VNM - Điệp khúc giải trình liệu có ăn thua...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi savalhn, 07/09/2007.

4077 người đang online, trong đó có 361 thành viên. 17:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 371 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. savalhn

    savalhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Đã được thích:
    0
    VNM - Điệp khúc giải trình liệu có ăn thua...

    Vinamilk bị đề nghị trả lại công quỹ hơn 40 tỷ đồng
    Thứ sáu, 7/9/2007, 07:20 GMT+7
    Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị thu hồi hơn 40 tỷ đồng sai phạm trong quá trình cổ phần hóa tại Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk). Tuy nhiên, doanh nghiệp đang gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng để kêu oan.

    >> Rùm beng chuyện đấu giá cổ phần ở Vinamilk
    >> Vinamilk giải trình với dư luận
    >> Kiến nghị thu hồi 40 tỉ đồng sai phạm tại Vinamilk

    Theo kết quả Thanh tra Chính phủ công bố hôm 30/8, năm 2005, khi bán 10,46% phần vốn nhà nước ra bên ngoài, Vinamilk thu được 812,7 tỷ đồng.

    Nhưng công ty chậm nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị thu hồi số tiền hơn 28,8 tỷ đồng lãi khoản nộp chậm này. Đồng thời, công ty cũng phải nộp lại gần 12 tỷ đồng tiền gốc và lãi phải trả khi phát hành thêm cổ phiếu.

    Phương án cổ phần hóa Vinamilk được Bộ Công nghiệp phê duyệt năm 2003. Thời điểm đó, vốn điều lệ công ty là 1.500 tỷ đồng trong đó có 80% vốn nhà nước. Công ty được bán 12,54% vốn điều lệ cho nhân viên (11,12% bán bằng mệnh giá), 2,66% cổ phần ưu đãi cho nông dân chăn nuôi bò sữa và bán đấu giá ra bên ngoài 4,8%.

    Cũng theo kết quả thanh tra, Vinamilk còn có một số sai phạm khác trong việc mua bán cổ phần.

    Cụ thể: trong lần phát hành đầu tiên, lẽ ra cán bộ công nhân viên Vinamilk được mua 11,2% tổng số cổ phần, công ty đã lấy gần 95.000 cổ phần để bán cho các đối tượng khác. Trong đó, trên 20.000 đơn vị (tương đương 2 tỷ đồng), được bán cho cán bộ hưu trí. Gần 73.000 cổ phần khác (giá trị khoảng 7 tỷ đồng) được bán cho cá nhân ngoài công ty như cán bộ của các Bộ Công nghiệp, Tài chính và Cục Thuế TP HCM.

    Đối với số cổ phần được phép bán cho nông dân, Thanh tra khẳng định, nông dân đã không mua hết nhưng công ty không báo cáo với Bộ Công nghiệp để điều chỉnh phương án, mà tự ý dùng quỹ khen thưởng và phúc lợi của công ty để mua lại. Cách làm này sai quy định của Bộ Tài chính.

    Vinamilk chỉ chịu nộp phạt 28,8 tỷ đồng

    Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên ngày 5/9 tuyên bố, sẽ chỉ nộp lại khoản tiền 28,8 tỷ đồng trong số hơn 40 tỷ đồng mà thanh tra kiến nghị thu hồi.

    Bà Liên giải thích, năm 2005 khi bán 10,46% vốn nhà nước ra bên ngoài theo quy định, Vinamilk chỉ được giữ tiền trong một tháng. Nhưng lúc đó công ty vừa ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá vài chục triệu USD với Iraq nên cần số vốn lớn để hoàn thành hợp đồng. Vinamilk đã làm đơn kiến nghị Bộ Tài chính, xin giữ lại hơn số tiền này trong vòng 4 tháng. Nay, Vinamilk chấp nhận nộp phạt đối với khoản 28,8 tỷ đồng.

    Riêng khoản gần 12 tỷ đồng phải trả theo kiến nghị của thanh tra, bà Liên cho rằng đây là phần chênh lệch khi phát hành thêm cổ phiếu nên thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Theo bà, trong đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng năm 2005, tính theo mệnh giá được hơn 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, để làm chẵn thành 1.500 tỷ đồng, Vinamilk đã phát hành thêm cổ phiếu và bán với giá gấp 1,5 lần mệnh giá. Số tiền chênh lệch thu được khoảng 9 tỷ đồng và được giữ lại để bổ sung vào thặng dư vốn của công ty.

