1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Vietcombank lên sàn kg biết TPVCB1-105 như thế nào????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhmangck, 21/03/2007.

7637 người đang online, trong đó có 1048 thành viên. 10:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 607 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. minhmangck

    minhmangck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Vietcombank lên sàn kg biết TPVCB1-105 như thế nào????

    Vietcombank: phát hành cổ phiếu tháng 7, lên sàn tháng 10



    Đây là thông tin được ông Vũ Viết Ngoạn - Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho biết trong ngày 20/3/2007. Theo đề án trình Chính phủ Vietcombank sẽ hoàn thành cổ phần hoá (CPH) trước 30/8 nhưng với tốc độ hiện nay, dự kiến công việc này sẽ được hoàn thành sớm hơn một tháng.

    Hai tuần sau khi có quyết định chọn tổ chức tài chính tư vấn cổ phần hóa, Vietcombank đã ký hợp đồng với tổ chức tư vấn. Ngày 6/3 vừa qua, hai bên đã có cuộc họp đầu tiên và đã xây dựng một lộ trình rất chi tiết. Ông Ngoạn cho biết, phương án chi tiết dự kiến sẽ trình Chính phủ cuối tháng 4 này và chậm nhất là trước 10/5; Chính phủ cần khoảng 4 đến 5 tuần để lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan. Như vậy, trong tháng 6 phương án sẽ được duyệt. Sau khi duyệt cần có thời gian khoảng 4 tuần hoặc 5 tuần là sẽ chính thức bán cổ phiếu. Dự kiến sẽ là trong tháng 7/2007.

    Cuối tháng 10 sẽ lên sàn

    Về thời điểm lên niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ được thực hiện sau khi đấu giá lần đầu (IPO) và sau khi chọn đối tác chiến lược. Theo tính toán, phải cần 3 - 4 tuần để họp đại hội cổ đông, thông qua điều lệ. Như vậy, dự kiến cuối tháng 10/2007 Vietcombank sẽ lên sàn.

    Về vấn đề này hiện cũng có ý kiến, nếu xong IPO sớm trong tháng 7 mà tháng 10 mới lên sàn thì thời gian khá lâu. Theo kinh nghiệm, thời gian từ IPO đến niêm yết không nên để quá 8 tuần và nhiều chuyên gia khuyến nghị chỉ để từ 6-8 tuần vì nếu để lâu quá sẽ ảnh hưởng vì thị trường OTC bên ngoài sẽ biến động, làm mất lòng tin của nhà đầu tư. Còn nếu lên sàn vào tháng 10 thì nên bán cổ phiếu vào tháng 8. Ông Ngoạn nhận định, về cơ bản, lịch trình đó theo tôi là có khả năng thực hiện được. Chính phủ cũng rất quyết tâm để thực hiện điều này.

    Sau khi cổ phần hoá, lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược, Vietcombank sẽ thực hiện một bước đi quan trọng là niêm yết trên thị trường nước ngoài. Sau khi CPH, Chính phủ sẽ giữ 70%, 30% còn lại bao gồm cả IPO trong nước và IPO nước ngoài. Mục tiêu của Vietcombank là năm 2008 sẽ IPO ở thị trường nước ngoài tai Hồng Kông hoặc Singapore. Hiện nay, Vietcombank đang tiếp cận tìm hiểu hai thị trường này.Bước đầu, đại diện của hai sàn này đều cho rằng, về sơ bộ Vietcombank đều đáp ứng được các điều kiện niêm yết và lãnh đạo các thị trường này đều mong muốn Vietcombank niêm yết ở thị trường của họ.

    Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ngoại

    Theo ông Ngoạn, một trong những nội dung quan trọng được bàn đến trong quá trình CPH là việc lựa chọn đối tác chiến lược. Dự kiến công việc này sẽ chốt vào tháng 9/2007. Trước mắt, chủ trương của Chính phủ là không chọn nhà đầu tư trong nước làm đối tác chiến lược. Ngân hàng Nhà nước cũng có phương án này nhưng Chính phủ không đồng ý.

    Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược dự kiến sẽ bắt đầu từ giữa tháng 4 bằng việc tổ chức gặp song phương với những nhà đầu tư tiềm năng vào; các nhà đầu tư cũng sẽ được tiếp cận với các thông tin trong khoảng thời gian này. Với sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài như hiện này thì ngay cuối tháng 4 đầu tháng 5 sẽ có rất nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu tại Vietcombank.

    Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là một nội dung quan trọng vì vậy sẽ phải xin ý kiến của Thủ tướng về những nguyên tắc cơ bản, những tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Chính phủ sẽ có một cuộc họp với các bộ ngành về vấn đề này.

