1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Xếp hạng ngân hàng mua tích trữ khi có nhịp điều chỉnh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duongk22899, 19/01/2024.

4335 người đang online, trong đó có 362 thành viên. 11:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1315 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. duongk22899

    duongk22899 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2020
    Đã được thích:
    48


    Chào mọi người


    Sáng sớm đến công ty đọc và thống kê chút thông tin qua video cho ace phục vụ việc so sánh nhanh các ngân hàng thông qua các tiêu chí:

    1. Đánh giá tình hình chung nhóm ngân hàng ( Tín dụng)
    • Tăng trưởng tín dụng có sự phân hóa giữa các ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ trọng cho vay KHDN và cho vay lĩnh vực BĐS ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng vượt trội hơn so với các ngân hàng còn lại. Nhóm
      NHQD (SOB) với khẩu vị rủi ro thấp, thận trọng trong việc giải ngân có mức tăng trưởng thấp hơn.
    2. Tỷ lệ CaSa => yểu tố này giúp chúng ta biết ngân hàng nào sinh lời tốt hơn trên vốn huy động.
    • Đa phần CASA các ngân hàng đều chứng kiến mức tăng nhẹ so với quý trước. Kỳ vọng tốc độ phục hồi sẽ nhanh hơn trong các quý tới bởi mức lãi suất tiền gửi không còn hấp dẫn như giai đoạn trước trong khi các sản phẩm đầu tư khác ấm dần lên.
    • Nguyên nhân CASA phục hồi đến từ việc mặt bằng lãi suất bắt đầu có dấu hiệu đi xuống sau chính sách tiền tệ linh hoạt cùng 4 lần hạ lãi suất điều hành liên tiếp của NHNN. Theo đó, xu hướng gửi tiền tiết kiệm không còn hấp dẫn người dân nhiều như trước mà chuyển dần sang hình thức tiền gửi không kỳ hạn để chuẩn bị sẵn sàng cho các cơ hội đầu tư vào những kênh như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản,..

    3. Nợ xấu
    • Diễn biến nợ xấu có sự phân hoá giữa các ngân hàng. Nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay tiêu dùng cá nhân, mua nhà, mua xe (VPB, VIB, TPB) có nợ xấu tăng mạnh. Trong khi những ngân hàng theo đuổi chiến lược thận trọng như VCB, ACB vẫn đang kiểm soát nợ xấu ở mức thấp nhất toàn ngành.
    4. NIM
    • Áp lực chi phí vốn vẫn còn khi những khoản huy động với lãi suất cao có kỳ hạn 1 năm tới cuối năm 2023, đầu năm 2024 mới đáo hạn
    5. P/B: Ảnh trong video

    Ngân hàng tăng mạnh rồi, giờ là thời gian nhà đầu tư chưa có hàng nghiên cứu để mua khi có nhịp điều chỉnh nhé
  2. thichluotlat

    thichluotlat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2014
    Đã được thích:
    188
    Sờ Hàng Bụ nha bác chủ top, mình đề cử !
  3. duongk22899

    duongk22899 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2020
    Đã được thích:
    48
    Okie cụ, anh em ôm Bank chặt quá nên giá nổi lềnh phềnh :D=D>

Chia sẻ trang này