VNE - Viên kim cương bị vùi lấp!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BDSHANOI15, 08/01/2021.

3812 người đang online, trong đó có 414 thành viên. 20:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 80769 lượt đọc và 431 bài trả lời
  1. BDSHANOI15

    BDSHANOI15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Đã được thích:
    1.169
    VNE HIỆN NAY CÒN TÀI SẢN CHÌM NHƯ SAU:


    I/ Khách sạn Green Hotel 64 Hoàng Văn Thái Đà Nẵng S= 6.568,6 m²


    - Khách sạn đang kinh doanh:
    - Địa chỉ: 64 Hoàng Văn Thái, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
    - Đã có GCN quyền sử dụng đất 50 năm (còn hơn 40 năm nữa mới ra hạn) với diện tích đất 6,568.6m2.
    - Khách sạn gồm:
    - Khu chính 5 tầng với 44 phòng, lễ tân, phòng hội nghị.
    - Khu biệt thự 3 nhà, mỗi nhà 2 phòng.
    - Khu nhà hàng: 2 tầng.
    - Khu nhà massage 2 tầng.
    - Bể bơi và thiết bị.

    GIÁ TRỊ HIỆN TẠI TÂM 300 TỶ.


    II/ Khu siêu thị 66 Hoàng Văn Thái - Liên Chiểu - Đà nẵng đã xây xong phần thô:

    Thông tin về dự án:
    - Diện tích đất đã có GCN quyền sử dụng đất lâu dài là 13.200m2.
    - Địa chỉ 66 Hoàng văn Thái, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.


    - Đã xây tòa nhà văn phòng 4 tầng đang đưa vào khai thác.

    - Kế hoạch làm 2 block chung cư trung cấp và cao cấp.


    GIÁ TRỊ HIỆN TẠI KHOẢNG 450 TỶ


    III/ Trụ sở 344 Phan Châu Trinh - Quận Hải Châu - Đà nẵng


    Trụ sở công ty 344 Phan Châu Trinh - Hải Châu - Đà nẵng diện tích = 1564m2

    - Hiện có tòa nhà 4 tầng đang làm trụ sở tổng công ty Cổ phần xây dựng điện Việt nam.

    - Đất có sổ đỏ lâu dài

    - Dự kiến làm chung cư trung và cao cấp (đang lập dự án)


    GIÁ TRỊ HIỆN TẠI KHOẢNG 150 TỶ


    IV/ Dự án Khu đô thị mới Mỹ Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, 523 sổ đỏ và 3 Block chung cư.


    - Hiện tại dự án còn nguyên 3 block chung cư chưa xây.

    - Các căn liền kề và biệt thự đã bán gần hết chỉ còn dưới 100 căn.


    GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CÒN KHOẢNG 250 TỶ



    V/ Đất các lô nhỏ ở Quận 1 TP Hồ Chí Mình.


    - Tổng cộng có 4 sổ đỏ đã xong.

    - 2 sổ đỏ đang trong quá trình hoàn thiện chờ cấp sổ.


    GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CÒN KHOẢNG 200 TỶ


    VI/ Dự án điện gió Thuận nhiên phong .


    Hiện dự án Nhà máy điện gió Thuận Nhiên Phong (Bình Thuận) đã xong giai đoạn pháp lý, cơ bản hoàn thành hạ tầng, dự kiến sẽ hoàn thành và phát điện trong quý III/2021. Nhà máy có công suất 32 MW, được xây dựng trên diện tích 141 ha, với 16 tổ máy dự kiến, sử dụng công nghệ turbine của châu Âu.


    Hội đồng quản trị VNECO đã thẩm định và xác định tổng mức đầu tư dự án 1.203 tỷ đồng, vốn tự có của chủ đầu tư là hơn 393,5 tỷ đồng, vốn vay thương mại hơn 810 tỷ đồng trong thời gian vay 14 năm (1 năm ân hạn, 13 năm trả nợ). Hiệu suất khai thác dự án dự kiến 40,85%, sản lượng điện trung bình 114.510.720 kWh/năm.


