đến các đại gia có màu sắc tư nhân là lập tức chúng ta thấy nườm nượp tất cả các tín dụng và tài sản Nhà nước ở trong đấy. Như vậy, nó chỉ gọi là tập đoàn tư nhân, còn thực chất nguồn sống của nó, máu của nó vẫn là chế tạo tại chính phủ CHXHCN Việt Nam, vẫn là tài sản quốc gia.
    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^

Chia sẻ trang này