Vinaconex kinh quá

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nhaqueHN, 27/09/2006.

6484 người đang online, trong đó có 677 thành viên. 17:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1060 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. nhaqueHN

    nhaqueHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Đã được thích:
    0
    Vinaconex kinh quá

    Vinaconex bán 35% vốn điều lệ ra ngoài

    Ngày 26/09/2006



    Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) là một doanh nghiệp hoạt động đa ngành và đa sở hữu, bao gồm hơn 60 đơn vị thành viên, đang trong quá trình cổ phần hoá. Giá trị doanh nghiệp của Vinaconex để cổ phần hoá tại thời điểm 1/1/2005 theo Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp do Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) lập, đã được Bộ Tài chính phê duyệt là hơn 3.300 tỷ đồng, trong đó giá trị phần vốn nhà nước là hơn 998 tỷ đồng.

    Theo phương án cổ phần hoá Vinaconex, vốn điều lệ ban đầu của tổng công ty cổ phần tại thời điểm thành lập dự kiến là 1.500 tỷ đồng, chia thành 150 triệu cổ phần mệnh giá 10.000 đồng. Cơ cấu cổ đông ban đầu dự kiến là Nhà nước nắm giữ 64% vốn điều lệ, vốn cổ phần của cán bộ công nhân viên là 0,67%. Phần còn lại 35,33% vốn điều lệ, tương ứng với 54 triệu cổ phần dành cho các cổ đông khác, bao gồm 7,2% bán cho nhà đầu tư chiến lược và 28,13% bán đấu giá công khai ra bên ngoài thông qua các Trung tâm Giao dịch chứng khoán theo quy chế đấu giá hiện hành hoặc bảo lãnh phát hành với giá khởi điểm là 10.500 đồng/cổ phần. Thời gian bán cổ phần dự kiến trong vòng 60 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá của Bộ Xây dựng.

    Tiêu chí lựa chọn dành cho 6 nhà đầu tư chiến lược mà Vinaconex đề ra là các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế có mối quan hệ gắn bó lâu dài, có sự hợp tác hiệu quả hoặc có tiềm năng hợp tác tốt với Vinaconex, đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia thực hiện các chiến lược của Tổng công ty, có kinh nghiệm hoạt động và cam kết hỗ trợ cho Tổng công ty trong những lĩnh vực hoạt động chính, có khả năng cung cấp nguồn tài chính, công nghệ, vật tư, vật liệu cho hoạt động của Tổng công ty, có năng lực quản lý. Tổng số cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược là 7,2% vốn điều lệ, tương đương với 10,8 triệu cổ phần, tuy nhiên, thực tế số cổ phần mà 6 nhà đầu tư chiến lược, bao gồm những gương mặt khá quen thuộc như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Quỹ đầu tư Việt Nam, Ngân hàng Techcombank?, đăng ký đã lên đến 33 triệu cổ phần.

    Sau khi cổ phần hoá, Vinaconex sẽ theo đuổi chiến lược phát triển ngành nghề tập trung vào các lĩnh vực xây lắp, kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế, thương mại ?" dịch vụ, đầu tư tài chính và đầu tư sản xuất công nghiệp và dịch vụ khác. Đối với các đơn vị thành viên, Vinaconex sẽ tiếp tục tiến trình cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống đơn vị thành viên theo hướng củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý, chuyên môn hoá và nâng cao thương hiệu của từng công ty. Ngoài ra, Vinaconex sẽ từng bước đưa các đơn vị thành viên tham gia đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán, đồng thời tiếp tục bổ sung vốn điều lệ thông qua đầu tư của công ty mẹ và thu hút nguồn vốn bên ngoài. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty cổ phần Vinaconex sẽ được tổ chức theo mô hình công ty mẹ ?" công ty con, bước đầu bao gồm 46 công ty con có vốn góp chi phối của công ty mẹ và 16 công ty liên kết khác không có vốn góp chi phối của công ty mẹ. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Tổng công ty tiếp tục thành lập thêm nhiều công ty cổ phần mới, trước mắt có thể là Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả, Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Vinaconex Hà Đông, Công ty cổ phần Cấp nước Sông Đà, Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh bất động sản, Công ty cổ phần Tài chính.

    Lộ trình tăng vốn điều lệ của Tổng công ty cổ phần Vinaconex sau cổ phần hoá cũng đã được tính đến. Theo dự kiến, quý I/2007, Vinaconex sẽ phát hành riêng lẻ khoảng trên 500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, chủ yếu hướng tới các đối tác tiềm năng, đặc biệt là các tập đoàn nước ngoài trong các lĩnh vực xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, bất động sản và tài chính, đồng thời đảm bảo chủ sở hữu nhà nước vẫn nắm giữ 51% vốn điều lệ. Cùng với quá trình phát triển về quy mô, triển khai các dự án lớn tiếp theo, Đại hội đồng cổ đông của Tổng công ty sẽ quyết định các đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Dự kiến, đến năm 2010, vốn điều lệ của Vinaconex sẽ là 5.000 tỷ đồng.

    Thông tin thêm về Vinaconex

    Năm 1988, Công ty Dịch vụ và xây dựng nước ngoài trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập. Năm 1991, do yêu cầu mở rộng hoạt động và quy mô của công ty, Bộ Xây dựng đã quyết định chuyển Công ty Dịch vụ và xây dựng nước ngoài thành Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex), hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xuất khẩu lao động và xuất nhập khẩu. Đến tháng 11/2005, Vinaconex được Chính phủ quyết định trở thành một tổng công ty nhà nước (tổng công ty 90) với nhiều thành viên mới là các công ty trực thuộc.

    (ĐTCK)

Chia sẻ trang này