    Theo VNECO, việc đầu tư vào dự án này sẽ giúp Tổng công ty có được nguồn doanh thu ổn định hàng năm; đồng thời là cơ sở để VNECO trở thành nhà phát triển dự án, tổng thầu EPC thi công dự án điện năng lượng tái tạo trong thời gian tới.


    GIÁ TRỊ HIỆN TẠI ĐÃ ĐẦU TƯ KHOẢNG 200 TỶ.


    VII/ Dự án điện mặt trời Hòa Thắng - Bình Thuận


    - Vồn điều lệ công ty là 200 tỷ đồng.

    - Dự án đang chờ phê duyệt để hoàn thiện vì dính vào vùng khoáng sản titan.

    - Mới đầu tư chắc vài 3 chục tỷ vào đó.


    VIII/ Dự án điện gió xã Ba tầng - Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị


    Xét đề nghị của Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam (văn bản số 2018/VNECO-BQLDA ngày 27/11/2018) và ý kiến tham mưu của Sở Công Thương (văn bản số 60/SCT-QLNL ngày 14/01/2019), UBND tỉnh đã có Công văn số 244/UBND-CN v/v khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch dự án điện gió tại xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Công văn đính kèm).

    - Đã xong giai đoạn đo mức gió và đang hoàn thiện hồ sơ để triển khai

    - Công suất là 100MW


    IX/ CORE CHÍNH LÀ XÂY LẮP ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP (HỒ SƠ NĂNG LỰC RẤT MẠNH)

    - KHÓ ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU VÀ LỢI THẾ THƯƠNG MẠI LÀ BAO NHIÊU???
    X/ Trạm biến áp và hệ thống điện cho Thủy điện hồi Xuân - Thanh Hóa

    Giá trị sổ sách Thủy điện Hồi xuân - Thanh hóa phải trả là 50 Tỷ.
    XI/ Lợi nhuận tích lũy chưa phân phối còn hơn 100 tỷ.



    OH MY GOD - CỘNG NHANH SƠ SƠ CŨNG TẦM HƠN 2000 TỶ RỒI!


    Giá hiện tại là 6.2 x 81 triệu cổ phiếu (Tổng 90 triệu cổ phiếu thì đã mua 9 triệu cổ phiếu quỹ)


    VẬY VỐN HÓA CÓ 502 tỷ trên tài sản hơn 2000TỶ thì có đáng để đầu tư không ?????????


    MỜI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG THÁI VÀO ĐỊNH GIÁ LẠI Ạ !!!!!!!!!!!!!!


    Last edited: 09/01/2021
    bi04virgo, theboy68, thienquyen3 người khác thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  2. BDSHANOI15

    BDSHANOI15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Đã được thích:
    1.169
    Hữu xạ tự nhiên hương cho bền bạn ạ!
    Cứ nắm công ty có tài sản thực cao gấp nhiều lần thị giá thì một ngày nào đó những nhà đầu tư thông thái sẽ tìm đến. Khi đó tất cả đều win - win và bùng nổ bằng chính nội lực doanh nghiệp.
    thuong48td thích bài này.
  3. no1no2no3

    no1no2no3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2009
    Đã được thích:
    1.365
    VNE rất ngon nhưng phải xử lý xong vụ 200 tỷ với tòa án thì sẽ phi nhanh được
    HONGND319 thích bài này.
    BDSHANOI15 đã loan bài này
  4. sdonline

    sdonline Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/07/2016
    Đã được thích:
    5.246
    Em này ngon, còn nhiều em cũng ngon lắm như PDB, CMS, VHE, SMT, ...
    no1no2no3 thích bài này.
  5. BDSHANOI15

    BDSHANOI15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Đã được thích:
    1.169
    Vụ Huệ Phấn thì tai bay vạ gió - Quýt làm cam chịu thôi. Sớm muộn thì Giám đốc thẩm cũng tuyên vô hiệu!

