Vinh quang giai cấp công nhân Việt Nam.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bualiem, 17/01/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5346 người đang online, trong đó có 487 thành viên. 22:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 716 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. bualiem

    bualiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Vinh quang giai cấp công nhân Việt Nam.

    Công nhân bị "đẩy" ra đường: Ác mộng giữa ban ngày!
    08:06'' 14/01/2009 (GMT+7)

    - Cận Tết, thời điểm mà những người đi làm ăn xa đang mong mỏi giây phút được trở về sum họp với gia đình, thì hàng ngàn công nhân tỉnh lẻ tại các KCN lớn vẫn chưa dám nghĩ đến chuyện về quê ăn Tết. Cơ cực tột cùng nơi đất khách khi họ bị "đẩy" ra đường do mất việc làm lúc năm tàn tháng tận. Và đó thực sự là "ác mộng giữa ban ngày"...

    Đột ngột bị... đẩy ra đường

    Quê Quảng Bình vào TP.HCM kiếm việc, chị Lê Thị Thìn đã có lúc làm tại Công ty Quang Sung Vina (Gò Vấp). Chị vào TP.HCM với mong muốn kiếm tiền gửi về giúp gia đình, đồng thời mang theo hi vọng có cơ hội đổi đời.

    Suốt 4 năm vào thành phố làm công nhân, số tiền mà chị chắt bóp gửi về dù chỉ mấy trăm ngàn mỗi tháng nhưng cũng trở thành niềm hy vọng cho gia đình ở cái vùng quê khốn khó, chẳng dễ dàng kiếm được đồng tiền ấy.

    Đời công nhân cơ cực phải tăng ca tối mày tối mặt mà đồng lương chẳng bao nhiêu, nhưng dẫu sao chị cũng bằng lòng vì vẫn có tiền gửi về cho gia đình và trang trải cuộc sống cho mình nơi xứ người. Bỗng dưng, chủ doanh nghiệp bỏ trốn khi vẫn còn nợ gần 2 tháng lương của công nhân. Phút chốc, chị trở thành người thất nghiệp khi chưa có sự chuẩn bị.

    Bi kịch lao động mất việc trước Tết

    Trong khi chưa tìm được việc làm mới, tiền cạn, không có trả tiền thuê nhà, chị Thìn và 2 người bạn cũng làm cùng công ty đã bị bà chủ ?ođuổi khéo? ra đường, phải tản mát mỗi người một nơi tìm chỗ ?oở ké?.

    Hàng ngày, mấy chị em vẫn san sẻ cho nhau những gói mì tôm, vài đồng bạc lẻ mua rau để sống qua ngày, chờ xin việc làm mới. Chị Thìn ngậm ngùi tâm sự: Trước tăng ca suốt, về đến nhà mệt đừ chỉ thèm được nghỉ để ngủ xả láng. Giờ có cơ hội xả láng thì lại méo mặt, mất ăn mất ngủ vì lo lắng.



    Cũng mất việc như chị Thìn, bà Nguyễn Thị Hồng còn rơi vào tình trạng bi đát hơn. 50 tuổi, nhờ người quen giới thiệu và năn nỉ mãi bà mới được vào làm ở Công ty Quang Sung Vina. Giờ công ty đóng cửa, ở cái tuổi của bà dễ gì xin được việc làm.

    Cực chẳng đã, bà đành xoay sang công việc đi lượm ve chai để kiếm đồng ra đồng vào. Nhưng khi bà quyết định chuyển nghề thì cũng là lúc ve chai xuống giá thê thảm, người mới vào nghề như bà mỗi ngày kiếm được chẳng đáng là bao. Nói về mình, bà chép miệng: Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa!

    Như bao công nhân mất việc khác, cho đến giờ chị Lý Thị Mai, công nhân Công ty TNHH Nhất Huê (KCN Tân Tạo) vẫn chưa hết bàng hoàng khi một buổi sáng đến công ty nhận được thông tin công ty đóng cửa, ngừng hoạt động vì làm ăn thua lỗ. Đột nhiên rơi vào tình cảnh thất nghiệp, chị Mai cũng như nhiều chị em khác trong công ty chỉ còn biết than trời khi thấy sắp tới sẽ phải đối mặt với tình cảnh vô cùng ngặt nghèo.

    Công nhân đi cắt cỏ, làm vệ sinh

    Vào những ngày giáp Tết, chúng tôi đến KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) nhưng không khí ở đây vẫn không khác ngày thường là bao. Khi hỏi về chuyện công nhân chuẩn bị về Tết thì không khí bỗng nhiên trùng xuống?



    Nhiều công nhân ở KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) phải đi cắt cỏ, làm vệ sinh
    Lê Thị Hương (quê Phú Thọ), làm cho Công ty Nissei đã một tháng nay nghỉ không làm và hưởng 70% lương, Tuy cả tháng không làm gì mà có tiền nhưng mặt Hương vẫn buồn so lại. Hương bảo: ?oKhông có việc để làm, thì năm nay có khi mất cả tháng lương thưởng Tết, ngồi không cả ngày vui sao được?.

    Lý do công ty cho công nhân nghỉ việc hưởng 70% lương, theo Hương thì: ?oQuản lý bảo do khủng hoảng kinh tế, đơn đặt hàng ngoài nước ngừng, nên không có nhu cầu. Công ty còn khuyến khích cộng thêm tiền để công nhân tự viết đơn thôi việc?. Hương bảo, mình vừa mới về quê, ra KCN mới được vài hôm, đang đợi hết tháng có thông báo chính thức từ công ty.

    Gặp Hồng (Nghệ An), công nhân của Công ty Nissei đang trên đường đi làm về, khi nghe chúng tôi hỏi chuyện việc làm cuối năm, Hồng cho biết: ?oNhiều hôm công ty còn bố trí cho công nhân đi nhặt cỏ làm vệ sinh xung quanh công ty, những công việc này trước đây do đội vệ sinh môi trường làm, nhưng nay nhàn việc nên công ty huy động công nhân ra làm thay?.



    Trong thời buổi kinh tế khó khăn, để cân đối thu chi, nhiều công ty đã tiến hành giảm nhân công bằng nhiều cách. Chị Nguyễn Thị Phương, Phòng nhân sự Công ty Nissei cho biết: Tổng số công nhân trong công ty là 3.600 người, nhưng từ tháng 10/2008 đến nay công ty đã tiến hành giảm nhân công qua 3 đợt.

    ?oDù đã giảm gần 1.000 công nhân nhưng nếu sang năm 2009, tình hình không có biến chuyển theo chiều hướng khá hơn có thể công ty sẽ tiếp tục khuyến khích công nhân nghỉ việc? - chị Hương cho biết.

