Vinaseed (NSC) - Ngôi sao phương nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phanle90, 22/07/2023.

4848 người đang online, trong đó có 393 thành viên. 11:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 33 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 32):
  2. f3192006
Chủ đề này đã có 48836 lượt đọc và 160 bài trả lời
  1. phanle90

    phanle90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2020
    Đã được thích:
    825
    Vinaseed thành lập năm 1968, là DN độc lập trực thuộc Bộ NN và PTNT, thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về đổi mới cơ chể quản lý DN, tháng 11/2003 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định 5029 CPH công ty với Vốn điều lệ ban đầu 13,5 tỷ đồng, quy mô kinh doanh chỉ có 50 tỷ đồng doanh thu. Với sự đổi mới quản trị DN, chiến lược lấy KHCN làm nền tảng và động lực nâng cao năng lực cạnh tranh, huy động tối đa các nguồn lực xã hội cùng tham gia phát triển công ty, sau 15 năm CPH, Vinaseed đã trở thành Tập đoàn nông nghiệp có quy mô và thị phần lớn nhất Việt Nam:

    • Quy mô sản xuất kinh doanh đạt: 100.000 tấn hạt giống, tương đương 2 triệu ha gieo trồng.

    • Doanh thu: 1889 tỷ đồng. Trong đó, 80% là sản phẩm KHCN.

    • Vốn chủ sở hữu: 1351 tỷ đồng.

    • Tốc độ tăng trưởng bình quân: 30%/năm.

    • Vinaseed nằm trong Top 10 doanh nghiệp có năng lực quản trị tốt nhất sàn chứng khoán VN, quản trị tài chính đứng đầu DN ngành trồng trọt, TOP 500 doanh nghiệp lớn và tăng trưởng nhanh nhất VN liên tục 6 năm liền, TOP 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất VN, và là 1 trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á – TBD.
    Định hướng chiến lược đến 2025, tầm nhìn 2030, trong bối cảnh chung của ngành nông nghiệp có nhiều khó khăn và thách thức, Vinaseed luôn quyết tâm đổi mới toàn diện về tổ chức và quản trị doanh nghiệp, với tinh thần “Thay đổi để thành công”. Vinaseed tập trung vào các mục tiêu chiến lược:

    • Đầu tư xây dựng hiện đại hóa cơ sở vật chất nâng cao năng lực cạnh tranh.

    • Tập trung đầu tư chiều sâu lấy khoa học công nghệ là cốt lõi.

    • Xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập, xây dựng văn hóa doanh nghiệp

    • Mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế

    **==
    NSC khởi đầu là một doanh nghiệp nhà nước, tiến hành cổ phần hóa năm 2003 và hơn 10 năm sau trở thành thành viên của PAN. Từ đó đến nay, NSC (Vinaseed sau này) liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ về chất và đã tạo dựng được một vị thế vững chắc trong ngành nông nghiệp với vị trí số 1 ngành giống cây trồng.

    Việc NSC nâng tỷ lệ sở hữu lên 95% tại CTCP Giống cây trồng miền Nam (SSC) và tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn được ví như “bước lột xác” giúp gỡ bỏ mọi rào cản về thị trường và phát huy nội lực tăng trưởng của cả hai.

    Trước khi mua lại SSC, Vinaseed chỉ có thế mạnh tại khu vực phía Bắc và Trung Bộ. Giờ đây, công ty đã vươn tới thị trường ĐBSCL và đang ở vị thế mở, sẵn sàng vươn ra khu vực. Vinaseed cũng đầu tư thêm mảng nông sản, cụ thể là gạo đóng túi để hoàn thiện chuỗi giá trị của mình. Năm 2019, công ty Vinarice với nhà máy chế biến giống, nông sản lớn và hiện đại hàng đầu Đông Nam Á ra đời.

    Hiện Vinaseed đã vươn mình thành công ty giống số một Việt Nam, với 21% thị phần, sở hữu những giống lúa như ĐT8 đóng góp gần 30% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi mảng gạo đóng túi cũng đang phát triển mạnh, không chỉ nội tiêu mà cả xuất khẩu sang Mỹ, Úc, châu Âu, Nhật Bản.
    **==
    Năm 2023-2025, có thể nói là năm thiên thời, địa lợi, nhân hòa của Vinaseed. Việc chiến tranh xung đột Nga - Ucraina đã đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng lương thực do những cạnh tranh địa chính trị các nước lớn:
    "Sau khi Nga tuyên bố ngừng tham gia Thoả thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen khi thỏa thuận này hết hiệu lực vào ngày 17/7, giới chuyên gia đã cảnh báo những tác động tiêu cực của việc này.
    Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, được các bên ký kết vào ngày 22/7/2022, nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột giữa hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới là Nga và Ukraine. Tính đến thời điểm hiện tại, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã tạo điều kiện cho Ukraine vận chuyển hơn 32 triệu tấn ngũ cốc qua Biển Đen. Trong khi đó, Nga đã xuất khẩu được hơn 15 triệu tấn ngũ cốc, cũng như một lượng lớn phân bón tính đến tháng 11/2022.