    Đại diện VNECO cho rằng: Tòa án tuyên như vậy chẳng khác nào quýt làm cam chịu. Các bị cáo là người có hành vi vi phạm pháp luật, phải chịu hình phạt tương ứng hành vi phạm tội của mình, số tiền bị cáo do hành vi phạm tội mà có thì bị cáo phải có trách nhiệm hoàn trả. Còn VNECO nhận được số tiền bị cáo chuyển là thông qua một giao dịch hợp pháp, công khai, ngay tình, là số tiền bị cáo có nghĩa vụ phải trả cho VNECO trong quá trình hợp tác đầu tư kinh doanh theo Hợp đồng hợp tác đầu từ năm 2007 và Bản thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư năm 2010. VNECO không thể biết được nguồn gốc số tiền này bị cáo lấy từ đâu và pháp luật cũng không quy định VNECO có nghĩa vụ phải biết. Số tiền đó sau khi VNECO nhận được thì đã thuộc sở hữu của VNECO và VNECO đã sử dụng số tiền đó để chi trả trong các giao dịch dân sự khác, hiện nay đã 8 năm trôi qua, không còn số tiền đó nữa và số tiền đó ở đâu VNECO cũng không thể biết được. Số tiền đó có thể đã hòa vào dòng tiền lưu thông trên thị trường, do các tổ chức, cá nhân khác nắm giữ hoặc thậm chí tại các cơ quan nhà nước, ngân hàng. Tòa án xác định đó là vật chứng vụ án, buộc VNECO phải hoàn trả nhưng rõ ràng không thể xác định được số tiền đó hiện đang ở đâu. VNECO phản đối bản án của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm về xử lý vật chứng số tiền 200 tỷ đồng này.

    [​IMG]

    Giấy biên nhận đơn đề nghị giám đốc thẩm của Công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam.

    Luật sư Huỳnh Mỹ Long, Đoàn luật sư TP Hà Nội có quan điểm về việc xử lý vật chứng trong bản án hình sự trên như sau: “Việc TAND TP Hồ Chí Minh và TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xét xử và tuyên xử lý vật chứng như trên là chưa phù hợp với quy định pháp luật. Rõ ràng số tiền 400 tỷ đồng Tổng công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam nhận được là thông qua một giao dịch hợp pháp và đã kết thúc, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu số tiền này là từ thời điểm đối tác của VNECO (bị cáo trong vụ án hình sự) chuyển tiền. Mặt khác tiền là tài sản vật cùng loại chứ không phải loại vật đặc định nên việc thu giữ tài sản coi là vật chứng vụ án hoàn toàn không có căn cứ. Đến nay số tiền này cũng không thể xác định được đang ở đâu. Việc Tòa án buộc VNECO hoàn trả lại 200 tỷ đồng xác định là vật chứng vụ án sẽ gây hậu quả trực tiếp nghiêm trọng cho VNECO cho cổ đông, nhà đầu tư, người lao động của doanh nghiệp này”.

    Đại diện VNECO cho biết thêm đã hoàn tất thủ tục khiếu nại giám đốc thẩm bản án và chờ đợi sự công bằng của pháp luật. Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án hình sự trên thuộc về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Được biết, liên quan đến vụ án này, Tòa án nhân dân tối cao cũng đã thụ lý đơn, hàng 1000 cán bộ nhân viên của VNECO cũng đã ký đơn kêu cứu gửi đến thủ tướng và thủ tướng cũng đã chuyển lại đơn tới tòa án tối cao đề nghị xem xét, giải quyết.
    no1no2no3bdsanhnghiem thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  6. BDSHANOI15

    BDSHANOI15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Đã được thích:
    1.169
    Nhiều tranh cãi trong việc xử lý vật chứng tại phiên tòa Hứa Thị Phấn và đồng phạm

    17/12/2018 - 13:17 0
    TAND TP Hồ Chí Minh và TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tuyên án về xử lý vật chứng trong vụ Hứa Thị Phấn đã gây ra nhiều tranh cãi.
    Phúc thẩm vụ OceanBank: “Nữ đại gia” Hứa Thị Phấn tiếp tục vắng mặt
    “Bà trùm” Hứa Thị Phấn đã biến Phương Trang thành “vật tế thần” ra sao?