    Bà Liên cho rằng, việc Thanh tra "bắt" công ty phải nộp lại số tiền 9 tỷ cộng với hơn 2 tỷ đồng tiền lãi chậm nộp là không công bằng và sẽ gây thắc mắc cho nhà đầu tư.

    "Vinamilk đã gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng đề nghị xem xét", bà Liên nói.

    Đối với 95.000 cổ phần ưu đãi cho cán bộ công nhân viên mà Thanh tra cho rằng công ty đã trao nhầm đối tượng, bà Liên cho rằng số cổ phần trên đã được bán cho cán bộ về hưu và công nhân viên nhà máy sữa Sài Gòn, Lục Bình, nơi công ty này góp 70% vốn. Vinamilk xem như đây là đãi ngộ những người có công với công ty.

    Quan điểm Vinamilk, việc trích quỹ phúc lợi của công ty để mua hơn 4.000 cổ phần ế của người nông dân là hợp lý. Bởi theo quy định, khi cán bộ công nhân viên không mua thì tổ chức phát hành mới phải sửa đổi phương án phát hành và tổ chức đấu giá lại. "Đến nay số cổ phiếu này vẫn nằm trong quỹ phúc lợi và chưa chia cho cá nhân nào", Tổng giám đốc Vinamilk khẳng định.

    Hiện VNM là công ty niêm yết có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất với 29.000 tỷ đồng. Trong đó, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm 46,7%, tương đương gần 15.000 tỷ đồng.

    Theo Ánh Hồng (Vnexpress)
  2. ngovinhhang

    ngovinhhang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    85
    bác chửi nó mạnh vào để e còn mua thêm ..hế hế
  3. prucan

    prucan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Đã được thích:
    0
    vài chục tỷ thì bõ bèn gì với số lợi nhuận khủng cuả VNM

    quý 4 giá sẽ 18x - 20x
  4. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    Ai tin VNM vượt đc cái sóng cồn này thì chén. He he. Đơn giản vậy thôi, thách thức đồng nghĩa với cơ hội mà.
  5. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.904
    nổ lực cứu giá VNM là có thật kaka ko dám lướt VNM hiện nay, kaka đã bán trước khi có tin xấu nếu ai gặp kaka tại dia64n đàn kinhdoanhgioi ofline thì đã bán hết VNM roài
  6. fm2008

    fm2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    122
    Nhiều cổ đông lớn ?oquên? công bố thông tin



    Gần đây xảy ra nhiều trường hợp cổ đông lớn, quan trọng (VIP) của các công ty cổ phần (CTCP) đã âm thầm bán chứng khoán (CK) mà không thông báo theo qui định đã ít nhiều ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư (NĐT), trong đó có NĐT nhỏ...


    Cuối tháng 8-2007, ông Phạm Đình Lâm - thành viên hội đồng quản trị CTCP Nhựa xây dựng Đồng Nai - đã phải gửi văn bản cho Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) để giải trình, xin... ?onhận khuyết điểm và cam kết không tái phạm?. Trước đó, ông Lâm đã giao dịch cổ phiếu nhưng lại ?oquên? công bố thông tin theo qui định.



    Dồn dập... ?oquên?

    Đây chỉ là một trong bốn vụ vi phạm công bố thông tin giao dịch nội bộ diễn ra trong tháng Tám được HOSE phát hiện và yêu cầu các ?ođương sự? giải trình. Cũng như ông Lâm, cả ba trường hợp còn lại là ông Vũ Xuân Dũng, ?ongười nhà? của ông Vũ Xuân Cường - Phó giám đốc CTCP Nhiệt điện Phả Lại, bà Đặng Thị Xuân Hương - Kế toán trưởng CTCP Vận tải xăng dầu đường thủy Petrolimex, và bà Trần Thị Thu Hồng - Kiểm soát viên CTCP hàng hải Sài Gòn, cũng đều ?onhận khuyết điểm và cam kết không tái phạm?!

    Các vụ ?oquên? này không phải bây giờ mới có. Thế nhưng gần đây, trong bối cảnh giá CK có chiều hướng giảm, số vụ vi phạm lại nhiều hơn, bình quân 4-5 trường hợp/tháng. Trong đó không ít trường hợp là các VIP ở những công ty ?othâm niên? trên sàn, chưa kể nhiều VIP trong cùng một công ty niêm yết vi phạm.