    Việc lựa chọn 1 hay là nhiều đối tác chiến lược đang là một câu chuyện có nhiều ý kiến. Nếu nhìn nhận Vietcombank là một tập đoàn lớn, đa dạng ngành nghề kinh doanh thì việc chọn 1 nhà đầu tư chiến lược là rất khó. Bởi vì theo phương án này sẽ không có nhiều sự hỗ trợ cho Vietcombank ở hầu hết tất cả các lĩnh vực như: ngân hàng đầu tư, tiêu dùng, bất động sản? Tuy nhiên, xét về góc độ vốn thì số vốn của Vietcombank rất là nhỏ mà lượng bán ra trước mắt có thể Chính phủ chỉ cho 10% tương đương khoảng 1.000 tỷ thôi. Vì vậy, nếu chọn 2 hay 3 đối tác và mỗi đối tác chỉ 4 - 5% thì các đối tác lớn sẽ không quan tâm vì những nhà đầu tư lớn cần những khoản đầu tư đáng đồng tiền. Rất nhiều tập đoàn nói rằng nếu dưới 100 triệu USD thì họ không quan tâm, dưới 10% không quan tâm.

    Với thực tế này, ông Ngoạn cho biết, có thể Vietcombank sẽ phải khuyến nghị các nhà đầu tư đó liên minh với nhau để vào Vietcombank chỉ là một đầu mối hoặc xin Chính phủ cho mở rộng thêm.Nhưng nếu mở rộng thêm phía nước ngoài thì lại phải cho mở rộng thêm phần trong nước. Bởi vì nếu đối tác chiến lược 10%, IPO quốc tế 10% và bán trong nước 10% thì quá ít và sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác. Có thể sẽ có ý kiến Vietcombank bán cho nước ngoài 20% mà chỉ bán trong nước có 10%. "Đây đang là bài toán khó, chúng tôi mong là có một lời giải hài hòa, tối ưu nhất" - ông Ngoạn nói.

    Thành lập liên minh để kinh doanh đa ngành

    Theo ông Ngoạn, trong thời gian tới, Vietcombank sẽ xem xét việc thành lập các liên minh với các đối tác chiến lược và liên minh với các đối tác trong nước trên một số lĩnh vực mà Vietcombank đã xin phép Thủ tướng trong việc hoàn thiện mô hình tập đoàn song song với tiến trình CPH. Chúng ta có định hướng sẽ phát triển Vietcombanh thành một tập đoàn đa năng không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực tài chính mà mở rộng sang các hoạt động khác như bất động sản...

    Hiện tại, Chính phủ cũng đã cho phép Vietcombank cùng với BIDV thành lập một công ty để triển khai dự án đường cao tốc Hà Nội ?" Hải Phòng. Từ cơ sở này sẽ thành lập công ty về bất động sản và có những công ty hoạt động ở những dịch vụ khác nữa.

    Ông Ngoạn tiết lộ, Vietcombank sẽ xin phép tạo một nguồn vốn để đầu tư để thực hiện các công trình lớn. Chúng tôi đang xúc tiến bàn bạc với một số đối tác để đầu tư vào những công trình đặc biệt quan trọng, quy mô cỡ 1-2 tỷ USD.

    Bên cạnh việc cổ phần hóa Vietcombank, các công ty con của Vietcombank cũng sẽ cổ phần hóa để mở rộng hoạt động, kể cả liên kết với các đối tác chiến lược và cả sự đầu tư của công chúng. Chính việc cổ phần hóa sẽ là điều kiện để tạo nguồn vốn đầu tư vào những công trình khác nữa.

    bác nào biết thông tin gì ??? cho AE hay với
  2. natuan01

    natuan01 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Mua cổ phiếu dạng ?olúa non?: Chơi dao hai lưỡi

    Thứ bảy, 10/02/2007

    Quang cảnh phiên đấu giá cổ phần của Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) ngày 30-12-2006 với gần 8.000 nhà đầu tư tham gia. Ảnh: N.LAN
    Ham cổ phiếu của doanh nghiệp lớn, nhiều người tìm cách sang nhượng quyền mua với giá trên trời. Rủi ro sẽ rất lớn.

    Thị trường chứng khoán sôi động đã kéo rất nhiều nhà đầu tư mới vào cuộc. Nếu trên sàn giao dịch tập trung, ở mức độ nào đó các thông tin chính thức về các loại cổ phiếu còn có ít nhiều để nhà đầu tư lượng định, riêng cổ phiếu OTC hiện nay gần như ?omê hồn trận?. Nhiều người chọn mua chỉ bởi những tin đồn thổi, nên rất dễ gặp rủi ro. Gần đây, nhiều người lại hùa nhau tìm mua cổ phiếu dạng ?olúa non? của một số đơn vị sắp cổ phần hóa với hy vọng khi doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ thắng lớn.

