VN-Index: Suy thoái ở đâu ra?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NgotMienTay, 29/09/2024.

4373 người đang online, trong đó có 306 thành viên. 18:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2868 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    677
    Từ năm 2020-2024 chúng ta liên tục theo dõi về vĩ mô cũng như những lo lắng của hầu hết nhà đầu tư đó là nói suy thoái, dự báo suy thoái. Vậy kịch bản suy thoái và khả năng suy thoái có xảy ra trong thời gian tới hay không? Anh Chị NĐT hãy cùng NgotMienTay đi qua những góc nhìn sau đây.

    Trong 5 năm qua có những câu chuyện mà chúng ta phải thừa nhận đó là những tín hiệu không mong muốn trong một nền kinh tế hoặc thị trường tài chính, đặt biệt là thị trường chứng khoán. Những câu chuyện này có thể được mô tả là “Thiên Nga Đen” tác động sâu rộng đến không chỉ nền kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ, chứng khoán mà còn len lỏi vào cuộc sống của người dân, nhà đầu tư chúng ta. Nghĩa là trong vòng 5 năm trở lại đây chúng ta có rất nhiều những câu chuyện liên quan đến suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế,…

    Thứ nhất: Bắt đầu từ năm 2020-2022. Đó là câu chuyện bùng phát đại dịch Covid-19; tiếp theo là đứt gãy chuỗi cung ứng; tiếp theo là cuộc chiến Nga-Ukraine; tiếp theo là Fed nâng lãi suất lên nhanh; tiếp sau là câu chuyện mở cửa trở lại thúc đẩy tiêu dùng của người dân sau thời gian dài dồn nén vì đại dịch khiến giá cả hàng hóa tăng chóng mặt và lạm phát lên cao trong nhiều thập kỷ.

    Tuy nhiên xoay quanh chúng ta trong giai đoạn này và chúng ta dành thời gian nói nhiều nhất là về việc Fed nâng lãi suất tạo định hướng cho toàn bộ thế giới. Việc này không chỉ tạo ra mối nghi ngại cho mỗi nền kinh tế Mỹ suy yếu mà các quốc gia khác cũng suy yếu theo thậm chí là nhanh hơn cả nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, không lâu quá trình tăng lãi suất kinh tế Mỹ đã hồi phục nhanh hơn phần còn lại của thế giới, nghĩa là Mỹ vẫn là nền kinh tế dẫn dắt thế giới.

    Câu chuyện bùng phát đại dịch, đứt gãy chuỗi cung ứng, đã đẩy mạnh việc các quốc gia, doanh nghiệp phải rút dần rời khỏi Trung Quốc và san sẽ một phần tiền này cho các quốc gia khác. Một vấn đề nửa là chúng ta quên đi rằng, mọi người nói quá nhiều về Trung Quốc, sự suy yếu trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc mà quên đi sự hiện diện của Ấn Độ, Nhật Bản, các quốc giá ĐNÁ khác nổi lên như một sự thay thế cho quốc gia tỷ dân.

    Cũng trong thời gian này nhưng ở một khía cạnh khác mà hầu hết nhà đầu tư chúng ta đều nói về lãi suất cao nhưng lại quên là đầu tư công ở các nước trên thế giới vẫn tăng liên tục. Mặc dù chúng ta tăng lãi suất nhưng chi tiêu công của các nước tăng rất mạnh. Trung Quốc vẫn tiếp tục bom tiền, Mỹ thì có các đạo luật trong 2 năm đó cực kỳ có tác dụng với nền kinh tế số 1 thế như đạo luật CHIP; đạo luật chi tiêu quốc phòng 2023-2024; đạo luật trần nợ công.

    Thứ hai: Câu chuyện trong năm 2023 là chúng ta chứng kiến sự đổ vỡ của hệ thống tài chính toàn cầu đã gây ra sự sụp đổ của những ngân hàng lớn trên nhất thế giới. Và ngay trong thời điểm ấy và tại những nơi định chế tài chính sụp đổ, chúng ta đã nhìn thấy làn sóng của hoạt động bán tháo tài sản ào ạt. Nhưng những vụ đổ vỡ này được khắc phục và lắp đầy ngay sau đó bằng những chính sách dường như đã được chuẩn bị từ trước.

