►►►♠♣♥♦♪♫♫ Việt Nam sắp sản xuất siêu tên lửa Yakhont !!! ►►►♠♣♥♦♪♫♫

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi TLbooks, 28/05/2011.

6676 người đang online, trong đó có 974 thành viên. 15:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11910 lượt đọc và 73 bài trả lời
  1. TLbooks Thành viên rất tích cực

    VietnamDefence - Quan hệ hợp tác Nga-Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.

    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont
























    Trong tương lai, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương sẽ còn mở rộng hơn nữa. Nga đang hợp tác với Việt nam về tất cả các loại vũ khí trang bị.

    Trong quá trình hiện đại hóa hoàn toàn Hải quân, Việt Nam đã trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của vũ khí trang bị hải quân Nga. Tổng giá trị các đơn đặt hàng mua vũ khí hải quân của Việt Nam có thể sánh với các hợp đồng hiện tại đang thực hiện cho Hải quân Ấn Độ.

    Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam ký hợp đồng mua bán 6 tàu ngầm diesel Projekt 636 Kilo trị giá gần 1,8 tỷ USD. Ngày 26.8.2010, tại xưởng đóng tàu Admiralteiskye Verfi đã diễn ra lễ khởi đóng tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc Kilo mà Hải quân Việt Nam đặt hàng. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S.

    Ba tháng sau khi ký hợp đồng, hai bên đã bắt đầu đàm phán về việc xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng liên quan. Dự án này trị giá dự đoán tương đương, hoặc thậm chí lớn hơn giá trị các tàu ngầm.

    Việt Nam muốn Nga cấp tín dụng xây dựng cả căn cứ tàu ngầm, cũng như các loại tàu khác (kể cả tàu cứu hộ và bảo đảm) và máy bay hải quân.

    Lực lượng tàu ngầm và không quân hải quân là những đơn vị mới trong quân đội Việt Nam.

    Dự án lớn thứ hai trong lĩnh vực vũ khí hải quân là chương trình mua sắm và đóng theo giấy phép các tàu tên lửa Molnya, tổng trị giá ước 1 tỷ USD. Trong thập niên 1990, Việt Nam đã nhận được 4 tàu tên lửa Projekt 1241RE Molnya trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Termit. Năm 1993, Việt Nam mua giấy phép đóng các tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran Việc chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và công nghệ để đóng các tàu này bắt đầu từ năm 2005. Từ năm 2006, bắt đầu quá trình chuẩn bị đóng tàu. Theo hợp đồng ký năm 2003, 2 tàu Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran dự định đóng tại Nga và 10 tàu còn lại đóng theo giấy phép tại Việt Nam. Tàu Molnya Projekt 1241.8 với hệ thống Uran-E đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008. Năm 2010, việc đóng theo giấy phép 10 tàu trong giai đoạn đến nă 2016 bắt đầu với việc khởi đóng tàu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Nga vẫn tiếp tục chương trình cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Mùa hè năm 2002, 2 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak, do Hải quân Việt Nam đặt hàng đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Almaz (St. Petersburg). Hai tàu này đã được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 1.2003. Trị giá mỗi tàu là 10-15 triệu USD.

    Các tàu này đóng theo hợp đồng ký giữa Việt Nam và Rosoboronoexport vào tháng 11.2001. Tàu lớp Svetlyak dùng để bảo vệ hải phận, các tuyến giao thông ven bờ và chống đánh cá trộm. Vũ khí trên tàu gồm 2 ụ pháo АК-306, 1 bệ phóng tên lửa phòng không Igla-1М.

    Hồi đó, Việt Nam cũng bày tỏ ý định tiếp tục đóng tàu Svetlyak (tổng số lên tới 10-12 chiếc). Chương trình này tiếp tục vào năm 2009. Mùa hè 2009, 2 xưởng đóng tàu Nga (hãng đóng tàu Almaz và Nhà máy sửa chữa tàu Vostochnaya Verf ở Vladivostok) đã khởi đóng tổng cộng 4 tàu Projekt 10412 Svetlyak (mỗi xưởng đóng 2 tàu) theo đơn đặt hàng của Việt Nam.

