1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Vỡ nợ bùng phát, bất động sản lại chịu áp lực bán tháo

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hutuma, 26/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6975 người đang online, trong đó có 977 thành viên. 15:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 418 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. hutuma

    hutuma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Vỡ nợ bùng phát, bất động sản lại chịu áp lực bán tháo






    Thị trường bất động sản đang đứng trước áp lực bán tháo sau khi các vụ vỡ nợ tín dụng đen liên tiếp xảy ra. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, từ giờ đến cuối năm, giá bất động sản vẫn lao dốc.

    Làn sóng bán tháo bất động sản đã từng xảy ra cách đây vài tháng sau khi lãi suất ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất đồng thời hạn chế cho vay bất động sản. Điều này buộc các nhà đầu tư bán tháo bất động sản để trả nợ vay ngân hàng. Chính vì vậy, giá đất tại nhiều dự án liên tục giảm trung bình 10-15 triệu đồng/m2, cá biệt có nhiều lô đất giá giảm 20 triệu đồng/m2.

    Cho đến đầu tháng 8 đà bán tháo bắt đầu giảm dần, giá đất một số dự án như đô thị mới An Hưng, Vân Canh, Văn Khê, Văn Phú … bắt đầu tăng trở lại 1-3 triệu đồng/m2 sau khi có thông tin lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm dần. Hơn nữa, sau thời gian dài giảm giá nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là thời điểm thích hợp để mua vào và giá bất động sản sẽ khó tiếp tục giảm thêm nữa.

    Tuy nhiên, thị trường chưa kịp hồi phục tiếp tục hứng chịu thêm “cú sốc” nữa khi chỉ trong vòng 1 tháng liên tiếp 5-6 vụ vỡ nỡ quy mô lớn vài trăm tỷ đồng. Đáng chú ý, hầu hết các chủ nợ lớn đều là đại gia có tiếng tăm trong làng bất động sản Hà Nội.

    Theo điều tra cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến cho các chủ nợ tuyên bố vỡ nợ do giá bất động sản giảm quá sâu trong một thời gian dài khiến các khoản lãi vay bị đội lên từng ngày. Vì vậy, các đối tượng này mất khả năng thanh toán.

    Nhiều chủ nợ hiện đã bị cơ quan CSĐT bắt giam, thế nhưng hệ thống “chân rết” phía dưới cũng đang “dẫy chết” khi đang ôm một khối lượng nợ khổng lồ. Trong đó, nhiều chủ nợ phải chọn phương án bán tháo hoặc gắn nhà đất để thu tiền trả nợ.

    Ông Ngô Hồng Tuấn – trưởng văn phòng công chứng Đông Đô cho biết, hơn một tháng nay, tại văn phòng công chứng Đông Đô có làm thủ tục công chứng mua bán bất động sản cho rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên, trong 10 trường hợp thì có đến 8 trường hợp công chứng bán nhà để gắn nợ do chủ nhà không có tiền để trả nợ vay.

    Theo khảo sát của VnMedia tại một số chợ đất lớn tại Hà Nội, hai tuần nay lượng hàng chào bán tăng nhanh trong đó đất tại một số dự án vẫn tiếp tục giảm như Geleximco khi C, D giá đường nhỏ 38 triệu đồng/m2, đường to 45-48 triệu đồng/m2. Dự án Vân Canh đường nhỏ giảm hơn 40 triệu đồng/m2, đường to 48-50 triệu đồng/m2, liền kề dự án Kim Chung – Di trạch khoảng 35-40 triệu đồng….

    Chị Nguyễn Mỹ Hạnh – Giám đốc sàn bất động sản Vietland cho biết, giá bất động sản vài tuần nay tiếp tục giảm trong đó có trường hợp khách hàng cần tiền đã chào bán nhiều lô đất dự án và thổ cư với mức giá thấp hơn mặt bằng chung quanh khu vực. Tuy nhiên, lực mua rất yếu thậm chí không khách hỏi mua.

    Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, thị trường bất động sản tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu tiền do sức ép đáo hạn của các khoản vay trước ngày càng tăng đặc biệt thời điểm 31/12 (dư nợ cho vay phi sản xuất phải kéo xuống 16%) ngày càng đến gần trong khi vay mới dường như rất khó khăn. Bên cạnh đó, các ngân hàng đang bắt đầu cuộc chơi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong đó lãi suất liên ngân hàng tăng vọt lên 30%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng. Do vậy, thị trường vốn đang thiếu lại càng thiếu hơn vì ngân hàng lớn sẽ tập trung cho vay trên thị trường liên ngân hàng vì lãi suất cao, đảm bảo tính an toàn.

    Anh Đào

  2. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.115
    Nữ giám đốc vỡ nợ hàng chục tỷ đồng

    Giám đốc Công ty Mai Xuân Thịnh - bà Nguyễn Thị Tuyết Mai đã vay nợ của nhiều người với số tiền khoảng 30 tỷ đồng, với lãi suất từ 3,5% đến 10% một tháng nhưng không trả được và đã bỏ trốn.
    > Vỡ lở vụ lừa khủng trên thị trường chứng khoán
    > Nữ đại gia 'lừa tiền tỷ' qua lời kể của giới chứng khoán


    Theo một cán bộ Phòng điều tra tổng hợp ******* quận 6, TP HCM từ ngày 26/9 đến nay, cơ quan này đã tiếp nhận khoảng 10 đơn trình báo của người dân liên quan đến vụ vỡ nợ của bà Mai. "Chúng tôi đang lấy lời khai của các nạn nhân để điều tra làm rõ vụ việc", cán bộ này cho biết.
    [​IMG]
    Dựa vào mác giám đốc, bà Mai đã dễ dàng vay mượn tiền của nhiều người. Ảnh: Lệ ChiBà Nguyễn Thị Tuyết Mai, nguyên là Giám đốc Công ty TNHH Mai Xuân Thịnh, chuyên về dịch vụ kế toán, tư vấn thuế và dịch vụ nhà đất. Người phụ nữ này đã vay vốn của nhiều người với lãi suất 3,5-10% một tháng để đầu tư vào bất động sản và chi dùng cá nhân.
    Trao đổi với VnExpress.net, vợ chồng ông Kim, một nạn nhân của bà Mai cho biết, bà này vốn là chỗ bà con họ hàng xa, lại là giám đốc một công ty nên ông và những người thân (anh, em, bạn bè) đã tin tưởng và mang toàn bộ số tiền dành dụm được 1,2 tỷ đồng cho bà Mai vay với lãi suất 3,5% mỗi tháng.
    Theo ông Kim, thời hạn trả nợ là đến hết tháng 6 năm nay (có hợp đồng qua công chứng). Trong thời gian vay, có tháng bà Mai trả lãi đúng hẹn, nhưng cũng có nhiều tháng không đúng hẹn. Đến thời điểm trả nợ gốc, bà cho biết gặp khó khăn về tài chính nên xin "khất" lại số tiền gốc này và hứa trả chậm nhất đến cuối tháng 9 với khoản thời gian phân kỳ thành 4 đợt, mỗi đợt 300 triệu đồng vào các ngày 20/7; 10/8; 25/8 và 10/9 (có thể hiện qua giấy cam kết).
    Tuy nhiên, ông Kim cho biết kể từ tháng 7 đến nay, ông chưa nhận được đồng tiền nào từ phía bà Mai (cả lãi lẫn vốn gốc). Đồng thời, đến ngày 18/7 nghe tin bà này bỏ trốn, ông có đến nhà và thấy cửa khóa chặt. Sau đó một ngày, tức hôm 19/7, bà Mai nhờ người bạn thân đem đến một lá thư tay cho ông Kim với nội dung hứa hẹn một tháng sau sẽ về giải quyết toàn bộ nợ nần.
    "Nhưng đây chỉ là công tác tư tưởng trấn an tinh thần của bà ấy, vì kể từ đó bà Mai cắt đứt tòan bộ liên lạc", ông Kim nói.
    Tương tự là trường hợp bà Lan đang bị nữ giám đốc này "ôm" hơn 8 tỷ đồng, cũng bằng cách tạo niềm tin và uy tín bằng việc vay số tiền ít và trả lãi lẫn gốc sòng phẳng. Sau đó, mượn số tiền lớn dần rồi biến mất luôn.