    Với một loạt sự kiện trên xảy ra trong thời gian ngắn, đã tóm lược sơ bộ những rủi ro của nền kinh tế thế giới trong vài năm qua, trãi qua những biến cố, những cuộc khủng ảnh hưởng nặng nề đến thị trường tài chính toàn cầu và tâm lý nhà đầu tư trên khắp thế giới. Nhưng mọi thứ được khắc phục và hồi phục rất nhanh sau đó nhờ những nỗ lực và những kế hoạch được vạch ra sẵn, chuẩn bị sẵn,… Ví dụ: Credit Suisse của Thụy Sỹ; Republic Ban, Sillicon Valley, Signature Bank tại Mỹ hoặc nhìn đâu xa ngay tại Việt Nam là SCB.

    Có thể thấy khi xảy ra những áp lực trên hệ thống tài chính toàn cầu thì những ngân hàng có sự ảnh hưởng lớn nhất thế giới được sát nhập ngay lập tức. Cho chúng ta góc nhìn có một sự chuẩn bị sẵn cho các kịch bản và nó tạo ra sự ảnh hưởng rất lớn đối với các nền kinh tế Phương tây và định hướng cho phần còn lại của thế giới.

    Như vậy, trong năm 2023 câu chuyện lớn nhất chính là sự đổ vỡ của một vài ngân hàng tại Mỹ nhưng ngay sau đó là những bước đi của Fed đã phát huy tác dụng giúp hệ thống tài chính của Mỹ đứng vững và đều tăng trở lại.

    Mặc dù trong năm 2023 Fed tiếp tục tăng lãi suất ở mức 5,25-5,5% nhưng thị trường trái phiếu, ETF trên thế giới đã đạt được mức tăng trưởng rất là cao. Và ngay bản thân các nhà đầu tư ở thị trường trái phiếu tại Mỹ, họ cũng đã xác nhận câu chuyện lợi suất đạt đỉnh ở mức 5-5,25%. Và các nhà đầu tư đầu tư vào thị trường trái phiếu ở Mỹ từ năm 2022-2024, tỷ suất sinh lời gần như đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây.

    Vấn đề liên quan đến lạm phát 2024, mọi người thường xem xây là nguyên nhân và kết quả. Riêng ở năm 2024 chúng ta nên nhìn nhận là chúng ta đã đạt được thành quả hơn là nỗi lo. Bởi rất nhiều nhà đầu tư hiện tại lo lắng lạm phát hạ quá nhanh từ mức hơn 9% xuống 2,6% gần sát mức mục tiêu của Fed. Nhưng Fed hiện tại coi đây là thành quả để tạo tiền đề cho việc giảm lãi suất và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

    Trong các báo cáo về kinh tế của những tổ chức tài chính lớn như IMF, Goldman Sachs, JP Morgan, HSBC, Barclays… họ vẫn giữ quan điểm kinh tế phục hồi. Nhưng phục hồi không chỉ ở Mỹ mà còn ở các quốc gia châu Á khác. Sự phục này cũng trả lời cho câu hỏi vì sao thị trường Chứng khoán Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Đài Loan, Hàn Quốc,… liên tục vượt đỉnh đi lên, các lớp tài sản khác như vàng, bạc, BĐS hay BTC,… vẫn hút tiền của các nhà đầu tư.

    Thứ ba: Câu chuyện tiếp theo chúng ta thấy tại thời điểm 2024 đó là câu chuyện về kỷ nguyên công nghệ mới AI, chip bán dẫn, công nghệ xanh, Ôtô điện, điện toán đám mây, công nghệ 6G,… chính kỷ nguyên này đã làm chúng ta quên đi về câu chuyện Fed tăng lãi suất hay câu chuyện lắp đầy thay thế thị trường Trung Quốc. Bởi kỷ nguyên công nghệ đã tạo ra hiệu ứng rất là lớn và lan tỏa. Hiệu ứng này khiến cho chi tiêu của doanh nghiệp, của các quốc gia lớn trên thế giới được đẩy mạnh lên rất nhanh, đặt biệt là tại Trung Quốc.

