Vừa cắt cáp, Trung Quốc vừa vu cáo Việt Nam tấn công tàu cá.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi buonhangnong, 13/06/2011.

3524 người đang online, trong đó có 125 thành viên. 07:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 362 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. buonhangnong

    buonhangnong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    0
    ,

    Vừa cắt cáp, Trung Quốc vừa vu cáo Việt Nam tấn công tàu cá
    Cập nhật lúc 10/06/2011 10:16:01 AM (GMT+7)
    [​IMG] Sau khi bị Việt Nam cáo buộc Trung Quốc một lần nữa quấy nhiễu tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam ở Biển Đông, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã đưa ra những tuyên bố thậm chí cứng rắn hơn các lần trước.

    >> Trung Quốc lại ngang ngược phá cáp tàu khảo sát Việt Nam

    Tân Hoa Xã dẫn lời ông này lớn tiếng rằng, Việt Nam đã “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền Trung Quốc và gây nguy hiểm cho mạng sống các thủy thủ của Trung Quốc trong một tranh chấp chủ quyền đang leo thang.
    Trong vòng hai tuần lễ, tàu Trung Quốc đã hai lần cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam khi các tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng, người phát ngôn Trung Quốc đã không ngại ngần mà cáo buộc Việt Nam làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
    Thậm chí, ông này nói rằng, Trung Quốc là nạn nhân trong vụ đụng độ mới nhất khi tàu cá nước này vướng cáp của tàu Việt Nam và bị kéo đi khoảng hơn một giờ.
    Tàu Trung Quốc liều lĩnh lao vào phá cáp tàu Việt Nam nhưng người phát ngôn Hồng Lỗi lại nói: “Hành động này gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sự an toàn của các ngư dân Trung Quốc”.
    Hết dùng hải giám lại đến tàu cá Hôm qua (9/6), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận việc tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn Việt Nam xảy ra sáng cùng ngày. Cụ thể là vào lúc 6h sáng ngày 9/6, tàu Viking 2 do PetroVietnam thuê đang tiến hành hoạt động thăm dò thì bị tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 6226, cùng hai tàu ngư chính yểm trợ mang số hiệu 311 và 303, chạy ngang qua mũi tàu sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ.
    [​IMG]
    Dù đã phát pháo hiệu cảnh báo, tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào với tốc độ cao để phá cáp thăm dò tàu VikingII

    Tàu Viking 2 đã phát pháo hiệu cảnh cáo song các tàu này vẫn lao vào, bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu cá 6226 mắc vào tuyến cáp của Viking 2 khiến tàu thăm dò của Việt Nam không thể hoạt động bình thường. Hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng một số tàu cá khác của Trung Quốc sau đó đã tiến vào giải cứu tàu 6226.
    Cho biết khu vực xảy ra sự việc (lô 136/03 tại 6o47,5 Bắc, 109o17,5 Đông) nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, bà Nga nhận định hành động này của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng.
    Vậy mà trong cuộc họp báo sau đó, theo tin của Reuters, ông Hồng Lỗi đã cáo buộc Việt Nam vi phạm chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Trường Sa và các khu vực lân cận. "Cần phải chỉ ra rằng, với việc tiến hành thăm dò dầu khí trái phép ở vùng biển của quần đảo Trường Sa và đuổi tàu cá Trung Quốc, Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền hàng hải của Trung Quốc”, ông này nói. "Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngừng mọi vi phạm và không nên có các hành động làm phức tạp và mở rộng tranh cãi”.
    Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei đều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn vùng biển này bằng cách đưa ra bản đồ hình chữ U bao trùm gần như toàn bộ vùng biển kể cả các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
  2. nhoxtc

    nhoxtc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2008
    Đã được thích:
    0
    DCM bọn bẩn thỉu này, anh em Hải quân bắn chết mẹ nó đi cho nó vu khống luôn thể
  3. buonhangnong

    buonhangnong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Giữa căng thẳng Biển Đông, Mỹ - Philippines sẽ tập trận hải quân
    Cập nhật lúc 12/06/2011 12:40:59 PM (GMT+7)

    [​IMG] - Philippines và Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc tập trận hải quân chung vào cuối tháng này.
    TIN BÀI KHÁC:

    Siêu cường quân sự: Mục tiêu xa vời với Trung Quốc?
    Biển Đông: Nghị sĩ Mỹ trình nghị quyết phản đối Trung Quốc
    Mỹ thúc giục chấm dứt căng thẳng Biển Đông