    Thời gian qua, các vụ án về vi phạm các quy định về quản lý kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến nhiều bị cáo từng là lãnh đạo, quản lý của các ngân hàng được đưa ra xét xử khá nhiều và được dư luận hết sức quan tâm.

    Vụ việc điển hình mới đây nhất là vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm. Qua quá trình xét xử vụ án, các bị cáo đầu vụ là Hứa Thị phấn, Bùi Thị Kim Loan, Ngô Kim Huệ đã bị kết án các tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài việc tuyên hình phạt chính và trách nhiệm dân sự các bị cáo phải gánh chịu, bản án của TAND TP Hồ Chí Minh và TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tuyên về xử lý vật chứng đã gây ra nhiều tranh cãi.

    [​IMG]
    Nhiều vấn đề còn gây tranh cãi liên quan vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm.
    Cụ thể, Tòa án hai cấp tuyên về số tiền hơn 5200 tỷ đồng bị cáo Phấn hạch toán thu khống để sử dụng của ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) được xác định là vật chứng vụ án, trong đó có số tiền 200 tỷ đồng bị cáo Hứa Thị Phấn khai đã dùng để chuyển cho Tổng công ty cổ phần xây dựng Điện Việt Nam (VNECO), tuyên buộc Tổng Công tyCổ phần Xây dựng Điện Việt Nam phải hoàn trả lại số tiền 200.000.000.000 (hai trăm tỷ) đồng được xác định là vật chứng vụ án, cho Ngân hàng CB.

    Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Với khái niệm “vật chứng” thì trước hết phải là “vật” chứ không thể là cái gì khác.

    Dưới góc độ ngôn ngữ học thì khái niệm “vật” được hiểu là “cái có hình khối và có thể nhận biết được”. Thông qua định nghĩa về “vật” ta có thể hiểu cái có hình khối tức là có kích thước (dài, rộng, cao) và có trọng lượng mà con người có thể nhận biết được thông qua các giác quan như mắt nhìn, tay sờ, cầm, nắm; thông qua các giác quan đó chúng ta cảm giác được nặng, nhẹ, to, nhỏ.

    Như vậy, các sự vật, hiện tượng mang tính hữu hình cụ thể đều thuộc khái niệm “vật” và có thể là vật chứng trong vụ án hình sự. Vật chứng có thể bao gồm: Vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có.

    Tiền bạc là một loại tài sản, là phương tiện thanh toán, tiền bạc có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ; các loại kim khí quý, đá quý, ngân phiếu, cổ phiếu có giá trị thanh toán, trao đổi trên thị trường. Trong một số trường hợp tiền bạc có thể thuộc khái niệm vật là phương tiện phạm tội, vật là đối tượng của tội phạm.

    Như vậy, tiền là vật chứng của vụ án hình sự khi nó hiện hữu, xác định được hiện đang ở đâu và biết rõ số lượng các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi thêm là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số in trên đồng tiền.

    Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, số tiền 200 tỷ đồng Tòa án xác định là vật chứng vụ án và buộc VNECO hoàn trả lại đã được bị cáo Ngô Kim Huệ thanh toán cho VNECO thông qua một giao dịch hợp pháp, đã có hiệu lực pháp luật. VNECO không thể biết được nguồn gốc số tiền này và đây là nguồn tiền bất hợp pháp cũng như không được quyền biết nguồn tiền bà Huệ chuyển trả lấy từ đâu.

    Luật sư Cường cũng cho biết, tiền là tài sản vật cùng loại chứ không phải loại vật đặc định, đồng thời vật cùng loại này đã được chuyển giao trong các giao dịch dân sự, nay không thể xác định được số tiền bà Huệ chuyển cho VNECO đang ở đâu nên việc thu giữ tài sản coi là vật chứng vụ án như bản án đã tuyên là không có căn cứ.