    Theo những công nhân ở KCN, thì số lượng người nghỉ việc được hưởng 70% ngày càng nhiều, ngay cả Công ty Canon mấy hôm nay không có việc cũng đã phải cho một số công nhân đi... quét dọn vệ sinh xung quanh khu vực cầu vượt Bắc Thăng Long.



    Chị Phượng (quê Thái Nguyên), công nhân của Công ty Canon xác nhận điều này: ?oMặc dù công ty đã cắt giảm và cho nghỉ luân phiên gần 2.000 công nhân, nhưng thời gian gần đây bọn em vẫn thiếu việc làm. Nhiều hôm bọn em thay vì tiếp tục làm trong nhà máy sản xuất thì lại phải ra chân cầu vượt Bắc Thăng Long cắt cỏ, nhặt rác làm vệ sinh môi trường?.




    Nhiều công ty vẫn cho công nhân làm việc, nhưng phập phù
    Không đuợc hưởng đầy đủ lương, nhiều công nhân đang định xin một công việc bên ngoài và chờ đi làm trở lại. Nhưng những ngày giáp Tết này, ngay cả một công việc ở các công ty tư nhân nhỏ trong KCN bây giờ cũng khó kiếm.

    Chị Hương tâm sự: ?oThời buổi khó khăn chung, bọn em làm công nhân cũng khổ muôn đường. Tết đến rồi muốn về quê mà không có tiền để về. Lương công nhân ba cọc ba đồng có tích cóp được gì đâu. Mọi năm về quê còn có tiền thưởng Tết, nhưng năm nay thì không có gì rồi, từ khi nghỉ việc em đã đi xin việc nhiều nơi nhưng chẳng nơi nào nhận cả?.



    Đói việc, công nhân rủ nhau đi... mót khoai



    Chỉ còn 2 tuần nữa là Tết Nguyên đán, và đang là ngày nghỉ cuối tuần nhưng khu tập thể công nhân của Công ty cổ phần Dân Sinh (phường Phú Mỹ, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã vắng hoe. Một cảnh tượng khó tin: nhiều dãy nhà trọ ?ocửa đóng, then cài?, cỏ dại mọc đầy sân?


    Số lượng lao động thời điểm 2005 tại công ty này là 800 người, đến tháng 7/2008 chỉ còn chưa đầy 200. Hàng trăm lao động buộc phải cắt giảm, bị nợ lương bởi khó khăn chung của ngành sản xuất gỗ?

    Hồng Yến một công nhân cho biết, ngày 25/12 vừa qua, cô mới được nhận lương tháng 10 và tháng 11. Tổng cộng chỉ có 1,28 triệu đồng, nhưng phải ?ocắt? bớt 700 nghìn đồng để trả nợ tiền vay của cô bạn cùng xưởng. Hai tháng không lương phải sống vật vờ, may mà có bà cô giúp đỡ cho ăn ở miễn phí?




    Khu tập thể của Công ty Dân Sinh cửa đóng then cài - Ảnh: HB
    Yến nói: ?oEm còn đỡ vì còn có người nhà cưu mang, nhiều bạn sống trong khu tập thể, phải ký nợ ?otrường kỳ?. Ban đầu những người bán hàng còn cho mua thiếu, đến tháng thứ hai họ bắt đầu than phiền, dần dà không cho mua chịu nữa?.



    Nhiều công nhân sống trong tình cảnh ?ocó việc làm nhưng? bụng đói meo?. Công nhân ?olọt? vào thế bí không thể dời nhà trọ, muốn về nhà hoặc nghỉ việc cũng khó. Bởi về nhà thì còn khoản nợ treo lơ lửng, xin việc khác thì phải có thời gian và phải thử việc từ đầu. Có ở lại khu tập thể họ mới được ở trọ miễn phí và mua hàng trả chậm, chỉ bị... truy thu khi có lương!



    Đời sống khó khăn, đã có chuyện công nhân rủ nhau đi mót khoai mỳ (sắn) của dân địa phương để ?obổ sung? vào bữa cơm toàn rau của họ! Kể với chúng tôi, Yến nghèn nghẹn: ?oHôm qua, các chị Thu, Hằng, Hoa ở chung xưởng chà nhám rủ em chủ nhật này đi mót khoai chung. Trước đó đã có một số công nhân đi thử và kiếm được tương đối. Chúng em không ngại việc này, do người dân địa phương biết chuyện và họ cũng cảm thông??.



    Dù sao thì tình cảnh của những công nhân ở Công ty Dân Sinh cũng chưa đến nỗi tệ, bởi hơn một tuần nay, công ty đã bắt đầu phát lương, thậm chí còn đề nghị công nhân tăng ca cho kịp xuất hàng. Nhiều công nhân đang hy vọng có việc làm đều đặn, để cái Tết này không đến nỗi quá hẩm hiu?



    Chúng tôi gặp và hỏi chuyện một trường hợp khác thấy còn buồn hơn. Mai Hoa ?" công nhân Công ty may Việt Long (KCN Việt Hương II, huyện Bến Cát) đang thu dọn đồ đạc để về quê ăn Tết, cô đã nghỉ làm từ hơn 3 tuần nay.

    Hoa cho biết, lương tháng 11 được phát vào giữa tháng 12, nhưng lĩnh cũng được vài trăm ngàn đồng vì tháng rồi ít việc, mỗi ngày chỉ làm được vài giờ. Trước tình cảnh trên, công ty khuyến cáo nếu công nhân ở lại làm phải chấp nhận cảnh lương thấp, làm phập phù, còn nếu nghỉ về quê thì... cứ đề xuất, công ty ký giải quyết ngay.

    ?oEm tính năm nay không về quê, nhưng gần Tết, buồn và nhớ nhà nên phải xuống Sài Gòn vay bạn đồng hương Khánh Hoà làm công nhân ở Khu CN Tân Bình 1 triệu đồng để về quê. Cứ về trước đã, qua năm rồi tính tiếp anh ạ? ? - Hoa ngậm ngùi nói.

    H.Dịu - V.Điệp - V.Hoàng - H.Bắc - T.Hòa
  2. bualiem

    bualiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Bài 2: "Ngụp lặn" kiếm tiền về quê ăn Tết
    08:13'' 15/01/2009 (GMT+7)

    - Bị "đẩy" ra đường những ngày giáp Tết, hoặc công việc ít khiến thu nhập giảm, không còn cách nào khác, công nhân phải bươn chải khắp nơi để tự cứu lấy mình, trước khi được cứu... Đó là tình cảnh của hàng ngàn công nhân tại các thành phố lớn hiện nay.


