1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Xin hàng T_T

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi giangctm1, 20/07/2012.

3278 người đang online, trong đó có 64 thành viên. 02:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 413 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. giangctm1

    giangctm1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Đã được thích:
    0
    Các bác có mã nào ngon, mới tăng in ít PM em với ạ :x
    Xin cạch mấy mã BĐS các bác nhá [-)



    Thủ tướng: Giá nhà thu nhập thấp chỉ nên 2-4 triệu đồng mỗi m2

    Bộ Xây dựng sáng nay tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết chương trình hỗ trợ người nghèo về nhà ở, theo Quyết định 167.
    Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, đến nay số vốn huy động xây nhà cho người nghèo đạt 12.653 tỷ đồng. Trong đó, vốn từ ngân sách trung ương chiếm 33%, ngân sách địa phương 6%, từ ngân hàng chính sách xã hội 28% và các nguồn khác hơn 4.000 tỷ đồng chiếm 33%. Tổng số vốn đã giải ngân, theo Bộ trưởng, là gần 12.000 tỷ đồng, số còn lại sẽ giải ngân tiếp trong năm nay. Hầu hết các căn nhà đều vượt diện tích và chất lượng quy định, rộng 28-60 m2. Các căn nhà có khung bê tông cốt thép, tường xây gạch, giá thành đa số ở mức 25-28 triệu đồng mỗi căn, một số cao hơn khoảng 50-60 triệu đồng.

    Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng *************** nêu rõ, bên cạnh nhà cho người nghèo, nhà cho người có công với cách mạng, cần đặc biệt quan tâm tới nhà thu nhập thấp ở các đô thị. Thủ tướng yêu cầu đưa ra các cơ chế chính sách để người lao động mua được dưới hình thức trả góp, bởi thực tế hiện nay những người thu nhập thấp không thể mua căn hộ với giá như hiện nay.

    Thủ tướng nhấn mạnh, không có cách nào khác ngoài việc Nhà nước can thiệp thông qua chính sách tạo ra nhà để người thu nhập thấp có thể mua được.

    “Mỗi năm chúng ta thể trích một phần từ tiền sử dụng đất để phát triển nhà ở xã hội, lo cho người dân. Nếu nhà ở nông thôn là một triệu đồng một m2 thì nhà ở đô thị khoảng 2-4 triệu đồng, như vậy mỗi căn hộ chỉ khoảng 150-200 triệu đồng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

    10 năm qua, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, diện tích nhà ở trên đầu người vẫn tăng gấp đôi, lên gần 20 m2 mỗi người vào cuối năm 2011. Cả nước có 85% hộ dân có nhà ở từ bán kiên cố đến kiên cố. Hơn 500.000 hộ nghèo đã được ưu tiên hỗ trợ nhà ở. Theo Thủ tướng ***************, đây là thành công, không chỉ dừng lại ở con số mà thể hiện tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau.

    “Tôi biết có những gia đình 5-6 người mà chỉ có 6m2 thì đời sống hình dung khó khăn thế nào”, Thủ tướng chia sẻ.

    Thủ tướng cũng khẳng định: “Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Nhà nước cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng các chương trình an sinh xã hội vẫn đảm bảo”.

    Theo Hoàng Lan

    Vnexpress
  2. stockid

    stockid Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    186
  3. hungmt222

    hungmt222 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Đã được thích:
    1
    mới tăng thì không có ..............nhưng ce 8 phiên liên tiếp thì em có VPK................ÔI LA LA.................theo 1 nguồn tin vỉa hè....................1 tay to đăng ký mua 30% vốn VPK.........................vụ thâu tóm em nó đã lộ bài
  4. dopy

    dopy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Thủ tướng mình thương dân lao động nghèo nhất đấy!
  5. giangctm1

    giangctm1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Đã được thích:
    0

    Tăng trưởng 4%/năm là khó" và hơn 31.000 tỷ đồng nợ của DN ngành thép

    Trong 15 doanh nghiệp xem xét, không có doanh nghiệp nào có hệ số thanh toán nhanh ở mức an toàn trên 1 lần.