    Thứ tư: Câu chuyện nữa chính là sự luân chuyển của dòng vốn chảy từ Trung Quốc sang các quốc gia khác, trong đó lớn nhất là Ấn Độ. Chính sự nổi lên và giàu có của Ấn Độ sẽ lắp đầy một phần câu chuyện liên quan đến tiêu dùng của Trung Quốc. Câu chuyện dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chúng ta khá rõ ràng hay các nước khác như Indo, Malaysia, Thái lan cũng đã diễn ra rất mạnh mẽ.

    Câu chuyện này là tín hiệu liên quan đến sự lan tỏa của dòng vốn đầu tư. Trước đây dòng vốn này tập trung phần lớn ở Trung Quốc, Mỹ, châu Âu nhưng dòng vốn này đã bắt đầu có sự thay đổi có thể nhìn thấy rõ ngay tại Việt Nam. Bằng chứng là khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam rất nhiều, cho thấy người Ấn Độ bắt đầu chịu chi tiêu khi thu nhập tăng dần. Đây chính là những sự lắp đầy, dòng vốn luân chuyển để đẩy lùi đi nguy cơ liên quan đến suy thoái.

    Các dòng vốn này cho chúng ta góc nhìn câu chuyện tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở các quốc gia khác đang có dấu hiệu hồi phục tăng trưởng trở lại. Và những quốc này cũng đang lắp đầy một phần liên quan đến sự suy yếu trong tiêu dùng của Trung Quốc.

    Nếu nhà đầu tư theo dõi sẽ thấy rằng chỉ số MSCI Emering market, trong cấu phần của chỉ số này đang có sự thay đổi rất mạnh mẽ, chính là sự nổi lên của Ấn Độ đang chiếm tỷ trọng lớn đã vượt so với Trung Quốc. Cụ thể trong báo cáo tháng 8/2024 của chỉ số này, Ấn Độ đã tăng lên 22,8% trong khi của Trung Quốc là 21,5%. Con số trên cho chúng ta thấy sự dịch chuyển, luân chuyển không ngừng của dòng vốn, mặc các rủi ro vẫn còn đó.

    Một sự kiện bên lề mà nhiều nhà đầu tư hay nói đến trong thời gian gần đây chính là việc con trai tỷ phú giàu nhất Ấn Độ tổ chức sự kiện thu hút được rất nhiều sự tham gia của các tỷ phú lớn trên thế giới, các vị tỷ phú này muốn gia tăng sức ảnh hưởng của mình tại Ấn Độ. Ngoài ra họ còn muốn họ đầu tư tại Ấn Độ, tăng mức tiêu dùng tại Ấn Độ để người dân của nước này sẽ tiêu dùng trở lại với các thương hiệu phương Tây trong bối cảnh người Trung Quốc đang ngày bị ép rất nhiều về việc dùng sản phẩm nội địa dẫn đến sức ảnh hưởng của Trung Quốc với thế giới sẽ ngày mờ nhạt dần. Những câu chuyện trên sẽ làm cho chúng ta về lâu dài bớt nói đến Trung Quốc nhiều hơn mà thay vào đó là Ấn Độ, Nhật Bản và sau này còn có thể là cả Việt Nam.

    Thứ năm: Câu chuyện nằm ở nền kinh tế Mỹ.
    Dữ liệu kinh tế Mỹ quý 1/2024 tăng trưởng GDP 1,4%, sang quý 2/2024 tăng trưởng 2,8%. KQKD của các doangh nhiệp niềm yết trên chỉ số S&P500 tăng 11,4% đến hết quý 2. Và dự báo chỉ số này duy trì mức tăng trên 10% trong suốt năm 2024 bất chấp Fed vẫn giữ mặt bằng lãi suất cao. Điều này có thể giải thích là sự thích ứng của các doanh nghiệp tại Mỹ rất lớn, chưa cần đến việc Fed cắt giảm lãi suất.


