“Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường từ trước”

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Chungkhoan369, 08/05/2024.

7892 người đang online, trong đó có 1073 thành viên. 10:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 253 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Chungkhoan369 Thành viên gắn bó với f319.com

    “Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường từ trước”, Ted Osius, người đứng đầu Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN, nhận định. “Họ đã đáp ứng tiêu chí quan trọng nhất, như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng cho việc nâng hạng”.

    Về phần mình, Việt Nam muốn gỡ bỏ mác “nền kinh tế phi thị trường” sau khi đã thực hiện các cuộc cải cách kinh tế trong thời gian gần đây. Khi chưa được Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường, hàng hóa Việt Nam khi vào thị trường Mỹ dễ bị áp mức thuế chống bán phá giá cao hơn.

    Trong chuyến công du tới Hà Nội vào năm 2023, Mỹ và Việt Nâm đã nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện”.

    Nếu được công nhận quy chế thị trường, Hoa Kỳ sẽ giảm thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam vì cho đến nay, Việt Nam vẫn được coi là nền kinh tế phi thị trường.

    Việc chỉ định Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nga, Belarus, Azerbaijan và 9 quốc gia khác vào danh sách các nền kinh tế phi thị trường đang khiến các nước này phải chịu thuế chống bán phá giá cao hơn những nước có quy chế kinh tế thị trường.

    Osius, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết: "Các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam vì họ nhận ra tiềm năng tăng trưởng của nước này".
    Bộ Thương mại Hoa Kỳ có một bộ tiêu chí khá chặt chẽ để xác định tình trạng nền kinh tế thị trường, vẫn theo Reuters.

    Nguồn: https://www.reuters.com/business/us-weighs-upgrade-vietnam-market-economy-status-2024-05-08/

Chia sẻ trang này