    Tuy nhiên, Nga đã tuyên bố dừng tham gia Thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen với lý do “phần thỏa thuận liên quan đến Nga vẫn không được thực hiện". Lâu nay, Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây việc sẽ không gia hạn thỏa thuận cho đến khi và trừ khi các yêu cầu liên quan đến xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga được đáp ứng. Mocow tuyên bố đã thực hiện đầy đủ cam kết của mình trong Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, trong khi Mỹ và EU đã không dỡ bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp trừng phạt ngăn chặn các chuyến hàng ngũ cốc và phân bón của Nga.

    Việc Thoả thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen không được gia hạn khi hết hiệu lực đã khiến dư luận hết sức lo ngại. Chương trình Lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cho rằng việc sáng kiến này không được gia hạn có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh lương thực toàn cầu, hàng triệu người sẽ thiếu lương thực trong thời gian tới. Đặc biệt WFP và FAO nhận định việc chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sẽ tác động mạnh đến khu vực Đông Phi, với khoảng 80% ngũ cốc được nhập khẩu từ Nga và Ukraine và có 60 triệu người vẫn đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực. Chuyên gia của FAO, ông Maximo Torero, cho rằng quyết định của Nga đưa ra vào thời điểm nhạy cảm “khi đang chuẩn bị vào mùa gặt”, do đó, việc các bên không tìm được tiếng nói chung cho việc gia hạn thỏa thuận có thể đẩy “giá cả lương thực tăng đột biến trong thời gian tới”. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định việc Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen làm xấu đi triển vọng an ninh lương thực toàn cầu và làm gia tăng nguy cơ lạm phát giá lương thực.

    Hiện cả Nga và Ukraine đều chưa sẵn sàng cho việc gia hạn, trong khi LHQ cảnh báo “thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu chưa từng có, với gần 350 triệu người lâm vào nạn đói…, nếu an ninh lương thực không được đảm bảo thì năm 2024 có thể là năm tồi tệ nhất mà chúng ta phải chứng kiến trong hàng trăm năm”. Do đó, hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế không chỉ cần phải tạo ra một thỏa thuận lâu dài mà còn cần xây dựng các giải pháp bền vững để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực"
    **== Chưa hết, khủng hoảng Elnino đã trở lại đe dọa nền lương thực toàn cầu, không phải một sớm 1 chiều mà ta cảm nhận được, thấy hết được hậu quả và khắc phục được!
    Với lợi thế là công ty hàng đầu về vật giống cây trồng, sản xuất lúa gạo chất lượng cao xuất sang các nước Châu Âu và đẩy mạnh tiêu thụ tại các hệ thống trong nước, còn nhiều kỳ vọng... Tôi tin NSC có các giải pháp từ sớm, từ xa trong mô hình khép kín sản xuất lúa gạo, tạo ra giống cây trồng phù hợp thời tiết, nhu cầu người canh tác
    **== Các chỉ số quá đẹp, quá rẻ so với các cổ phiếu cùng ngành. Báo cáo tài chính lành mạnh, cổ tức đều đặn, cao hàng năm, triển vọng tương lai tươi sáng thì không có lý gì NSC giá 7x cả, so với đám lóc nhóc TAR, AFX, LTG.... nó phải tầm 3 chữ số là ÍT ae ợ:drm2
    Tuy nhiên cũng hết sức lưu ý với anh em lướt sóng, =:) em hàng này rất kén chọn, thanh khoản thấp, chỉ thích hợp với anh em cầm dài, có niềm tin đồng hành với doanh nghiệp với ngành trong thời gian bằng năm. Mua bán tùy duyên anh em nhé ! :drm2
    Last edited: 22/07/2023
    65patiencenguyenhungminh305 thích bài này.
  2. phanle90

    phanle90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2020
    Đã được thích:
    825
    Theo bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Vinaseed Group, các Doanh nghiệp, nhất là Doanh nghiệp lớn có trách nhiệm với ngành lúa gạo trong công cuộc tái cấu trúc để có những hạt gạo Việt Nam đảm bảo chất lượng, ổn định chất lượng. Doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng ngay từ đầu, hình thành các vùng sản xuất lớn được quản lý chuyên nghiệp và có sự cam kết ngay khi ký hợp đồng sản xuất từ khâu giống đến quy trình đầu tư, chăm sóc vào thu hoạch từ đó bà con nông dân yên tâm sản xuất, ổn định thu nhập.



