Xăng giảm nhỏ giọt không giống như sức chiến đấu của ông cha ta ngày xưa

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi rama, 14/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4447 người đang online, trong đó có 348 thành viên. 23:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 561 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    Xăng giảm nhỏ giọt không giống như sức chiến đấu của ông cha ta ngày xưa

    Gọi là bọn khốn nạn được chưa các bạn nhỉ , giá xăng bây giờ phải là : 10.000 vnđ / 1 lít

    [​IMG]
  2. vcbhanoi

    vcbhanoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Đã được thích:
    176
    Tất cả là do thuế cao quá, gần 25% rồi còn gì.
  3. chuacong

    chuacong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2008
    Đã được thích:
    53
    Thế mới gọi là Ru kích Việt Nam!

    hy vọng lần sau giảm 200 đồng!
  4. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    chính vì cái 25% này mà tôi thấy sợ ..

    Tây bán ròng là cũng vì cái này. 25% là con số biết nói nó thể hiện cho một sự cần tiền, sự thiếu hụt cần phải bù đắp . Nói chung là kinh khủng .

    Tôi chỉ dám chơi cổ phiếu cho đỡ nghiện. ngày trước còn ham hố đặt lệnh Max option chứ bây giờ mỗi ngày rỉa vài trăm, nó xuống thì lại mua, lên cái bán ngay hàng có sẵn . lãi 5% cũng thấy quí
  5. vcbhanoi

    vcbhanoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Đã được thích:
    176
    thừa nhận trong ngắn hạn ko tốt lắm, nhưng múc để dài hạn chắc ok, bỏ nó đi 1 thời gian
  6. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331

    Thiếu minh bạch, Việt Nam không thể phát triển
    Thiện Giao, phóng viên RFA
    2008-11-13
    Trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với khủng hoảng tài chánh, và trong bối cảnh giới đầu tư đang rút dần khỏi các khu vực rủi ro để tái đầu tư vào những thị trường khác.
    Rủi ro tín dụng
    Bản tin của hãng thông tấn Bloomberg ngày 10 tháng 11 cho biết, công ty Standard & Poor?Ts (S&P) đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 3 nền kinh tế rủi ro nhất Châu Á về tín dụng, chỉ cao hơn 2 quốc gia Pakistan và Sri Lanka.

    Bà Elena Okorotchenko, người đứng đầu cơ quan thẩm định tín dụng khu vực châu Á của S&P nói rằng, ?omối bận tâm lớn nhất trong trường hợp Việt Nam là hệ thống ngân hàng, nguyên nhân chính khiến cỗ máy kinh tế quá tải.?

    Nhưng điều quan trọng, vẫn theo Bloomberg, là người ta không biết ?otầm mức của các vấn đề mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt,? vì ?othiếu tính minh bạch.?

    Đây không phải là lần đầu sự thiếu vắng tính minh bạch trong nền kinh tế Việt Nam được nói tới.

    Cách đây ít lâu, tại cuộc hội thảo Việt Nam, được tổ chức tại đại học Princeton, Hoa Kỳ, tiến sĩ Regina M. Abrami, giáo sư môn Khoa Học Chính Trị, Khoa Quản Trị Kinh Doanh thuộc đại học Harvard, nói rằng vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong thị trường không được phân định rõ ràng.

    Giáo sư Regina đặt ra câu hỏi về tính minh bạch. Chẳng hạn, trong trường hợp công ty Kinh Doanh và Đầu Tư Vốn Nhà Nước, SCIC, câu hỏi đặt ra, là Nhà Nước đóng vai trò giám sát hay vai trò cổ đông góp vốn?

    SCIC có nhiệm vụ mua lại càng nhiều càng tốt các công ty quốc doanh, trong một nghĩa nào đó, Tổng Công Ty này đóng cả hai vai trò, vừa là người giám sát, vừa là người góp vốn.

    Giáo sư Abrami, chuyên gia về Việt Nam và Trung Quốc, nhận xét, rằng ?otrong khi Việt Nam thúc đẩy tính minh bạch cùng quá trình giám sát các cơ chế tài chánh, thì Nhà Nước đã thực hiện nhiều cách thức làm phát sinh sự phức tạp.?


    Nợ xấu gia tăng
    Cũng liên quan đến đề tài minh bạch, từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng Quốc Hội Việt Nam đang ngày càng thúc đẩy tiến trình này, và rằng ?oviệc đặt vấn đề minh bạch là hướng đi hoàn toàn đúng đắn.?

