Xin các ông chọi con đừng"tát nước theo mưa", "ăn theo nói leo". Có sĩ diện cá nhân thì mới "khá" đư

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi sumoem, 08/07/2011.

4951 người đang online, trong đó có 429 thành viên. 21:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 307 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. sumoem Thành viên rất tích cực

    Tân thủ tướng Thái Lan từng gỡ bí cho Viettel
    > 'Nữ tướng' Thái Lan hân hoan mừng chiến thắng
    > Bà Yingluck sẽ là bản sao của anh trai Thaksin
    > Sẽ lập chính phủ liên hợp 5 đảng
    TP - Ít ai biết, năm 2004, Viettel ngấp nghé cái ngưỡng hết tiền, phá sản. Trong những ngả túa đi tha phương cầu vốn thời điểm ấy có chuyến bay trực chỉ đến Băng Cốc...

    [​IMG]
    Bà Yingluck từng là chủ Tập đoàn AIS Ảnh: Tư liệu . Bà giám đốc xinh đẹp
    Tôi chỉ biết có 4 người của Viettel trong chuyến bay: Bí thư Đảng ủy Dương Văn Tính, Phó Tổng GĐ Nguyễn Mạnh Hùng, GĐ Viettel Telecom Hoàng Sơn và Đỗ Minh Phương (nay là phụ trách kinh doanh của Viettel). Bài toán mà họ phải giải là hết tiền cạn vốn. Lưng vốn vài triệu USD từ lãi làm VoIP, Viettel mua và lắp được 150 trạm BTS thì cạn. Mọi vận hành của guồng máy Viettel cho cái đích điện thoại di động như dừng lại.

    Người đẹp thoắt lặng đi. Bà GĐ hỏi lại: “Ông có biết thế giới hiện nay có bao nhiêu công ty viễn thông?”“Khoảng năm sáu trăm”.“Chính xác là 650 công ty. Ông có biết còn bao nhiêu công ty cần mua thiết bị không?”“Tôi không biết”.“Chỉ còn khoảng vài chục công ty như Viettel các ông cần mua thiết bị thôi”.
    Tới Băng Cốc, được mách phải cố gắng tìm đến Tập đoàn viễn thông AIS của Thái Lan. Cái tên Yingluck Shinawatra, Tổng Giám đốc Tập đoàn AIS không gợi cho họ một ý niệm lẫn cảm giác nào. Một cái tên đặc Thái! Có chăng biết chút chút, đó là cô em gái của đương kim Thủ tướng Thái Lan Thaksin. Ông thủ tướng Thaksin từng sáng lập ra công ty rồi Tập đoàn AIS nhưng hình như theo luật Thái không được phép điều hành quản lý nên giao công việc ấy cho cô em gái mới hơn 30 tuổi này...
    Khách đã yên vị, một người đẹp với dáng thướt tha có những sải bước hơi điệu xuất hiện. Người ta nói, riêng sắc đẹp đã là một thứ tài năng. Những người đàn ông Việt trong đó có chàng Phó Tổng Nguyễn Mạnh Hùng chưa vợ từng du học ở nước ngoài về không khó khăn gì để nhận ra điều đơn giản ấy. Nhưng đẹp thì đẹp vậy thôi. Dường như nhiều thứ may mắn bề bề đã vây bọc lấy người đẹp trong đó có những quyền hành không nhỏ lây từ vị thủ tướng đương kim sang người em ruột. Đột ngột khi tới cũng như khi lui, người đẹp TGĐ cười tươi ấn định ngay là mời đoàn cứ làm việc cụ thể và đi tham quan tập đoàn với ông phó Tổng điều hành. Cuối buổi cô sẽ gặp lại có gì trao đổi thêm.