    [​IMG][​IMG]

    Thưa bà Trần Kim Liên, Bộ NN-PTNT đã có chủ trương tái cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng, sản xuất chuyên môn hóa, quy mô lớn. Bà nhìn nhận sự cần thiết phải tái cấu trúc ngành hàng này như thế nào?

    Bà Trần Kim Liên: Đó là chủ trương đúng đắn, là định hướng mà Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed Group) của chúng tôi và nhiều doanh nghiệp khác đang cùng vào cuộc.

    Vinaseed có chức năng cung cấp giống lúa cho cả nước và nhận thấy rằng nếu Việt Nam không tái cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị thì sẽ rất khó để nâng sức cạnh tranh của ngành gạo Việt với các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan hay thậm chí là Campuchia.

    Năm 2020 là năm cực kỳ thành công của ngành lúa gạo Việt Nam, sản xuất lúa nhiều nơi được mùa, giá bán lại cao, bà con nông dân và doanh nghiệp đều phấn khởi. Một trong những nguyên nhân thành công đó là kết quả tái cấu trúc ngành lúa gạo, gạo thơm xuất khẩu đã chiếm 35%, dù biết giá cao còn do dịch Covid-19 làm tăng nhu cầu tích trữ.

    Hiện nay các doanh nghiệp tham gia SXKD gạo đã có sự thay đổi rất nhiều về tư duy sản xuất kinh doanh để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như: Tập trung đầu tư hiện để hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản.

    Ví dụ như Tập đoàn Tân Long hay Vinaseed đã chi hàng chục triệu USD hiện đại hóa cơ sở vật chất, mở rộng sản xuất và nâng cao năng lực chế biến, tồn trữ.

    Cụ thể chuỗi giá trị lúa gạo của Vinaseed được đầu tư thế nào?

    Bà Trần Kim Liên: Vinaseed là thành viên của Tập đoàn PAN Group với một slogan rất vĩ mô là: “Sinh ra để nuôi dưỡng thế giới” với mục tiêu FARM – FOOD – FAMILY tức là xây dựng chuỗi sản xuất nông nghiệp từ cánh đồng cho đến bàn ăn.

    Tập đoàn PAN có rất nhiều chuỗi giá trị, ví dụ như thủy sản, thực phẩm hay lúa gạo. Với lúa gạo Vinaseed đang bắt đầu từ điều mà người ta đang hay nói đến là: Nghiên cứu và phát triển (R&D), ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất và quản lý vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn đến bảo quản, chế biến và xây dựng thương hiệu gạo.

    Vinaseed muốn xây dựng được một mô hình điểm về chuyển đổi sản xuất, xây dựng chuỗi cung ứng lúa gạo từ giống cho đến thương hiệu gạo Việt Nam.

    Cho đến thời điểm này Vinaseed có thể nói đã tương đối thành công và là một trong những doanh nghiệp có chuỗi giá trị khác biệt.

    Công ty đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, quản lý quy trình sản xuất, dù làm sau nhưng Vinaseed đã đạt được những thành công nhất định. Doanh thu từ gạo trong năm 2020 của Vinaseed vào khoảng 400 tỷ đồng gồm cả nội tiêu và xuất khẩu. Gạo của Vinaseed đều có thương hiệu và chúng tôi xây dựng tiêu chí để nhận diện gạo Vinaseed là: GẠO TƯƠI, SẠCH giữ được trọn vẹn hương vị tự nhiên.

    [​IMG]

    Nghĩa là muốn làm thương hiệu thì phải tham gia từ đầu, ngay từ ngoài đồng ruộng, thưa bà?

    Bà Trần Kim Liên: Tôi cho là vậy, phải tổ chức được chuỗi cung ứng đồng bộ ngay từ khâu sản xuất. Cách của chúng tôi là quy hoạch từng vùng sản xuất riêng biệt, lấy tiêu chuẩn thị trường làm mục tiêu nghiên cứu để đáp ứng được ngay từ khi bắt đầu.

