Xăng sing loanh quanh 128 $, có giảm giá xăng được không !!???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ditruocmotbuoc, 02/05/2012.

3058 người đang online, trong đó có 452 thành viên. 12:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 462 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    18.677
    Nằm quanh mốc này cũng khoảng 1/2 tháng rồi

    Chờ giảm vài trăm nhé


    Bloomberg Singapore 92 Octane Gasoline fob Spot Cargo Price

    Add to Portfolio
    MOGFC92S:IND

    128.20000 3.35000 2.55% As of 05:56:00 ET on 05/02/2012.
  2. knd2011

    knd2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2011
    Đã được thích:
    541
    Xăng TP giảm mạnh nghê làm phát - 2,55%
  3. PavenLepbep

    PavenLepbep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Tháng 5 này dễ giảm giá XD lắm :-":-":-"
  4. cisTCM

    cisTCM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    1.297
    [r2)]
  5. coxetang

    coxetang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    1.940
    đố giảm dc đó... 1 khi tăng giá dầu rồi thì khó giảm về lắm... do quỹ bình ổn đang âm
  6. lapthien

    lapthien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    1
    giá Sing cư giảm thì an tâm chiên CK nhé, đưng tăng là ok
  7. danangfc

    danangfc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Tin hót nè, Bộ trưởng bộ công thương tuyên bố, giá xang sẽ điều chỉnh giảm ở đỉnh 30K/ 1 lít. Dự kiến thời gian thực hiện vào mùa hè năm sau. Kính báo!!!
  8. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    18.677
    Với giá 129, DN lãi khỏang 800 - 900 đ ( quỹ bình ổn đã + vào 300 đ từ khi tăng giá đợt vừa rồi đến nay )
  9. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    18.677
    Tính giá xăng có lợi cho ai?
    TT - Bộ Tài chính vừa lý giải về việc tăng giá xăng dầu thêm 400-900 đồng/lít mới đây là dựa vào cách tính bình quân 30 ngày của giá thế giới. Thế nhưng các chuyên gia cho rằng đây là cách tính chỉ có lợi cho DN.


























    [​IMG]
    Nguồn: Petrolimex - Đồ họa: vĩ cường - Ảnh: N.Khánh Điều đáng nói là việc tăng giá xăng dầu bán lẻ vừa qua diễn ra trong bối cảnh giá thế giới giảm đã cho thấy các quy định trong nghị định 84 về hoạt động kinh doanh xăng dầu đã quá lạc hậu.
    Lỗ tăng, lời chưa giảm?
    Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá cơ sở được tính theo giá nhập khẩu trung bình 30 ngày, không tính theo giá một ngày nhất định. Cơ sở của việc tăng giá bán lẻ xăng dầu ngày 20-4 là do giá xăng dầu thế giới bình quân 30 ngày (từ ngày 19-3 đến 17-4) so với mức bình quân 30 ngày trước (từ ngày 5-2 đến 5-3) tăng 0,54-3,08%, khiến giá cơ sở cao hơn giá bán trong nước. Tại thời điểm đó, theo công thức tính giá cơ sở (để làm căn cứ điều chỉnh tăng/giảm giá bán lẻ) của Bộ Tài chính, doanh nghiệp lỗ 500-600 đồng/lít.