    Ngụp lặn sinh nhai

    Trong những ngày đi thực tế, những từ như ?omất việc? ?onợ lương? của những công nhân trong các khu CN? cứ ám ảnh chúng tôi. Không khó để tìm gặp các công nhân mất việc ?ongồi đồng? suốt buổi tại các quán cà phê chiếu phim chưởng tại các khu nhà trọ gần KCN Mỹ Phước hay Việt Hương II (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương), khu CN Đồng An (huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương)?

    Đơn giản, họ phải ?ogiết thời gian? vì không có việc làm hoặc chờ đến lượt để làm công việc ít ỏi, ngày càng giảm dần trong các DN thời khó khăn kinh tế..


    10h sáng, nhiều công nhân vẫn còn "ngồi đồng" tại các quán cà phê quanh khu CN...

    Tuy nhiên, có không ít trường hợp công nhân mất việc đã chuyển nghề ra ngoài kiếm sống và họ đã vượt lên chính mình..


    Cách đây vài tháng, N.V.T (29 tuổi) là công nhân Công ty Gỗ Sài Gòn (đóng tại Khu chế xuất Linh Trung 2) mức lương là 1,4 triệu/ tháng. Thế nhưng, tình hình ngày càng khó khăn, lương không đủ sống, anh xin nghỉ tìm việc khác làm. Gom góp được 3 triệu đồng, vượt qua mặc cảm đàn ông ?osức dài vai rộng?, hàng ngày anh mua sỉ trái cây ở các vựa lớn rồi chạy xe lòng vòng đi bán dạo tại khu vực đông xí nghiệp, khu nhà trọ của công nhân..


    Anh T. nói: ?oHàng ngày cũng kiếm được từ 70 ?" 100 ngàn đồng tiền lãi, sống khoẻ hơn làm công nhân rồi?!




    Từ công nhân thành người buôn bán nhỏ (!) Một cách vượt qua khó khăn của một bộ phận công nhân KCN ở Bình Dương.
    Cũng không chịu nổi cảnh ?ongồi chờ việc?, anh thanh niên trẻ Quang Dũng (25 tuổi) công nhân KCN Đồng An (Bình Dương) cũng đã sớm tìm cho mình công việc thời vụ: tham gia vào nhóm thợ sửa nhà, quét sơn cuối năm làm tại thị trấn Lái Thiêu (Bình Dương) và quận Thủ Đức (TP.HCM). Tuy mới vào làm việc từ giữa tháng 11/2008, nhưng Dũng khoe đã dành dụm được 2 triệu đồng gửi về cho gia đình ở Thanh Hoá sắm Tết..

    Sau khi mất việc do giám đốc công ty bỏ trốn, Công ty Vina Haeng Woon (Quận 8, TP.HCM) phải đóng cửa, anh Dương Thanh Phúc đã đi xin việc ở nhiều nơi. Những chỗ ổn định tử tế thì khó xin, những chỗ xin được thì công việc lại bấp bênh, công ty cũng có thể đóng cửa bất cứ lúc nào.

    Cực chẳng đã, anh Phúc quyết định không đi xin việc nữa, mà chuyển sang nghề chạy xe ôm để có tiền lo cho gia đình.


    Chạy xe ôm, ngày nào nhiều anh kiếm được năm chục ngàn, ngày ít thì chẳng được bao nhiêu, thêm vào đó mỗi ngày anh còn phải trả tiền nợ đã vay nên cuộc sống gia đình vẫn vô cùng khó khăn. Thỉnh thoảng, anh lại chạy lên Bình Chánh nơi có nhiều kênh rạch, giăng lưới để bắt cá. Hôm nào được nhiều thì đem bán, ít thì mang về cải thiện bữa ăn trong gia đình vốn chỉ có rau muống và nước mắm.

    "Từ khi mất việc, tôi sút đi mấy cân, da từ trắng trẻo chuyển sang đen sạm. Tôi tự nhủ cố gắng vượt qua giai đoạn này, hi vọng sang năm mới, tình hình sáng sủa hơn, xin được việc ở chỗ mới, gia đình sẽ bớt khổ" - anh Phúc tâm sự.


    Để kiếm sống, nhiều công nhân phải chấp nhận đi làm thêm nghề may ở tiệm bên ngoài để kiếm sống. Ảnh: HĐ
    Anh Phúc cũng cho biết thêm, cùng công ty với mình còn có vài người do không xin được việc nên phải chấp nhận sinh nhai bằng đủ thứ nghề.

    Anh Trần Minh Chánh, cũng là công nhân của Công ty Vina Haeng Woon đã phải chuyển sang công việc ?oquậy? nước rửa chén rồi đem bỏ mối cho các quán ăn kiếm mấy chục ngàn một ngày. Anh Chánh cho hay, đi bỏ mối thế này, ngày nào biết ngày ấy, bấp bênh vô cùng nhưng cũng đành phải chấp nhận, nếu không muốn chết đói giữa thành phố này.

    Sau khi công ty đóng cửa, không xin được việc làm mới, anh Lê Văn Nam, công nhân Công ty Quang Sung Vina đã cùng một nhóm bạn rủ nhau đi làm phụ hồ. Do mới vào nghề nên Tịnh phải chấp nhận tiền công 40 ngàn đồng/ngày. Với số tiền đó, chỉ đủ tiền ăn nên anh quyết định xin ngủ ngay tại công trình đỡ phải tốn tiền thuê nhà trọ.

    Chị Nguyễn Thị Thùy từng là công nhân của Công ty Quang Sung Vina cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Không xin được việc làm ở công ty mới, chị quyết định xin vào phụ việc trong tiệm uốn tóc của một người cùng quê. Gần Tết, khách đông nên chị Thùy cũng được trả kha khá, đủ tiền thuê nhà và ăn uống một cách tằn tiện. Chị cho biết, có thể sẽ học nghề và làm luôn vì nghề này cũng có vẻ ổn định, chứ chán cảnh làm công nhân rồi, chả biết lúc nào mất việc, bị đuổi ra đường.

    Đi bán cà phê lo tiền về Tết

    Chị Lê Ngọc Thu quê Thái Nguyên lên Hà Nội đã được 2 năm và đi làm công nhân trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Những Tết trước, chịđược thưởng tết nhiều, cộng với những khoản tích cóp cả năm nên cũng được một số tiền dành dụm kha khá đưa về quê cho bố mẹ.



