Vịt ngan đang đến thời nộp thuế bằng đất, trả nợ bằng đất, nộp phí cũng bằng đất, rồi ăn cũng bằng đ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bangbang1, 18/04/2012.

2397 người đang online, trong đó có 50 thành viên. 04:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 227 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Doanh nghiệp địa ốc xin nộp thuế bằng đất

    Dự kiến bán dự án được 60 tỷ đồng, trong khi phải nộp thuế đất là 57 tỷ đồng, Giám đốc Công ty địa ốc Bình Dân - Lê Ngọc Tú kiến nghị được đóng tiền sử dụng đất bằng đất.
    > Doanh nghiệp địa ốc kêu khổ vì tiền sử dụng đất
    > Nợ thuế lợi hơn vay ngân hàng


    Ông Tú đầu tư dự án rộng 14.000 m2 dành cho đối tượng có thu nhập trung bình thấp. Công ty địa ốc Bình Dân được hướng dẫn nộp tiền sử dụng đất 57 tỷ đồng trong khi dự trù bán hết dự án chỉ thu được 60 tỷ đồng. Trước viễn cảnh đó, doanh nhân này đã gõ cửa nhiều nơi để xin cứu xét vì tiền sử dụng đất bất hợp lý. Tuy nhiên, 3 năm qua ông vẫn chưa được giải quyết.
    "Tiền sử dụng đất quá cao, thị trường lại khó nên tôi xin được đóng thuế bằng đất của dự án. Nếu vẫn không xong, tôi xin giao dự án lại cho Nhà nước, chính quyền kinh doanh, sau khi bù trừ cho tôi lại được nhiêu thì cho”, ông Tú giãi bày.
    Trường hợp bế tắc của Công ty địa ốc Bình Dân vì tiền sử dụng đất không phải là cá biệt. Trong bối cảnh thị trường bất động sản xuống dốc, giá giảm rất mạnh, Nghị định 69 do Chính phủ ban hành ngày 13/8/2009 quy định thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường đã khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản phải "méo mặt".
    [​IMG]
    Trừ những dự án cũ đã được triển khai, hầu hết các dự án mới đều khó khăn vì Nghị định 69 định thu tiền sử dụng đất 100% theo giá thị trường. Ảnh: Vũ Lê Trước đây, tiền sử dụng đất được tính dựa theo bảng giá đất chỉ bằng 20-30% giá thị trường. Nay tiền sử dụng đất căn cứ vào giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế. Điều này có nghĩa là khi bù trừ các chi phí hạ tầng, bồi thường giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất thì doanh nghiệp có thể không có lãi mà còn cạn vốn.
    Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa chia sẻ, trong khi các doanh nghiệp khác án binh bất động chờ giải quyết bất hợp lý về tiền sử dụng đất thì ông sốt ruột làm thử. "Kết quả là thay vì bán nhà 11-13 triệu đồng mỗi m2 thì giá thành phải đội lên thành 16-17 triệu đồng mỗi m2 mới có tiền đóng tiền sử dụng đất cho dự án", ông Nghĩa cho biết.
    Lãnh đạo Công ty Lê Thành cho hay, doanh nghiệp ông chuyên bán căn hộ giá rẻ cho đối tượng có thu nhập trung bình thấp. Mọi chi phí đều phải cắt giảm nên lợi nhuận của doanh nghiệp không cao, chủ yếu lấy công làm lời. Nay phải đội giá thành lên để đóng tiền sử dụng đất là đi ngược lại với xu thế thị trường hướng đến người tiêu dùng có nhu cầu thật. "Vả lại bán căn hộ giá 16-17 triệu đồng cho người có thu nhập trung bình thấp thì không ai mua nổi. Tôi đang phản ánh tình trạng này lên các cơ quan chức năng để tìm hướng giải quyết", ông Nghĩa nói.
    [​IMG]
    Với những dự án thực hiện trước thời điểm Nghị định 69 có hiệu lực, tiền sử dụng đất được tính dựa theo bảng giá đất hàng năm chỉ bằng 20-30% giá thị trường. Trong khi đó, các dự án mới sau này phải đóng tiền sử dụng đất bằng 100% giá thị trường. Ảnh: Vũ Lê Theo Giám đốc Công ty An Thiên Lý, Nguyễn Cảnh Hà, Nghị định 69 quy định mức thuế đóng tiền sử dụng đất là 100% theo giá thị trường tại thời điểm nộp hồ sơ. Việc tính thuế do công ty thẩm định giá thực hiện và phải được sự đồng ý của tổ liên ngành. Doanh nghiệp muốn triển khai dự án phải hoàn thành bốn bước theo thứ tự: chi phí thủ tục, chi phí giải phóng mặt bằng, hạ tầng và sau cùng là đóng thuế.
    Ông Hà phân tích, việc phải trả 3 chi phí đầu rồi mới tính đến thuế với khung giá cao sẽ khiến doanh nghiệp không có đường lùi nữa. "Nghị định 69 đang đẩy thị trường vốn rất khó khăn vào bước đường cùng. Tiền sử dụng đất chỉ nên thu 10-20% theo bảng giá đất hàng năm là hợp lý nhất”, ông kiến nghị.