    Dù chỉ mới đi được nửa chặng đường của năm 2012 nhưng nhận định ngành thép khó đạt được mục tiêu tăng trưởng 4% của Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA)-ông Phạm Chí Cường đã vẽ ra bức tranh không mấy lạc quan cho ngành này.
    Ông Cường cũng cho biết, thống kê chính thức thì 6 tháng, các doanh nghiệp trong ngành đã sản xuất được 2.250.000 tấn, giảm 11% so với cùng kỳ 2011. Lượng thép tiêu thụ cũng đạt xấp xỉ con số đó, tương đương 2.240.000 tấn, giảm 10% so với cùng kỳ (Nguồn: Bài phỏng vấn ông Phạm Chí Cường của Vietnam+).
    Trước thực trạng không mấy lạc quan của ngành, chúng tôi đưa thêm thông tin về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh ngành thép niêm yết để nhà đầu tư nắm rõ hơn.
    Hệ số nợ/ tổng tài sản của nhiều doanh nghiệp ở mức cao
    Mã D/A tại thời điểm 31/3/2012
    BVG 76.27%
    DNY 75.13%
    DTL 58.03%
    HLA 82.95%
    HPG 51.61%
    HSG 67.75%
    NKG 83.17%
    NVC 88.11%
    PHT 44.80%
    POM 65.89%
    SHI 71.02%
    TLH 52.26%
    VGS 57.58%
    VIS 57.38%
    SMC 74.55%
    Bình quân
    63.00%
    Hệ số nợ/ tổng tài sản (D/A) bình quân của 15 doanh nghiệp ngành thép là 63% hay nói cách khác, cứ mỗi 100 đồng tài sản được tạo ra từ 63 đồng vay nợ. Trong số đó, nhiều doanh nghiệp nợ chiếm hơn 80% tổng tài sản.
    Có 3 doanh nghiệp D/A trên 80% là HLA, NKG, NVC.

    Khả năng thanh toán nhanh của các doanh nghiệp đều rơi xuống dưới ngưỡng an toàn
    Nếu coi Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn=1 là ngưỡng chỉ giới đỏ về khả năng thanh toán hiện thời thì tại thời điểm kết thúc quý I/2012 chỉ có 5 doanh nghiệp rơi vào thế khó khăn về thanh toán hiện thời gồm BVG, DNY, HSG, NKG và SHI.
    Tuy nhiên, chỉ số thanh toán hiện thời không tính đến bối cảnh doanh nghiệp khó khăn đầu ra và hàng tồn kho không thể giải quyết được. Chỉ số thanh toán nhanh cho ra một cảnh báo đáng lưu tâm hơn: Không có doanh nghiệp nào có hệ số thanh toán nhanh ở mức an toàn trên 1 lần. Điều này có nghĩa là: nếu không giải quyết được tài sản ở dạng hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ đối mặt nguy cơ mất khả năng thanh toán rất cao.
    Trong số các doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh ở mức thấp, có DNY chỉ đạt 0,15 lần, HLA đạt 0,25 lần, HSG đạt 0,28 lần.