    Bi kịch lao động mất việc trước Tết

    Năm nay, chỉ còn mấy ngày nữa là đến Tết, thế nhưng tích cóp cả năm chị Thu cũng chẳng được bao nhiêu so với năm ngoái. Lại biết thêm thông tin Tết này công nhân sẽ được thưởng rất ít nên chị Thu rủ thêm người bạn làm cùng công ty đi kiếm việc làm thêm bên ngoài.


    Gặp chúng tôi trong quán cà phê ở làng Sáp Mai, xã Võng La gần KCN Bắc Thăng Long, chị Thu tần ngần: ?oTuy không nằm trong diện những công nhân bị sa thải nhưng công việc cũng không có gì để làm. Lương công nhân cơ bản mỗi tháng được gần 1,2 triệu đồng, mà em chỉ được hưởng 70% lương. Tiền nhà, tiền chợ búa ăn uống cũng đã hết quá từng đó rồi, muốn có ít tiền để về quê thì chỉ còn cách là đi làm thêm bên ngoài mà thôi?.



    Quen biết chị Thu qua một người bạn, chúng tôi được Thu mời về phòng mình ăn bữa cơm chiều. Bữa cơm của nữ công nhân chỉ có rau, nước mắm và bát mỳ tôm làm canh. Chị Thu và chị Thuỳ, người bạn cùng phòng phải cố nuốt cho xong bữa .




    Ăn xong bữa cơm chỉ có rau và nước mắm, chị Thu và chị Thuỷ lại đi làm thêm ở quán cà phê đến 11-12h đêm mới về - Ảnh: Vũ Điệp
    Chị Thuỳ cũng ngậm ngùi: ?oChẳng ai muốn đi phụ quán cà phê, karaoke cả đâu anh ạ, nhất là đối với những người đang có công ăn việc làm là công nhân như bọn tôi. Nhưng nói thật, không làm thêm thì không có tiền, sau em còn có 3 đứa em đang tuổi ăn học ở quê nữa, chị đi làm cả năm về mà không góp vào cho bố mẹ được đồng nào nuôi em ăn học thì đâu dám về quê nữa?.



    Chị Thuỳ tính, mỗi tháng lương công nhân được 1 triệu đồng, trừ tiền thuê nhà, chợ búa và những thứ cần thiết chi tiêu thì tằn tiện lắm mới góp được 200 ngàn để dành. Số tiền đó chỉ đủ chi trả cho những lúc cần thiết, đau ốm vặt vãnh, nếu về quê thời điểm này thì hành trang của chị chỉ là mấy bộ quần áo, còn tiền thì không có. Bởi thế, chị mới xin đi làm phụ bán quán cà phê.



    Chị Thu và chị Thuỳ đi làm ban ngày, buổi tối về bán quán cà phê đến 11-12h đêm mới được nghỉ, mỗi tháng mỗi người được chủ quán trả lương 500 nghìn đồng. Cũng gọi là có thu nhập để kiếm thêm tiền xe cộ về quê ăn Tết.



    Cả xóm trọ của họ mỗi ngày chỉ rôm rả vào thời điểm xế chiều, vì lúc đó công nhân mới tan ca về chuẩn bị cho bữa cơm tối. Xong sau đó, mỗi người lại đi một ngả, người phụ bán quán cà phê, karaoke, rửa bát thuê... Tình cảnh như thế, những năm trước đây chưa từng có.

    Rơi nước mắt cảnh bà bầu xin việc

    Nước mắt lưng tròng, chị Đoàn Thị Chiên, từng là công nhân Công ty Quang Sung Vina than thở như vậy. Gặp chị trong nhóm công nhân ngồi canh giữ máy móc ở cổng công ty khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn cách đây gần 2 tháng, lúc đó, cái bụng của chị đã lùm lùm với cái thai gần 5 tháng.

    Chị băn khoăn: "Không biết cái bụng mình như vậy đi xin việc có nơi nào nhận không nữa. Mà nếu không đi làm thì không biết lấy tiền đâu để sinh và lo cho con".


    Với những cái bụng bầu, mất việc rồi ai dám nhận họ? Ảnh: TT
    Dịp này gặp lại, chị xót xa cho biết, đã tới gõ cửa ở một vài công ty, nhưng chẳng nơi nào nhận vì họ bảo gần Tết rồi, chị lại ôm cái bụng bầu to thế kia thì làm chả được mấy ngày lại nghỉ sinh mất mấy tháng, trong khi họ cần người làm việc xuyên suốt. Cực chẳng đã, chị đành từ bỏ ý định đi xin việc, nghỉ hẳn ở nhà chờ sinh con.


    Số tiền lương ít ỏi chị nhận được sau khi thanh lý số tài sản của công ty vốn dĩ định để dành sinh con. Nhưng chồng chị đi làm cũng bấp bênh, công ty thiếu việc nên chỉ trả 70% lương, không đủ trang trải cho cuộc sống vợ chồng, nên phải tiêu dần vào số tiền dành dụm kia.

    "Tình cảnh này chắc phải về quê sinh con, muối mặt ăn bám cha mẹ thôi chứ biết làm sao" - chị Chiên ngậm ngùi.

    Cũng như chị Chiên, chị Nguyễn Ngọc Mai, một trong số 380 công nhân bị mấy việc tại Công ty Young Sheng (huyện Hóc Môn, TP.HCM) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như vậy.

    Không xin được việc, chi tiêu hằng ngày phụ thuộc vào thu nhập từ công việc phụ hồ của chồng. Tiết kiệm tối đa, bữa cơm của hai vợ chồng chị thường chỉ có nước mắm với rau muống luộc, nhưng cũng chẳng dư được đồng nào để dành chờ sinh con. Nghĩ đến những ngày sắp tới, chị Mai lại thở dài thườn thượt, vì chẳng biết sẽ giải quyết thế nào.

    Và không chỉ chị Chiên, chị Mai, còn biết bao công nhân nữ đang mang thai rơi vào tình cảnh mất việc đang hoang mang chưa biết sắp xếp cuộc sống sao cho ổn, khi đứa con ra đời.

    H.Dịu - V.Điệp - V.Hoàng - H.Bắc - T.Hòa
  3. bualiem

    bualiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Bài 3: Đêm đêm nằm lo... Tết
    06:50'' 16/01/2009 (GMT+7)

    - Đêm, tĩnh mịch, hoang vắng, gió đồng hun hút. Trong chiếc chăn mỏng mảnh chẳng đủ ấm, thao thức nghe chuyện của những nữ công nhân ngày cận Tết mà buồn nao lòng. PV VietNamNet đã có một ngày trọn vẹn sống cùng cảnh bồn chồn, âu lo của những lao động đang chờ đến ngày bị "đẩy" ra đường.