    Tài sản mà các bị cáo Hứa Thị Phấn, Ngô Kim Huệ, Bùi Thị Thu Loan phạm tội mà có là vật cùng loại, vật đó đã được chuyển giao trong các quan hệ dân sự hợp pháp, sau khi nhận số tiền từ bà Ngô Kim Huệ thì VNECO đã sử dụng, chi trả cho các nghĩa vụ tài chính của mình… Hiện nay không thể xác định được vật (số tiền) đó đang ở đâu, có thể ở Kho bạc nhà nước hoặc do các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm giữ. Mặt khác không thể xác định được số tiền Ngân hàng CB bị mất là loại tiền gì, đặc điểm như thế nào do đó không thể thu giữ giống như thu giữ đối với các loại vật đặc định được.

    Trao đổi với phóng viên Pháp luật Plus, đại diện VNECO cho biết, thực tế, sau khi nhận lại tiền từ bà Ngô Kim Huệ, năm 2010-2011 VNECO đã sử dụng toàn bộ số tiền đó để nộp thuế hoặc thanh toán các chi phí cho các dự án công trình điện quốc gia góp phần cấp điện kịp thời cho sự nghiệp CNH HĐH đất nước, mang lại lợi ích cho quốc gia và đã hòa vào dòng tiền kinh doanh của VNECO. Sự việc về các giao dịch này cũng đã hoàn tất cách đây gần 8 năm. Theo phương pháp truy ngược dòng tiền thì bây giờ không biết tiền nào là tiền của bị cáo Ngô Kim Huệ chuyển trả theo biên bản thanh lý HĐ đầu tư.

    Do đó người bảo vệ quyền lợi cho VNECO cho rằng bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm chỉ tuyên các bị cáo phải trả số tiền đó và cho thi hành án đối với tài sản của bị cáo thì mới hợp pháp. Việc yêu cầu VNECO phải trả lại số tiền mà VNECO được sở hữu hợp pháp từ giao dịch dân sự hợp pháp, đã có hiệu lực là chưa đúng với quy định pháp luật.

    Dư luận đang mong chờ một phán quyết cuối cùng từ tòa án. Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
    --- Gộp bài viết, 09/01/2021, Bài cũ: 09/01/2021 ---
    Khi viên ngọc còn thô và xấu thì mình nên quan tâm. Còn khi nó long lanh phát sáng rồi thì mình muốn sở hữu thì phải trả giá cao hoặc rất cao.
    --- Gộp bài viết, 09/01/2021 ---
    Nhà đầu tư mới đang bị cuốn theo những mã có dòng tiền mạnh mà vô tình đã bước qua viên ngọc VNE bị vùi lấp. Vấn đề này dành cho những nhà đầu tư thông thái và có chiều sâu tĩnh lặng. Good luck for all !
    --- Gộp bài viết, 09/01/2021 ---
    " Nhìn ngoài tưởng nát hoang sơ
    Vào trong cảnh vật nên thơ trữ tình"


    VNE đang khởi động cho giai đoạn TRẦN và CỞI TRẦN!

    [​IMG]
    Last edited: 09/01/2021
    bdsanhnghiem thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  7. BDSHANOI15

    BDSHANOI15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Đã được thích:
    1.169
    Vụ án tại Ngân hàng CB: Vấn đề xử lý vật chứng gây bất cập cho bên thứ 3?

    21/01/2019 - 13:42 0
    Nhiều chuyên gia việc xử lý vật chứng trong các vụ án diễn ra gần đây còn nhiều vướng mắc.
    Cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kêu 'bản án 3 năm tù là quá nặng'
    Bản án tử hình cho hai người Lào vận chuyển ma túy vào Việt Nam

    Bản án hình sự sơ thẩm của TAND TP Hồ Chí Minh và Bản án hình sự phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP HCM về việc xử lý vật chứng trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (ngân hàng Đại Tín - nay là ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CB) đang gây sự chú ý trong dư luận.