    Nếu chúng ta nhìn kỹ các dữ liệu vĩ mô trong tháng 8/2024 của Mỹ, đầu tư ở khu vực phi dân cư, tức đầu tư ở khu vực doanh nghiệp tăng đến 5,2% svck. Nghĩa là người dân và doanh nghiệp tin tưởng vào sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ rất cao. Hay nhà đầu tư có thể nhìn vào chỉ số PMI dịch vụ ở Mỹ vẫn đang trong đà tăng trưởng, trong khi đó chỉ số PMI sản xuất đã nằm dưới đà tăng trưởng trong suốt 20, 21 tháng nay nhưng không hề có suy thoái nào xảy ra, thậm chí có dấu hiệu tạo đáy.

    Một khía cạnh khác nửa là nhìn vào tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức 4,2%, số liệu việc làm mới tạo ra có sự suy giảm. Tuy nhiên nếu nhìn từng cấu phần chúng ta sẽ thấy cơ hội đầu tư rất lớn đang nằm ở đây.
    1. Đầu tiên đó là đóng góp đến 82% số lượng việc làm mới đến từ khối Chính phủ và dịch vụ tiêu dùng(dịch vụ tiêu dùng đóng góp đến 70% GDP cho nền kinh tế Mỹ).
    2. Tiếp theo là lãi suất cho vay mua nhà tại Mỹ đã đạt đỉnh từ mức trên 8%, hiện tại về mức mức 6,2%.
    3. Khối lượng việc làm đến từ hoạt động xây dựng đang tăng khá mạnh trong vòng 2 tháng trở lại đây, nghĩa là số lượng nhà xây mới đưa ra thị trường trong thời gian tới sẽ tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp với chu kỳ cắt giảm lãi suất và lãi suất thế chấp tại Mỹ giảm sẽ tạo một lực đẩy mới với thị trường BĐS tại nền kinh tế số 1 thế giới.

    Nhìn tổng thể lại chúng ta sẽ không thấy có một yếu tố đơn lẻ nào có thể quyết định được mà nó là tổng hòa từ nhiều sự kiện diễn ra như bùng phát Covid-19, đứt gãy chuỗi cung ứng; dịch chuyển dòng vốn đầu tư trên thế giới và bắt đầu vào chu kỳ kinh tế mới mang màu sắc công nghệ.

    Những câu chuyện trên cho chúng ta góc nhìn về khả năng suy thoái xảy ra trong thời gian tới là thấp. Bởi nếu nhìn lại chúng ta hiếm khi nào thấy giai đoạn sắp xảy ra suy thoái mà các quỹ đầu tư lớn, chủ nợ lớn trên thế giới như KKR tại Mỹ, họ phân bổ vốn ra các thị trường như Nhật(BĐS thương mại), với thị trường Ấn Độ họ tập trung đầu tư cực kỳ lớn vào chuỗi sản xuất, bên cạnh các thị trường Indonesia, Mexico hay như nhà hiền triết Warren Buffett vẫn nắm giữ cổ phiếu dầu khí, các quốc gia trên thế giới không ngừng gia tăng chi tiêu,….

    Thứ sáu: Câu chuyện còn lại đối với thị trường Chứng khoán Việt Nam. VN-Index hiện tại rất giống với giai đoạn 2015, giai đoạn mà nhiều Nhà đầu tư thời bấy giờ vẫn gọi là “uptrend thế kỷ”. Nếu như năm 2015 tích lũy để 2016 bứt phát thì năm 2024 tích lũy để 2025 bứt phá. Khác biệt hiện tại so với năm 2015 là định giá của VN-Index hơi đắt. Năm 2015, để có con sóng VN-Index tăng từ 534 lên 1.200 điểm thì P/E VN-Index chỉ khoảng 10 lần. Hiện nay định giá 14 lần, để định giá rẻ hơn thì giá phải giảm hoặc lợi nhuận doanh nghiệp phải đi lên mạnh.