    Ám ảnh Tết đến?

    Những ngày cuối năm, trong cái giá rét tê tái của mùa đông, các xóm trọ công nhân ở thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội càng hiu hắt, tiêu điều.


    Mỗi phòng trọ tại đây đều có 2, 3 người ở, mỗi người đến từ một miền quê khác nhau tạm sống chung để tiết kiệm chi phí. Mỗi người làm một ca, ai làm đêm thì ngủ ngày, ai làm ngày thì đêm ngủ? Thế nhưng đêm rồi, nhiều nữ công nhân chẳng yên giấc. Gần Tết, nghĩ đến cái nghèo mà trăn trở, khi không ngủ được còn thêm cả nỗi sợ hãi.

    Đêm, tĩnh mịch, hoang vắng, gió ngoài đồng gần hun hút. Trong chiếc chăn mỏng mảnh chẳng đủ ấm, lắng nghe câu chuyện của những nữ công nhân ngày cận Tết mà nao lòng.

    Chị Kiều Thị Quỳnh Anh ( Sơn Tây, Hà Nội) làm việc cho công ty Enplas, nhưng từ cuối tháng 12 phải nghỉ việc với chế độ 70% lương theo yêu cầu của công ty.


    Quỳnh Anh quanh quẩn với mấy việc vặt khi nghỉ làm. Ảnh: Trà My

    Căn phòng nhỏ 500.000 đồng/tháng, Quỳnh Anh ở cùng hai người đến từ hai nơi khác để chia gánh nặng chi phí. Mỗi tháng Quỳnh Anh làm được 1,2 triệu đồng, trừ tiền nhà, tiền điện, nước, cộng với việc ăn uống tằn tiện, không mua sắm, không giải trí thì... có thể có dăm trăm nghìn đồng gửi về quê. Quỳnh Anh bảo: ?oCòn nếu ?ovô phúc? gặp 2 cái đám cưới, hoặc phải cho bạn vay mượn thì coi như vừa vặn!?

    Tối qua, cô mua một lạng thịt 5.000 đồng, một mớ rau 500 đồng, 2 bìa đậu 2.000 đồng, ba chị em cùng phòng ăn dè đến sáng vẫn còn nửa bát thịt băm. Bạn cùng phòng làm ca 1, Quỳnh Anh ăn trưa một mình. Không có bữa sáng, đến trưa cô ăn nốt chỗ thức ăn còn lại cùng cơm nguội.

    ?oNgày trước chọn đi làm công nhân lương không cao nhưng được cái ổn định, chứ đi làm lung tung bố mẹ lại lo. Nhưng giờ cũng có ổn định được đâu, nguy cơ mất việc thì đang kề cổ?? - kéo chiếc chăn mỏng chẳng đủ ấm, Quỳnh Anh thở dài.

    Nói về cái Tết đang cận kề, cô công nhân trẻ này cũng như những lao động ở đây, mong Tết càng đến muộn càng tốt. Lương thấp, ở trong tình trạng thất nghiệp trước mắt, làm gì có tiền sắm sửa gì cho bản thân và cho cả gia đình.

    Trong câu chuyện về đêm, ngoài nỗi trăn trở về tiền nong, việc làm, Anh còn lo lắng, sợ sệt những điều khác nữa. Cùng trong xóm trọ và cả những xóm trọ xung quanh toàn người tứ xứ giang hồ, những chuyện trộm cắp, tệ nạn, đến gần Tết càng nhiều hơn.

    ?oNhư Thu ở phòng đối diện, đang ngủ thấy có người mở cửa vào, Thu tưởng bạn cùng phòng dậy làm gì, ai ngờ quay sang thấy bạn vẫn nằm đó. Nhìn kẻ gian mặt rất quen lấy túi của mình mà nằm im, không dám kêu??- Quỳnh Anh kể.

    Mỗi lần có tiếng người mở cổng cô lại tưởng tượng là kẻ trộm. Lại nghĩ, những người thất nghiệp ngày một đông, người cần việc nhiều mà việc thì ít, chẳng hiếm người cần tiền lại cùng quẫn làm liều?



    Ngủ một mình khi bạn cùng phòng đi làm ca đêm, cô vẫn gọi Nguyễn Thị Đào, quê Phú Thọ ở phòng bên cạnh sang ngủ cùng. Đào làm ở công ty Panasonic, là một hoàn cảnh đáng thương ở xóm trọ này.

    Mới 22 tuổi, nhưng Đào phải chắt chiu từng đồng lương gửi về quê nuôi một mẹ già và một con nhỏ. Mất bố từ nhỏ, Đào là con một, đi làm công nhân xa quê nuôi mẹ đã 3 năm. Cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn tình cảm, cách đây 2 năm Đào phải lòng một người đàn ông có tiền rồi mang thai. Đến khi sinh con, bố đứa bé ?ochạy làng?, thân gái mang nặng đẻ đau rồi chăm con một mình.

    Đứa con đã 2 tuổi để ở nhà cho bà ngoại trông, làm công nhân lương ba cọc ba đồng, ngày qua ngày, Đào ăn bánh mỳ, mỳ tôm, chẳng dám tiêu pha gì để dành dụm tiền. Ngoài giờ làm lại đi bưng bê, giúp việc kiếm thêm.

    Phải xa con nhỏ, Đào gói ghém nỗi nhớ con để lên thành phố làm việc lấy tiền nuôi con. Nói đến cái Tết, người mẹ trẻ chỉ biết rưng rức: ?oChẳng biết Tết này có về nhà thăm con được hay không. Công việc cứ thế này, con lớn rồi nuôi thế nào, em biết cậy tựa vào ai bây giờ??.

    Trong cái gió lạnh phút chốc lại thốc lên từng cơn, gian phòng trầm xuống, lặng thinh. Với họ, tiền ăn chẳng đủ, nói đến Tết chỉ thêm lạnh và buồn!

    Đời công nhân "hai không"

    Cuộc sống ở xóm Bầu bao trùm bởi nỗi lo lắng của công nhân về chuyện công việc, chuyện tiền nong - chung một chữ ?okhông?! Chẳng riêng gì những nữ công nhân, các công nhân nam cũng phải chắt chiu từng đồng dù biết có dành dụm mấy cũng chẳng đủ ăn. Tết thì cứ đủng đỉnh đến gần trong khi túi rỗng, công việc của người lao động lúc nào cũng chỉ trực vuột khỏi tầm tay, càng nghĩ lại thêm lo lắng.


