Vỡ mồm rồi các bác ơi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ntvn2003, 14/08/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5282 người đang online, trong đó có 786 thành viên. 17:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9371 lượt đọc và 184 bài trả lời
  1. ntvn2003

    ntvn2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    0
  2. ntvn2003

    ntvn2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Phiên T6 khả năng là Blutrap thôi khả năng T2 lại đi xuống các bác lưu ý
  3. Speculate

    Speculate Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Ông còn hàng gì tôi mua lại hết với giá 4 phiên trần tinh từ thứ 6, đừng chim lợn nữa mệt mỏi quá.
  4. tuan7924

    tuan7924 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    0
    bắt trúng bài..............:))
  5. ntvn2003

    ntvn2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    0
    HIc em đang kẹp RHC đây nếu giám nhập thì cho em nick skype để trao đổi
  6. mvph

    mvph Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2010
    Đã được thích:
    51
    Tin cũ rồi, post lên làm gì nữa. :-??
  7. VHC2010

    VHC2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    1.733
    Bác vote e cái nào, ko thì e chim lợn nhiều đấy, mà e chim lợn là tèo liền,....:-o:-o:-o
  8. thanh39

    thanh39 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    0
    cái này người ta gọi là,bố làm con phá đấy bác ah[r23)][r23)][r23)]
  9. bh_dn

    bh_dn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Dân trí, Caef có âm mưu gì?

    Tại sao Dan tri và Cafef lại thêm vào bài lời PV của Mr. Giàu:
    http://www.btv.org.vn/tin-tuc/thoi-su/cac-ngan-hang-dong-thuan-voi-thong-tu-13/
    Các ngân hàng đồng thuận với Thông tư 13

    Thị trường tài chính đang đặc biệt quan tâm tới thông tin “14 ngân hàng thương mại và công ty tài chính” đưa ra ý kiến cho rằng có những bất cập trong Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 20/5/2010. Ngày 13/8, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này:

    Gần đây, một số ý kiến thắc mắc về tỉ lệ đảm bảo an toàn vốn cao trong Thông tư 13, xin Thống đốc giải thích rõ hơn về điều này?

    Mục tiêu của người làm chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo an toàn hệ thống và đảm bảo an toàn thanh toán, góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, trong quá trình hội nhập tiến dần tới thông lệ quốc tế.


    Đối tượng có lợi trực tiếp khi Thông tư này có hiệu lực là các tổ chức tín dụng, vì tỉ lệ an toàn vốn cao hơn thì sẽ tránh được khả năng đổ vỡ. Tiếp đến là toàn xã hội, tỉ lệ an toàn cao thì ngân hàng không đổ vỡ và xã hội không bị tổn thất. Và cuối cùng là thuận lợi hơn với các nhà quản lý.


    Theo quy định, khi xây dựng Thông tư sẽ lấy ý kiến của các tổ chức tín dụng, hoàn thiện theo thông lệ quốc tế. Chúng tôi đã thực hiện điều này; thậm chí một số chuyên gia còn phê bình NHNN để một số tiêu chuẩn còn thấp. Do vậy, tôi khẳng định Thông tư 13 không quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn cao. Tiến tới sẽ còn cao hơn nữa theo luật mới, để từng bước xây dựng hệ thống ngân hàng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.


    Trong quá trình thực hiện Thông tư, tôi cũng thấy có một số vấn đề. Thứ nhất là thời gian hiệu lực. Với văn bản quy phạm pháp luật tối thiểu là 45 ngày, còn Thông tư này có thời gian kéo dài tới 130 ngày. Trong chỉ đạo cũng ghi rõ ràng ngày 30/6, tất cả các tổ chức tín dụng “chạy thử” theo các tỉ lệ an toàn mới. Nếu xuất hiện vấn đề gì khó khăn thì cùng NHNN giải quyết.


    Sau khi các ngân hàng “chạy thử”, có vấn đề gì khúc mắc xảy ra không, thưa Thống đốc?


    Thực tế, có ngân hàng đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện Thông tư 13, Ví dụ Ngân hàng Quốc tế (VIB) thành lập ban chỉ đạo. Sau khi áp dụng chuẩn mới, VIB báo cáo lại rất tốt, đúng với chuẩn mực của ngân hàng họ.


    Tôi đã trao đổi với Ngân hàng TMCP Quân đội, họ báo cáo không có vướng mắc. Mặc dù đây chỉ là một ngân hàng trung bình trong hệ thống. Tôi cũng đã làm việc với Ngân hàng TMCP Hàng Hải, họ cũng báo cáo không có vướng mắc với Thông tư 13.