    Trong khi đó Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Nam Long, Lương Hoài Nam cho rằng, Nghị định 69 đang đánh đố doanh nghiệp. Chủ đầu tư đối mặt với ẩn số không biết được chi phí đầu tư bao nhiêu khi tiền sử dụng đất vẫn còn gây nhiều tranh cãi. "Doanh nghiệp phải án binh bất động các dự án sẽ kéo theo Nhà nước không thể thu thuế, không mang lợi ích gì cho nền kinh tế", ông nói.
    Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM - Lê Hoàng Châu cho hay, Hiệp hội Bất động sản TP HCM đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét thu tiền sử dụng đất trên cơ sở ấn định tỷ lệ 10-20%. "Những trường hợp dự án bị tính tiền sử dụng đất chưa hợp lý, khiến không thể thực hiện dự án hoặc khoản thuế này đẩy giá nhà đất lên cao cũng đã được Hiệp hội trình thành phố xem xét", ông nói.
    Về phản hồi của thành phố, ông Châu cho biết thêm, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo Sở Tài chính rà soát lại cách tính tiền sử dụng đất để giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.
    Bán bất động sản trong siêu thị BigC
    Vũ Lê
  2. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Thứ Tư, 18/04/2012 | 06:14

    Đọc sách | Thảo luận: 0 | A A A
    DN dám mặc cả với ngân hàng?
    Điều rất cần cho doanh nghiệp là không phải thái độ quy thuận như trước đây, mà sắp tới họ cần phải mặc cả với ngân hàng, về từng khoản vay và cả từng điều khoản vay, với thái độ không phải của kẻ sắp chết đuối, mà là người cầm dao đằng chuôi.

    Ngân hàng và chuyện nhân - quả

    Vào lần hạ lãi suất này, rất nhiều khả năng luồng ý kiến cho rằng Ngân hàng nhà nước chỉ thuần túy "mị dân" là thiếu cơ sở. Không thật nhanh chóng, nhưng khá nhiều ngân hàng đang giảm dần mặt bằng của hai loại lãi suất huy động và cho vay. Tất nhiên tâm lý đánh đố vẫn bao phủ thị trường tín dụng như thời gian hai tháng 2-3/2012, nhưng không khí doanh nghiệp vào lúc này có vẻ như lạc quan hơn. Ít ra, họ cũng "cảm nhận" được ý nghĩa thực thụ của câu sấm "Trạng chết, chúa cũng băng hà".

    Thực tế, nhóm ngân hàng đang vướng vào "vòng lao lý" bởi chính họ gây ra. Do đã siết thị trường tín dụng quá lâu và quá khắc nghiệt, dẫn đến cái chết thực thể cho hàng chục ngàn doanh nghiệp và hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác vẫn đang lâm vào trạng thái chết lâm sàng, lòng tham cố hữu và quá quắt của nhóm lợi ích ngân hàng đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp, hoặc đã gần như kiệt sức mà không còn tự tin để vay vốn, hoặc mất lòng tin đến độ luôn bị ám ảnh bởi cú đo ván từ phía ngân hàng - đã xảy ra và có thể sẽ xảy đến bất kỳ thời điểm nào.

    Nhưng lần này, khác hẳn với giai đoạn quý 4/2011 và cũng khác nhiều với tháng 3/2012, khối ngân hàng lại tỏ ra nhiệt tình và sốt sắng hơn hẳn trong việc chủ động giảm lãi suất. Vào 2 tháng đầu của năm nay, nếu như chỉ có một số không nhiều những ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbak, và tất nhiên cả BIDV nữa, giảm nhỏ giọt lãi suất, với đương nhiên lượng vốn cung cho vay cũng nhỏ giọt theo, thì nay đã có những ngân hàng loại vừa như DongABank đã giảm lãi suất kỳ hạn 13-36 tháng chỉ còn 10%. Đồng thời, cũng có thông tin về vài ba ngân hàng khác cũng đã áp kỳ hạn gửi tiền dài hạn chỉ còn dưới 10%. Hiện tượng này nói lên cái gì?

    Bài toán đặt ra với khối ngân hàng đang trở nên vừa nan giải vừa dễ hiểu. Vừa phải nhận lãnh hậu quả do chính mình gây ra, họ vừa thấm nhuần một "đạo lý" là muốn cho vay thông thoáng thì chỉ còn cách giảm lãi suất huy động, một khi NHNN không áp trần lãi suất cho vay.

    Mà cơ chế áp trần lãi suất cho vay thì lại có vẻ không được NHNN chấp thuận. Phải chăng vì phương châm "điều hành tín dụng linh hoạt" nên NHNN cũng thả cho lãi suất cho vay dao động trong trạng thái "uyển chuyển"? Riêng trong giới ngân hàng, nhiều người lại thừa hiểu là tính "linh hoạt" của lãi suất cho vay mà không cần áp trần sẽ ít nhất làm cho mục tiêu điều phối và chi phối của NHNN về thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng dễ dàng hơn nhiều so với một cơ chế nào đó mang tính cố định.