    ... Một chút rụt rè và có chi hơi kém tự tin (điều này phải tinh ý thì chủ mới nhận ra?), ông Phó tổng Nguyễn Mạnh Hùng hướng cái nhìn về phía người đẹp có dáng thướt tha nhỏ nhắn nhưng đang điều hành cả một Tập đoàn khổng lồ! Khổng lồ bởi quy mô bởi công nghệ. Nội việc Viettel khi ấy đang thử nghiệm có mấy chục cái máy di động nhưng AIS đang là chủ thuê bao của 18 triệu điện thoại di động phủ sóng khắp đất Thái. Bây giờ, Viettel chúng tôi mới bắt đầu làm di động, xin bà cho tôi một lời khuyên? Nụ cười vẫn sáng bừng trên môi người đẹp: Có hai việc ông phải làm to làm nhanh... Ông Phó Tổng hiểu ngay quy mô lẫn quy trình tốc độ của lời khuyên ấy nhưng cũng cười thành thực bộc bạch cái điều ít khi người đàn ông trên thế gian này chả nên thốt ra chứ đừng nói gì đến vị thế của một doanh nhân. Câu ấy là hiện Viettel không có tiền!
    Người đẹp thoắt lặng đi. Bà GĐ hỏi lại: “Ông có biết thế giới hiện nay có bao nhiêu công ty viễn thông?”. “Khoảng năm sáu trăm”.“Chính xác là 650 công ty. Ông có biết còn bao nhiêu công ty cần mua thiết bị không?”. “Tôi không biết”. “Chỉ còn khoảng vài chục công ty như Viettel các ông cần mua thiết bị thôi. Vì 650 công ty này đầu tư hơn 10 năm, 20 năm trước rồi, thị trường bão hòa. Không mấy doanh nghiệp đầu tư để đi mua thiết bị nữa đâu. Bây giờ, chưa nói là mua rẻ; các ông xin họ cũng cho. Nếu ông không xin được thì trả chậm bốn năm sau, họ cũng bán”.
    Ban lãnh đạo Viettel đã nghe theo lời khuyên này. Tất nhiên theo lời khuyên ấy còn năm tao bảy tiết những là đàm phán về giá về phương thức, thời gian trả chậm vv... Nhưng khi ấy thật sự là việc gỡ bí để Viettel sau này làm nên những bí ẩn về doanh thu về những kỷ lục trong đó có con số hơn 40 triệu thuê bao di động!
    Sau này, có người đã cật vấn Thạc sĩ đại tá Nguyễn Mạnh Hùng về thời điểm may mắn ấy rằng, có thể người đẹp em gái Thaksin do nhỡ miệng nên đã bộc bạch những thông tin vô giá, mà lẽ ra với doanh nghiệp thời cạnh tranh khốc liệt rất không nên tiết lộ? Ông Phó Viettel cười, tôi không nghĩ như thế! Tôi cho rằng buổi nói chuyện thân mật đã gây thiện cảm chung. Vả lại tôi nghĩ: Doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ cạnh tranh ở trong nước, chưa đủ sức cạnh tranh ở Thái Lan. Công ty của bà ấy quá lớn, không phải đề phòng với Viettel nhỏ bé cách xa về không gian, địa lý. Tưởng bà Yngluck chỉ đẹp thôi, hóa ra lại có tài. Mà hình như người tài thường hay truyền bá tư tưởng và kiến thức?
    (Viết đến đây, chợt nhớ bữa đảng của bà Yingluck kiếm thừa số ghế trong Quốc hội để bà có thể trở thành Thủ tướng Thái, tôi có gọi cho ông Phó Tổng Viettel hỏi có lưu lại cái ảnh nào buổi gặp thời gian khó ấy không thì đại tá Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ừ hử rằng nếu bà ấy mà làm Thủ tướng thì cũng độc đáo đấy anh nhỉ?).
    Chuyện đàn bà không sắc, nhà văn không tài
    Thi thoảng gặp bộ ba của Viettel, tôi hay chợt nghĩ đến chữ may! Mỗi người một tính nhưng may hợp cạ! Tổng GĐ Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân cố hữu với cái nhìn lừ lừ và thường xồn xồn những khó khăn. Đang khó khăn lắm. Đang phải tìm cách mà vượt đây... Khó khăn ấy là của Viettel của chuyện kinh doanh. Còn thiếu tướng Bí thư Đảng ủy Dương Văn Tính lại cố hữu với nụ cười cởi mở... Người ta nói ông là người tạo ra chất kết dính nội bộ kiểu nói khác đi của hạt nhân đoàn kết.