    Tối 12/8, tôi trao đổi với Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Techcombank, họ chỉ thắc mắc về một số từ ngữ. Tôi cũng điện thoại cho một ngân hàng quy mô nhỏ thường là nơi để phản ánh chính sách, họ phản ánh lại là đều thực hiện được.


    Có một số ý kiến phản ánh về bỏ nhóm cam kết ngoại bảng (ví dụ: thư tín dụng trả ngay, thư tín dụng trả chậm, bảo lãnh thanh toán.. ) ra khỏi danh sách rủi ro, nhưng cam kết ngoại bảng nằm trong tài khoản có rủi ro nên không thể bỏ ra được. Ví dụ, một số tập đoàn có bảo lãnh cho bên ngoài, đó là rủi ro, bỏ ra là không hợp lý.


    Thứ hai, một số ngân hàng thắc mắc không quy định cụ thể đâu là vốn huy động và nguồn vốn tự có. Sắp tới chúng tôi sẽ sửa.


    Thứ ba, trong luật mới quy định, tiền gửi kho bạc phải mở tại NHNN, còn trong trường hợp không thuận tiện sẽ do NHNN quy định. Hiện nay có 56.000 tỷ đồng tiền kho bạc gửi tại ngân hàng thương mại, so với đầu năm tăng 8.000 tỷ đồng, mức tăng khá đột biến nhưng không ổn định, nếu giải ngân nhanh sẽ giảm xuống ngay.


    Do vậy, hoặc NHNN còn tiền cung ứng thay thế, hỗ trợ các ngân hàng theo lộ trình, hoặc cho các ngân hàng lộ trình. Dứt khoát các dòng tiền này phải được quản lý chặt chẽ. Trong đợt Tết Nguyên đán, Kho bạc rút nhanh 20.000 tỷ đồng, một số ngân hàng mất thanh khoản, nếu NHNN không xử lý nhanh thì nguy hiểm…


    Vừa qua, một số báo đưa ra các công thức tính toán không đúng. Tuy nhiên, cũng không loại trừ các ngân hàng chưa tuân thủ nâng chỉ tiêu an toàn, bản thân họ phải tự xem lại chính mình.


    Bên cạnh đó, chúng ta phải nhìn vào thực trạng của ngành ngân hàng Việt Nam, hiện có 47 ngân hàng nước ngoài hoạt động, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh. Do vậy, không phải là “sân ta, ta đá” nữa.


    Việc điều hành về mặt bằng lãi suất trong thời gian tới sẽ như thế nào, thưa Thống đốc?

    Lãi suất được quyết định trên quan hệ thị trường, những mong muốn chủ quan cho thị trường này khó thành công. Khác với các nước, hoạt động ngân hàng Việt Nam tùy thuộc vào vốn huy động của dân cư. Vì vậy, hài hòa lãi suất phải dựa trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, các ngân hàng cạnh tranh nhau sẽ kéo dần mặt bằng lãi suất xuống.

    Nếu từ đầu năm không phát hành trái phiếu thì chắc chắn lãi suất đã hạ. Đây là mâu thuẫn tạm thời, cần thời gian để xử lý.


    Thực tế, trong thời gian qua, NHNN chọn mục tiêu ổn định hệ thống và tăng trưởng tín dụng hợp lý. Bên cạnh đó, đứng về mặt an toàn xã hội thì không có biến động gì lớn.


    Trong thời gian tới, phải chú trọng yếu tới 2 vấn đề lớn là việc mua tạm trữ sẽ đẩy giá cả lên và mùa khai trường sẽ kèm theo dịch vụ tăng. Bên cạnh đó, giá xăng dầu, giá vàng lên… Nhưng nếu nền kinh tế Việt Nam chủ động được thì sẽ chủ động được tất cả./.



    Thống đốc NHNN nói về Thông tư 13 của cafef và dân trí
    [​IMG]

    “Tôi khẳng định Thông tư 13 không phải quy định các tỷ lệ an toàn cao. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 và từ ngày 1/1/2011 sẽ còn cao nữa”, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết.



    Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu: "Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị tiền đồng và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống thanh toán, góp phần phát triển kinh tế.


    Thế nên, việc ban hành Thông tư 13 là nhằm đáp ứng quá trình hội nhập đi từ thấp tới cao, tiến dần lên mức cao hơn. Do đó, người có lợi trực tiếp là tổ chức tín dụng, tiếp đến là toàn xã hội.