    "Cần nhanh chóng thay đổi cách tính giá cơ sở để giá xăng dầu diễn biến theo giá thị trường và Nhà nước điều tiết giá qua các công cụ thuế, phí"
    Ông Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội)
    Tuy nhiên, ghi nhận diễn biến giá xăng dầu thành phẩm nhập khẩu cho thấy thời điểm tăng giá bán lẻ với xăng dầu trong nước là khi giá thế giới đang có xu hướng giảm. Nếu như các phiên giao dịch đầu tháng 4, giá xăng A92 tại Singapore đều ở mức cao 134-138 USD/thùng, nhưng từ giữa tháng 4 giá mặt hàng này đã giảm lại. Đặc biệt, liên tiếp từ ngày 18 đến 26-4, giá xăng A92 xoay quanh mức 127-129 USD/thùng, tương ứng giá nhập khẩu giảm 900-1.200 đồng/lít. Theo tính toán của các chuyên gia, giá cơ sở trung bình 30 ngày (tính từ ngày 26-4 trở về trước) đang thấp hơn giá bán lẻ. Cụ thể, nếu tính theo giá nhập khẩu về đến cảng VN (tỉ giá quy đổi tại các ngân hàng), cộng với thuế môi trường 1.000 đồng/lít, chi phí kinh doanh định mức 600 đồng/lít, trích quỹ bình ổn giá 300 đồng/lít, lợi nhuận định mức 300 đồng/lít thì giá cơ sở sẽ là 23.500 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng A92 hiện nay 23.800 đồng/lít.
    Như vậy, giá cơ sở thấp hơn 300 đồng/lít. Tuy nhiên, do trong giá cơ sở có khoản lợi nhuận định mức 300 đồng/lít nên doanh nghiệp có thể có lời 600 đồng/lít. Các chuyên gia cho rằng khi doanh nghiệp lỗ 500-600 đồng/lít thì Bộ Tài chính tăng giá. Nay ngược lại, mức chênh lệch giữa giá đầu vào và giá đầu ra là 600 đồng/lít thì Bộ Tài chính phải xem xét giảm giá bán lẻ.
    Chưa kể việc lỗ lãi của doanh nghiệp tính trên cơ sở giá trung bình 30 ngày là không hợp lý. Bởi thời điểm giá cao doanh nghiệp có thể giảm nhập nhưng khi xu hướng giá xuống thì mạnh tay mua vào. Nếu tính theo giá trung bình khoảng 10 ngày gần đây, khoản chi phí thực tế của doanh nghiệp cao hơn khoảng 300 đồng/lít thì doanh nghiệp vẫn lời được khoảng 1.200 đồng/lít.
    Chỉ có lợi cho doanh nghiệp
    TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, cho rằng các quy định tại nghị định 84 đã quá lạc hậu và không còn phù hợp với thực tế. Bộ Tài chính duy trì cách tính giá cơ sở 30 ngày khiến giá xăng trong nước phải tăng khi giá thế giới đã giảm.
    Theo các doanh nghiệp, sở dĩ phải để giá cơ sở trung bình 30 ngày vì hai lý do: một là tạo sự ổn định cho giá bán lẻ trong nước, hai là đảm bảo doanh nghiệp đầu mối thực hiện dự trữ lưu thông tối thiểu 30 ngày. Việc đặt ra quy định giá cơ sở trung bình 30 ngày và sự chậm trễ sửa đổi những điểm bất hợp lý trong nghị định 84 khiến nhiều người đặt câu hỏi: Ai được lợi?
    Theo Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex), dù khẳng định điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng trên thực tế thời gian qua, một số thời điểm giá xăng dầu chịu sự điều hành của Nhà nước và doanh nghiệp phải duy trì dự trữ tối thiểu 30 ngày. Vì vậy, khi giá thế giới tăng, giá trong nước chưa điều chỉnh kịp, việc nhập hàng và dự trữ khối lượng lớn sẽ mang lại rủi ro kinh doanh cho nhà nhập khẩu.
    Tuy nhiên, khi giá thế giới giảm, giá trong nước cũng chưa được điều chỉnh kịp (như trường hợp diễn biến giá hiện nay - PV), doanh nghiệp có khả năng cải thiện tỉ suất lợi nhuận. Còn trong trường hợp giá nhập không có nhiều biến động, nhà nhập khẩu cũng có tỉ lệ lợi nhuận ổn định trên tổng sản lượng tiêu thụ, dựa vào khoản lợi nhuận định mức mà Bộ Tài chính phân bổ.
    Theo một chuyên gia trong ngành xăng dầu, việc duy trì cơ chế giá 30 ngày thực tế chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận doanh nghiệp. Bởi khi bị lỗ thì doanh nghiệp lập tức đề nghị tăng giá. Trong khi giá thế giới giảm, người tiêu dùng không có công cụ giám sát, doanh nghiệp vẫn giữ giá bán mà hầu như không thấy có đơn vị nào đề xuất giảm giá bán lẻ.
    BẠCH HOÀN
  10. giaduong

    giaduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2012
    Đã được thích:
    711
    giảm làm chi, tăng lại càng mạnh......

Chia sẻ trang này