    Còn ông phó Nguyễn Mạnh Hùng thì luôn không để hai ông kia yên với những dự định táo bạo này khác... Tôi nghe vậy thì chỉ biết vậy bởi trộm nghĩ, ai cũng đọc được những phẩm chất tính cách luôn phát lộ của ba ông như thế thì bí quyết phồn thịnh của Viettel hơi bị đơn giản và lại nghĩa lộ nữa? Dứt khoát là bộ ba ấy đang tiềm ẩn những mưu chước nào đó? Có điều những thứ ấy thuộc về bí ẩn và bí quyết mất rồi?

    [​IMG]
    Người đẹp Yingluck (trái). Nghe nhà thơ Hồng Thanh Quang nói lại, ông bạn Nguyễn Mạnh Hùng (hai người cùng học bên Liên Xô cũ) có cái thú (không biết ưu hay nhược?) là khoái viết những nhận xét bình luận dạng suy ngẫm. Chẳng hạn khi đối diện với khó khăn hay gặp nạn (của cá nhân hay Viettel?) ông Phó ghi lại đại loại thế này Những lời khuyên đúng lúc sẽ giúp ta không phải trả một giá quá đắt. Hoặc Càng gần những điều khốn nạn, con người càng mãnh liệt vươn đến cái đẹp vv... và vv... Rồi lần ấy, tôi cũng được cầm trên tay một tập giấy dày khổ A4 ghim lại mà ông Phó xâu chuỗi những suy ngẫm ấy! Không xuất bản. Chỉ cho mình và chia sẻ với người thân bạn bè. Ông Phó cười bộc bạch ra nguyên tắc ấy...
    Không biết ông phó Viettel kiếm đâu ra thời gian mà đọc khá nhiều? Một lần ngồi với nhau, tình cờ biết được nhà văn Nguyễn Địch Dũng là chú của Hùng. Một nhà văn viết về phong tục về mảng nông thôn được nhiều người yêu mến. Trai làng Quyền là thứ nổi trội. Rồi một phần đêm chúng tôi vèo đi với cái làng Quyền có tài đánh bạc lẫn hành vợ. Tuổi thơ của Hùng lặng lẽ qua đi ở hai nơi là vùng đất trung du Phú Thọ lẫn Bắc Giang. Hình như hai xứ ấy nó sinh lẫn dưỡng cái thú đọc và viết... suy ngẫm của Hùng? Thế mà lại nẩy nòi ra cái anh có tài kinh doanh này cũng là sự lạ?
    Một bận kháo nhau về những cuốn sách viết về chiến tranh, nhận xét của ông phó Viettel này cũng không hơn giới phê bình là quá ít những tác phẩm xứng tầm với cuộc chiến tranh vệ quốc ghê gớm của nước mình. Nhưng ông phó Viettel ấy đã làm chúng tôi choáng khi đưa ra một ý tưởng mà chẳng phải là viển vông mà như ông nói là trong tầm tay. Viettel sẽ đặt ra một giải đặc biệt cho tác phẩm nào xứng tầm (na ná như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chẳng hạn) với giá vài... tỷ VNĐ! Thậm chí là 10 hoặc 15 tỷ!
    Ông Phó cho biết có nhiều cách làm, chẳng hạn như tập hợp những nhà văn chuyên viết về mảng chiến tranh đang độ chín trả họ nhiều triệu mỗi tháng để họ không chia lòng chia trí vào những việc khác mà chỉ chăm chắm vào việc sáng tác mà thôi! Chao ôi, có nên ngơ ngác lẫn cười xòa trước khẩu khí trước đề nghị hơi bị khủng từ cửa miệng Viettel nhà sang có gang có thép ấy không? Cười xòa lẫn ngơ ngác bởi biết bao nhiêu khê của những định chế này khác không dễ vượt qua lẫn cởi bỏ ngay được? Ngơ ngác lẫn cười bởi sao thế kỷ này văn tài nước Nam ta thấy vắng thấy thưa quá đi mất? Thấy dằng dặc mãi cái bi kịch đàn bà không có nhan sắc lẫn nhà văn không có tài?