    Ví dụ như các dòng gạo cao cấp ST, Thơm RVT sẽ hoàn toàn được trồng ở các vùng lúa tôm ven biển (ví dụ: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…). Xin nói thêm, chúng tôi đã xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu từ trước khi có EVFTA, sản phẩm gạo của Vinaseed trước khi xuất khẩu đều được kiểm tra theo các tiêu chuẩn được công bố về an toàn thực phẩm của các nước mà mình tham gia XK.

    Gạo của Vinaseed không bảo quản quá 6 tháng và như đã nói, Công ty đã thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cho từng loại gạo để có thể khai thác tối đa lợi thế vùng sinh thái nhằm tạo sự khác biệt về sản phẩm.

    Ví dụ như vùng bán đảo Cà Mau, đặc biệt là các vùng lúa tôm sẽ được trồng các loại gạo chất lượng cao với giá trên 1.000 USD phục vụ cho xuất khẩu và bán cho thị trường nội tiêu. Khi kết thúc vùng lúa tôm, công ty sẽ chuyển sang trồng lúa ở Tây Nguyên.

    Khu vực này có tổng thời gian chiếu sáng trong ngày rất nhiều, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lại cao nên năng suất và chất lượng gạo rất cao, như lúa Thơm RVT có thể cho đến 8 tấn/ha. Sản phẩm ở đây sẽ chuyên dùng cho xuất khẩu, nhất là thị trường Trung Quốc, cụ thể là các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, họ đặc biệt ưa chuộng gạo trồng trên các cao nguyên và sẵn sàng mua giá cao.

    Như vậy, để xây dựng được chuỗi giá trị lúa gạo thì phải định vị được các vùng sản xuất chuyên canh, có ưu đãi về tự nhiên và tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt để đạt được chất lượng gạo an toàn nhất.

    Trong chuỗi sản xuất này nông dân sẽ được đầu tư, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thông qua các hợp tác xã. Chúng tôi cho nông dân vay vốn, sử dụng giống theo tiêu chuẩn của Vinaseed và chịu sự quản lý trên đồng ruộng để phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc. Các quy trình rất rõ ràng ngay trong hợp đồng từ quy định thời gian xuống giống, các hoạt chất nghiêm cấm sử dụng. Trong quá trình sản xuất, các cán bộ kỹ thuật của Vinaseed sẽ theo sát người nông dân, đảm bảo các quy trình được thực hiện chính xác.

    Để làm được điều này, trong chuỗi cung ứng của Vinaseed có các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào: giống – dịch vụ nông nghiệp (làm đất, cấy – phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, chế biến…). Vinaseed cũng đang liên kết với Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Rynan, Công ty khử trùng Việt Nam VFG và thông qua nhiều hợp tác xã lớn để thực hiện các dịch vụ về cơ giới hóa. Ngoài ra, Vinaseed được hệ thống ngân hàng hỗ trợ, cung cấp tín dụng cho chuỗi sản xuất, cho nông dân vay vốn trồng lúa.

    Sau khi thu hoạch, lúa được đem về hệ thống chế biến với các dây chuyền rất hiện đại đạt tiêu chuẩn suất khẩu FSSC22000, đặc biệt là không để bị mất hương vị tự nhiên của gạo. Hiện Vinaseed đang tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở vật chất để thực hiện chiến lược và tham gia sâu, rộng vào chuỗi giá trị lúa gạo toàn cầu với thương hiệu gạo của mình (đầu tư mở rộng cơ sở tại Đồng Tháp, thực hiện mua bán sáp nhập…).

    [​IMG][​IMG]

    Đúng là phải thật kỳ công mới ra được hạt gạo “tươi và sạch” như doanh nghiệp bà đang theo đuổi. Nhưng thưa bà, chúng ta là nước xuất khẩu gạo lớn nhưng gạo Việt lại chưa có mấy tên tuổi trên thị trường thế giới?

    Bà Trần Kim Liên: Tôi cho rằng để xây dựng thương hiệu gạo quốc gia thì phải từ doanh nghiệp vì doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm và thương mại sản phẩm đó. Thương hiệu của doanh nghiệp làm nên thương hiệu quốc gia. Ví dụ: Toyota, Sony đều là thương hiệu của một doanh nghiệp nhưng nói đến Toyota hay Sony là người ta nghĩ ngay đến nước Nhật.

    Vinaseed mới tham gia vào thị trường gạo, xuất khẩu chưa nhiều, nhưng chúng tôi xác định sản phẩm kinh doanh phải có thương hiệu chứ không làm gạo kiểu bao trắng dù là xuất khẩu hay tiêu thụ thị trường trong nước.

