Vincom và lịch sử Đàn Nam Giao

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dao_Duy_Anh, 06/03/2007.

4337 người đang online, trong đó có 350 thành viên. 13:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2251 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    Vincom và lịch sử Đàn Nam Giao

    Vincom và lịch sử Đàn Nam Giao Thăng Long, Hà Nội​

    (Hanoinet)- Theo TS. Nguyễn Hồng Kiên, Viện Khảo cổ học Việt Nam, Đàn Nam Giao Thăng Long xây dựng muộn hơn Đàn Xã Tắc 114 năm. Gọi là Đàn Nam Giao nhưng thực chất đó là một quần thể kiến trúc khá độc đáo với nhiều toà nhà được xây dựng tương đối công phu. Vị trí của đàn Nam Giao được xác định ở khu vực Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo hiện nay.

    [​IMG]
    Đàn Nam Giao ở Huế


    Việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo yêu cầu tổ chức khai thác khảo cổ học khu vực dự báo là di tích Đàn Nam Giao, để trên cơ sở khai quật thực tế sẽ xây dựng phương án bảo tồn di tích phù hợp và tương xứng kết quả khai quật.


    Đưa công trình bảo tồn di tích Đàn Xã Tắc và Đàn Nam Giao vào danh mục các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" không chỉ được giới sử học đón nhận với một tâm thế hết sức phấn khởi, mà còn là niềm vui chung của nhân dân ngay trong dịp Tết Đinh Hợi khi khẳng định những giá trị văn hoá tâm linh truyền thống được Nhà nước trân trọng.



    Đàn Nam Giao là nơi tế trời, cầu cho sự thịnh vượng của một vương triều?


    Hà Nội cũng có Đàn Nam Giao (còn gọi là Đàn Nam Giao Thăng Long). Đó là thông tin bất ngờ và đầy ý nghĩa đối với nhiều người. Càng thú vị hơn khi mọi người hiểu giá trị văn hoá và tâm linh ẩn chứa trong Đàn Nam Giao. Nếu như Đàn Xã Tắc là nơi để cầu mùa màng tươi tốt, thờ thần Đất, thần Ngũ cốc, thần Nông thì Đàn Nam Giao là nơi để vua tế trời, cầu cho sự thịnh vượng của một vương triều.



    Theo sách sử ghi chép lại thì lễ tế trời tại Đàn Nam Giao của vua chúa Việt Nam có sự tham khảo thể chế của Trung Quốc và theo quy định từ xưa, mỗi năm vào đúng ngày Đông chí, tổ chức lễ tế lớn, tế trời ở đàn Viên Khâu, tế đất tại Đàn Nam Giao (còn gọi chung là Đại tế Nam Giao). Theo triết học cổ đại phương Đông thì quan niệm trời có dạng hình tròn, còn đất hình vuông; Đàn Nam Giao được dùng để tế trời nên được đắp theo hình tròn, chữ Hán là Viên Khâu (Gò Tròn). Do đó khi nói tới Viên Khâu là nói tới Nam Giao.



    Vậy Đàn Nam Giao Thăng Long ra đời khi nào? Theo Việt Sử lược (thế kỷ XIV), bộ chính sử cổ nhất nước ta viết thì vào tháng 9 năm Giáp Tuất (1154), Đàn Viên Khâu ở phía Nam kinh thành Thăng Long được xây dựng để tế trời.



    TS. Nguyễn Hồng Kiên, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết, xét về mặt niên đại thì Đàn Nam Giao xây dựng muộn hơn Đàn Xã Tắc (38 năm sau khi định đô tại Thăng Long, nhà Lý lập Đàn Xã Tắc, nhưng 144 năm sau đó, vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) mới cho xây dựng Đàn Nam Giao, muộn hơn Đàn Xã Tắc 106 năm). Gọi là Đàn Nam Giao nhưng thực chất đó là một quần thể kiến trúc khá độc đáo với nhiều toà nhà được xây dựng tương đối công phu.



    Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết, dưới thời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận (1460 - 1469), Đàn Nam Giao được sửa lại: chính điện 3 gian, hai bên Đông Vu và Tây Vu mỗi bên đều bảy gian, có các toà điện Canh Y (nơi thay áo). Trai cung, nhà bếp, nhà kho, bên trong, bên ngoài xây tường bao quanh, cùng ba gian nghi môn. Đến niên hiệu Quang Hưng (1578 - 1599), thời vua Lê Thế Tông thì dựng thềm điện Chiêu Sự.



    Tới đời vua Lê Huyền Tông, vào khoảng niên hiệu Cảnh Tự (1663 - 1671), Đàn Nam Giao lại được xây dựng sửa sang thêm. Cho đến đầu triều Nguyễn (1802 - 1945), vua Gia Long cho dỡ lấy gạch đá để xây thành Thăng Long mới, chỉ còn lại phần đền chính ở phường Thịnh An (có sách chép là phường Lương Giang). Tuy nhiên, đến niên hiệu Tự Đức thứ 11 (1859), ngôi đền chính này cũng bị hỏa hoạn, từ đó Đàn Nam Giao Thăng Long chỉ còn lại những phế tích.



