Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh nửa cuối năm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 28/06/2024 lúc 08:31.

2628 người đang online, trong đó có 348 thành viên. 18:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 705 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.819
    Việt Nam đang sẵn sàng tăng trưởng mạnh mẽ nửa cuối năm nhờ chu kỳ điện tử toàn cầu phục hồi và FDI tiếp tục tích cực, theo HSBC.

    Đây là đánh giá trong báo cáo triển vọng đầu tư nửa cuối năm do Khối Dịch vụ Private Banking Toàn cầu HSBC vừa phát hành. Theo nhóm nghiên cứu, Việt Nam tiếp tục lộ trình phục hồi thúc đẩy bởi chu kỳ điện tử toàn cầu.

    Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) gần nhất tiếp tục cho thấy sản xuất mở rộng. Trong đó, đáng chú ý là xuất khẩu điện tử đang rất tốt. Tháng trước, điện tử tiêu dùng dẫn đầu, đóng góp 60% tăng trưởng xuất khẩu. Theo nhà băng này, kết quả kinh doanh và triển vọng đáng khích lệ của dòng điện thoại Galaxy S24 của Samsung có khả năng sẽ giúp cải thiện hơn nữa.

    "Ở ASEAN, Singapore, Malaysia và Việt Nam đang củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành điện tử", James Cheo, Giám đốc đầu tư khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Khối Dịch vụ ngân hàng và Quản lý tài sản chuyên biệt toàn cầu HSBC nói.

    Song song, triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đang ổn nhờ sức hấp dẫn của Việt Nam trong vai trò một điểm đến cho đầu tư. Thu hút FDI 5 tháng qua tăng cao cả về số dự án và số vốn. Giai đoạn này có 1.227 dự án mới, đăng ký vốn 7,94 tỷ USD, tăng lần lượt 27,5% và 50,8%. Vốn thực hiện đạt 8,25 tỷ USD, là mức cao nhất 5 năm qua, theo Tổng cục Thống kê.

    [​IMG]
    Một góc khu công nghiệp Vsip Bắc Ninh. Ảnh: Gia Chính

    Ngoài vai trò trung tâm nghiên cứu - phát triển, đồng thời là cơ sở sản xuất lớn của Samsung, Việt Nam gần đây là một trong các lựa chọn hàng đầu ở Đông Nam Á cho chiến lược "Trung Quốc + 1" của các tập đoàn. MacBook, iPad và Apple Watch cũng đã được sản xuất tại Việt Nam.

    Nói trên CNBC mới đây, Yinglan Tan - CEO Insignia Ventures Partners (Singapore) - cho rằng vị trí địa lý gần Trung Quốc khiến Việt Nam trở thành điểm đến ưa thích của các chuỗi cung ứng, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất.


    Kai Wei Ang, chuyên gia kinh tế ASEAN tại BofA Securities, đánh giá cao các lợi thế khác của Việt Nam. "Chi phí lao động cạnh tranh, khả năng tiếp cận thị trường - nơi có rất nhiều hiệp định thương mại tự do - khiến việc xuất khẩu sang các thị trường khác, chẳng hạn như EU, trở nên dễ dàng hơn rất nhiều", ông nói.

    Báo cáo HSBC cũng lạc quan về thị trường vốn Việt Nam. Thị trường cổ phiếu đang là một trong những thị trường có kết quả tốt hơn ở châu Á từ đầu năm đến nay. "Định giá cổ phiếu còn đang thấp so với nhu cầu. Lợi nhuận doanh nghiệp tiếp tục phục hồi vững vàng khỏi giai đoạn đáy trong năm 2023. Nếu lợi nhuận tiếp tục mạnh mẽ, thị trường cổ phiếu có thể duy trì đà tăng", Cheo nói.

    %Dự báo tăng trưởng GDP các quý(Quý I là số dự báo của HSBC và kết quả thực tế)Dự báo cũDự báo mớiQuý IQuý IIQuý IIIQuý IV02468VnExpress | HSBC
    Cuối tháng 4, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP hai quý cuối năm, đạt 6,2% mỗi quý. Cả năm 2024, nhà băng này cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ mở rộng 6%, mức tương đương của IMF và OUB.