    Linh dở ví ra ?okhoe? còn đúng 7.000 đồng tiền lương. Ảnh: Trà My
    Anh Lê Văn Linh, nhà ở thôn Bầu, là công nhân của Công ty Kanepackage. Linh hết hạn hợp đồng ngày 31/12/2008, tiền lương hàng tháng anh được hưởng là 983.000 đồng. Hiện Linh đang ăn lương nghỉ việc 70%. Mấy ngày này nằm dài ở nhà, Linh chờ đến 2/2/2009 để biết là mình có bị quyết định nghỉ việc hay không.

    May mắn là nhà ở thôn Bầu nên Linh không tốn tiền thuê trọ, nhưng những tháng ngày không việc làm như thế này, trong ví cũng chẳng còn đồng nào. Linh dở ví ra ?okhoe? còn đúng 7.000 đồng tiền lương: ?oCuộc sống công nhân tằn tiện thế thôi, lúc đói chỉ có nằm nhà ôm nhau khóc! Quần áo có hai bộ thay phiên mặc, trời rét cũng chỉ phong phanh?.

    Linh bảo: ?oĐấy là mình còn ở đây, không tốn vài trăm tiền thuê nhà, chứ công nhân từ nơi xa đến chỉ có ăn mỳ tôm dài mới sống được. Ngày Tết, ai chả mong được về thăm gia đình, thắp một nén hương cho tổ tiên, nhưng nhìn xung quanh chắc chẳng ai muốn về. Ngày Tết người ta vui, còn mình thì buồn, đúng là dở khóc, dở cười!?.

    ?oPhần lớn những người làm đều đi làm xa nhà, bố mẹ cũng chỉ biết là con đi làm công nhân, có tiền gửi về. Bây giờ thất nghiệp rồi, đi đâu làm gì cũng chẳng dám báo về là mất việc, sao mà dám về. Rồi biết ai chán chường có thể dính vào tệ nạn??- Linh thành thật.

    Những ngày này, cuộc sống của công nhân nơi đây chỉ có ăn, ngủ và đi làm, không có gì khác hơn, như từ Linh nói ?ođói khát vật chất, nghèo nàn tinh thần?, ?okhông gì hay, không gì vui?. Thú vui giải trí duy nhất của nữ công nhân là... ?obuôn dưa lê?. Còn với cánh nam công nhân, có lẽ là hút thuốc lào hay đánh cờ.

    Cả xóm trọ có 2 chiếc ti vi, có khu trọ có được 1 chiếc, nhưng, như thế cũng là may mắn hơn khối khu trọ khác. Mặc dù, chẳng ai có thể theo dõi nổi một bộ phim nào ra hồn, vì đi làm về mệt, chỉ muốn ngủ. Những người không buồn ngủ thì đầu óc lúc nào cũng ong ong mối lo mất việc, trắng tay...

    Nguyễn Minh Đức (quê ở Thanh hóa), vừa hết hạn hợp đồng với Công ty ToTo. Bố mẹ làm ruộng ở quê không đủ ăn, 6 anh em Đức chẳng ai được đi học đầy đủ. Đi làm công nhân được vài năm, Đức cũng vay mượn dành dụm để lo cho cậu em út đi lao động xuất khẩu sang bên Malaysia, được một thời gian cậu em trốn về, Đức lại oằn mình gánh số tiền trả nợ.


    Bữa trưa của 6 công nhân xóm Bầu. Ảnh: Trà My
    Tiền lương gần triệu rưỡi, lại vừa bị nghỉ việc, công việc trước mắt anh chọn là đi bán rau. Sáng sớm từ 2, 3 giờ, giữa cái giá rét của mùa đông, một mình Đức lóc cóc đạp xe đi sang chợ Vân Trì hơn 10 cây số lấy rau về ngồi bán ở chợ Bầu. Ngày nào nhiều nhặn lãi 25.000-30.000 đồng, hôm thì hòa vốn, có hôm phải đem rau về vì không bán được.

    Tết đến rồi, Đức chẳng dám về quê. Đức bảo: ?oTết người đông, xe tăng giá. Mà bây giờ chả có tiền, mặt mũi nào mà về. Tết làm gì! Tết ?" đói, Tết ?" buồn!?. Và thế, Đức vẫn làm tạm công việc bán rau, thắt lưng buộc bụng đến khi kiếm được việc nào đó, có thể tốt hơn chăng?...

    Tôi rời khu nhà trọ khi bữa trưa đã được sắp ra. Sáu công nhân, ba nam, ba nữ trong những ngày cuối năm không ai còn tiền, mỗi người một ít đồ góp cho bữa ăn chung. Gạo, lạc mang từ quê, thêm vài bìa đậu là có bữa trưa sum vầy.

    Ngọc, Thắm, Tuyết, Nghĩa, Hưng đều đang nghỉ 70% lương. Vinh mới mất việc. Ai cũng có bố mẹ già ở quê, em nhỏ đang đi học. Ở đây công nhân nào cũng thế, lĩnh lương xong rồi độ mươi mười lăm hôm là rỗng túi. Người lĩnh đầu tháng, người lĩnh cuối tháng, ai còn thì cho nhau vay vài đồng để cầm cự.

    Tết này được nghỉ sớm, ai cũng lo kiếm một việc nào đó tranh thủ làm, thêm đồng nào hay đồng ấy. Thắm nghĩ đến chuyện buôn mà không có vốn, có vốn thì cũng không biết buôn bán thế nào. Tuyết định đi làm thuê, bưng bê, hay ra chợ người để làm công việc thời vụ nào đó, miễn là không hư hỏng?

    Trà My
  4. bualiem

    bualiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Bài 4: Ngày về hoang mang, ngày trở lại mịt mùng
    07:28'' 17/01/2009 (GMT+7)

    - Mọi năm, ngoài 20 Tết mới thấy công nhân kéo nhau về quê , thậm chí đến tận 29 Tết có người mới về vì công ty cho nghỉ muộn. Nhưng năm nay, ngay từ đầu tháng chạp, có khi cách đó cả 2 tháng, đã có nhiều công nhân lên xe về quê. Mất việc, việc không ổn định đã khiến nhiều người phải về quê sớm. Nếu như mọi năm, được về quê, ai cũng háo hức vui mừng thì năm nay gương mặt nào cũng buồn rười rượi, vì họ không biết sau Tết có cơ hội trở lại hay không...