    Từ năm 1802, kinh đô chuyển vào Huế, các vua triều Nguyễn cho xây dựng Đàn Nam Giao ở địa phận xã Dương Xuân về phía Nam kinh thành (1806). Do đó, Đàn Nam Giao ở Thăng Long - Hà Nội không được xây dựng lại nữa. Như vậy, Đàn Nam Giao Thăng Long là đàn tế trời đầu tiên của nước Việt Nam quân chủ trung đại. Ngoài Đàn Nam Giao Thăng Long, Đàn Nam Giao Huế còn có Đàn Nam Giao nhà Hồ (1400 - 1407) ở phía Nam thành nhà Hồ, trên núi Đốn Sơn (Thanh Hóa) được Sở VHTT Thanh Hóa và Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật năm 2004 với nhiều di tích lịch sử có giá trị.



    GS ?" TS Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam: Không chỉ có ý nghĩa văn hóa tâm linh truyền thống, mà còn là giá trị khoa học với hậu thế!



    Có thể hiểu Đàn Nam Giao Thăng Long được nhà Lý dựng trong khoảng từ năm 1152 đến 1154, ở phía Nam kinh thành Thăng Long, trên một vùng đất cao ráo, khoáng đạt. Ở tất cả các triều đại, lễ tế ở Đàn Nam Giao Thăng Long đều được vua quan hết sức coi trọng với việc tuân thủ nghiêm ngặt những nghi thức truyền thống cấp cao nhất. Đàn Nam Giao Thăng Long luôn được các triều đại tu sửa xứng với tầm vóc và vị trí một điểm văn hóa tâm linh của một quốc gia. Những dấu tích mà các nhà khảo cổ thu được đã xác định vị trí của Đàn Nam Giao Thăng Long thuộc khu vực Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.



    TS. Nguyễn Đức Nhuệ, Trưởng phòng Nghiên cứu lịch sử địa phương - chuyên ngành, Viện Sử học Việt Nam, cũng khẳng định: Với những giá trị quan trọng của Đàn Nam Giao Thăng Long mà lịch sử đã ghi nhận, việc khảo cổ và có phương án bảo tồn tương xứng là hết sức cần thiết. Nó không chỉ có ý nghĩa văn hóa tâm linh, mà còn có giá trị khoa học cho hậu thế!
  2. Pluto

    Pluto Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2001
    Đã được thích:
    0
    chẳng mấy khi đồng ý với ý kiến của bác LCTV, nếu đúng là VINCOM nằm trên đàn Nam Giao thì tốt nhất chúng ta cùng kiến nghị giải tỏa VINCOM thôi
  3. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Đã được thích:
    1
    Em cũng góp 1 tay xin ủng hộ.
    Nhà Quốc hội định xây ở Hoàng thành còn fải di chuyển nữa là cái VINCOM
    Bác Dũng em làm việc rõ là hiệu quả
  4. mummimbear

    mummimbear Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Đã được thích:
    0
    Chuyện nhỏ như con thỏ! Chỉ cần để 1 tầng trên cùng làm đàn tế thì Vincom càng nổi tiếng! Đi vào lịch sử.

    Thử thăm dò ý kiến của nhân dân xung quoanh muốn có tòa chung tâm thương mại hơn hay là khu đất bỏ hoang?

  5. mummimbear

    mummimbear Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Đã được thích:
    0
  6. nganhduc

    nganhduc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Đã được thích:
    0
    Các bác bàn cãi nhau xôm tụ quá, nhưng có 1 thực tế là những ngày qua giao dịch Vincom rất sôi động, và những người mua vào thì rất nhiều là dân tài chính, chứng khoán.
    Và giá thì mỗi ngày một tăng...
  7. Nang_Thuy_Tinh_2010

    Nang_Thuy_Tinh_2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Đã được thích:
    644
    vui thiệt, em cũng nghe tin đồn như vậy, em còn nghe nói là UBND thành phố không đồng ý phê duyệt xây dựng Vincom2 .....lúc đấy thì ồ lá là.....giá cổ phiếu vincom 180.000 thì cao quá....hic hic.......chia buồn với bác nào chót ôm lô Vincom vừa rồi.....
  8. kmit06

    kmit06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Đã được thích:
    0
    hien nay co'' tin don rang: Thap'' Vincom se~ bi. phá đi, vì ko những nhà máy cơ khí trần hưng đạo nằm trên diện tích của Đàn Nam Giao, mà cả toà tháp đôi cũng bị dính vào...

    hôm trước định nói mấy tin này, nhưng Bác ĐDA cung cấp đầy đủ rồi...

    Thanks Đào Diu Anh
  9. Aloha_Man

    Aloha_Man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Kể cả Vincom có lobby để được phép xây (khả năng này rất khó) thì chắc cũng dặt dẹo giống cơ khí Hưng đạo thôi.
    Bác nào biết tình hình anh cơ khí Hưng đạo sau khi về nhà mới up lên cho anh em biết phát.


    Được Aloha_Man sửa chữa / chuyển vào 19:50 ngày 06/03/2007
  10. Nang_Thuy_Tinh_2010

    Nang_Thuy_Tinh_2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Đã được thích:
    644
    Cái gì mà đụng đến long mạch thì chả phải chuyện đùa, vớ vẩn các cụ vật cho gãy cổ như chơi.......

    Bây giờ mới thấy bọn Trung quốc thâm thật, nó xây nhà máy đúng vị trí đàn Nam giao, suốt ngày gõ cành cạch thì khí làm sao tụ được, he he...chả lẽ vì 1 cái Vincom mà làm hỏng cả linh khí quốc gia à........

    Theo em Vincom bán giá 180 thì cao quá....

Chia sẻ trang này