    Projekt 10412 do hãng TsMKB Almaz ở St. Petersburg thiết kế. Tàu có khả năng đi biển tốt, tốc độ gần 30 hải lý/h. Tàu được trang bị 1 khẩu pháo, các súng máy phòng không, thủy thủ đoàn gồm 28 người.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion-P
    Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006.

    Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

    Tháng 1.2002, công ty Kronshtadt đã cung cấp cho Hải quân Việt Nam hệ thống huấn luyện tổng hợp Laguna-1241RE. Kronshtadt đã sử dụng các công nghệ phần mềm hệ thống huấn luyện của công ty Tranzas để thiết kế hệ thống Laguna.

    Laguna được sử dụng để huấn luyện các kỹ năng điều khiển các tàu tên lửa lớp Projket 12141RE trang bị hệ thống tên lửa Termit được cung cấp cho Việt Nam trong những năm 1990.

    Việt Nam cũng bày tỏ ý định mua hệ thống huấn luyện tổng hợp cho 3 tàu Projekt 1241RE, Projekt 1241.8 và cho các frigate mới mua Gepard-3.9.

    Tháng 9.2006, hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng với Hải quân Việt Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống huấn luyện Laguna-1241RE và cung cấp các hệ thống huấn luyện mới cho các tàu tên lửa Projekt 1241RE và 1241.8 Molnya. Hợp đồng đã được thực hiện vào tháng 12.2007.

    Nga cũng đang thực hiện các dự án lớn bán máy bay chiến đấu và vũ khí phòng không cho Việt Nam.

    • Nguồn: Armstrade, 27.5.2011.
  2. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Hệ thống tên lửa hành trình Club-S cho các tàu ngầm Việt Nam

    3/30/2010 5:33:00 PM | Lượt xem: 72641 Đại Việt
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Hệ thống tên lửa hành trình Club-S sẽ được trang bị cho 6 tàu ngầm điện-diessel Projekt 636 Varshavyanka (NATO gọi là lớp Kilo) mà Việt Nam đặt mua của Nga, hãng tin ITAR-TASS dẫn lời phát biểu của Giám đốc về kinh tế đối ngoại Tập đoàn Morinformsystema-AGAT Rotislav Atkov phát biểu tại Triển lãm hải quân quốc tế DIMDEX-2010.



    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E/3M54E1 ClubS trang bị cho tàu ngầm Projekt 636M Kilo Theo ông Atkov, các hệ thống tên lửa họ Club đã được lắp hoặc dự định xuất khẩu cho Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria và Việt Nam để trang bị cho các tàu nổi và tàu ngầm. "Trong đó, 2 tàu ngầm Projekt 636 của Hải quân Algeria đã được trang bị hệ thống Club-S, 6 tàu ngầm cùng lớp mà Việt Nam đặt mua cũng được trang bị hệ thống này", - ông Atkov nói.

    Danh mục ban đầu các hệ thống tên lửa họ Club gồm có các biến thể Club-N và Club-S dùng để trang bị tương ứng cho tàu nổi và tàu ngầm. "Hồi đó, Viện OKB Novator là nhà thầu chính, chúng tôi thì làm hệ thống điều khiển", - ông Atkov lưu ý. Sau đó, kể từ hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Club-M, "chúng tôi đã trở thành hãng thầu chính". "Bước phát triển tiếp theo của hệ thống này là hệ thống Club-K lắp trong contenơ mà chúng tôi lần đầu tiên trưng bày tại triển lãm ở khu vực này", - ông Atkov cho hay.

    "Liên quan đến hệ thống Club-U thì đây thuần túy là hệ thống dành cho hải quân với 3 loại bệ phóng - nghiêng, nghiêng có cơ cấu nâng, và thẳng đứng", - Atkov nói. Đặc điểm này của hệ thống cho phép hạn chế tối đa những thay đổi về kết cấu các con tàu khi hiện đại hóa để trang bị Club. Biến thể UKSK của nó “chỉ dành riêng cho thị trường Ấn Độ, bởi vì biến thể này dự định sử dụng được cả tên lửa siêu âm BrahMos do Nga và Ấn Độ liên doanh chế tạo.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo (admship.ru)​

    Ông Atkov cho rằng, "thị trường các quốc gia vùng vịnh Persique là rất triển vọng đối với các hệ thống Club. Theo đánh giá của ông, "quân đội các nước này sẽ quan tâm nhất đến các hệ thống Club-M và Club-K.