    Theo đó, bản án tuyên buộc Tổng công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam phải hoàn trả lại số tiền 200 tỷ đồng (được xác định là vật chứng vụ án) cho ngân hàng CB. Cụ thể, Tòa án cho rằng bị cáo Hứa Thị Phấn thông qua việc chỉ đạo các thuộc cấp của mình cũng như các cán bộ ngân hàng Đại Tín thực hiện hạch toán thu khống để bị cáo sử dụng 5256 tỷ đồng của ngân hàng. Trong đó bị cáo khai đã dùng 200 tỷ đồng chuyển cho VNECO do trước đây bị cáo có ký hợp đồng hợp tác đầu tư với VNECO về việc cùng nhau thực hiện dự án Bình Điền tại xã Tân Túc, huyện Bình Chánh.

    [​IMG]
    Trụ sở Công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam.
    VNECO đã chuyển cho bị cáo số tiền 310 tỷ đồng theo như thỏa thuận nhưng do không thực hiện được theo thỏa thuận ban đầu nên cả 2 bên đã ký Biên bản thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư số 1001/TLHĐ/VNECO-NKH ngày 30/6/2010 với nội dung bị cáo phải hoàn lại cho Tổng công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam số tiền 400 tỷ đồng.

    Qúa trình giải quết vụ án, Tòa án nhận định, số tiền 200 tỷ đồng được chuyển cho VNECO trong tổng số 400 tỷ đã chuyển là vật chứng của vụ án nên cần phải thu hồi và tuyên buộc Tổng công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam phải hoàn trả lại số tiền 200 tỷ đồng cho ngân hàng CB, số tiền thu hồi được sẽ xem xét khấu trừ vào nghĩa vụ của bị cáo đối với ngân hàng CB trong vụ án này.

    Sau khi Tòa tuyên án, phía VNECO rất bất ngờ, hàng chục nghìn người lao động cũng như cổ đông, nhà đầu tư của VNECO cũng phản kháng dữ dội. Lý do VNECO đưa ra là giao dịch năm 2007 và 2010 giữa VNECO và bị cáo trong vụ án này là hoàn toàn tự nguyện, hợp pháp, tuân theo quy định pháp luật. VNECO nhận được khoản tiền từ đối tác (là bị cáo trong vụ án chuyển trả) một cách hợp pháp, đây là nghĩa vụ đối tác phải thực hiện theo biên bản thanh lý hợp đồng.

    Từ thời điểm VNECO nhận tiền thì quyền sở hữu số tiền đó đã thuộc về VNECO và VNECO đã sử dụng số tiền này để chuyển giao trong các giao dịch dân sự hợp pháp về sau của VNECO và hiện nay không còn nữa. VNECO không có nghĩa vụ phải biết số tiền đó bị cáo lấy từ đâu, có phải số tiền bất minh hay không và thực tế VNECO hay bất kỳ ai cũng không thể biết được. Hiện nay Tòa án buộc VNECO phải trả số tiền này là gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của VNECO.

    Những băn khoăn trên khiến dư luận đặt ra dấu hỏi về vấn đề xử lý vật chứng trong các vụ án, đặc biệt là trong các vụ đại án diễn ra thời gian gần đây. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Hưng - Nguyên cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Ông Hưng cho biết, việc xử lý vật chứng trong các vụ án diễn ra gần đây còn nhiều vướng mắc. Một trong những hình thức "xử lý vật chứng” gây ra bất cập đó là “vật chứng” có liên quan người thứ 3, không liên quan đến quan hệ pháp luật hình sự.

    Ông Hưng phân tích, trong một số vụ án cụ thể, các bị cáo đã thực hiện hành vi chiếm đoạt, chiếm dụng của một cá nhân, một tổ chức, sau đó các bị cáo sử dụng khoản tiền đó vàomột giao dịch dân sự khác, nghĩa là phát sinh bên thứ 3 tham gia giao dịch dân sự ngay tình.