    Bên cạnh các điểm sáng, lạm phát vẫn dai dẳng và tiến gần đến trần 4,5% của Ngân hàng Nhà nước. Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed đã khiến USD mạnh lên trong ngắn hạn và tạo ra biến động cho VND. Theo HSBC, tùy thuộc vào định hướng các ngân hàng trung ương trên thế giới, Ngân hàng Nhà nước có thể duy trì cẩn trọng với chính sách lãi suất của mình.
    --- Gộp bài viết, 28/06/2024 lúc 10:04, Bài cũ: 28/06/2024 lúc 08:31 ---
    [​IMG]
    Lịch sử sẽ lặp lại.
    65patienceQCK thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  2. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.819
    Tổng vốn FDI đăng ký mới tăng 13%, riêng vốn điều chỉnh tăng 35%

    Trong tháng 6, lượng vốn FDI điều chỉnh tăng vượt trội với gần 1,9 tỷ USD, góp phần làm tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.

    Theo Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/06, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.

    [​IMG]
    FDI

    6 tháng đầu năm 2024 theo tháng. (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài).

    Trong đó, ngoài GVMCP giảm thì đầu tư mới và điều chỉnh vốn tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, có 1.538 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 18,9% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt gần 9,54 tỷ USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ; và có 592 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 6,3% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 3,95 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ.

    Ngược lại, có 1.420 giao dịch GVMCP của nhà FDI, giảm 10,9% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp đạt gần 1,7 tỷ USD (giảm 57,7% so với cùng kỳ).

    Cục đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 10,69 tỷ USD, chiếm 70,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 26,3% so với cùng kỳ.

    Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 2,47 tỷ USD, chiếm gần 16,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 61,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn gần 614 triệu USD và hơn 452 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

    Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 35,2%) và điều chỉnh vốn (chiếm 67,9%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số lượt giao dịch GVMCP cao nhất (chiếm gần 43,5%).

    Xét theo đối tác đầu tư, trong 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 5,58 tỷ USD, chiếm gần 36,7% tổng vốn đầu tư, tăng 86% so với cùng kỳ 2023. Nhật Bản đứng thứ hai với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư, giảm 21,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc,…

    Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 29,1%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,8%) và GVMCP (chiếm 26,4%).

    Theo địa bàn đầu tư, các nhà FDI đã đầu tư vào 48 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 06 tháng đầu năm 2024. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,58 tỷ USD, chiếm gần 17% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3,1 lần cùng kỳ.

    Tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu với gần 1,54 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 12 lần so với cùng kỳ. Quảng Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,36 tỷ USD, chiếm gần 9% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM,…

    Xét về số dự án, TP HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 38,8%) và GVMCP (chiếm gần 71,5%). Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 13,5%).

    Trong 6 tháng đầu năm, vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt khoảng 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023.

    [​IMG]
    Cơ cấu FDI 6 tháng đầu năm 2024 theo địa phương. (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài).

    Tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi
    Nhận xét về tình hình đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm, Cục đầu tư nước ngoài cho biết, cả vốn đầu tư thực hiện và tổng vốn đầu tư đăng ký đều tăng trưởng tốt hơn, với mức tăng lần lượt là 0,4 điểm phần trăm và 11,1 điểm phần trăm so với 5 tháng đầu năm.

    Riêng trong tháng 6, ghi nhận lượng vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm vượt trội so với các tháng đầu năm, với gần 1,9 tỷ USD, chiếm 47,3% tổng vốn đầu tư điều chỉnh trong 6 tháng. Từ đó, góp phần làm tổng vốn đầu tư điều chỉnh trong 6 tháng tăng tới 35% thay vì giảm liên tục so với cùng kỳ trong các tháng trước đó.

    Vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,…) như Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bắc Giang, Bình Dương, Hưng Yên. Riêng 10 địa phương này đã 79,5% số dự án mới và 77,9% số vốn đầu tư của cả nước trong 5 tháng.

    Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 6 tháng đầu năm đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ Châu Á. Riêng 5 nước dẫn đầu (Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc) đã chiếm tới 73,7% số dự án đầu tư mới và 68,8% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

    "Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn", Cục đầu tư nước ngoài cho biết.

    Đáng chú ý, xuất khẩu

    của khu vực FDI trong 6 tháng đầu năm tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Khu vực FDI xuất siêu 22,62 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu trên 21,62 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu hơn 13,3 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, là bệ đỡ giúp cả nước xuất siêu khoảng gần 8,5 tỷ USD trong 06 tháng đầu năm.

    Lũy kế đến ngày 20/06/2024, cả nước có 40.544 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 484,77 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạtkhoảng 308 tỷ USD, bằng 63,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
  3. onecent9999

    onecent9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    2.203
    t ko nghĩ vay... :)) :))
  4. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    17.424

Chia sẻ trang này