    Soi nợ- Doanh nghiệp gánh nỗi đau lãi suất cao
    Mã Tổng nợ phải trả 31/3/2012 Tỷ đồng
    BVG 378.51
    DNY 1064.3
    DTL 1046.3
    HLA 2055.4
    HPG 8702.8
    HSG 4062
    NKG 1913
    NVC 1059.1
    PHT 254.6
    POM 5570.5
    SHI 1033
    TLH 837.04
    VGS 635.01
    VIS 663.8
    SMC 1735.4
    Tổng 31.011
    Tại thời điểm kết thúc quý I/2012, HSG có dư nợ vay ngắn hạn 2.626 tỷ đồng trong đó vay ngắn hạn ngân hàng 2.428 tỷ đồng. Có nhiều khoản vay VNĐ của HSG chịu lãi suất từ 19,5%-24%. Vay dài hạn của HSG cũng không mấy khả quan với lãi suất VNĐ từ 18 đến 20%. Đây là mức rất cao trong bối cảnh tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp ngành thép năm 2011 thấp báo động, bình quân dưới 5%.
    Hoặc như DNY, tại thời điểm kết thúc quý I/2012, dư nợ ngắn hạn tại Agribank tại chi nhánh Liên Chiểu, Đà Nẵng và Chi nhánh Đà Nẵng hơn 280 tỷ đồng. Mặc dù lãi suất vay vốn sẽ được thay đổi theo từng thời điểm nhận nợ nhưng thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng lãi suất VNĐ cũng lên tới 1,65%/tháng và USD là 6%/năm. Số dư nợ vay tại Vietinbank Đà Nẵng và BIDV Hải Vân cũng thả nổi về lãi suất nhưng thời điểm vay lúc đó lãi suất vẫn ở mức cao.
    Ngân hàng đồng thuận hạ lãi các khoản nợ cũ, nỗi đau DN có được xoa dịu?
    Tại hội nghị toàn ngành ngân hàng sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ nửa cuối năm 2012 diễn ra ngày 7/7, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chỉ đạo toàn bộ các ngân hàng phải rà soát những khoản vay cũ và đưa lãi suất ở tất cả các hợp đồng đã ký về dưới 15% một năm. Ngay lập tức, nhiều ngân hàng thể hiện sự đồng tình với chủ trương này.
    Thực tế, với lãi suất cao mà nhiều doanh nghiệp đang phải gánh chịu và tình hình tăng trưởng chung hiện tại, doanh nghiệp sẽ khó lòng vực dậy, sống sót và trả nợ ngân hàng.
    Phải nhắc lại 1 điều rằng, ROA của các doanh nghiệp ngành thép thấp báo động mới là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thảm hại hiện nay. Việc ngân hàng đồng thuận hạ lãi suất nợ cũ chỉ là một yếu tố mang tính chất đòn bẩy hỗ trợ, xoa bớt nỗi đau của DN. Để vực dậy, như ông Phạm Chí Cường đã kiến nghị, doanh nghiệp nên duy trì sản xuất hiệu quả chứ không phải sản xuất bằng mọi giá.
    Hải An
    Theo TTVN
  6. giangctm1

    giangctm1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Đã được thích:
    0
    Doanh nghiệp khoáng sản nếm vị đắng


    Một số công ty khoáng sản gặp khó khăn với chính sách cấm xuất khẩu quặng thô, đây sẽ là cơ hội để các công ty lớn thâu tóm các đối thủ nhỏ hơn nhưng nắm trong tay những mỏ tài nguyên chất lượng cao.
    Chính sách cấm xuất khẩu quặng thô của Nhà nước là cửa tử đối với những doanh nghiệp khoáng sản chỉ lo khai thác thô, nhưng là cửa sinh đối với những doanh nghiệp biết đầu tư công nghệ chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu.

    Nói đến Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), người ta nghĩ ngay đến mảng bất động sản. Nhưng khoáng sản cũng là một mảng đầu tư quan trọng không kém của tập đoàn này. Thậm chí, năm 2009, trong ngày đại hội cổ đông, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đoàn Nguyên Đức còn tuyên bố đến năm 2011, nguồn thu từ khoáng sản sẽ thay thế cho bất động sản.

    Theo tính toán của HAGL, với trữ lượng gần 60 triệu tấn tại các mỏ ở Tây Nguyên, Thanh Hóa, Lào và Campuchia, tập đoàn này dự kiến sẽ thu về khoảng 7,2 tỉ USD (dựa trên giá bán xuất khẩu bình quân ước tính 120 USD/tấn quặng tinh) trong suốt quá trình khai thác.

    Thế nhưng, gần đây, chiến lược kinh doanh của HAGL đã có sự thay đổi. Theo các báo cáo thường niên trước năm 2011 của tập đoàn này, sản lượng quặng sắt dự định khai thác là rất lớn, khoảng 2 triệu tấn trong 3 năm 2010-2012.

    Tuy nhiên, trong báo cáo thường niên năm 2011, kế hoạch khai thác quặng sắt đã được điều chỉnh một cách khiêm tốn. Cụ thể, năm 2012 chỉ khai thác 300.000 tấn, năm 2013 và 2014 là 550.000 tấn.