    Cổ đông nhỏ ?oức?!

    Anh Đức Hùng - một NĐT tại sàn ACBS - khá bức xúc khi cho rằng việc các VIP âm thầm bán ra CK mà ?oquên? công bố thông tin là không lành mạnh. Do đó, không thể chỉ ?onhắc nhở? hay yêu cầu ?ođương sự? cam kết ?okhông tái phạm? rồi bỏ qua.

    Theo anh Hùng, tất cả thông tin liên quan đến công ty niêm yết đều có thể gây ảnh hưởng đến giá CK, trong đó có thông tin mua hay bán CK của các VIP. Đây là những người đầu tiên nắm được các thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động và kết quả kinh doanh của đơn vị.

    Một chuyên gia cho rằng nhiều NĐT nhìn vào động thái của các VIP để quyết định mua hay bán CK. ?oNĐT bán cổ phiếu FPT trong tháng bảy vừa qua, sau khi một số VIP của đơn vị này đăng ký bán cổ phiếu FPT cho thấy sức nặng thông tin giao dịch của các VIP...? - vị chuyên gia này nói. Theo anh Huỳnh Đức - nhà đầu tư tại sàn SSI, phần lớn các VIP bán ra CK trong thời điểm nhạy cảm, do đó các NĐT mua ở thời điểm này có thể bị thiệt hại.



    Nặng mới phạt

    Giữa tháng 8-2007, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) đã ra quyết định buộc hàng loạt VIP phải nộp phạt lên tới 10 triệu đồng với lỗi không công bố thông tin giao dịch nội bộ.

    Trước đó, các VIP này cũng đã được HOSE nhắc nhở. Ông Lê Nhị Năng, Phó tổng giám đốc HOSE cho biết, thẩm quyền xử phạt các trường hợp này thuộc SSC. Các trường hợp vi phạm đều được HOSE báo cáo lên SSC sau khi có văn bản nhắc nhở các ?ođương sự?, đồng thời yêu cầu các ?ođương sự? giải trình và cam kết không tái phạm.

    Một quan chức SSC cũng cho biết tất cả trường hợp vi phạm trên TTCK, trong đó có chuyện vi phạm công bố thông tin giao dịch nội bộ của các VIP đều được thanh tra của SSC kiểm tra và xử lý. Tùy theo mức độ vi phạm, thanh tra của SSC mới quyết định xử phạt bằng tiền hay nhắc nhở. Theo vị quan chức này, chỉ những trường hợp có dấu hiệu giao dịch nội gián hoặc cố tình không công bố thông tin mới bị phạt nặng. Các trường hợp còn lại có thể do không cố ý hoặc thiếu hiểu biết thì chỉ nhắc nhở.



    Phải chuyên nghiệp hơn

    Theo một số chuyên gia CK, không thể cho rằng vì không biết để giải thích cho những hành vi vi phạm vì có công ty có đến 2-3 VIP cùng vi phạm.

    ?oTrong trường hợp vi phạm là ?ovô tình? hoặc do ?othiếu hiểu biết? thì các công ty niêm yết cũng phải xem xét lại cơ chế công bố thông tin vì bộ phận này hoạt động không chuyên nghiệp?, ông Huỳnh Anh Tuấn - Công ty CK ACBS - nói. Vì theo qui định, bộ phận công bố thông tin phải thực hiện trách nhiệm phổ biến, giải thích rõ cho các đối tượng nằm trong diện bắt buộc công bố thông tin hiểu và tuân thủ nghĩa vụ này.

    Thế nhưng, nhiều công ty niêm yết hiện nay giao cho chủ tịch hội đồng quản trị hoặc một người trong ban giám đốc giữ nhiệm vụ công bố thông tin. Trên thực tế thì không ít những vị này không nắm vững qui định về công bố thông tin hoặc nắm nhưng chưa ?othuộc bài?. ?oCông bố thông tin để tăng tính minh bạch của thị trường, tạo niềm tin cho NĐT. Do vậy, các công ty niêm yết phải xem việc xây dựng bộ phận công bố thông tin một cách độc lập tương đối vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi...? - ông Tuấn nói.
  7. congkinhcong

    congkinhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    3
    Chú hà nói đúng đó. Có gan là làm giàu mà. Ka ka bán VNm chứ tui thì lại làm ngược lại. Tui cứ chỗ nào có kíu giá rồi đại gia là tui thích lắm

Chia sẻ trang này