    Hiện nay gạo được sản xuất tại Vinaseed hoàn toàn có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn từ những thị trường khó tính như châu Âu, Nhật, Mỹ. Ví dụ như châu Âu, rào cản kỹ thuật của họ rất lớn và là thị trường cực kỳ khó tính, yêu cầu rất khắt khe về tồn dư chất bảo vệ thực vật và hàm lượng nitrat.

    Những tiêu chí này họ hoàn toàn công khai (trên trang Health and Food Safety của EC.EUOPA.EU quy định rất rõ các chất cấm tồn dư trong sản phẩm gạo khi xuất vào EU cũng như các quy định của USDA khi gia nhập thị trường Mỹ); các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường này đều có thể tham khảo và thực hiện theo những tiêu chuẩn họ đề ra (EU Pesticides database-Euopean Commision).

    Điểm đặc biệt nữa là EU chỉ tin tưởng vào tiêu chuẩn của họ, cho dù gạo chúng ta có đạt chứng chỉ trong nước như thế nào, khi xuất khẩu sang châu Âu cũng sẽ được kiểm tra. Chỉ một mẫu thử không đạt, toàn bộ lô hàng sẽ bị trả lại.

    Sau khi xuất khẩu gạo sang châu Âu, nhiều quốc gia đang muốn nhập hàng của Vinaseed, tuy nhiên đây là thời điểm mà công ty sẽ phải lựa chọn khách hàng.

    Về sản phẩm, khác với xuất khẩu gạo trắng bao 50kg, hiện nay công ty tập trung vào sản xuất các loại gạo chất lượng cao, có thương hiệu rõ ràng, nếu là gia công (OEM) cho đối tác cũng phải có tên công ty, nơi sản xuất, đóng gói trên bao bì thì mới hợp tác.

    Một số thị trường xuất khẩu và OEM gạo với thương hiệu của Vinaseed hiện nay có thể kể đến như: Philippines, Australia, châu Âu, Nhật, Canada, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và sắp tới là Mỹ. Các thương hiệu xuất khẩu của Vinaseed là VJ Pearl, VJ Platinum, VJ Gold, Gạo Phúc Thọ, Gạo Nếp cái hoa vàng, Gạo RVT. Như vậy nếu có sản phẩm chất lượng ổn định, số lượng đáp ứng theo tiêu chuẩn đã cam kết thì thị trường lại không phải là vấn đề của doanh nghiệp nữa và khi có khách hàng ổn định khâu sản xuất của doanh nghiệp cũng rất ổn định do giá cả đã được dự tính cụ thể trước.

    Cứ có tầm nhìn, có chiến lược có đầu tư thì sản phẩm sẽ có thương hiệu và tất yếu bán được giá cao.

    [​IMG]

    Thưa bà, rất vui là hiện nay có tín hiệu khá nhiều doanh nghiệp bắt tay làm thương hiệu gạo thật sự?

    Bà Trần Kim Liên: Như là Lộc Trời, Vinacam, Sunrice, Cỏ May…, những doanh nghiệp đang hướng sản xuất theo chuỗi và kiểm soát chất lượng một cách bài bản, từ khâu giống.

    Họ sẵn sàng mua những giống độc quyền của chúng tôi (Vinaseed) để gieo trồng và ngược lại chúng tôi cũng mua giống tốt từ các công ty khác để phục vụ kế hoạch kinh doanh của mình.

    Thương hiệu gạo quốc gia cần bắt đầu từ những doanh nghiệp như thế, có định hướng, chiến lược phát triển ngày càng bền vững để duy trì được chất lượng vì chất lượng chính là yếu tố quyết định thương hiệu.

    Từ đó, thương hiệu gạo Việt Nam sẽ ổn định hơn, bán được giá cao hơn, giống như các sản phẩm của các nước khác. Nếu không làm được điều này, thì thương hiệu gạo quốc gia vẫn chỉ dừng lại ở khát vọng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bà thấy xu hướng tiêu dùng mặt hàng gạo trong nước thế nào?

    Bà Trần Kim Liên: Hiện thị trường trong nước có 3 nhu cầu đối với lúa gạo. Thứ nhất là lương thực chính của người Việt Nam. Khi điều kiện kinh tế tăng lên, đời sống của người dân được cải thiện đặc biệt xu thế đô thị hóa thì thói quen tiêu dùng thay đổi. Gạo có thương hiệu, được đóng gói sẵn, được sản xuất bởi các công ty lớn đang ngày càng được ưa chuộng.