    Club-M - là hệ thống tên lửa bờ biển cơ động đa năng, dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất. Một bệ phòng được lắp 6 tên lửa để trong contenơ chuyên chở kiêm ống phòng. Tầm bắn tùy theo loại tên lửa lửa là từ 15-275 km, trọng lượng phần chiến đấu từ 200-450 kg, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 5-10 m.
    • Nguồn: arms-expo, 30.3.2010
  3. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Gepard 3.9 thứ hai lên tàu về Việt Nam

    5/27/2011 4:34:00 PM | Lượt xem: 4885
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Frigate Gepard-3.9 thứ hai của Hải quân Việt Nam đã được xếp lên tàu để vận chuyển về Việt Nam.

    Sau khi hoàn thành tốt đẹp việc chạy thử và thử nghiệm bàn giao, thử nghiệm các hệ thống vũ khí và bảo đảm sinh hoạt, frigate Gepard-3.9 thứ hai do Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky đóng cho Hải quân Việt Nam, đã được gửi cho Hải quân Việt Nam.

    Ngày 25.5.2011, frigate đã được xếp lên tàu vận tải chuyên dụng EIDE TRANSPORTER. Thời gian để đưa tàu về Việt Nam sẽ mất khoảng 65 ngày đêm.

    Tất cả các cơ cấu, hệ thống và vũ khí của tàu phù hợp với yêu cầu của hợp đồng và thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.

    Ngày 5.3, tại căn cứ hải quân Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate đầu tiên lớp Gepard-3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng.

    Frigate có tính năng tốt hơn về khả năng đi biển, cơ động, linh hoạt, khả năng điều khiển và cự ly hành trình. Theo yêu cầu của phía Việt Nam đưa ra sau khi tàu đầu tiên về tới Việt Nam, nội thất tàu thứ hai đã có nhiều cải tiến. Theo các chuyên gia, tàu thứ hai tiện lợi hơn trong bảo dưỡng và khai thác.
    Hợp đồng với Hải quân Việt Nam để đóng 2 frigate Gepard-3.9 do Viện ZPKB thiết kế được Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk ký vào tháng 10.2006. Hai tàu này được khởi đóng vào năm 2007 theo điều kiện hợp đồng do Rosoboronoexport và Chính phủ Việt Nam ký năm 2006. Theo thoont in hiện có, hợp đồng có giá trị 350 triệu USD.
    Gepard-3.9 dành cho Việt Nam là biến thể cải tiến của tàu Projekt 11661 Gepard-3.9. Tàu dành cho Việt Nam có ứng dụng công nghệ tàng hình. Tàu được trang bị một hệ thống phòng khong Palma-SU với hệ dẫn quang-điện tử mới và hệ thống tên lửa Uran.
    Frigate lớp Projekt 11661 dùng để tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và trên không khi hoạt động đơn lẻ hay trong đội hình binh đoàn tàu. Chúng có thể làm các nhiệm vụ hộ tống và tuần tra. Vũ khí gồm 2 cụmx4 ống phòng tên lửa chống hạm Uran-E, 1 pháo 76 mm АК-176М, 2 ụ pháo 30 mm AK-630M và các ống phóng lôi 533. Tàu có lượng giãn nước 2100 tấn, tốc độ 28 hải lý/h (52 km/h), thời gian hoạt động độc lập trên biển 20 ngày đêm. Trên tàu có thể bố trí trực thăng Ка-28 hay Ка-31.
    Phía Việt Nam đã tỏ ý muốn đóng theo giấy phép 2 tàu Gepard-3.9 nữa ở thành phố Hồ Chí Minh (hợp đồng phụ này hiện chưa thực hiện).

    • Nguồn: Armstrade, 27.5.2011.
    • [​IMG]
  4. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
  5. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Việt Nam đóng ồ ạt tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8

    10/27/2010 7:41:00 AM | Lượt xem: 90323 Đại Việt
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Việt Nam đã bắt tàu vào đóng hàng loạt 10 tàu (xuồng) tên lửa lớp Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga trong khuôn khổ hợp đồng mua 12 tàu lớp này.


    [​IMG]
    Tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 của Hải quân Việt Nam​
    Hai tàu đầu tiên đã được đóng tại Rybinsk và chuyển giao cho Việt Nam năm 2007-2008, Arms-Tass dẫn một nguồn tin tại Triển lãm Interpolytekh 2010 khai mạc tại Moskva ngày 26.10.2010 đưa tin.

    Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương (TsMKB) Almaz (cơ quan thiết kế Projetk 1241.8) chuyển giao.

    Theo Arms-expo, Nhà máy đóng tàu Vympel sẽ hỗ trợ Việt Nam đóng Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga. Vympel sẽ chế tạo các bộ phận và linh kiện để lắp ráp 6 tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 đầu tiên và bắt đầu cung cấp linh kiện từ thành phố Rybinsk sang Việt Nam để lắp ráp 6 tàu trong năm nay theo hợp đồng trị giá 30 triệu USD và sẽ tiếp tục đến năm 2015.

    Tất cả tàu tên lửa do Việt Nam đóng sẽ được trang bị thiết bị của cả Nga và nước ngoài.

    Việt Nam sẽ đóng các tàu này với sự giám sát kỹ thuật từ phía hãng thiết kế là TSMKB Almaz (St. Petersburg) và Nhà máy đóng tàu Vympel.

    Trong hợp đồng đóng các tàu Molnya có phương án đóng thêm 4 chiếc nữa. Việc chuyển từ phương án sang hợp đồng cứng dự kiến thực hiện sau khi chuyển giao cho Hải quân Việt Nam những tàu đầu tiên do Việt Nam tự đóng.

    Trước đó, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật sự (FS VTS) của Nga Mikhail Dmitriev cho biết, Nga và Việt Nam đang có hiệp định đóng tàu tên lửa Nga theo giấy phép trị giá gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, trong những năm tới, Việt Nam sẽ nhận được 2 tàu tuần tra Gepard-3.9 đang đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.

    Ông M. Dmitriev nhấn mạnh, “Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự, nước này nằm trong số 10 nước hợp tác với Nga ở quy mô lớn nhất”.

    • Nguồn: arms-tass 26.10; arms-expo, 27.10; MP, 27.10.10.
  6. ngaymoiden

    ngaymoiden Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2011
    Đã được thích:
    0
    đắng lẽ việt nam phải bỏ tiền mua và quy trinh sản xuất tên lừa từ lâu rồi mới đúng làm khoảng 3oo quả ven biên
    trên đảo mỗi đảo 30 đến 50 quả thì bố thằng nào dám lái tầu trung quốc dám vào nữa
    và ông cho thêm tiền có biến mất luôn [:D]
  7. NamNV

    NamNV Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    655
    Vâng... đó chính là những lý do khiến hơn 10 tỷ USD biến mất nhanh chóng khỏi Dự trữ Quốc gia...

    Và rồi... USD điên cuồng lao lên phá đỉnh... nền kinh tế chật vật...
  8. ngaymoiden

    ngaymoiden Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Vị thế Cam Ranh

    03/11/2010
    Vịnh Cam Ranh trong lịch sử là quân cảng quan trọng vào loại bậc nhất khu vực và nay đang góp phần lớn phát triển an ninh, kinh tế - xã hội của Việt Nam.