    Mua, bán cái... chưa có

    Thông thường, khi một doanh nghiệp (đơn vị) cổ phần hóa, sẽ có một lượng cổ phiếu nhất định bán cho CB-CNV với giá ưu đãi. Bình thường số cổ phiếu ưu đãi này chỉ có thể giao dịch khi doanh nghiệp đã cổ phần hóa xong (có cổ phiếu thật sự). Thế nhưng do ?ocó cung ắt có cầu?, nhiều người vì khoái doanh nghiệp này nên tìm cách mua trước suất ưu đãi. Có giao dịch thành thế là ?omột đồn mười, mười đồn trăm?, giới cò chứng khoán nhảy vào, giá suất ưu đãi mua cổ phiếu được đẩy tăng vọt, lôi kéo nhiều nhà đầu tư ?otay mơ? vào cuộc.

    Điển hình cho hiện tượng này là tình trạng những tuần vừa qua người người đua nhau tìm mua ?ocổ phiếu? của Bệnh viện Bình Dân. Trên các sàn OTC ?ocổ phiếu? của bệnh viện này được chào giá 40.000 đồng rồi 50.000 đồng, thậm chí 60.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, đến thời điểm này Bệnh viện Bình Dân vẫn còn trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục cổ phần hóa. Nghĩa là chưa có bất cứ ai có cổ phiếu.

    Hiện tượng tương tự cũng đã xảy ra với một số trường hợp khác, nhưng quy mô khiêm tốn hơn. Chẳng hạn, cả tuần lễ trước ngày đấu giá cổ phiếu lần đầu phát hành ra công chúng của Công ty Cổ phần Dây và cáp điện Việt Nam (Cadivi) hôm 31-1, trên các website giao dịch OTC, nhiều người chào bán suất ưu đãi quyền mua cổ phiếu này với giá 60.000 đồng- 70.000 đồng, thậm chí có trường hợp rao bán giá 150.000 đồng/cổ phiếu...

    Khi giá quyền chuyển đổi được đẩy lên chóng mặt

    Đó là tình trạng trái phiếu Vietcombank (VCB) trên thị trường hiện nay. Để chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa, cuối tháng 12-2005, VCB đã phát hành 12 triệu trái phiếu chuyển đổi VNĐ với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu (cộng trừ 15%), trong đó 70% dành cho nhà đầu tư tổ chức (thông qua hình thức đấu giá lãi suất) và 30% dành cho nhà đầu tư cá nhân. Về quyền lợi của người mua trái phiếu, ngoài việc được hưởng lãi suất (6%/năm), chủ sở hữu trái phiếu sẽ được chuyển đổi sang cổ phiếu khi ngân hàng này tiến hành cổ phần hóa (dự định là năm 2007).

    Có lẽ do sức hấp dẫn muốn được nắm giữ cổ phần của một ngân hàng thuộc loại hàng đầu VN nên chỉ một thời gian ngắn sau khi phát hành, giá trái phiếu VCB đã vọt lên gần 2 lần. Gần đây, do có thông tin VCB có thể sẽ cổ phần hóa ngay trong cuối quý II hoặc quý III này, nên rất nhiều người đổ xô tìm mua, đẩy giá trái phiếu chuyển đổi của VCB tăng đến chóng mặt. Trên các sàn giao dịch OTC, lúc cao điểm trái phiếu này đã được chào bán gấp hơn 3 lần mệnh giá. Và hiện tại, dù đã giảm nhẹ nhưng vẫn còn được mua bán với giá từ 2,5 đến 2,6 lần mệnh giá... Giá tăng đến chóng mặt khiến nhiều người am hiểu vấn đề không khỏi thốt lên: ?oGiá không thể tin được, dù đó là sự thật?...

    Một loại trái phiếu khác cũng đang được rao bán trên thị trường OTC với giá ?okhông thể tưởng tượng? là trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dù đến thời điểm này vẫn chưa có gì rõ ràng về thời gian cổ phần hóa ngân hàng này, trái phiếu này cũng không có những cam kết chuyển đổi cụ thể như trái phiếu VCB nhưng giá hiện cũng được chào bán tới 1,5 lần mệnh giá...

    Rủi ro chực chờ

    Thực ra, việc nhà đầu tư bỏ tiền để mua quyền mua cổ phiếu của một đơn vị nào đó ngay trước khi cổ phần hóa xét ở khía cạnh đầu tư cũng là bình thường. Tuy nhiên, điều đáng nói là nhiều người đang phải bỏ ra một số tiền quá lớn khi chưa biết giá cổ phiếu của đơn vị đó sẽ ở mức nào. Rủi ro chính là ở điểm này. Chẳng hạn, đối với trái phiếu của VCB, nguyên tắc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu đã được ngân hàng này quy định ngay từ khi phát hành trái phiếu là: Chủ sở hữu trái phiếu sẽ được quyền sử dụng 100% giá trị trái phiếu (gồm mệnh giá và lãi suất) để mua cổ phiếu phổ thông của VCB khi ngân hàng này tiến hành cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu ra công chúng. Giá mua cổ phiếu là giá cổ phiếu được hình thành sau cuộc bán đấu giá phát hành lần đầu ra công chúng.