    Xuân Ba
    http://www.tienphong.vn/Phong-Su/544223/Tan-thu-tuong-Thai-Lan-tung-go-bi-cho-Viettel-tp.html


    Bao năm nay không thấy nói gì, sao bà ấy vừa "lên" mà đã ngoặc mình vào để hút hít hay hưởng sái cái gì ^:)^^:)^^:)^
  2. sumoem

    sumoem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Đã được thích:
    6
    Nhà báo Xuân Ba: “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời...”

    Tags: Xuân Ba, Vũ Trọng Phụng, Hà Nội, Viện KSNDTC, nhân tình thế thái, tổng biên tập, một con người, kế sinh nhai, không phải là, người ta, nhà báo, phóng sự, như vậy, quan chức, viết
    - Không ít người ví Xuân Ba là Vũ Trọng Phụng trong thể loại phóng sự, nhưng ít ai biết được rằng để có cái danh ấy ông đã từng phải đi rửa bát thuê cho các hàng phở để tìm kế sinh nhai, rồi từng hai lần bị khởi tố.
    [​IMG]
    Nhà báo Xuân Ba.
    Đi tìm địa hạt mới
    Không ít người thường xuyên đọc ông ví ông là Vũ Trọng Phụng thời hiện đại. Ông nghĩ như thế nào về sự so sánh này?
    Theo tôi bây giờ chưa ai có thể ngang bằng được với Vũ Trọng Phụng. Tuy nhiên, nếu để ý thì thấy tất cả các phóng sự mà Vũ tiên sinh (xin lỗi, gọi là tiên sinh thì mới đúng) viết đều là phóng sự phiếm chỉ. Với nhiều người, viết phiếm chỉ tưởng là dễ, dường như anh nhà báo nào cũng có thể viết được một cách thành công, nhưng không phải vậy.
    Cái khó theo của Vũ Trọng Phụng là không sa đà vào chi tiết mà đứng cao hơn tầm sự kiện để khái quát, nắm bắt được bản chất sự việc, thấy cả rừng chứ không chỉ thấy cây. Có người ví tôi như Vũ Trọng Phụng nhưng thực lòng tôi không khoái lắm kiểu riết róng, ngoa ngoắt trong cách hành văn của ông.
    Tôi thích kiểu ẩn đằng sau ngôn từ, mà như nhiều người hay nói, là đọc giữa hai hàng chữ. Tôi ví dụ ngay trường hợp của cựu Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải (nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng, bị án tù trong vụ án đường dây 500 KV- NV), đây không phải là việc khi người ta tuyên án xong, đằng sau cánh cửa phòng giam sập lại, đó là một thế giới riêng, tôi nghĩ thời gian đó ông thấm thía nhất chuyện nhân tình thế thái, tuy ở trong tù nhưng vẫn liền mạch suy nghĩ. Bởi tôi không tin rằng tất cả những ai khi ra tù đều có cái nhìn khắt khe hơn với cuộc đời, có khi lại có sự nhân ái hơn.
    Ngay từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, ông đã viết về giới chức lãnh đạo cao cấp. Trong bối cảnh lúc đó thì đây là chuyện gần như xa lạ với người làm nghề, vì sao ông lại chọn hướng đi này?