    Tại sao lại có sự thay đổi chiến lược ở HAGL? Đó là vì Tập đoàn sẽ không thể xuất khẩu quặng sắt thô khi Chính phủ chủ trương chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu quặng thô vào tháng 11.2011. Và đặc biệt là Chỉ thị 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành vào tháng 1.2012 về việc dừng hoàn toàn xuất khẩu quặng sắt.

    Có thể nói, chính sách của Nhà nước luôn là một rủi ro đối với các doanh nghiệp khai khoáng. Trên thực tế, trong báo cáo kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp khoáng sản nào, nó luôn là rủi ro được đưa ra khuyến nghị đầu tiên.

    Và nay rủi ro ấy đã thực sự hiện hữu.

    Vị đắng của rủi ro

    Mặc dù phải thay đổi chiến lược kinh doanh nhưng HAGL vẫn hoạt động ổn định nhờ vào nguồn thu từ nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực khai thác và xuất khẩu quặng thô thì rõ ràng là khó chồng thêm khó.

    Khủng hoảng kinh tế trong những năm qua đã khiến hàng loạt doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, trong đó có Công ty Cổ phần Khoáng sản Nikko Việt Nam, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam (Mirex), Công ty Khoáng sản Xây dựng 30/4 Cao Bằng.

    Thống kê của ********* trong quý IV/2011 cũng cho thấy trong số 17 doanh nghiệp khoáng sản niêm yết trên cả 2 sàn, có đến 9 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Nguyên nhân chủ yếu là doanh thu eo hẹp không bù đắp nổi chi phí hoạt động. Trong quý này, tổng lợi nhuận 17 doanh nghiệp ngành khoáng sản chỉ đạt 84 tỉ đồng, mức thấp nhất trong 6 quý liên tiếp.

    Và nay chính sách mới về việc hạn chế xuất khẩu quặng thô, mới đây là Chỉ thị 02/CT-TTg đã khiến cho cánh cửa “cải thiện lợi nhuận nhờ xuất khẩu” cũng khép lại. Những tác động từ chính sách đã góp phần khiến cho tình hình kinh doanh của các công ty khoáng sản thêm tồi tệ.

    Bằng chứng là tổng doanh thu và lợi nhuận quý I/2012 của 17 doanh nghiệp trên sàn tiếp tục đi xuống và số doanh nghiệp lỗ đã tăng lên con số 12. Công ty Khoáng sản Bắc Kạn, chẳng hạn, có mức doanh thu thuần quý I/2012 chỉ 6,43 tỉ đồng, bằng 1/4 cùng kỳ năm ngoái. Mức doanh thu quá thấp đã khiến công ty này lỗ gần 4 tỉ đồng.

    Đối với các doanh nghiệp ngành khoáng sản, vốn trước đây luôn đạt doanh thu và lợi nhuận cao, việc lỗ là dấu hiệu cho thấy ngành này đã không còn ngon ăn.

    Công ty Khoáng sản Bắc Kạn, chẳng hạn, chỉ mới những quý trước đó, doanh thu và lợi nhuận vẫn còn rất cao. Quý IV/2010, công ty này đạt doanh thu đến 53,8 tỉ đồng và lợi nhuận 5,4 tỉ đồng. Sang quý I/2011, dù doanh thu đã giảm xuống còn 24,8 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận cũng đạt 5 tỉ đồng.

    Vị ngọt của đổi mới

    Cấm xuất khẩu khoáng sản thô là một chính sách đúng đắn của Chính phủ nhằm hạn chế việc thất thoát, lãng phí tài nguyên của quốc gia. Bên cạnh việc cấm xuất khẩu khoáng sản thô, Luật Khoáng sản sửa đổi năm 2010, có hiệu lực từ ngày 1.7.2011, cũng hướng tới việc khai thác và sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

    Cần nói rõ là Chính phủ chỉ cấm xuất khẩu khoáng sản thô nhưng cho phép xuất khẩu quặng đã qua chế biến sâu, nghĩa là bắt buộc các doanh nghiệp phải đổi mới và nâng cao công nghệ chế biến khoáng sản. Điều này nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn nữa trong việc xuất khẩu khoáng sản.