    Cứ về đã, rồi tính



    Tại Bến xe miền Đông (TP.HCM), chị Nguyễn Thị Bé (quê Thái Bình) mệt mỏi kéo lê chiếc túi xách cũng chẳng lấy gì làm nặng lắm, nhưng có cảm giác như chị đang kéo cả một tảng đá. Chị tâm sự: Vào Sài Gòn làm 7 năm, lâu lâu mới được về quê ăn Tết nên năm nào có ý định về là háo hức chuẩn bị từ mấy tháng trước. Rồi sau đó hẹn hò với mấy chị em cùng làng mua vé về chung cho vui. Và khi ra bến xe thì ai cũng tíu tít, cười nói rộn ràng.

    Năm nay thì ngược lại. Về mà không thấy vui chút nào. Một vài chị cùng làng đã về từ trước đó cả tháng, do công ty đóng cửa, nhưng không xin được việc mới. Mọi người về lẻ tẻ chứ chẳng ai đợi được ai như năm ngoái.

    Chị Bé cho biết, cách đây gần 1 tháng, công ty chị đóng cửa, đột nhiên chị trở thành người thất nghiệp. Chị đã đi xin việc nhưng không được. Nếu cứ ở lại thì sẽ không có tiền tiêu nên được mẹ động viên, chị gom góp những đồng tiền cuối cùng đủ mua vé xe rồi về quê. Chị ngậm ngùi: ?oVề mà chẳng biết ra Tết có vào lại được không nên tôi thấy nản và hoang mang lắm. Nhưng mặc kệ, cứ về đã rồi tính sau?.


    Hai vợ chồng quyết định đưa con về quê sớm, ra Tết rồi tính. Ảnh: Hà Dịu
    Cùng quê với chị Bé, chị Trần Thị Ngọc Hạnh đã về quê trước đó cả tháng do công ty ngừng hoạt động. Từ Thái Bình, trao đổi qua điện thoại, chị Hạnh cho biết quyết định về sớm vì nghĩ có ở lại cũng khó xin việc, vì cận Tết rồi. Ở lại sống vật vờ còn khổ nữa. Suy đi tính lại, tốt hơn hết là về giúp mẹ... cấy mấy sào ruộng. Ra Tết, nếu thấy tình hình khả quan thì lại vào sống đời công nhân, còn không thì ở nhà tiếp tục làm... nông dân.

    Chị nói với vẻ dửng dưng, bất cần nhưng có lúc lại rất chua chát. Chị vào Sài Gòn làm công nhân vì sợ cảnh "chân lấm tay bùn". Tha hương bao nhiêu năm với hi vọng đổi đời, nhưng lại trở về với 2 bàn tay trắng, và có thể sẽ phải quay lại kiếp sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". "Nghĩ mà ngao ngán" - chị nói.

    Và chắc chắn, năm nay, cái Tết của chị Bé, chị Hạnh sẽ không trọn vẹn khi "cái án thất nghiệp" còn treo lơ lửng trên đầu và phía trước là một tương lai ảm đạm, chưa có dấu hiệu nào cho thấy có "ánh sáng cuối đường hầm".

    10 năm vào Sài Gòn làm công nhân, từ khi còn là thiếu nữ, đến nay khi đã bước sang cái tuổi ?otoan về già?, chị Hồ Thị Ngọc Hạnh (Hưng Yên) vẫn chưa tìm được cho mình một mái ấm. Và tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Đã thế, vừa rồi công ty đột ngột đóng cửa, bỗng dưng chị rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Quá mệt mỏi sau những năm tháng xa quê sống kiếp tha hương nơi xứ người, chị quyết định về quê, lại gắn bó với mảnh ruộng.

    Chị tâm sự: "Tôi nghĩ trở lại thành phố mà thấy tương lai mù mịt thì thà ở nhà với mẹ còn hơn. Ai dám đảm bảo là trở lại đó sẽ xin được việc ngay và ai dám chắc xin được việc rồi có thể làm được lâu dài". Chị Hạnh cũng kể cùng công ty với chị có chị Lê Thị Mỹ, sau khi công ty đóng cửa, chị xin việc được ở một công ty khác, nhưng cũng chỉ làm được nửa tháng thì chính công ty mới đó cũng đóng cửa. Chán nản, chị Mỹ cũng bỏ về quê luôn và không có ý định trở lại.

    Tại Bến xe miền Đông, trong khi đứng chờ xe tới, vợ chồng anh Hòa (quê Vĩnh Phúc) cho biết: "Chúng tôi đã trả phòng trọ và quyết định về luôn, chấm dứt đời công nhân, chứ quanh năm vất vả, con gái phải gửi lại quê mà việc thì bấp bênh lúc có lúc không. Nghe nói qua Tết tình hình cũng chẳng khá hơn nên chúng tôi quyết định về quê làm ruộng, vừa không sợ đói, vừa được ở gần con".

    Vợ chồng anh Hòa có một con gái 2 tuổi nhưng phải gửi về quê cho ông bà nuôi giúp vì chi phí gửi trẻ trong này quá cao, hai vợ chồng đi làm nhưng cũng không đủ lo cho con với tình hình cái gì cũng đắt đỏ. Cực chẳng đã, anh chị đành phải chấp nhận xa con. Nhưng vừa rồi, công ty của anh chị ngừng sản xuất, hai vợ chồng quyết định từ giã đời công nhân, trở về quê.

    Không chỉ chị Hạnh, chị Mỹ, vợ chồng anh Hòa, rất nhiều công nhân khác đã quyết định về quê hẳn vì cảm nhận rõ, nếu ở lại, thì chỉ thấy một tương lai mù mịt, không lối thoát.

    ?oỞ lại thì buồn, mà về quê cũng? chẳng vui?



    Chỉ còn chưa đầy chục ngày nữa là đến tết, nhưng những ngày này, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) với gần 2 vạn công nhân vẫn vắng vẻ như ngày thường. Phần đông, công nhân ở đây đều đang rất khó khăn vì mất việc làm nên mỗi khi nhắc đến Tết thì lòng họ lại như trĩu nặng.



    Gặp Mai, quê ở Hà Tĩnh, công nhân của Công ty Masuo đang thẫn thờ trên đường từ KCN Bắc Thăng Long về khu trọ làng Bầu. Mai cho biết: ?oNăm nay ngành ô tô thế giới đang điêu đứng nên công ty của em chuyên sản xuất phụ tùng ô tô cũng chịu ảnh hưởng nặng. Trong đợt giáp Tết này, em vừa nhận được quyết đinh thôi việc của công ty do chính sách giảm hơn 100 công nhân dịp cuối năm".