    Tôi chỉ nghĩ với người làm báo thì không có địa hạt nào là xa lạ cả. Đời sống quan chức với báo chí phương Tây từ lâu đã là một đề tài bình thường. Tôi nói thế không có nghĩa là bị ảnh hưởng bởi báo chí phương Tây, nhưng nói như thế nào nhỉ, lãnh đạo cũng là một con người. Có điều tôi thấy hơi lạ ở người mình là hễ cứ nói tới quan chức là người ta nghĩ rằng sẽ có chuyện này chuyện nọ, cũng như một thời cứ nghĩ giám đốc là phải dính đến gái gú, rượu chè...
    Tôi viết về họ nhưng không xâm phạm đời tư, có chăng chỉ là chút ít na ná như gia vị để chuyển tải nội dung về con người họ đến bạn đọc. Khi tôi viết về ông Vũ Ngọc Hải, hay một số ông Bộ trưởng vừa hạ cánh, bây giờ thì thành bình thường, nhưng hồi đó lĩnh vực này là vùng cấm kỵ vì người ta cho rằng những chuyện này là tế nhị, nhạy cảm. Ở đây cũng có sự gặp gỡ giữa “máu” nghề của phóng viên và Tổng biên tập, bởi có vậy tôi mới dám làm chứ không thì viết cũng chưa chắc được đăng.
    Một thời đi rửa bát thuê
    Nghe nói trước đây ông đã từng phải đi bán báo dạo ở các bến xe?
    Trong làng báo có lẽ tôi là người duy nhất bán báo theo đúng nghĩa đen. Hồi ấy cầu Long Biên hay bị tắc đến mấy km. Mỗi lần như vậy xe con, xe tải nằm ềnh ra mà chờ thông tàu rất nhiều thế là tôi cứ đi bộ hoặc xe đạp bỏ báo vào trong xe, rồi người ta đưa tiền lại, có khi không lấy tiền lẻ.
    Ngoài ra ông còn làm “nghề” nào nữa không?
    Khi ấy cuộc sống vất vả lắm. Để lấy kế sinh nhai tôi đi quay máy làm dép nhựa; rồi thì rửa bát thuê cho các hàng phở. Mỗi tối khi hết khách, gia chủ trả tiền và bồi dưỡng một bát phở.
    Nhưng trong cuộc mưu sinh đó ông có rút ra được điều gì bổ ích cho nghề báo của mình không?
    Trong những lần bán báo dạo như thế tôi hỏi chuyện cánh lái xe đại loại: “các ông thích đọc báo thế nào?”. Họ bảo, báo chí các ông viết chán bỏ mẹ. Những người ăn phở cũng nói đại loại như vậy. Sau đó người ta nói, người ta cần chuyện thế này, thông tin thế kia. Tôi mới nghĩ rằng muốn bán được báo thì phải viết những gì mà bạn đọc cần chứ không nên viết theo cái kiểu như người ta nói là “chán bỏ mẹ” đi ấy.
    Một thời bạn đọc ở phía Bắc khi cầm tờ Tiền phong lên đều hỏi “có Xuân Ba không” thì mới mua?
    Tôi không thích khoe khoang, nhưng sau này có những hội nghị về phát hành, ở đó họ đề nghị mỗi lần có bài của tôi thì nên giới thiệu trước, hoặc đưa ra trang bìa. Thật ra tôi chỉ nghĩ báo nào cũng cần có một vài cây viết.
    [​IMG]

    Với Phó Thủ Tướng ***************.
    “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời...”
    Xin được quay trở lại đề tài “quan chức”. Tại sao ông lại hay săn lùng những quan chức vừa “hạ cánh” để gặp gỡ và trò chuyện?
    Trong khi người ta vừa “hạ cánh” người ta đang hoang mang nên người ta cần giải bày, cần có ai đó để mà trò chuyện. Thường thì những lúc như thế họ rất cô đơn. Hoặc là không ai dám đến nhà, hoặc là bạn bè xa lánh... Khi ấy mình tới: ngồi bên cạnh người ta là một nhà báo nghe họ giải bày, cảm thông với họ.
