VŨ VĂN NINH NÈ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sorosyud, 26/03/2008.

3990 người đang online, trong đó có 442 thành viên. 09:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 971 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.905
    VŨ VĂN NINH NÈ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

    "Nhà đầu tư chứng khoán cần có cái nhìn trung hạn"
    15:17'' 26/03/2008 (GMT+7)

    - "Nhìn tổng thể, khó khăn của nền kinh tế Việt Nam chỉ là ngắn hạn, nhà đầu tư chứng khoán cần có cái nhìn trung hạn và bình tĩnh" - Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh trả lời báo giới sáng nay (26/3) bên lề phiên họp UB Thường vụ Quốc hội.


    Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: "Nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua vào". Ảnh: VA

    Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết, ngày 25/3/2008, bộ Tài chính đã báo cáo và trình lên Chính phủ phương án cấp bách để cứu TTCK và Thủ tướng đã chấp nhận.

    "Nhưng cũng phải nói thật là tôi có cảm giác là nhà đầu tư của chúng ta vẫn chưa vững vàng" - ông Ninh nói.

    Việt Nam nằm trong bối cảnh chung, khi FED của Mỹ can thiệp vào thị trường cả về bất động sản, tiền tệ tín dụng ngân hàng lãi suất, thì tự nhiên động thái toàn cầu chuyển biến rất mạnh mẽ giá dầu bắt đầu chững lại, lãi suất thay đổi, TTCK có biểu hiện phục hồi trong khi của VN thì cứ xuống.

    VN đưa ra nhiều giải pháp trong đó mục tiêu số một mà Chính phủ xác định là kiềm chế lạm phát, tận dụng cơ hội đảm bảo tăng trưởng nhất định, không lấy mục tiêu tăng trưởng quá cao.

    Rõ ràng mục tiêu kiểm soát lạm phát thì ngân hàng đưa ra biện pháp thắt chặt tiền tệ thì có ảnh hưởng tại thời điểm nào đó đến TTCK, nhưng khi biến động thì nhà đầu tư trong nước không nghiên cứu đầy đủ thông tin nên tâm lý nghĩ rằng phải bán nhanh không thì lỗ tiếp.

    Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài người ta vẫn mua về. Như thế rõ ràng là người ta vẫn đánh giá cao thị trường của mình, và điều quan trọng số một là ổn định kinh tế vĩ mô. Nói kinh tế vĩ mô đang có sức khỏe thật tốt thì không phải, nó có khó khăn nhưng khó khăn ấy chỉ ở ngắn hạn thôi. Còn trung hạn về cơ bản sẽ đảm bảo tốt hơn. Các nhà đầu tư phải có tầm nhìn như thế, phải bình tĩnh.

    Có nhà đầu tư cho rằng SCIC (Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) mà ông làm Chủ tịch HĐQT chưa bao giờ tham gia TTCK?

    - Hiện nay cơ chế cho SCIC là có, tôi làm Chủ tịch đã quyết định là phải tham gia thực sự nhưng vì cơ chế chưa ra nên chưa tham gia bởi ngại là thua thiệt, lỗ thì ai chịu. 1 -2 ngày tới tôi sẽ ký 1 văn bản tạm thời để SCIC có căn cứ tham gia 1 cách mạnh hơn, sau đó sẽ trình Thủ tướng ra quy định. Tóm lại là để SCIC hạch toán riêng khoản này ra và nếu có rủi ro thì đây là làm nhiệm vụ của Nhà nước.

    SCIC sẽ mua vào như thế nào?

    - Đương nhiên là tùy thuộc ở tình hình thị trường để quyết định và phải điều hành hàng ngày chứ bây giờ không thể nói được là mua bao nhiêu, như thế nào...

    Lạm phát đang tăng cao, liệu chúng ta có tính đến việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng và lạm phát không, thưa ông?

    - Chúng tôi chưa bàn đến vấn đề điều chỉnh, bởi phải đưa ra QH xem xét biểu quyết, việc này còn phụ thuộc vào nhiều cấp có thẩm quyền.

    - Nhưng thái độ của Chính phủ là mục tiêu mà QH thông qua cho đến nay là hết sức khó khăn và cho đến nay phải thẳng thắn nói rằng khả năng không đạt được. Chính vì thế CP phải đưa ra phương án làm sao thích hợp, đây là yếu tố có tính toàn cầu. Tất cả các nước người ta đều điều chỉnh, cho nên Chính phủ sẽ có phương án và hôm qua đã bàn rồi, sẽ đưa ra các cấp có thẩm quyền cho phép Chính phủ được điều hành theo phương án đó.

    Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng từng trả lời báo giới là Nếu là nhà đầu tư, tôi sẽ mua cổ phiếu ở thời điểm này. Còn ông?

    - Chính xác. Rất nhiều người hỏi tôi, tôi đã khuyên là nên mua. Nếu tôi có tiền tôi cũng mua. Nhà đầu tư phải biết cơ hội biết phân tích tình hình và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Khi giá lên thì mua nhà mua xe, có ai nói, xin nộp cho Chính phủ ít tiền đâu. Còn khi xuống lại kêu Chính phủ phải cứu!

    Tổng thể nói rộng ra phải nhìn vào sự ổn định chính trị của chúng ta, vị thế và sự ổn định về vĩ mô trong trung và dài hạn. Thứ 2, phải nhìn vào bản thân các hàng hóa. Nếu là hàng hóa chất lượng tốt, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì dứt khoát giá trị của nó sẽ giữ được. Trong thời gian tới, trong quá trình cổ phần hóa tôi cho rằng hàng hóa sẽ có chất lượng trên thị trường. Tổng thể là trước mắt vượt qua khó khăn, có thể trong năm nay, sau đó phải tận dụng các cơ hội, nhà ĐTNN vẫn vào rất nhiều để đầu tư trực tiếp. Có những nước trong khu vực cả năm chỉ thu hút được 1 tỷ USD ĐTNN trong khi chúng ta quý này đã thu hút được hơn 1 tỷ USD rồi.

    Tóm lại nền kinh tế của chúng ta trước mắt có khó khăn, nhưng trung hạn vẫn tốt, vẫn có cơ hội và chúng ta phải tận dụng những cơ hội đó. Nếu nhìn tổng thể như vậy thì tôi tin chắc nhà đầu tư vẫn vững tâm tin tưởng vào thị trường.

    Tất nhiên không phải cái gì cũng ngày một ngày hai được, chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát không phải có hiệu quả ngay ngày hôm sau được, nó phải rất từ từ. Hôm qua trong phiên họp CP, TTg đã nói rồi: Biểu hiện của lạm phát bắt đầu có chững lại, tháng 2 cao hơn, tháng 3 giảm hơn tháng 2.

    Chúng ta đã giảm biên độ vì thị trường thụt giảm rất nhanh, bao giờ sẽ tăng lại biên độ?

    - Nếu thị trường ổn định, giao dịch đều đặn có chiều hướng tốt lên thì chúng ta sẽ tăng lại biên độ bởi giảm chỉ là giải pháp tình thế.
  2. Mrxmen

    Mrxmen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Giảm biên độ thì ai được lợi nhỉ ?

Chia sẻ trang này