    Ngoài yếu tố định giá chúng ta đang ở thời điểm có thể gọi là thiên thời-địa lợi-nhân hòa giúp thị trường bức tốc trong năm 2025, cụ thể: Nếu kinh tế Mỹ hạ cánh mềm, Trung Quốc kết thúc được giảm phát để đi lên thì đây là cơ hội vàng. Thiên thời là các nước trên thế giới, địa lợi là Việt Nam vào được thị trường mới nổi và nhân hòa là lợi nhuận doanh nghiệp sau 2 năm đi ngang tăng trưởng trở lại.

    Với mong muốn đồng hành cùng cộng đồng nhà đầu tư cá nhân, NgotMienTay chia sẻ đến ACE NĐT những phân tích trên, dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình. Mọi nhận định trên là quan điểm cá nhân để ACE NĐT tham khảo, có thêm góc nhìn.
    Last edited: 29/09/2024
    SSI_Vy_Index, T22319, honthu2 người khác thích bài này.
  2. VyIndex

    VyIndex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2024
    Đã được thích:
    4
    hay quá a trai ơi :x
    NgotMienTay thích bài này.
    NgotMienTay đã loan bài này
  3. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    677
    Mua nhé. Nếu có suy thoái thì không diễn ra nhanh và có tác động sâu rộng đến nền kinh tế, thị trường tài chính-chứng khoán và thời gian cũng không kéo dài như những năm 2000 trở về trước.
    gaconhocchoichung thích bài này.
  4. ThanhWyti

    ThanhWyti Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2023
    Đã được thích:
    263
    Chỉnh là múc
  5. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    677
    VN-Index đang ở giai đoạn đc xem là Thiên thời-Địa lợi-Nhân hoà. Tương tự như giai đoạn 2015
  6. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    10.441
    bạn có thể kể tôi nghe về suy thoái của thế giới và ảnh hưởng gì đến Việt Nam trước năm 2000 được không, lúc ấy tôi còn đang học nên chưa biết, cảm ơn
  7. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    677
    Trước năm 2000 quy mô kinh tế Việt Nam còn rất bé chỉ hơn 30 tỷ $ nên các cuộc suy thoái trước thời gian này hầu như ảnh hưởng đến Việt Nam rất ít, nếu không muốn nói là bằng 0. Kinh tế Việt Nam khi ấy chỉ giao dịch quanh khu vực ASEAN mãi cho đến năm 2005 khi Việt Nam gia nhập WTO, các tổ chức thương mại, hiệp định kinh tế, mậu dịch thương mại,.... kinh tế Việt Nam mới bức tốc.
    Thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập và hoạt động từ tháng 7/2000.
    gaconhocchoichung thích bài này.
  8. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    10.441
    Giờ mới tra Google ra à? Thế sao bạn bảo "Nếu có suy thoái thì không diễn ra nhanh và có tác động sâu rộng đến nền kinh tế, thị trường tài chính-chứng khoán và thời gian cũng không kéo dài như những năm 2000 trở về trước." làm tớ cứ tưởng suy thoái ảnh hưởng đến Việt Nam, nếu không ảnh hưởng đến Việt Nam thì bạn so sánh làm gì, hay ý bạn là suy thoái thì ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới?
  9. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    677
    Để tránh rơi vào cú rớt mạnh của thị trường, em có thể theo dõi chỉ số P/E của VN-Index. Nếu chỉ số này từ mốc 17 trở lên thì nên ra dần và giữ tiền. Nếu P/E về quanh 10-11 thì allin full margin và chờ thành quả.
    gaconhocchoichung thích bài này.
  10. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    10.441
    thế bạn có hiểu chỉ số p/e không?
    Chỉ số P/e phụ thuộc vào 2 giá trị, 1 là P và 2 là E.
    Do vậy nếu p/e cao có thể là P tăng và E giảm. Ngược lại nếu P giảm mà E tăng thì p/e sẽ giảm. Vậy p/e có đáng tin cậy?

Chia sẻ trang này