    Sau những lần ngồi dai như thế, truyền tải thông tin gì tới bạn đọc đây? Không phải là thay họ thanh minh những việc làm của họ, mà là đưa tới bạn đọc một cái nhìn toàn cảnh về một con người, những uẩn khúc của họ. Cái gì tốt của họ và cả những sai lầm mà họ mắc phải. Đi lý giải những nguyên nhân dẫn đến việc làm của họ.
    Những lúc như vậy tôi không dùng dạng phỏng vấn để truy tìm căn nguyên một cách rạch ròi bằng các câu hỏi mà là thông qua câu chuyện về nhân tình thế thái để nói về một thân phận. Lúc này tôi thường dùng bút pháp nửa báo, nửa văn. Cái ấy thường được gọi là khoảng lặng để cho người ta chiêm nghiệm.
    Ông là người từng tiếp xúc với nhiều người, nhiều giới khác nhau cả trong lẫn ngoài nước, vậy ai là người để lại cho ông ấn tượng mạnh nhất?
    Nói như văn hào Nga Eptusencô “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời/ Mỗi số phận chứa một điều cao cả”. Tôi đã gặp rất nhiều nhân vật với những số phận rất khác nhau, nhưng có lẽ người ấn tượng nhất là người tôi chưa gặp...
    Khi viết về số phận một con người thì điều gì hấp dẫn ông, hay đơn thuần chỉ là muốn có một bài báo hay?
    Có thể đó là một con người có tích cách, số phận, có thể viết được một tác phẩm hay. Tuy nhiên cũng có lúc bất chợt phát hiện ra một điều gì đấy ở họ. Ví dụ, trong chuyến thăm Aixơlen, tôi nghe ông Chánh Văn phòng nội các giới thiệu ông Thủ tướng Aixơlen là một nhà văn, lập tức tôi nghĩ ngay ra một cái tứ để viết. Thế là tôi tìm mọi cách để tiếp cận ông và thu thập thông tin về con người này. Vì quan chức cấp cao, nhất lại là nguyên thủ, mà lại là một nhà văn thì hiếm lắm.
    [​IMG]
    Với đồng nghiệp Cuba trong một chuyến tháp tùng TBT Lê Khả Phiêu thăm Cuba.
    Hai lần bị khởi tố
    Ông là Trưởng ban phóng sự và phóng sự điều tra của báo Tiền phong. Về phóng sự nhân tình thế thái, về thân phận con người thì khỏi phải bàn. Có thể nói ông đứng hàng số 1, nhưng còn phóng sự điều tra thì chưa hẳn. Bằng chứng là khi viết bài điều tra về ngành dầu khí ông đã từng bị khởi tố?
    Thực ra trước khi dành hết tâm huyết cho thể loại phóng sự thì tôi đã từng gần 10 năm là Phó ban kinh tế của báo. Vì vậy tôi nghĩ rằng địa hạt điều tra đối với tôi không có gì xa lạ cả. Mười năm trước tôi đã từng viết các bài điều tra như về nợ đọng khó đòi “Bắc thang lên hỏi ông Giời/ Mười một ngàn tỷ có đòi được không”; “Chưa tỉnh, được- mất, khóc- cười”...
    Có bài điều tra tôi thể hiện dưới dạng kịch một cảnh ba hồi. Đó là một dạo ở Hà Nội người ta đua nhau lập công ty TNHH, làm ít nhưng lừa nhiều. Tôi đã nắm được toàn bộ số liệu từ các cơ quan chức năng. Sau đó tôi lên hỏi ông Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội là người ký quyết định để thành lập các công ty này. Tôi viết bài báo có title là “Những chữ ký làm rầu thành phố” (rầu là rầu rĩ chứ không phải là giàu đâu. Đó là một cách chơi chữ). Tôi thể hiện dưới dạng kịch một cảnh ba màn. Cảnh đầu tiên là tôi vào gặp ông Chủ tịch thành phố ra sao. Màn cuối cùng ông ấy đuổi tôi ra.
    Còn chuyện tôi bị khởi tố trong khi viết loạt bài về ngành dầu khí thì thực ra đây là một vụ cấu kết để tham nhũng tiền nhà nước, nhưng đã đụng vào phần nhạy cảm nhất mà khi ấy tôi không lường hết được.