    [​IMG]
    Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon của Hải quân Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận CARAT Ảnh: navsource
    Quan chức Philippines nhấn mạnh rằng, căng thẳng ở Biển Đông không liên quan tới chương trình tập trận. Quân đội Philippines đưa ra thông tin xác nhận sự kiện diễn tập hải quân chung giữa lúc Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Mỹ không liên quan vào tranh chấp ở Biển Đông vì họ cho rằng “Mỹ không phải là một bên trong cuộc tranh chấp”.
    Tập trận hải quân chung sẽ bắt đầu vào 28/6 tại Lực lượng Hải quân miền Tây (Navforwest)”, phát ngôn viên Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) Jose Miguel Rodriguez nói.

    Đây là chương trình được lên kế hoạch từ năm ngoái”, Rodriguez nhấn mạnh. Chưa có thông tin cụ thể về địa điểm diễn ra cuộc diễn tập nhưng Navforwest hoạt động chính ở biển Sulu và vùng lân cận.

    Theo quan chức Philippines, cuộc tập trận hải quân mang tên “Cooperation Afloat Readiness and Training” gọi tắt là CARAT, nhằm duy trì sự sẵn sàng chiến đấu của hải quân, nằm trong khuôn khổ Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines. Diễn tập CARAT năm nay có mục tiêu thử nghiệm khả năng của hải quân hai nước nhằm thực hiện “tự do các hoạt động hàng hải”.

    Quan chức quân sự Philippines tuyên bố về kế hoạch diễn tập giữa lúc căng thẳng ở Biển Đông gia tăng bởi những cáo buộc tàu Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Philippines và khu vực tranh chấp, đặc biệt ở quần đảo Trường Sa.

    Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon của Hải quân Mỹ sẽ tham gia CARAT. Được coi là một trong những tàu chiến hùng mạnh nhất của Hải quân Mỹ, con tàu lớp Arleigh Burke rời căn cứ tại Hawaii tuần trước và có thể giờ đây đã có mặt ở vùng biển quốc tế gần biển Sulu. Tướng AFP Eduardo Oban Jr. khẳng định, sự xuất hiện của Chung-Hoon không liên quan gì tới tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc.

    Phát ngôn viên Hải quân Philippines Omar Tonsay cho hay, tàu của Hải quân Mỹ chưa có liên lạc gì và có thể họ phải hoàn thành một nhiệm vụ riêng biết trước khi tới Philippines. “Chưa cần có sự hợp tác giữa quan chức Chung-Hoon với chúng tôi trong các hoạt động của họ khi họ vẫn ở vùng biển quốc tế. Họ sẽ thông tin cho chúng tôi khi họ tới cảng. Có thể họ có các hoạt động khác trước CARAT”, Tonsay nói.

    Ông cho biết thêm, chi tiết cuộc tập trận hải quân chung vẫn chưa được làm rõ. “Chúng tôi dự kiến sẽ họp vào tuần tới”, ông nói.

    Dinh tổng thống Philippines trong khi đó đã bày tỏ tin tưởng rằng, nước này có thể trông cậy vào sự ủng hộ của Mỹ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhưng nhấn mạnh tính ưu việt của ngoại giao trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Phó phát ngôn viên dinh tổng thống, Abigail Valte, nói trên đài phát thanh dzRB rằng, các lãnh đạo AFP có thể sẽ đề cập tới vấn đề lãnh thổ trong hội nghị Uỷ ban Phòng thủ chung Philippines – Mỹ ở Hawaii vào tháng 8.

    Cảnh báo

    Trước đó, Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ đứng ngoài vấn đề Biển Đông. “Những gì nên làm để giải quyết tranh chấp lãnh thổ là trên cơ sở điều khoản song phương, và Mỹ không phải là một bên trong cuộc tranh chấp”, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu nói trong một diễn đàn hôm thứ Năm.

    Tôi hiểu sự quan tâm của Mỹ là thực sự không cần thiết, sau tất cả, vùng biển này vẫn luôn an toàn và yên bình”, ông này nhấn mạnh. “Chúng tôi đã cố gắng mọi cách để khiến khu vực này thành vùng hòa bình, ổn định, và cho tới nay, hoạt động hàng hải ở đây vẫn luôn an toàn và yên bình. Vì vậy, không có lý do gì cho sự can thiệp tại đây”.