    Theo quy định, khi làm thông tư sẽ lấy ý kiến của các tổ chức tín dụng, chúng tôi đã lấy ý kiến rồi và hoàn thiện theo thông lệ quốc tế. Một số chuyên gia còn phê bình NHNN một số tiêu chuẩn còn quá thấp. Do vậy, tôi khẳng định Thông tư 13 không phải quy định các tỷ lệ an toàn cao; dần dần thực hiện và từ ngày 1/1/2011 sẽ còn cao nữa.

    Tôi khẳng định, ban hành Thống tư 13 là từng bước xây dựng hệ thống ngân hàng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Một số tổ chức tín dụng thắc mắc về Thông tư 13, tôi lý giải như sau:

    Thứ nhất là thời gian hiệu lực nhanh quá, tôi nghĩ không nhanh, một văn bản pháp lý dự thảo hàng năm nay, ban hành từ ngày 20/5, tới 1/10 mới có hiệu lực. Trong khi các văn bản quy phạm pháp luật tối thiểu là 45 ngày, còn đây tới 130 ngày.

    Trong thông tư cũng chỉ đạo rõ ràng tới 30/6, tất cả các tổ chức tín dụng chạy thử theo các tỉ lệ an toàn mới xem có xuất hiện điều gì khó khăn không. Hiện tại, có ngân hàng đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện Thông tư 13.

    Tôi mời Ngân hàng Quân đội sang, họ báo cáo không có vướng gì cả, mà đây chỉ là ngân hàng trung bình trong hệ thống. Cách đây hai ngày, tôi làm việc với Ngân hàng Hàng Hải, họ cũng báo cáo không có vướng gì. Tối qua, tôi gặp anh Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank, họ bảo không có vướng mắc gì, chỉ làm sáng tỏ một số từ ngữ.

    Tôi cũng điện thoại cho một ngân hàng quy mô nhỏ thường là nơi để phản ánh chính sách, họ phản ánh lại là đều làm được, chỉ có một chỉ tiêu khó làm là tiền gửi không kỳ hạn.

    Người ta cam kết lúc nào cũng để trên tài khoản 3.000 tỷ đồng với lãi suất thấp, rõ ràng đây là tiền thừa muốn gửi có kỳ hạn nhưng vì lý do gì đó, chứ không phải quy định sai. Tiền gửi không kỳ hạn có thể mất thanh khoản bất cứ lúc nào. Tiền gửi thanh toán cũng vậy, ngày trước không để trên tài khoản nhiều, giám đốc tài chính doanh nghiệp sử dụng triệt để, phần đó có thể đọng lại 5 - 7% trên tài khoản nhưng phần đó không bao giờ tính vào tỉ lệ an toàn.

    Thứ hai, có ngân hàng phản ánh nhóm cam kết ngoại bản nên bỏ ra. Cam kết ngoại bản nằm trong tài khoản có rủi ro làm sao bỏ ra được. Ví dụ, một số tập đoàn có bảo lãnh bên ngoài, cái đó là rủi ro, tất cả các bảo lãnh ngân hàng thì bỏ ra là không hợp lý, đây là điều mà quy định cũ không lường hết.

    Thứ ba, có ngân hàng thắc mắc tại sao không quy định nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động, nay mai tôi sửa, ngoài nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động. Ai cấm sử dụng vốn tự có để kinh doanh?

    Thứ tư, về tiền gửi, ngay từ đầu làm thông tư chúng tôi cũng phân vân lắm. Theo quy định, tiền gửi kho bạc mở tại NHNN, nếu không thuận tiện thì gửi ngân hàng thương mại, bởi như thế là cơ động. Trong luật mới, tiền gửi kho bạc phải mở tại NHNN, còn trong trường hợp không thuận tiện sẽ do NHNN quy định.

    Hiện nay có 56.000 tỷ đồng gửi tại ngân hàng thương mại, so với đầu năm tăng 8.000 tỷ đồng, tăng khá đột biến nhưng không ổn định, vì nếu giải ngân nhanh sẽ giảm xuống ngay. Dứt khoát các dòng tiền này phải được quản lý chặt chẽ. Tết vừa rồi kho bạc rút nhanh 20.000 tỷ đồng, ngân hàng mất thanh khoản, NHNN không xử lý nhanh thì nguy hiểm…".


  10. HoThuHuong87

    HoThuHuong87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2009
    Đã được thích:
    1
    ai mệt mỏi nhỉ
    ;))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này