    Trong ngày bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 và Hội nghị Cấp cao Đông Á tại Hà Nội hôm 30.10, Thủ tướng *************** khẳng định Việt Nam sẽ dùng nguồn lực của chính mình để tạo dựng dịch vụ cảng tổng hợp tại Cam Ranh. Thủ tướng cho biết Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân tất cả các nước, kể cả tàu ngầm. Thủ tướng *************** cũng cho biết Việt Nam sẽ xem xét thuê các doanh nghiệp có trình độ cao và giàu kinh nghiệm của Nga để tư vấn xây dựng trung tâm dịch vụ cảng Cam Ranh.
    Bước đi này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của vịnh Cam Ranh, vốn từng được sử dụng làm một căn cứ quân sự lớn tại khu vực tây Thái Bình Dương.
    Nơi tập trung của các cường quốc
    Theo các chuyên gia, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới là San Francisco (Mỹ), Rio de Janéro (Brazil) và Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây còn được đánh giá là cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á.
    Theo bài Cam Ranh quyến rũ từng đăng trên Báo Thanh Niên cách đây vài năm, vịnh Cam Ranh có diện tích hơn 60 km2, chỗ rộng nhất khoảng 6 km, ăn sâu vào nội địa chừng 12 km, thông với biển bởi một cửa rộng khoảng 3 km. Phần lớn vịnh có độ sâu từ 18-32m, tàu trên 3 vạn tấn có thể vào bất cứ lúc nào. Vịnh còn có khả năng đón nhận nhiều hạm đội cùng lúc, bao gồm cả tàu chiến, tàu ngầm.
    Một ưu điểm quan trọng khác là vịnh chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, tương đối đúng giờ. Đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và radar.
    Với những đặc tính trên, từ lâu vịnh Cam Ranh có vị trí quan trọng về mặt quân sự. Theo Từ điển bách khoa mở Wikipedia, Hạm đội Baltic của đế quốc Nga do Đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy từng ghé Cam Ranh vào năm 1905 để chuẩn bị trước trận hải chiến Tsushima với hải quân Nhật Bản. Như vậy, ngay từ đầu thế kỷ 20, vịnh Cam Ranh đã đón tiếp một trong những hạm đội mạnh nhất thời điểm đó.
    Đến năm 1911, Pháp quyết định xây dựng một quân cảng ở vịnh Cam Ranh và đến giữa năm 1939, chủ trương xây dựng nơi đây thành một căn cứ hải quân lớn trong kế hoạch phòng thủ ở Đông Dương. Năm 1942, phát xít Nhật chiếm quân cảng Cam Ranh, sử dụng nơi đây làm bàn đạp chính để tiến đánh Malaysia và các thuộc địa của Anh, Mỹ ở Thái Bình Dương cho đến năm 1945.

    Tàu quân sự tại Cam Ranh năm 1967 - Ảnh: Darryl Graney/Academic.uofs.edu
    Căn cứ lớn nhất Đông Nam Á
    Trong chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh là một trong những căn cứ quan trọng nhất của quân đội Mỹ và quân đội chính quyền Sài Gòn. Theo tài liệu của Cơ quan Nghiên cứu lịch sử không quân Mỹ (USAFHRA) đăng trên website Airforcehistoryindex.org, ngày 10.6.1965, 4.000 công binh Mỹ đến Cam Ranh xây dựng căn cứ quân sự và sân bay Cam Ranh. Tháng 8.1965, 4.000 binh sĩ thuộc Lữ đoàn 1 Sư đoàn dù 101 đến Cam Ranh và 2 tháng sau đến lượt Trung đoàn 30 Sư đoàn Bạch Mã Nam Triều Tiên đến đây. Đến tháng 11.1965, căn cứ được chuyển giao cho Bộ Chỉ huy không quân Thái Bình Dương quản lý.

    Cam Ranh sau năm 1975

    Năm 1979, Việt Nam ký hợp đồng cho Liên Xô thuê căn cứ Cam Ranh và nơi đây trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ của liên bang, theo The New York Times. Đến năm 2002, khu liên hợp quân cảng Cam Ranh được trao trả cho Việt Nam và vào năm 2004, sân bay Cam Ranh được chuyển thành sân bay dân sự và được nâng cấp thành sân bay quốc tế vào năm 2007.

    Năm 1967, vịnh Cam Ranh trở thành trung tâm chỉ huy cho các hoạt động tuần dương trên không của hải quân Mỹ. Cùng năm, lực lượng tuần duyên chuyển hẳn sở chỉ huy từ Sài Gòn ra Cam Ranh để giám sát Chiến dịch Market Time, vốn nhằm ngăn chặn quân giải phóng đổ bộ vào miền Nam. Căn cứ Cam Ranh trở thành địa điểm chính sửa chữa tàu chiến và cung cấp đạn dược, hậu cần cho hải quân, bao gồm cả cho khu trục hạm và tàu đổ bộ của Hạm đội 7. Từ đó, Mỹ và đồng minh liên tiếp đổ quân vào Cam Ranh, năm cao nhất (1968) lên tới 30.000 binh sĩ.
    Cam Ranh thật sự trở thành một căn cứ quân sự liên hợp hải, lục, không quân và khu hậu cần lớn cho cả chiến trường nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với sân bay cấp 1 và hệ thống đường sá với tổng chiều dài 260 km. Mỹ đã biến Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn nhất Đông Nam Á. Sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1973, căn cứ Cam Ranh trở thành cứ điểm quan trọng của không lực miền nam Việt Nam cho đến khi được giải phóng vào ngày 3.4.1975.
    Với lợi thế địa lý, hàng hải cũng như vị thế lịch sử quan trọng, thông tin Việt Nam chuẩn bị xây dựng trung tâm cảng dịch vụ ở đây đang thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều nước.
  9. minhduc2003