    Vị đại sứ Trung Quốc thậm chí còn khẳng định: “Tranh chấp lãnh thổ là cuộc tranh chấp giữa các bên tuyên bố chủ quyền, nên thực sự một quốc gia bên ngoài khu vực không có liên quan gì trong tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này".

    Ông này còn cảnh báo, bất cứ chuyến thăm nào của các nghị sĩ Philippines tới khu vực tranh chấp đều tương đương với hành động xâm phạm.

    Hôm thứ Sáu, Mỹ đã lên tiếng về tình hình Biển Đông. Nước này bày tỏ sự lo lắng về căng thẳng ở vùng biển và thúc giục các quốc gia trong khu vực làm việc vì một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng.

    Người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói: "Chúng tôi lo lắng bởi những báo cáo gần đây về tình hình Biển Đông và tin tưởng rằng, nó chỉ làm gia tăng căng thẳng, không góp phần cho hòa bình và an ninh khu vực. Chúng tôi ủng hộ một tiến trình hợp tác ngoại giao…và kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền, cả trên đất liền và trên biển, tuân thủ luật pháp quốc tế”.

    Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb (bang Virginia) vào thứ Hai tới sẽ đệ trình một nghị quyết lên Thượng viện Mỹ lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực ở Biển Đông. Ông Webb, Chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc Trung Quốc liên tiếp sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền hàng hải ở Biển Đông.

    Trang web của văn phòng Thượng nghị sỹ bang Virginia vào ngày 10/6 đã đăng tải thông cáo báo chí nêu rõ: “Các quan chức ở bộ ngoại giao và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương cho biết, vào ngày 9/6, ba tàu an ninh hàng hải của Trung Quốc đã lao vào và làm hỏng cáp của một tàu thăm dò Việt Nam, tàu Viking 2, trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Hành động này diễn ra tiếp theo các vụ việc tương tự ngày 26/3 ở gần Việt Nam và trong tháng 3 ở gần Philippines, cũng như các vụ việc trên biển vào năm ngoái tại quần đảo Senkaku dưới sự quản lý của Nhật Bản”.

    Thông cáo nhấn mạnh: “Kiểu đe dọa của Trung Quốc gây quan ngại sâu sắc. Mỹ có lợi ích chiến lược rõ ràng trong việc tạo điều kiện cho việc tiếp cận đa phương, hòa bình hướng tới giải quyết các tranh chấp và đảm bảo sự tiếp cận cởi mở cho thương mại cũng như tôn trọng luật pháp quốc tế”.

    • Thái An (Tổng hợp từ philstar, Straitstimes, BBC)
  4. ThanhBMW

    ThanhBMW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Đã được thích:
    1.537
    =))=))=))
  5. Stockpro2009

    Stockpro2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    0
  6. buonhangnong

    buonhangnong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    0











    Tin thế giới


    Tin trong nước


    Kinh tế


    Lập nghiệp


    Thành tựu


    Hồn việt


    Bạn có biết

    Tin thế giới

    Chủ nhật, 12/06/2011, 19:40(GMT+7)

    [​IMG] Thượng nghị sĩ Jim WebbẢnh: Reuters

    Trung Quốc tiếp tục bị chỉ trích
    Hành động của Trung Quốc trên biển Đông tiếp tục vấp phải phản ứng kịch liệt từ cộng đồng khu vực và quốc tế. Sau Bộ Quốc phòng, đến lượt Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố cảm thấy “bất an” về những căng thẳng tại biển Đông do Trung Quốc gây ra.
    AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner: “Những sự kiện trên biển Đông trong thời gian qua chỉ gây căng thẳng và không đóng góp vào hòa bình, an ninh khu vực. Chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao hợp tác và kêu gọi các nước đòi chủ quyền tuân thủ luật pháp quốc tế”.

    Ông Toner nhấn mạnh Mỹ và cộng đồng quốc tế chia sẻ lợi ích trong việc duy trì an ninh hàng hải khu vực.

    Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cũng ra thông cáo báo chí bày tỏ sự quan ngại đối với hành vi gây hấn của Trung Quốc. “Chuỗi hành vi mang tính hăm dọa của Trung Quốc là mối quan ngại lớn. Mỹ có lợi ích chiến lược trong việc tạo điều kiện cho một phương thức tiếp cận đa phương, hòa bình để giải quyết các tranh chấp kể trên, đảm bảo tự do thông thương theo luật pháp quốc tế”.