    Qua thực tế những lần đấu giá cổ phiếu của các doanh nghiệp gần đây cho thấy, mức giá trúng thầu đều rất cao, thậm chí nhiều người trúng thầu đã phải bỏ tiền cọc vì không kham nổi. Với các đơn vị như VCB, giá cổ phiếu hình thành từ đấu giá chắc chắn cũng sẽ rất cao. Và khi đó, người mua lại trái phiếu giá cao hiện nay không thể hy vọng mua được cổ phiếu giá rẻ đã đành mà còn tốn thêm khoản chênh lệch quá lớn do ?omua quyền? quá cao.

    Mới đây, khi trả lời VnEconomy, một lãnh đạo VCB cũng đã cho rằng việc trái phiếu chuyển đổi của ngân hàng này lên đến 2,5 lần mệnh giá là không hợp lý. ?oNgười giữ trái phiếu có quyền được chuyển đổi giá trị trái phiếu sang cổ phiếu. Nhưng vì quyền đó mà mua cao như vậy là không hợp lý? - ông nhấn mạnh...

    Thực tế hiện nay cho thấy, nếu có tiền, muốn sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp lớn cũng không phải quá khó. Nhà đầu tư có thể trực tiếp đăng ký đấu giá để mua; mua lại của những người đấu giá trúng vì rất nhiều người tham gia đấu giá chỉ để bán lại hưởng chênh lệch ít nhiều chứ không nhằm mục đích sở hữu lâu dài cổ phiếu. Hoặc cũng có thể mua lại của CB-CNV đơn vị khi cổ phiếu có giá chính thức... Mua từ các nguồn này sẽ sát giá thị trường hơn và đương nhiên an toàn hơn nhiều so với dạng mua ?olúa non?.
  3. natuan01

    natuan01 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Dư luận đã nói gì về loại trái phiếu Vietcombank?

    Ông Nguyễn Quang Điềm, Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty Bảo hiểm Viễn Đông (VASS): Việc phát hành 12 triệu trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu và tổng giá trị 1.200 tỷ đồng gọi là trái phiếu tăng vốn của ngân hàng được giới phân tích cho là một ?otập hợp mờ?, không bình thường là hoàn toàn đúng. Vì trái phiếu chuyển đổi khi cổ phần hóa (CPH) nhưng lại không xác định mức giá và tỷ lệ chuyển đổi rõ ràng từ đầu, nếu đưa lên sàn một loại trái phiếu như thế sẽ làm cho nhà đầu tư bị bưng bít thông tin và dễ dàng ?onốc-ao?!

    Bà Thân Thị Thu Thủy, giảng viên Đại học Kinh tế Tp.HCM: Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà khi phát hành có kèm điều khoản cho phép người chủ trái phiếu đặc quyền là được chuyển đổi trái phiếu của mình thành một số lượng nhất định những cổ phiếu thường với tỷ lệ chuyển đổi và thời gian chuyển đổi đã được xác định. Nhưng Vietcombank đã không quy định cụ thể các điều kiện chuyển đổi và người mua chỉ có một quyền duy nhất là đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường khi Vietcombank cổ phần hóa.

    Nhà đầu tư mua trái phiếu chuyển đổi với hy vọng muốn sở hữu cổ phiếu của Vietcombank và được hưởng cổ tức cao từ kết quả kinh doanh có hiệu quả, nhưng điều kiện chuyển đổi kém hấp dẫn ở chỗ người mua trái phiếu được mua cổ phiếu khi Vietcombank cổ phần hóa và giá chuyển đổi được xác định theo giá đấu giá bình quân của thị trường. Vì vậy, nhà đầu tư muốn bán để kiếm lời cũng rất khó.

    Ông Bùi Nguyên Hoàn, Trưởng đại diện Văn phòng Uỷ ban Chứng khoán tại Tp.HCM: Các công ty cổ phần trong đó có ngân hàng cổ phần có quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi. Đây là loại trái phiếu mà người sở hữu có quyền chuyển đổi ra cổ phiếu phổ thông theo những quy định đã được công bố rõ ràng ngay từ lúc phát hành.

    Vietcombank chưa phải là ngân hàng cổ phần do đó lẽ ra chưa có quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi. Nhưng, điều đáng nói hơn ở đây là người mua trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank lúc này không được ưu đãi gì cả, vì giá mua cổ phiếu của Vietcombank khi cổ phần hóa chưa được xác định trước mà hoàn toàn lệ thuộc vào kết quả đấu giá cổ phiếu khi Vietcombank cổ phần hóa.

Chia sẻ trang này