    minhduc2003 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2011
    Đã được thích:
    2.121
    Việt nam dùng sở đoản chọi lại sở trường. Là một nước nghèo mà lại dành hết lực mua vũ khí tối tân để đối chọi với nước giầu đó là một sai lầm nghiêm trọng.
  10. ngaymoiden

    ngaymoiden Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Cam Ranh - Đệ nhất quân cảng
    Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, vịnh Cam Ranh luôn giữ vai trò là một quân cảng quan trọng bậc nhất. Hội tụ đầy đủ những ưu thế mang tầm chiến lược về địa lý, hàng hải cũng như vị thế lịch sử quan trọng, Cam Ranh ngày nay luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của giới quân sự mà còn của cả các nhà đầu tư quốc tế.
    Gần đây, khi Việt Nam chuẩn bị xây dựng trung tâm cảng dịch vụ tại vịnh Cam Ranh nhằm tăng cường tác dụng của khu vực này trong việc đảm bảo an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội, người ta lại càng thấy quý giá hơn những gì Cam Ranh đã, đang và sẽ mang lại cho đất nước...

    "Ai làm chủ được Cam Ranh, người ấy sẽ làm chủ được Biển Đông"

    Vịnh Cam Ranh nằm trên tọa độ 11 độ kinh Đông, 12,10 độ vĩ Bắc, thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Công, Thượng Hải, Yokohama. Được hình thành từ hai nhánh núi bao bọc, vịnh Cam Ranh có chiều rộng trung bình 8-10km, chiều dài ăn sâu vào đất liền từ 12-13km, độ sâu từ 18-32m, có diện tích hơn 60 km2 và cách đường hàng hải quốc tế khoảng 1 giờ tàu biển.

    Điều kiện thủy văn, địa chất rất thuận lợi, thủy triều trong vịnh khá đều đặn, tương đối đúng giờ. Đáy vịnh bằng phẳng, chủ yếu là cát pha bùn khá chắc. Ngoài cửa vịnh có các đảo và cù lao chắn gió nên vịnh lặng sóng, thuận tiện cho tàu neo đậu, tàu có trọng tải 100.000 tấn ra vào dễ dàng.

    Nhiều nhà chiến lược phương Tây đã đánh giá Cam Ranh là một "pháo đài tự nhiên lý tưởng", "một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương". Cửa vào cảng vịnh Cam Ranh hẹp bé, khó tiến công, dễ phòng thủ địa thế hiểm yếu, khống chế được toàn khu vực biển Đông và là khu phòng thủ trọng yếu chiến lược trấn giữ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tạp chí Hải quân Mỹ "Proceedings" số tháng 10/1991 có viết: "Đối với hải quân Mỹ, Nga hay Trung Quốc, ai làm chủ được Cam Ranh, sẽ làm chủ được "trò chơi mèo vờn chuột" ở vùng biển Đông Nam Á và biển Đông".

    Từ xa xưa, các nhà quân sự đã nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của vịnh Cam Ranh. Tại đây hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự lớn trong khu vực.

    Trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1905, sau khi hạm đội Viễn Đông bị Nhật Bản đánh tan, các tàu của hạm đội Bantích của Nga hoàng Nicolas đệ II do Đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy vượt qua hành trình trên 16.628 hải lý đến Viễn Đông đã ghé vào vịnh Cam Ranh ngày 12-4-1905 để sửa chữa, tiếp nhiên liệu, lương thực, nước ngọt và than suốt một tháng trước khi tham gia trận đánh tại eo biển Tsushima nằm giữa Triều Tiên và Nhật Bản.