    Đã đến lúc mặc cả với ngân hàng

    Tuy vậy, tình thế hiện thời đã khác cơ bản với thời kỳ "làm mưa làm gió" của NHNN và nhóm lợi ích ngân hàng. Điều kiện then chốt cho sự thay đổi đột ngột về tình thế như vậy không phải bắt nguồn từ lòng hảo tâm của nhóm ngân hàng khi nhìn thấy các doanh nghiệp rơi vào thế kiệt quệ, mà chính bởi khối doanh nghiệp đã thật sự bị tống vào một đường hầm tối tăm không lối thoát, để từ đó, doanh nghiệp sản xuất đã có điều kiện tốt nhất để nhận ra "gót chân Asin" của nhóm lợi ích ngân hàng.

    Sẽ không thể có bất kỳ lối thoát nào cho doanh nghiệp nếu chính sách tín dụng không được nới lỏng một cách hợp lý. Nhưng giờ đây, cái tính hợp lý như vậy lại được hầu hết các doanh nghiệp nhận ra: nếu ngân hàng không mở hầu bao thì tất cả sẽ cùng chết. Sự khác biệt chỉ còn là người chết trước và kẻ chết sau. Liệu các ngân hàng sẽ cầm cự được bao lâu sau khi nhiều doanh nghiệp "chết trên đống tài sản khổng lồ"? Chỉ biết rằng đến một thời điểm nào đó, ngân hàng cũng phải quỵ ngã.

    Hãy nhìn vào sự hào phóng của BIDV: đây là ngân hàng đầu tiên hạ lãi suất cho vay xuống còn 16% với bất động sản! Trước đó, chưa có một ngân hàng nào, kể cả ACB hay An Bình, dám liều lĩnh như thế. Để có thể đưa ra cơ chế cho vay khá phiêu lưu trong bối cảnh thị trường BĐS vẫn còn chìm ngập trong vô vàn khó khăn, hẳn BIDV đã nhận được những sự "đảm bảo" nào đó từ ít nhất NHNN.

    Mà sự đảm bảo trên, nếu đã diễn ra hoặc manh nha xuất hiện, cũng đã có cơ sở cho sự tồn tại của nó. Đó là công cuộc giải cứu BĐS đã được công bố như một "tuyên ngôn". Để về sau này, người ta có thể nhìn về tháng Tư năm nay như một mốc thời điểm đầy ấn tượng của thị trường BĐS, có thể mang ý nghĩa như một thời điểm chuyển tiếp từ tuyệt vọng sang hồi sinh có thị trường này.

    Một "tuyên ngôn" bất thành văn khác cũng đã từ lâu lan truyền trên vỉa hè của giới kinh doanh: làm thế nào mà nhóm doanh nghiệp sản xuất được vay vốn nếu chính doanh nghiệp BĐS không được cứu? Còn giờ đây, hẳn nhiên là doanh nghiệp BĐS đang tràn đầy hy vọng được tiếp tục bơm vốn cho những dự án vẫn còn nguyên dang dở, và do vậy không nhiều thì ít, dòng vốn từ ngân hàng tuôn ra cũng phần nào làm giảm nhẹ hình ảnh "ruộng khô lúa cháy" mà chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đã dùng để mô tả tình trạng doanh nghiệp Việt Nam vào đầu năm nay.

    Trước mắt trong quý 2 năm nay, như thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã chuyển thông điệp cho nhóm ngân hàng, sẽ là thời gian giảm lãi suất và đẩy mạnh cho vay. Do vậy các doanh nghiệp sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu cũng nên tận dụng cơ hội này để "tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ".

    Vấn đề còn lại chỉ là "rẻ" đến mức độ nào mà thôi. Mà muốn đạt đến sự hợp lý như thế, điều rất cần cho doanh nghiệp là không phải thái độ quy thuận như trước đây, mà họ cần phải mặc cả với ngân hàng, về từng khoản vay và cả từng điều khoản vay, với thái độ không phải của kẻ sắp chết đuối, mà là người cầm dao đằng chuôi.

    Việt Thắng

    DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM
  3. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Năm 2008 em mới đi học về vĩ mô. Thầy giáo cho loạt bài dịch và yêu cầu tóm tắt: Viên đạn lãi suất, Lại một cú thụi...
    Giờ mới thấy giá trị của nó.
  4. Anastockvn

    Anastockvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2010
    Đã được thích:
    0
    đến lượt chúng mình đồng thanh nộp thuế bằng cổ luôn bác nhé!

    Bác các anh ý cứ cầm đi, mai mốt nó lên bán được gấp đôi gấp 2 so với tiền mặt bây h ý chứ! hihi:D

Chia sẻ trang này