    Nhu cầu thứ 2 là công nghiệp chế biến, các loại bún, bánh, bột gạo cũng là mặt hàng được tiêu thụ rất lớn ở Việt Nam. Do đó, chúng tôi xác định các chiến lược để phục vụ cho khu vực này, sản xuất được những loại lúa gạo phù hợp với công nghiệp chế biến.

    Cuối cùng là nhu cầu phục vụ chăn nuôi và một số ngành khác, cũng là khu vực có tiềm năng lớn.

    Dư địa thị trường nội tiêu của gần 100 triệu dân đối với lúa gạo là rất lớn, hiệu quả cao và ít rủi ro hơn so với xuất khẩu. Vì vậy, mục tiêu xuất khẩu của chúng tôi trong năm 2021 chỉ vào khoảng 20.000 tấn gạo, còn lại tập trung phát triển, phục vụ thị trường trong nước.

    Chúng ta quan tâm xuất khẩu nhưng thị trường trong nước mới là đặc biệt quan trọng cần quan tâm hơn. Người Việt phải dần được ăn ngon hơn và người tiêu dùng thì có quyền biết rõ nguồn gốc sản phẩm, nhất là lúa gạo, thứ chúng ta ăn hằng ngày càng phải được đảm bảo?

    Bà Trần Kim Liên: Để sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng thì không cách gì khác là phải làm theo chuỗi. Chính chuỗi mới làm nên sự khác biệt cho doanh nghiệp.

    Bắt đầu là từ giống, giống thế nào thì gạo thế ấy, giống phải đảm bảo chất lượng, duy trì được các đặc tính ưu việt (như duy trì gen thơm đối với gạo thơm…) trăm hạt như một mới có được độ đồng đều hạt gạo sau này. Sau đó là quy hoạch vùng sản xuất, ở đâu, trồng giống gì phải được quy định rõ ràng và phải đủ độ lớn về quy mô.

    Chuỗi sản xuất của chúng tôi thông qua hệ thống hợp tác xã và các hộ nông dân có ruộng lớn (từ 20ha trở lên) để có được sự thống nhất về hạt gạo cũng như thuận tiện cho việc quản lý sản xuất và ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa.

    Quá trình quản lý sản xuất được ràng buộc bằng các hợp đồng và cam kết bao tiêu, ứng vốn. Nông dân được nhiều ưu đãi nhưng phải đảm bảo các yêu cầu chúng tôi đưa ra, về quy trình, chất có thể sử dụng. Tất cả sẽ được giám sát bởi các kỹ thuật viên và một số phần mềm ví dụ như Farmrecord. Đây là những yếu tố để đảm bảo được chất lượng hạt gạo, phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc sau này.

    [​IMG]

    Về giá mua, Vinaseed cam kết luôn mua ít nhất bằng giá sàn thị trường. Nếu trường hợp hàng tăng giá, có lãi thì công ty và nông dân sẽ cùng nhau chia sẻ phần lợi nhuận này bằng mức tăng giá phù hợp.

    Sau thu hoạch, lúa được chế biến tại các nhà máy của Vinaseed rồi sau đó đóng gói đem bán, bao gồm cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu nhưng điểm chung là luôn có thương hiệu của công ty trên bao bì.

    Chúng tôi bao giờ cũng chú trọng vấn đề truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ 4.0 vào quá trình quản lý sản xuất, sử dụng các công nghệ trả phí của 2 đối tác Nhật Bản và Israel (phần mềm FAMRECORD do Nhật Bản chuyển giao, AGRITASK của Israel, sử dụng công nghệ vệ tinh để thẩm tra diện tích, thời tiết, dự đoán, dự báo khả năng xảy ra sâu bệnh, năng suất của các thửa ruộng và theo dõi việc chấp hành quy trình...). Chúng tôi cũng đang hợp tác với tập đoàn Sojitz của Nhật và tập đoàn Rynan để ứng dụng quản lý sản xuất theo chuỗi ứng dụng phân bón chậm phân hủy giảm hiệu ứng nhà kính và giảm chi phí sản xuất.

    Bên cạnh đó, các công nghệ khác cũng được áp dụng để theo dõi việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng đồng. Khi sản phẩm ra đời, trên bao bì sẽ có mã QR để người tiêu dùng có thể xem được bao gạo này được sản xuất ở đâu.

    [​IMG]

    Đâu mới là cách thức để nâng tầm lúa gạo Việt Nam, thưa bà?