    Sau chiến tranh Nga - Nhật, lo sợ trước âm mưu tranh giành thuộc địa của Nhật Bản ở Viễn Đông và Thái Bình Dương, năm 1911, Chính phủ Pháp đã cử Đại úy hải quân Fillommeus chỉ huy xây dựng một quân cảng ở Cam Ranh. Vào giữa năm 1939, Pháp xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn trong kế hoạch "Phòng thủ chung" ở Đông Dương và xây dựng nhiều công trình quân sự khác trên bán đảo Cam Ranh hòng đối phó với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng ngày 15/9/1940, Nhật gửi tối hậu thư đòi kiểm soát các căn cứ hải quân, trong đó có cảng và vịnh Cam Ranh. Năm 1942, Nhật chiếm cảng Cam Ranh, đồng thời xây dựng thêm sân bay làm bàn đạp chính để đánh chiếm Malaysia và các thuộc địa của Anh, Mỹ ở Thái Bình Dương.



    Tượng đài Cam Ranh

    Trong chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của quân đội Mỹ và Chính quyền Sài Gòn. Năm 1965, Mỹ quyết định xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự liên hợp hải-lục-không quân và khu hậu cần lớn nhất Đông Nam Á để làm căn cứ tiếp liệu, khí tài quân sự và binh sĩ cho chiến tranh Việt Nam, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương. Tại đây, Mỹ đã xây dựng căn cứ không quân gồm 1 sân bay có 2 đường băng với chiều dài hơn 3.000m (10.000 feet) dùng cho các loại máy bay hiện đại kể cả B-52, 1 sân bay dùng cho trực thăng và hệ thống đường sá với tổng chiều dài 260km...

    Tháng 3/1967, chính quyền Thiệu - Kỳ đã ký hiệp định bán đứng vùng bán đảo và vịnh Cam Ranh cho Mỹ trong 99 năm, bao gồm một vùng rộng lớn với diện tích 260km2 và Mỹ đã biến Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn nhất Đông Nam Á. Vịnh Cam Ranh trở thành trung tâm chỉ huy cho các hoạt động tuần tra trên không của Hải quân Mỹ để giám sát chiến dịch "Market Time", nhằm ngăn chặn Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Căn cứ Cam Ranh trở thành địa điểm chính sửa chữa tàu chiến và cung cấp đạn dược, hậu cần cho hải quân, bao gồm cả cho tàu khu trục và tàu đổ bộ của Hạm đội 7, Mỹ.

    Năm 1968, quân số của quân đội Mỹ và các lực lượng chư hầu ở Cam Ranh lên tới 30.000 quân (20.000 quân Mỹ và 10.000 quân của các nước chư hầu). Ở khu vực này còn xây dựng hệ thống kho tàng hậu cần hoàn chỉnh, hệ thống rađa, trận địa pháo và hệ thống tên lửa phòng không. Đặc biệt tại đây, quân đội Mỹ lần đầu tiên sử dụng cá heo được huấn luyện để bảo vệ cảng Cam Ranh.

    Cam Ranh thời bình - Căn cứ địa bảo vệ và dựng xây đất nước

    Từ năm 1979, theo hiệp định được ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô, cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hậu cần, tên gọi đầy đủ là Điểm cung cấp vật liệu - kỹ thuật số 922 (PMTO) của Hạm đội Thái Bình Dương với diện tích khoảng 100 km2 trong thời hạn 25 năm, phục vụ một đơn vị thường trực chiến đấu mang tên Liên đội tàu chiến đấu số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương.

    Hải quân Liên Xô đã xây thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 bãi đưa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa, xây thêm cơ sở cho tàu ngầm, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại, nâng cấp, kéo dài đường băng của sân bay, và một trung tâm trinh sát điện tử hiện đại.

    Đơn vị đầu tiên của Hải quân Liên Xô gồm 54 người đến triển khai trên bán đảo Cam Ranh vào tháng 4-1980. Ba năm sau, cả một hải đoàn cơ động của Hạm đội Thái Bình Dương đã được bố trí ở đây trong đó có các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình chống hạm Project 670, 675, 675MK; tàu ngầm nguyên tử chống tàu ngầm chiến lược Project 659, 671; tàu ngầm điện - diezel tiến công thông thường Project 641; Lữ đoàn tàu chiến đấu mặt nước số 119 (trang bị tàu tuần dương mang tên lửa Project 1134B, tàu khu trục tên lửa Project 956 và tàu hộ vệ tên lửa Project 1234).