    Nhiều công nhân KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) chưa dám nghĩ đến chuyện... Tết - Ảnh: Vũ Điệp

    Mất việc, không có tiền nên Tết này Mai đành phải ở lại để đi xin việc mới. Giọng buồn rầu, Mai bộc bạch: ?oTết không thể về quê cùng gia đình em rất buồn, nhưng vì đã mấy tháng nay không có việc làm nên chẳng tích cóp được đồng nào, em đành chấp nhận ở lại sống vật vưởng cho qua mấy ngày Tết rồi đầu năm đi tìm việc mới?.



    Cũng như Mai, nữ công nhân Hoa quê ở Sơn La, làm công nhân ở Công ty Canon, nhưng Tết đã đến cận kề mà số tiền Hoa dành dụm tích cóp được cũng không đáng là bao. Hoa tính sẽ không về quê ăn Tết.



    ?oQuần quật tha hương làm việc cả năm trời chỉ mong đến Tết về đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng năm nay tiền không có, tiền lo về quê đã khó rồi chứ em chưa dám nghĩ đến chuyện lo tiền đầu năm quay ra đi tìm việc? - Hoa thành thật cho biết.



    Không đắn đo ở lại như Mai và Hoa, Minh, công nhân của Công ty Nissei cho biết, Tết nay dù không có tiền cũng sẽ vẫn về quê. Ít ai biết, chỉ mới mấy hôm trước, Minh còn điện về cho bố mẹ thông báo Tết nay sẽ không về vì không có tiền gửi về giúp bố mẹ lo Tết. Nhưng sau đó anh lại nhận được quyết định nghỉ hưởng 70% lương và sau đó là quyết định thôi việc.



    ?oVề quê chưa biết sẽ làm việc gì, nhưng chắc chắn sau Tết em sẽ không quay lại khu công nghiệp nữa, vì có ra thì cũng không thể xin được việc làm, nhất là khi tình hình kinh tế còn khó khăn kéo dài? - Minh nói.



    Trong những ngày này, chị Lê Thị Lý (Bắc Giang), công nhân của Công ty Hoya sau khi nhận quyết định thôi việc cũng quyết định về quê sống để tìm một công việc khác làm. Chị bảo mình sẽ không nghĩ tới chuyện quay lại đi làm công nhân nữa.



    Chi Lý nói: ?oLàm công nhân vất vả quanh năm, tưởng chịu khó tích cóp rồi cũng có đồng ra đồng vào về quê tiêu Tết, nhưng ai ngờ lại rơi vào tình cảnh thất nghiệp, không có việc làm. Nhiều đêm nằm nghĩ mà buồn, không muốn có Tết nữa! ?.

    DN cũng... chưa biết đi đâu về đâu!

    Không chỉ công nhân hoang mang chưa biết tương lai sau Tết sẽ như thế nào, mà bản thân nhiều doanh nghiệp khi đóng cửa, ngừng hoạt động cũng chưa biết tương lai sẽ thế nào. Nhiều doanh nghiệp cho biết, chỉ tạm đóng, nhưng khi được hỏi bao giờ hoạt động trở lại thì họ không có câu trả lời.

    Đại diện Công ty TNHH AirCamp (100% vốn Hàn Quốc), một doanh nghiệp đã phải đóng cửa trong thời gian vừa qua cho biết:, công ty chủ yếu là may gia công nên phải có đơn đặt hàng của đối tác thì mới hoạt động được. Giờ không còn đơn hàng, công ty chẳng biết sản xuất cho ai nên đành chấp nhận đóng cửa, mặc dù chưa biết ra Tết có khả năng mở lại hay không.


    Ngồi chờ xe trong tâm trạng thấp thỏm không biết ra Tết có cơ hội trở lại hay không. Ảnh: Hà Dịu
    Đa số các doanh nghiệp đóng cửa do không có đơn hàng sản xuất hoặc do giá nguyên vật liệu tăng, mà đơn hàng thì ký theo giá cũ nên bị lỗ, không tiếp tục duy trì được. Qua khảo sát của LĐLĐ các quận, huyện tại TP.HCM, 90% các doanh nghiệp đóng cửa từ đầu quý III/2008 đến nay tập trung vào các doanh nghiệp ngành dệt may, giày da.

    Điều đáng nói là có rất nhiều doanh nghiệp đã từng hoạt động ổn định nhưng sau đó lại rơi vào tình cảnh khó khăn và phải đóng cửa. Cũng có nhiều doanh nghiệp vẫn còn khả năng nhưng do không có đơn hàng mà cứ phải trả lương chờ việc cho công nhân nên phải chọn giải pháp tạm đóng cửa, chờ có đơn hàng rồi mở cửa trở lại.

    Họ chấp nhận phải tuyển công nhân mới, như trường hợp của Công ty Sunrising Kim vina, đóng cửa vào đầu tháng 11 vừa qua, công ty phải thông báo với công nhân tạm đóng cửa trong vòng 4 tháng để công nhân đi tìm việc mới, vào tháng 3/2009, công ty sẽ mở cửa và công nhân nào còn nhu cầu thì vẫn có thể quay trở lại.

    So với Công ty Sunrising Kim vina thì tình hình của nhiều công ty không được sáng sủa như vậy. Đa số các doanh nghiệp khi đã tuyên bố đóng cửa đều không hẹn ngày trở lại. Và khi nơi chủ động tạo ra việc làm cho công nhân mà còn chưa biết tương lai của mình thế nào thì làm sao công nhân có thể đặt niềm tin và hi vọng vào họ. Chính vì thế, mà sau khi công ty tuyên bố đóng cửa, nhiều công nhân đã quyết định về quê luôn.

    Theo dự báo thì năm 2009 kinh tế sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, trong khi đó, đây còn là thời điểm thực hiện lương tối thiểu mới và bảo hiểm thất nghiệp. Riêng chi phí tiền lương đã tăng khoảng 20%, chưa kể phải đóng BHXH theo lương mới sẽ gây nhiều áp lực cho doanh nghiệp. Một tương lai không lấy gì làm sáng sủa đang chờ đợi nhiều doanh nghiệp ở phía trước, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Hà Dịu - Vũ Điệp - Vũ Hoàng
  5. adminx1

    adminx1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
  6. nhathuoconline

    nhathuoconline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Dự án boxit ở Tây nguên đang cần nhìu công nhân đấy, sao ko tuyển những người này vô ???
  7. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Bảo họ lên gặp mấy thằng lờ đờ to to, đầy tớ của dân nhưng đại giầu, có hàng đống biệt thự, vi la..... Hỏi chúng nó " sao tao với mày cùng giai cấp mà tao khổ thế ? chúng mày ăn hết của tao rồi à ?"
  8. DHA

    DHA Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    16/11/2001
    Đã được thích:
    13.253
    Khoá topic với lí do: Nội dung không phù hợp


    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này