    Bà Trần Kim Liên: Để nâng tầm cho lúa gạo Việt Nam, trước hết chúng ta phải hướng dẫn để bà con học được cách ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng. Các nhà cung ứng gạo cũng phải thay đổi cách làm, đồng bộ hơn, quy củ hơn để không còn tình trạng được mùa mất giá phải giải cứu hoặc nhà nước phải hỗ trợ như vừa qua. Đặc biệt sự chia cắt chuỗi giá trị lúa gạo dẫn đến sự phát triển không bền vững của ngành và người bị tổn thương nhất chính là nông dân.

    Khi mà quy trình sản xuất không bài bản, sẽ xảy ra các tình trạng như lấy lúa ăn làm lúa giống, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo quy định… Điều đó dẫn đến độ thuần của sản phẩm thấp, chất lượng không cao, xảy ra may rủi khi trải qua các bài kiểm tra của những thị trường khó tính.

    Chính chúng ta phải nghiêm túc, sòng phẳng với nhau để đảm bảo được rằng sản phẩm ra đời là kết quả của một chuỗi sản xuất khép kín, chất lượng đến từng khâu.

    Có thể nói, hiện nay, cũng có một số công ty gạo không chủ động được về thị trường nên phải thông qua rất nhiều khâu trung gian, các thương lái. Khi cần, đi mua gom thì không đồng nhất về chất lượng, nguồn gốc nên không thể xây dựng được thương hiệu mà chỉ là những bao gạo trắng đơn thuần.

    Đối với giống, những dòng có thương hiệu như Đài Thơm 8 (xuất khẩu tới gần 2 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm nay) vốn là của Vinaseed nhưng nông dân lại chưa hiểu được tầm quan trọng độ thuần giống nên vẫn mua lúa lương thực về làm giống. Điều này làm cho chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, gen thơm không được duy trì và dẫn đến kết cục là không xây dựng được thương hiệu.

    Ở Vinaseed, giống lúa được đảm bảo ngay từ đầu, dù gieo trồng trên 15.000ha thì cũng chỉ dùng một loại giống, nên độ thuần trên cánh đồng có thể lên đến 95%. Đây là hướng đi mà ngành lúa gạo cần phải thực hiện để có thể gây dựng được tên tuổi cho mình trong tương lai.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tham gia toàn bộ chuỗi lúa gạo, từ giống, tổ chức sản xuất đến đầu ra thị trường, trong chuỗi giá trị này bà thấy khó khăn nhất khâu nào?

    Bà Trần Kim Liên:

    Khó khăn lớn nhất đối với quá trình tái cấu trúc là việc hình thành những cánh đồng lớn để có thể thực hiện truy xuất nguồn gốc, đồng nhất được chất lượng sản phẩm với khối lượng lớn và thực hiện cơ giới hóa. Để giải quyết khó khăn này không chỉ mình doanh nghiệp mà còn phải có sự tham gia của nhà nước, của ngành.

    Đầu tiên nhà nước cần có cơ chế mạnh hơn thúc đẩy việc hình thành các hợp tác xã kiểu mới để doanh nghiệp có các đầu mối lớn với quy mô lên đến hàng trăm ha, tạo thuận lợi trong sản xuất.

    Chủ trương về hợp tác xã kiểu mới đã có, nhưng cần có thêm các sự hỗ trợ về tiền lương, vốn, công cụ quản lý và cơ chế chính sách để xây dựng cơ sở vật chất cho các hợp tác xã và thu hút được cán bộ có trình độ về quản trị được đào tạo bài bản. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể mạnh dạn đầu tư vào cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao hay cung cấp giống, phân bón… một cách đồng bộ để đảm bảo sản phẩm ổn định.

    [​IMG]

    Người đứng đầu hợp tác xã phải có trình độ để quản lý được bộ máy của mình, có kiến thức về thị trường để kết nối được với các doanh nghiệp và trở thành một nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất. Doanh nghiệp không thể ký hợp đồng và đầu tư với vài ngàn hộ nông dân được.

    Thứ hai, là luật Đất đai, nên có điều chỉnh, sửa đổi về chính sách hạn điền và có chính sách để tích tụ, tập trung ruộng đất làm lớn. Hiện nay hạn điền còn chưa đủ lớn, thủ tục pháp lý về dồn điền đổi thửa chưa có nên các doanh nghiệp chưa dám làm vì sợ rủi ro.

    Khi có cơ sở pháp lý, các doanh nghiệp có thể xem những phần ruộng mình tập trung được như một dạng tài sản để thế chấp, tín chấp để vay vốn ngân hàng.