    Có người nói rằng nếu ngay từ khi ấy những vụ có dấu hiệu tham nhũng trong ngành dầu khí đã từng được báo giới, trong đó có ông, cảnh báo, được giải quyết một cách rốt ráo thì chưa chắc đã có những vụ tày trời như vừa qua mà hàng loạt quan chức ngành này bị khởi tố, bắt tạm giam?
    Cũng có thể là như vậy. Tôi cũng muốn nói một điều thế này: đáng ra khi báo chí phanh phui những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì người ta nên làm quyết liệt hơn để đưa ra ánh sáng những vụ việc tiêu cực ấy thay vì khởi tố các nhà báo với mục đích là để tìm ra người cung cấp tư liệu cho báo chí. Những việc làm như vậy chỉ tạo điều kiện để cho những kẻ sai phạm thêm lộng hành mà thôi.
    Những ngày bị khởi tố đó ông sống như thế nào?
    Về những ngày này thì tôi đã hoàn thành một cuốn sách từ 5 năm trước và sẽ xuất bản vào một dịp thích hợp nhất. Tuy nhiên tôi có thể nói một điều rằng trong nghề báo của chúng ta thì tai nạn nghề nghiệp là điều rất khó tránh. Có người bị một lần và không bao giờ có thể gượng dậy được nữa, hoặc chỉ một lần bị thôi thì mất sức chiến đấu, tàn phế suốt đời. Tuy nhiên cũng có người bị nạn, “điều trị” khỏi, trở lại viết rất hăng.
    Nhưng nói thật là số đó vô cùng hiếm hoi. Tôi cũng phải thừa nhận rằng sau khi tôi gặp nạn thì ai đó đã đạt được một điều là làm cho tôi “hèn” hơn chẳng hạn.
    Nghe nói ông còn bị khởi tố lần thứ hai nữa?
    Thời bấy giờ Viện KSND và ******* một thành phố nọ ra tận Hà Nội. Người ta triệu tập tôi vào trong đó. Không triệu tập được nên gửi công văn cho ******* Hà Nội và ******* quận Hoàn Kiếm, nơi tôi cư trú để giúp đỡ họ đưa tôi vào. Nhưng thời gian họ ra Hà Nội thì tôi lại đang công tác ở một tỉnh phía Nam do Tổng Biên tập phân công. Còn trong vụ dầu khí Cơ quan điều tra gọi lên, gọi xuống tới ba chục lần, kéo dài trong 2 năm.
    Trong những lần được triệu tập ấy điều gì làm ông nhớ nhất?
    Đó là lần đầu tiên tôi dùng quyền được luật định là nhà báo có quyền từ chối cung cấp nguồn tin, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của Viện KSNDTC. Khi ấy cơ quan điều ta yêu cầu tôi cung cấp nguồn tin nhưng tôi đã từ chối, tức là tôi thực hiện quyền luật định. Phải mất thời gian khá lâu, người ta đi lên Viện KSNDTC để lấy yêu cầu này và người ký lệnh buộc tôi phải cung cấp nguồn tin cho cơ quan điều tra chính là ông Phạm Sỹ Chiến, lúc ấy là Phó Viện trưởng Viện KSNDTC. Tuy nhiên tôi khẳng định rằng tài liệu tôi nhận được là của một bạn đọc mà tôi không biết tên qua đường bưu điện.
    Sau những lần như vậy ông có cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ nghề không?
    Sau những lần như vậy tôi cũng cảm thấy chán nản và tự nhũ với mình là: “Thôi, từ nay mình chỉ viết những vấn đề vô thưởng vô phạt thôi”, nhưng rồi, như người ta nói, nghề nó chọn người chứ không phải người chọn nghề, và rồi nhiều khi mình không muốn nhưng dường như có một ma lực nào đó cuốn mình đi, lại lao vào cuộc và quên đi, lại hăng lên và thế là... lại viết.