    Ông nói: ?oYêu cầu minh bạch sẽ được đặt ra với tất cả mọi hoạt động, từ ngân sách nhà nước, các hoạt động liên quan đến chi tiêu, đến ngân hàng, vì đây là một phần của tiến trình làm trong sạch, lành mạnh các hoạt động kinh doanh, là một trong những phương tiện quan trọng để chống tham nhũng, tiêu cực.?

    Trong bản tin của Bloomberg, bà Okorotchenko nói rằng ?ohiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam đang ngồi trên một đống nợ được cho vay trong thời kỳ tiền vốn dồi dào. Chuyện cho vay bây giờ đã gần như chấm dứt, và câu hỏi là những hệ quả này ảnh hưởng ra sao đối với hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần loại nhỏ.?

    Theo số liệu do tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, thuộc đại học Quốc Gia Hà Nội, đưa ra hôm trung tuần tháng 10 tại đại học Princeton, thì mặc dầu Nhà nước làm chủ chỉ có 6 ngân hàng, có đến 67% toàn bộ tài sản hệ thống ngân hàng lại thuộc về Nhà nước.

    Trong số 34 ngân hàng cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam, một tỷ lệ lớn là do Nhà nước thành lập hoặc cung cấp vốn.

    Đánh giá chung về nền kinh tế, người đứng đầu cơ quan thẩm định tín dụng khu vực Châu Á nói rằng ?ocác chính sách làm nguội nền kinh tế của Việt Nam có vẻ có hiệu quả,? ?olạm phát và thâm thủng mậu dịch đang xuống dần.?

    Khả tín, Minh bạch?
    Tuy nhiên, xét riêng hệ thống ngân hàng, thì ?othật khó để có những thông tin khả tín về tình hình của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.?

    Việt Nam có nhận thức được vấn đề này hay chăng? Trả lời phỏng vấn hôm 11 tháng 11, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói rằng ông tin là ?oQuốc Hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh, đưa tinh thần minh bạch vào các nghị quyết khác trong thời gian sắp tới.?

    Ông nói: ?oTrong ngày hôm nay [11 tháng 11], tôi tin là các đại biểu thế nào cũng đề cập đến vấn đề công khai, minh bạch. Quan trọng không chỉ là đề cập, thảo luận, mà phải là hành động, chuẩn mức, và các quyết định trong thực tế. Tôi tin rằng Quốc Hội sẽ tăng cường giám sát, và chính phủ cũng sẽ tiếp tục có những bước đi đúng để nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động kinh tế.?

    Bản tin của Bloomberg nhận định, là ?ogiới đầu tư nước ngoài đang rút dần khỏi thị trường Châu Á để tái đầu tư vào những khu vực ít rủi ro hơn. Động thái này diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chánh tệ hại nhất từ thời kỳ Đại Suy Thoái hồi thập niên 1930s đến nay.?

    Và điều này tạo thêm khó khăn cho các quốc gia trong vùng. Hai khó khăn trực tiếp là tình trạng thiếu tiền để mua hàng nhập khẩu và lượng dự trữ ngoại tệ thì ngày càng co lại.

    Công ty Standard & Poor?Ts, gọi tắt là S&P, tác giả của bảng xếp hạng được đề cập, được xem là công ty đánh giá rủi ro đáng tin cậy nhất trong thế giới tài chánh.
  7. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    bác nói đến dài hạn làm tôi nhớ lại lúc VNI tụt xuống dưới 1000 điểm hình như là 900 điểm thì phải , mấy chú cẩu lên tivi PR hô hào rằng các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường đầu tư dài hạn, chứ không như nhà đầu cơ, mua đi bán lại trong ngày chỉ nhăm nhe chốt lời hoặc cắt lỗ, rốt cuộc những nhà đầu cơ thì lại bảo toàn được vốn, còn nhà đầu tư dài hạn thì ... hì hì , vỡ mồm
  8. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    bác nói đến dài hạn làm tôi nhớ lại lúc VNI tụt xuống dưới 1000 điểm hình như là 900 điểm thì phải , mấy chú cẩu lên tivi PR hô hào rằng các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường đầu tư dài hạn, chứ không như nhà đầu cơ, mua đi bán lại trong ngày chỉ nhăm nhe chốt lời hoặc cắt lỗ, rốt cuộc những nhà đầu cơ thì lại bảo toàn được vốn, còn nhà đầu tư dài hạn thì ... hì hì , vỡ mồm
  9. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    Hãy khẩn cấp múc ngay các cổ phiếu công ty liên quan đến kinh doanh xăng dầu . Lãi cực khủng. trong khó khăn vẫn có cửa kiếm .

    PLC niềm tin mãnh liệt
  10. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    lên
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này