    "Nhưng khi vụ án hình sự bị phát hiện, mặc dù không thu giữ được “vật chứng”, chỉ chứng minh được mối liên quan dòng tiền trôi theo, nhưng với cơ sở đó, có rất nhiều bản án của Toà án đã tuyên buộc cơ quan, đơn vị, cá nhân (bên thứ 3) phải nộp lại khoản tiền đã giao dịch với người phạm tội. Tôi cho rằng, việc phán quyết như trên rất không đúng" - Ông Nguyễn Đình Hưng nhận định.

    Ông Hưng viện dẫn nội dung tại điểm 4 khoản1 điều 106 BLTTHS 2015 quy định: “Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật vềtố tụng dân sự”.

    [​IMG]
    Việc xử lý vật chứng trong vụ án liên quan Hứa Thị Phấn đang gây nhiều tranh cãi.
    Như vậy nếu xét ở mối liên quan tranh chấp về quyền sở hữu đối với “vật chứng”, thì cơ quan tiến hành tố tụng vụ án hình sự phải tuân thủ quy định nêu trên. Ngoài ra trở lại với tinh thần chung của khái niệm “vật chứng” trong vụ án hình sự; tại các điều 105,106 BLTTHS quy định rất cụ thể: Vật chứng là những vật có liên quan trở tành chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, nhưng phải được thu thập, bảo quản và xử lý. Do đó, “vật chứng không có trong quan niệm “suy ra”, trên cơ sở căn cứ vào chứng cứ khác.

    "Như vậy, về hậu quả phát sinh phía sau những quyết định xử lý vật chứng nêu trên, không chỉ là một hình thức áp dụng trái luật, tạo ra một khuynh hướng đường lối xử lý sai tinh thần lời văn hiến định, mà sẽ phát sinh rất nhiều hệ luỵ như: Mặc nhiên phía sau một phán quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, vụ án hình sự cụ thể sẽ phátsinh ngay một vụ án dân sự khác. Hơn thế nữa, đã mặc nhiên hợp thức hoá việcchiếm đoạt tài sản của người phạm tội trở thành hợp lệ, và người thứ 3 bỗng nhiên bịchịu một hình phạt tiền" - Ông Nguyễn Đình Hưng phân tích.

    Cũng liên quan đến vấn đề xử lý vật chứng, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư TP Hà Nội bày tỏ quan điểm: Có thể hiểu vật chứng vụ án hình sự là vật chứa dấu vết tội phạm và phải còn hiện hữu để thu hồi được.

    Để thu hồi được vật chứng thì Cơ quan tố tụng phải xác định được vật chứng đó là gì và đang ở đâu. Trong khi trong vụ án trên, số tiền 200 tỷ đồng bị cáo chuyển cho VNECO đã không còn nữa. Không có căn cứ nào để Tòa án xác định VNECO đang giữ vật chứng và Bản án tuyên như vậy thì rất khó để thi hành. Tiền có thể là vật chứng nhưng nếu số tiền đó đã không còn nữa; không xác định được số tiền đó hiện ở đâu hoặc mặc dù xác định được đang ở đâu nhưng chủ thể đang chiếm giữ số tiền này thông qua một giao dịch hợp pháp, nghĩa là chiếm giữ có căn cứ, ngay tình thì không thể thu hồi số tiền này được.

    "Việc Tòa án buộc VNECO hoàn trả số tiền 200 tỷ mà VNECO nhận được thông qua một giao dịch hợp pháp, công khai, ngay tình là gây thiệt hại cho doanh nghiệp. VNECO hoàn toàn có cơ sở để thực hiện thủ tục khiếu nại giám đốc thẩm bản án hình sự trên nhằm bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp” - luật sư Cường nhận định.