    Thời gian cao điểm năm 1986, quân số cao nhất lên tới 6.000 quân nhân và kỹ sư, công nhân Liên Xô/Nga làm việc tại đây. Liên Xô đã xây dựng ở đây khoảng 30 công trình bảo đảm. Như vậy, Cam Ranh trở thành căn cứ hậu cần lớn nhất của Hải quân Liên Xô ở nước ngoài, làm đối trọng với căn cứ hải quân ở hải ngoại lớn nhất của Mỹ tại Subic, Philippines.

    Vào năm 2001, chính phủ hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đã nhất trí chấm dứt sớm thỏa thuận ký năm 1979 trước 2 năm và ngày 4/5/2002, Đại tá chỉ huy trưởng Eryomin là người cuối cùng rời Cam Ranh, chấm dứt giai đoạn hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài tại cảng Cam Ranh.

    Sau khi Nga quyết định rút khỏi Cam Ranh, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra tuyên bố: Quan điểm của Việt Nam về việc sử dụng cảng Cam Ranh trong tương lai là sẽ không hợp tác với bất cứ nước nào để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Việt Nam sẽ khai thác có hiệu quả nhất những tiềm năng và lợi thế của Cam Ranh phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Để khẳng định lại quan điểm nhất quán của Việt Nam, ngày 30/10/2010, tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 và các hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng *************** đã thông báo, Việt Nam đã quyết định sẽ tự mình xây dựng cảng Cam Ranh bằng nguồn lực của chính mình. Cảng này sẽ trở thành một Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp, bảo đảm phục vụ Lực lượng Hải quân của Quân đội nhân dân Việt Nam" và "Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm, khi họ yêu cầu. Việt Nam sẽ cung cấp các dịch vụ như nhiều các quốc gia khác đã làm và theo cơ chế thị trường. Việt Nam đang xem xét ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có khả năng, trình độ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, chuyên ngành của Nga để tư vấn giúp Việt Nam xây dựng trung tâm cảng dịch vụ này".

    Tuyên bố xây dựng một trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật tại Cam Ranh có một ý nghĩa rất to lớn đối với Quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của Cam Ranh, đồng thời thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Quyết định này thể hiện quan điểm độc lập tự chủ, tính nhất quán của Việt Nam về tương lai của cảng Cam Ranh, về đường lối đối ngoại Quốc phòng của Việt Nam phù hợp với quan điểm "ba không "trong quốc phòng, trong đó có không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, và là biểu hiện sinh động đường lối phát triển kinh tế gắn liền với quốc phòng - an ninh của Đảng ta.

    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã tuyên bố: "Đây là căn cứ làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tất cả các nước trên thế giới, với tinh thần bình đẳng… Đồng thời nó không phải là một căn cứ quân sự nước ngoài, hay là cho nước ngoài thuê để làm căn cứ hậu cần kỹ thuật". Bằng việc cho tàu của tất cả các nước tiếp cận Cam Ranh, Việt Nam một mặt đã khẳng định chủ quyền của mình, mặt khác đã nối dài cách tiếp cận đa phương hóa trong việc sử dụng Cam Ranh và bảo đảm quyền tự do hàng hải trên biển Đông.

    Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và châu Á tại Học viện Quốc phòng Australia đã đánh giá cao quyết định của Việt Nam khi cho rằng, hiện nay nhiều nước quan tâm đến địa điểm và quyền tiếp cận hơn là thiết lập căn cứ. Việc mở cửa vịnh Cam Ranh cho lực lượng Hải quân nước ngoài là một ngón đòn ''bậc thầy'' trong chính sách đối ngoại "đa phương" của Việt Nam.

    Khi Trung tâm Cảng dịch vụ hậu cần kỹ thuật đi vào hoạt động, các tàu nước ngoài sẽ được bảo đảm các dịch vụ như tiếp nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác, bảo dưỡng, sửa chữa, thủy thủ đoàn nghỉ ngơi. Nguồn tài chính từ các dịch vụ này sẽ giúp chúng ta bù lại những chi phí cho các hoạt động cả dân sự và quân sự. Đồng thời một mặt là cơ hội để chúng ta nghiên cứu, học hỏi và tiếp cận những công nghệ đóng tàu hiện đại của thế giới, mặt khác chúng ta bớt lãng phí về năng lực. Chúng ta có quyền hy vọng Cam Ranh có thể trở thành một trong những cảng dịch vụ tốt nhất trong khu vực trong những năm tới.

    Thiếu tướng Từ Linh (ANTG)

Chia sẻ trang này