    Ngày 13-6, thượng nghị sĩ Webb sẽ đệ trình lên Thượng viện Mỹ một nghị quyết lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực ở biển Đông và kêu gọi một giải pháp hòa bình, đa phương cho các tranh chấp lãnh hải ở Đông Nam Á.

    [​IMG]


    Phát biểu về ứng xử ở biển Đông của Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-La trái ngược với diễn biến trong những ngày qua trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam - Ảnh: Reuters

    Mỹ trấn an Philippines

    Theo báo The Star của Philippines, tàu khu trục Mỹ USS Chung-Hoon hiện đang trên đường đến biển Đông cũng như biển Sulu. Hải quân Mỹ khẳng định tàu USS Chung-Hoon “sẽ đi qua các vùng biển mà nước Mỹ cho là vùng biển quốc tế nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải và cho thấy cộng đồng quốc tế không chấp nhận những tuyên bố đòi chủ quyền vi phạm quyền tự do hàng hải”.

    Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết tàu USS Chung-Hoon là một trong những tàu hải quân Mỹ được mời để dự cuộc diễn tập thường niên CARAT giữa hải quân Mỹ và Philippines.

    Đài Loan cũng đòi tranh chấp biển Đông

    Hãng tin Đài Bắc Trung Bình cho biết tối 10-6, Đài Loan tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và toàn bộ các vùng hải vực xung quanh các quần đảo trên đều thuộc chủ quyền của Đài Loan tức “Trung Hoa Dân Quốc”.

    Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho rằng căn cứ vào chứng cứ lịch sử địa lý vốn có, các đảo và vùng nước ở biển Đông đều thuộc chủ quyền của họ. Động thái này được đưa ra nhằm tuyên bố chủ quyền đối với đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa.

    Đài Loan còn cao giọng lãnh thổ này tuân theo nguyên tắc “chủ quyền của chúng tôi, gác bỏ tranh luận, cùng hòa bình và cùng khai thác phát triển”.

    Trước đó, đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas Jr. cũng trấn an chính quyền Philippines rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines chống lại các mối đe dọa đối với an ninh nước này. Báo Philippines Daily Inquirer dẫn lời tướng Eduardo Oban Jr, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, khẳng định hải quân Philippines ở biển Đông được lệnh tránh va chạm, nhưng sẽ nổ súng bắn trả nếu bị tấn công.

    Tướng Oban cũng cho biết ông sẽ thảo luận vấn đề biển Đông với các quan chức quân sự Mỹ trong cuộc hội nghị quốc phòng giữa Mỹ và Philippines vào tháng 8 tới.

    “Mỹ cũng đang rất quan ngại với tình hình biển Đông” - ông Oban cho biết.

    Mới đây, Văn phòng Tổng thống Philippines tuyên bố Manila tin rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines trước những hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc do Mỹ và Philippines đã ký Hiệp ước quốc phòng song phương (MDT).

    “Dù vậy chúng tôi hi vọng tình hình biển Đông sẽ không diễn biến xấu đến mức đó, và chúng tôi cam kết giải quyết vấn đề theo cách ngoại giao và hòa bình nhất có thể” - người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Philippines Edwin Lacierda khẳng định.

    Ông Lacierda cũng yêu cầu phía Trung Quốc không đưa ra những tuyên bố mang tính gây hấn khiến tình hình thêm căng thẳng.

    Tiếng nói ASEAN

    Bình luận về tình hình biển Đông, báo Yomiuri Shimbun cho rằng Trung Quốc cần kiềm chế, không được thực hiện những hành vi mang tính chất khiêu khích trên biển Đông. “Hành vi đơn phương của Trung Quốc là không thể chấp nhận được. Trung Quốc sẽ không bao giờ giành được sự tin cậy của cộng đồng quốc tế nếu cứ tiếp tục nói một đằng làm một nẻo”.

    Theo báo Yomiuri Shimbun, chính quyền Trung Quốc cần tham gia các cuộc đối thoại để thảo luận việc thành lập Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên biển Đông (COC) mang tính chất ràng buộc pháp lý. “Các thành viên ASEAN cũng cần đoàn kết chặt chẽ để ngăn chặn Trung Quốc biến biển Đông thành ao nhà”.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Leszek Buszynski thuộc Trường Nghiên cứu chiến lược quốc tế và chính trị ĐH ANU châu Á - Thái Bình Dương (Úc) cho rằng Trung Quốc đang tăng cường các hành vi quấy rối trên biển Đông đơn giản vì phía Trung Quốc coi mình ở “cửa trên”, và không quốc gia nào dám chống đối lại Trung Quốc. Theo tiến sĩ Buszynski, Việt Nam cần yêu cầu ASEAN ra tuyên bố phản ứng lại.