    Thứ ba là vấn đề hỗ trợ về tín dụng, vì đa số các doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô nhỏ nếu không có cơ chế thông thoáng, thuận lợi về vốn thì rất dễ phá sản khi thị trường bất ổn.
    nguyenhungminh305 thích bài này.
  3. phanle90

    phanle90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2020
    Đã được thích:
    825
    Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường. NSC sẽ chống chọi rất tốt với suy thoái, sống tốt trong khủng hoảng.
    Cũng như bản chất ngành nghề kinh doanh, trồng cây thì phải kiên trì chờ đợi, chờ cái cây đi qua bão táp, mưa giống, nắng han rồi đơm bông kết trái....nhanh thì vài ba tháng, chậm thì vài ba năm!
    Riêng cá nhân tôi đồng ý với bạn, nó đang rẻ, rất rẻ. Chỉ đáng tiếc phận tôi nhỏ, cổ trôi nổi rất ít, lực không đủ...mà thôi !
    (~~) Mua bán tùy duyên
    Last edited: 22/07/2023
  4. unprofi1990

    unprofi1990 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/07/2017
    Đã được thích:
    151
  5. phanle90

    phanle90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2020
    Đã được thích:
    825
    Cũng chẳng cần phải PR nhiều làm gì. Chủ top đăng cho ae hữu duyên. để thời gian và thị trường trả lời! còn với tớ, con hàng này cứ ôm cho đạt kỳ vọng mới thôi :)>- Hữu xạ tự nhiên hương!
  6. chehanoi

    chehanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2007
    Đã được thích:
    240
    nhỏ lẻ mà cũng hy vọng nhảy vào con này kiếm cơm à =))
  7. phanle90

    phanle90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2020
    Đã được thích:
    825
    Bồ tèo chê thanh khoản nó chứ gì?! hehe. Vì nó ngon quá nên chả ma nào bán cả, để vậy ăn cổ tức cao và dự sẽ còn cao hơn thế nhiều.
    còn nhớ năm xưa FMC trước khi Pan bán cho CP…nó cũng tương tương như này…. đến lúc có thanh khoản như fmc thì làm gì đến lượt bồ tèo.
    cứ hàng làm ăn thật mà múc! Mua bán kệ ae :-h
  8. phanle90

    phanle90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2020
    Đã được thích:
    825
    “….Ngày 20.7, Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo trắng ngoại trừ gạo đặc sản basmati. Lệnh cấm này đã khiến thị trường toàn châu Á "đứng hình" - tạm ngưng giao dịch trong ngày 21.7 để dò xét diễn biến tiếp theo của thị trường. Các doanh nghiệp ở Việt Nam, Thái Lan và cả châu Á cũng như các hãng tin lớn trên thế giới đều thông tin và phân tích về sự kiện này. :-ssTheo đó, Reuters dẫn nguồn các thương nhân châu Á dự báo sắp tới giá gạo có thể tăng thêm ít nhất từ 50 - 100 USD/tấn. Trong khi đó, đài CNN của Mỹ cho rằng giá gạo 5% tấm có thể tăng lên tới 600 USD/tấn - một mức giá cao không tưởng trong lịch sử ngành này”
  9. phanle90

    phanle90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2020
    Đã được thích:
    825
    Người ta chỉ biết đến giá gạo tăng nhưng đâu biết giá trị mà NSC mang lại, không chỉ là kinh doanh gạo mà NSC có lợi thế rất lớn ở mảng giống, tiềm năng cho hiện tượng elnino được dự báo cao nhất lịch sử….đây là điểm nhấn! Xung đột vũ trang, đứt đoạn lương thực là ngắn và trung hạn nhưng dài hạn là ơ đó, ở những diễn biến khó lường của thời tiết hiện nay và tương lai
    Last edited: 24/07/2023
    internship01nguyenhungminh305 thích bài này.
  10. phanle90

    phanle90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2020
    Đã được thích:
    825
    nhà đầu tư cũng có 3,5 dạng. Họ dựa vào xanh đỏ trên bảng điên và leo ngeo mấy cái chart kỹ thuật nên chẳng thèm đọc báo cáo tài chính công ty, cũng chẳng thèm để ý gì đến tương lai của nó, thậm chí ngành nghề nó là gì, doanh thu đến từ đâu cũng chẳng biết, và vì sao lại nsc mà không phải la ltg, pan, hay tar.... thì làm sao có niềm tin để đầu tư trên thị trường đầy cạm bẫy nầy
    nguyenhungminh305 thích bài này.

Chia sẻ trang này