    Đại diện VNECO cho rằng, bản án tuyên như vậy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cổ đông, nhà đầu tư, người lao động của VNECO. Nội dung bản án có thể tạo tiền lệ xấu, VNECO mong cơ quan có thẩm quyền sẽ sớm kháng nghị Giám đốc thẩm, hủy bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm tuyên về xử lý vật chứng nêu trên để lấy lại công bằng cho Tổng công ty.

    Diệu Nhi
  8. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    mỗi DN có chu kỳ riêng và khi chu kỳ đi lên thì phải mơ mộng lớn phải ăn bằng LẦN bởi vì ko phải năm nào cũng có mà nhiều năm nó mới quay lại chu kỳ TĂNG GIÁ 1 LẦN
    VẬY NÓ TĂNG MẠNH PHẢI MÚC THÊM VÀ GIỮ ĐỂ ĂN BẰNG LẦN CHỨ KO PHẢI CHỐT LÃI KIẾM vài chục % nhỏ nhoi
    VNE là viên ngọc là 1 tổng công ty xây dựng điện với thế mạnh nắm giữ trên 12% thị phần xây lắp điện toàn quốc.VNE làm những công trình đường dây 500KV chỉ có số ít DN làm được những công việc khó đòi hỏi có trình độ cao như VNE.Tài sản đất đai rất nhiều và thương hiệu là giá trị vô hình không thể định giá được.Vơi tôi sau nhiều năm đầu tư tôi định giá trùng quan điểm của chủ topic.
    VNE được định giá khoảng 15-20k/1 cổ phiếu tương đương 1500- 2000 tỷ như bác chủ top tóm tắt là cái giá hợp lý như vậy dư địa tăng giá cho VNE Là rất lớn.
    VNE TĂNG BẰNG LẦN LUÔN.
    chỉ có đầu tư mua cổ phiếu ở dưới xa giá trị thật của doanh nghiệp thì chúng ta mới có lãi và tài sản chúng ta mới tăng được.VNE hiện bằng 1/2 giá trị sổ sách và bằng 1/3 giá trị thật như vậy cơ hội thật tuyệt vời.
    theboy68BDSHANOI15 thích bài này.
    BDSHANOI15bdsanhnghiem đã loan bài này
  9. BDSHANOI15

    BDSHANOI15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Đã được thích:
    1.169
    Tôi sẽ giới thiệu cho các nhà đầu tư đầy đủ thông tin từng dự án của VNE. Hiện tại công ty đã được thâu tóm xong và chuẩn bị bay cao và bay xa. Hãy kiên nhẫn và lạnh lùng ắt thành công sẽ tới!
    --- Gộp bài viết, 09/01/2021, Bài cũ: 09/01/2021 ---
    Năm 2015 tôi khuyến nghị mọi người mua DIG giá từ 6-9k ai cũng chê và giờ đây DIG 30k vẫn chưa phản ánh hết tài sản chìm. Có ảnh minh hoạ sau ạ. Tôi chưa biết up ảnh trong này!
    Last edited: 09/01/2021
    theboy68 thích bài này.
  10. BDSHANOI15

    BDSHANOI15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Đã được thích:
    1.169
    Năn 2015 ai cũng nói DIG giống bạn đó. Lúc đó DIG giá khoảng 6,8k. Hãy đầu tư thông thái và lạnh lùng!
    --- Gộp bài viết, 09/01/2021, Bài cũ: 09/01/2021 ---
    VNE được bầu chọn là công ty minh bạch về Báo cáo tài chính. Trong suy thoái vẫn luôn có lãi và không bị cắt margin. Chỉ có điều là chưa bùng nổ thôi bạn ơi!
    --- Gộp bài viết, 09/01/2021 ---
    Vụ Huệ Phấn xấu nhất là rút 200tỷ ra đền thì công ty vẫn còn tài sản gần 2000 tỷ cơ mà! Mua cổ phiếu bằng 1/4 giá trị tài sản thì lo gì nào? Khả năng cao là giám đốc thẩm tuyên vô hiệu vì vô lý "quýt làm cam chịu" là sao?
    Last edited: 09/01/2021

Chia sẻ trang này