    “Nếu ASEAN lên tiếng với Trung Quốc, phía Bắc Kinh sẽ phải lắng nghe và hành sự cẩn trọng hơn” - tiến sĩ Buszynski nhận định.

    Tiến sĩ Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cho rằng điều cần thiết là ASEAN và Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin đã ghi trong Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử giữa các bên trên biển Đông (DOC) năm 2002.

    Ông cảnh báo nếu Trung Quốc tiếp tục các hành vi quấy rối, có nguy cơ xung đột sẽ xảy ra trên biển Đông và điều đó không có lợi cho bất kỳ quốc gia nào.


    (Theo Tuổi trẻ)
    Tin đăng lạ
  7. buonhangnong

    buonhangnong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    0











    Tin thế giới


    Tin trong nước


    Kinh tế


    Lập nghiệp


    Thành tựu


    Hồn việt


    Bạn có biết

    Tin quân sự
    >Tình hình sự kiện

    Chủ nhật, 12/06/2011, 19:28(GMT+7)

    [​IMG] Tàu chiến lớp Seagull của Đài Loan

    Đài Loan sẽ triển khai tàu mang tên lửa tại Trường Sa
    VIT -Ngày 12/6, một phát ngôn viên quân sự Đài Loan cho biết, quân đội nước này có kế hoạch sẽ triển khai các tàu chiến mang tên lửa tại Biển Đông và xe tăng trên các hòn đảo đang tranh chấp khi căng thẳng đang leo thang tại khu vực.
    Bộ Quốc phòng Đài Loan cho hay, họ lo ngại lực lượng bảo vệ bờ biển của họ hiện đang đóng quân tại Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và Quần đảo Đông Sa (Pratas), đang tranh chấp với Trung Quốc, có thể không được trang bị đủ mạnh để đối phó với các cuộc xung đột có thể xảy ra.

    "Hiện tại, các lực lượng bảo vệ bờ biển ở Trường Sa và Đông Sa chỉ được trang bị các loại vũ khí hạng nhẹ," phát ngôn viên Bộ quốc phòng Đài Loan David Lo nói với hãng thông tấn AFP.

    "Các tàu mang tên lửa và xe tăng là một lựa chọn mà chúng tôi cung cấp cho các lực lượng bảo vệ bờ biển," ông tiết lộ nhưng không nói rõ số lượng tàu. Ông cho biết thêm rằng lực lượng bảo vệ bờ biển vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

    Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin, sự hiện diện của các tàu chiến mang tên lửa sẽ là sự răn đe trên vùng biển này.

    Mỗi chiếc tàu chiến lớp Seagull 47 tấn của Đài Loan được trang bị hai quả tên lửa Hsiungfeng I, loại vũ khí hạm đối hạm có tầm bắn khoảng 40 km (24 dặm).

    Tuyên bố trên diễn ra khi Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hoạt động tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông có nguồn tài nguyên phong phú và liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và Philippines, sau nhiều năm tương đối im lặng.

    Hôm 11/6, Đài Loan đã nhắc lại tuyên bố chủ quyền của họ đối với Quần đảo Trường Sa, cùng với 3 nhóm đảo khác trên Biển Đông.

    Xét cả về lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế, cả Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông đều thuộc chủ quyền không thể bàn cãi của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa từ giữa thế kỷ trước, còn Quần đảo Trường Sa cũng đang bị Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei tranh chấp và tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần quần đảo. Trong số các nước trên, chỉ có Brunei là không có sự hiện diện quân sự tại khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn này.

    Hiện tại, lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan có 130 binh lính đang đồn trú tại đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất tại Quần đảo Trường Sa. Đài Loan đã xây dựng một đường băng tại đây để tiếp tế hậu cần được thuận lợi.

    Hồi tháng 4, Quân đội Philippines cũng đã tuyên bố kế hoạch sử dụng một chiếc tàu chiến mua của Mỹ để tăng cường tuần tra tại vùng biển tranh chấp này, sau khi một chiếc tàu thăm dò dầu khí của chính phủ Philippines bị các tàu tuần tra của Trung Quốc quấy rối tại khu vực mà Philippines cho là thuộc chủ quyền của họ.

Chia sẻ trang này