    Theo bà Lan, từ giữa năm 2010, bà Mai chỉ mượn vài trăm đến một tỷ đồng và trả lãi lẫn gốc rất nhanh chóng chỉ trong vòng vài ngày. Nhưng đến khoảng gần cuối năm đó, bà ta cho biết đang cần đầu tư vào một dự án bất động sản nên hỏi vay số tiền lớn dần, tổng cộng hơn 8 tỷ đồng, lãi suất khoảng 5% một tháng. "Đến đầu năm nay, bà ấy liên tục khất nợ với lý do dự án chưa xong nên chưa thu hồi được vốn. Từ đó trở đi, cả lãi cũng không thấy trả. Và đến giờ thì bà Mai đã trốn bặt tăm cùng số tiền trên", bà Lan cho biết.
    Một số nạn nhân khác cũng đang khóc dở chết dở với số tiền đã cho bà Mai vay, bởi để có số tiền này họ đã phải đi vay mượn từ người thân, bạn bè.
    Chị Bích - một chủ nợ khác cũng than thở, trước đây vì thấy bà Mai luôn thể hiện là người tốt, hay giúp đỡ người khác và rất giữ uy tín nên chị tin tưởng. Hồi tháng 4, bà này nói đang kẹt và cần mượn một số tiền. Chị Bích đã phải chạy vạy hỏi 'mượn' những người thân được 150 triệu đồng. Trong đó, mượn của một người bạn 100 triệu với lãi suất 10% một tháng, và một người thân là 50 triệu với lãi suất 5% để đưa cho bà Mai.​
    Chị Bích cho biết, từ tháng 4 đến tháng 6, bà Mai trả lãi đầy đủ. Nhưng từ tháng 6 trở đi, bà xin khất liên tục và cho biết đang chờ tiền từ dự án. "Tôi cũng không dám đòi vì ngại nên phải cắn răng bỏ tiền túi ra trả lãi cho những người kia tới tận bây giờ. Ai ngờ, nay vỡ lẽ ra bà Mai đã trốn ôm nợ không chỉ của riêng tôi mà còn nhiều người khác. Giờ tôi chỉ biết cầu mong bà ấy sẽ quay về và trả tiền lại chứ biết làm gì", chị Bích nói.​
    Ngoài các nạn nhân trên, còn khoảng hơn 10 người khác cũng cho bà Mai vay tiền từ 100 đến vài tỷ đồng nhưng chưa được trả tiền nên đã đến trình báo với *******.
    Một lãnh đạo ******* quận 6 cho rằng, đa phần các đối tượng tín dụng đen khi vay tiền, ban đầu đều tạo ra vẻ bề ngoài thật phô trương và luôn tạo niềm tin cho những người xung quanh, sau đó mới câu dụ những người nhẹ dạ, cả tin vào tròng. "Nếu người dân có vốn nên gửi vào ngân hàng cho an toàn và không nên tham lãi suất cao", ông khuyên.
    Ngoài ra, vị này cũng khuyến cáo, trong quá trình giao dịch làm ăn nên đảm bảo tính pháp lý rõ ràng và tuyệt đối không dựa vào lòng tin. "Bởi hiện nay, nhiều người cho vay cả tỷ đồng nhưng chủ yếu qua lời nói miệng hoặc vài mảnh giấy viết tay. Khi xảy ra sự cố, rất dễ bị thua thiệt về quyền lợi", ông nói.
    Lệ Thanh
  3. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1
    từ giờ đến cuối năm sẽ còn nhiều kịch hay

    ôm đất giờ là ôm bom, ôm chứng là ôm shi.t =))=))=))=))
  4. hako_jsc

    hako_jsc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có nhà gán nợ báo em cái đang định mua thêm
  5. tocxinhtocdep

    tocxinhtocdep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Chỉ tội nghiệp mấy cò con. Trong khi tụi khác lại được bom tiền cứu !
  6. lavan

    lavan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    599
    Hóa ra từ mấy năm nay có 1 lớp người không cần lao động mà chỉ cho vay nặng lãi đủ tiền ăn chơi... thảo nào Tây nó công bố kết quả điều tra thấy dân Vịt ngan " hạnh phúc nhất thế giới". Cần phải nhân rộng mô hình này..
  7. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63
    Chủ đề đã bị khóa với lý do: không có link cụ thể
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này