    Có lẽ nên luôn có một người phụ nữ?
    [​IMG]
    Nhà báo Xuân Ba - phút thư giãn.
    Trong những lúc khó khăn nhất như vậy ông thường tìm đến ai và ở ai ông thấy mình được chia sẻ nhiều nhất?
    Nghề nào cũng có rủi ro, nghề báo rủi ro nhiều và cũng đặc thù lắm. Vì vậy rất cần sự chia sẻ và đồng cảm của đồng nghiệp. Tôi được sự chia sẻ rất nhiều của các đồng nghiệp, nhưng thật tình tôi đứng vững được có thể là do phía sau mình, bên cạnh mình luôn có một người phụ nữ.
    Vợ ông chăng?
    Có thể là hữu hình như vợ tôi hoặc một người đàn bà vô hình nào đó không phải bằng xương bằng thịt...
    Thế tại sao trong tất cả các nhân vật mà ông viết thì lại rất ít người là nữ?
    Tôi cho rằng đấy vẫn là một thứ nợ.
    Là một nhà báo lâu năm, tiếng tăm cũng từng nổi, nhưng về “quan lộ” thì dường như ông rất thiệt thòi: bạn bè cùng trang lứa người thì đã giữ chức nọ, chức kia, có không ít người đang là Tổng Biên tập các tờ báo lớn, còn ông thì vẫn là một nhà báo “quèn”?
    Theo tôi thì trong một xí nghiệp cần có giám đốc giỏi, nhưng cũng rất cần những thợ lành nghề. Tôi là một người thợ. Cũng có thể con đường quan chức không hợp với tôi.
    Chúng tôi nói như vậy là vì ở nước ngoài lương của một phóng viên giỏi, một bình luận viên chính trị tiếng tăm có thể cao gấp vài lần Tổng Biên tập?
    Đúng là còn nhiều bất hợp lý và thiệt thòi. Ví dụ như tôi, nếu không viết thì không có nhuận bút, không có thu nhập.
    Trong cuộc sống và sáng tạo ông là người cô đơn hay hạnh phúc?
    Cô đơn? Nếu có thế thì tôi thường tìm thấy sự an ủi nơi bạn đọc. Nhiều khi chui vào một xó xỉnh nào đấy người ta nhận ra và chào vui vẻ, hoặc là không biết mặt mình nhưng khi biết mình làm báo người ta lại hỏi thăm: “Thế có biết Xuân Ba không?”.
    Xin được hỏi ông câu cuối cùng. Ông từng có hàng chục cuốn sách do các nhà xuất bản Văn học, Hội Nhà văn ấn hành, mà bán cũng khá chạy. Lại là hội viên Hội Nhà văn. Vậy ông thích được gọi là nhà văn Xuân Ba hay nhà báo Xuân Ba?
    Có người nói, khi nhà báo dừng lại thì nhà văn bắt đầu. Tôi nghĩ cũng đúng thôi cho những ai... trường thọ! Tôi cũng không nghĩ là quỹ thời gian của một nhà văn một đời chỉ trang trải cho những bút ký với tản văn (mặc dù thế giới có nhiều người đã thành nhà, thành nhân vật như thế lắm). Nhưng tôi đã không hoang mang khi thực hiện công việc mà mình yêu thích là được mê mải với những nhân vật bằng xương bằng thịt của mình. Nếu được thích như anh nói thì cứ gọi tôi là... Xuân Ba!
    http://vietbao.vn/Phong-su/Nha-bao-Xuan-Ba-Chang-co-ai-te-nhat-o-tren-doi/20467037/265/

    Sau khi bác bị Oan như vậy bác rút ra điều gì ạ^:)^^:)^^:)^

  3. sumoem

    sumoem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Đã được thích:
    6
    Cá nhân em nghĩ: mỗi lần em bị oan thì em lại có mối quan hệ mật thiết với các anh đã làm em bị oan vì các anh ấy có quyền thì em mới bị oan :)>-

Chia sẻ trang này