    Đồng ở mỏ Sinh Quyền là một ví dụ. Bằng công nghệ luyện của Trung Quốc, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản chỉ làm ra được đồng có độ tinh khiết tối đa 99,95-99,97%, trong khi để kéo thành dây dẫn điện, đòi hỏi đồng phải có độ tinh khiết đạt 99,99%. Chênh lệch giá bán giữa 2 mức độ tinh khiết này có thể lên tới hàng ngàn USD mỗi tấn.

    Thực tế cho thấy những doanh nghiệp khoáng sản đi trước hoặc bắt kịp các chính sách mới của Chính phủ đều đạt kết quả kinh doanh rất tốt. Trong báo cáo kinh doanh quý I/2012, lợi nhuận của 3 doanh nghiệp đứng đầu là Công ty Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Công ty Khoáng sản Bình Định và Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn chiếm tới 75% lợi nhuận của toàn ngành. Điểm chung của 3 doanh nghiệp này là đều có nhà máy chế biến sâu.

    Ngoài việc sở hữu mỏ Antimony với trữ lượng lớn, Công ty Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang hiện là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có thể khai thác và sản xuất sản phẩm Antimony ở quy mô công nghiệp.

    Đây là sản phẩm chuyên biệt được sử dụng trong công nghiệp chống cháy, công nghiệp bán dẫn, pin ắc-quy và các lớp vỏ bọc dây cáp, nên đầu ra luôn được đảm bảo. Chất lượng của sản phẩm đạt tới 99,95%, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật và châu Âu.

    Trong khi đó, với Công ty Khoáng sản Bình Định, lợi nhuận quý I/2012 phần lớn đến từ việc được tiếp tục xuất khẩu quặng titan thô ilmenite và nhờ giá titan tăng khoảng 70% trong năm 2011 (quặng thô ilmenite tăng đến 160%).

    Ông Lê Anh Vũ, thành viên Hội đồng Quản trị Công ty, cho biết Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến xỉ titan để đón đầu những chính sách mới. “Hiện nay, Công ty đã hoàn tất việc lắp đặt và chạy thử thành công lò luyện xỉ titan thứ ba. Lò đã vận hành ổn định và an toàn”, ông nói.

    Nổi bật nhất trong việc thích ứng với chính sách mới có lẽ là Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn, thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn. Sau gần 1 năm sản xuất cầm chừng vì chính sách hạn chế xuất khẩu thô của Nhà nước và thuế xuất khẩu xỉ titan cao, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này đã tăng trưởng trở lại một cách ngoạn mục khi thuế xuất khẩu xỉ titan giảm xuống còn 10%, cùng lúc 3 nhà máy chế biến xỉ titan của Công ty đi vào hoạt động.

    Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn dự báo nhu cầu nguyên liệu xỉ titan trên thế giới sẽ còn tăng cao trong năm 2012. Do đó, kế hoạch của Công ty là sẽ tiếp tục đầu tư thêm lò luyện xỉ số 4 và số 5, mở rộng nhà xưởng và đầu tư khai thác các mỏ mới với tổng vốn đầu tư dự kiến 260 tỉ đồng.

    Đầu tư xây dựng nhà máy để gia tăng giá trị xuất khẩu là điều doanh nghiệp nào cũng muốn làm, nhưng để làm được thì không dễ do vấn đề về vốn. Công ty Khoáng sản Bình Thuận từ lâu đã lên kế hoạch đầu tư 3 nhà máy chế biến sâu titan để phục vụ xuất khẩu. Thế nhưng, cho đến nay, sau gần 2 năm Công ty vẫn chưa lấy đâu ra vốn để triển khai và hiện vẫn đang kêu gọi nhà đầu tư.

    Không chỉ khó khăn về vốn, việc đầu tư nhà máy tinh luyện quặng còn gặp một trở ngại khác. Đó là lĩnh vực khoáng sản tại Việt Nam có tính chất phân tán và manh mún. Trường hợp của HAGL là một ví dụ.

    Trữ lượng sắt tập đoàn này dự kiến thu được tại các mỏ ở Việt Nam là 30 triệu tấn, nhưng các mỏ này lại nằm trên 3 địa bàn khác nhau là Thanh Hóa, Kon Tum và Gia Lai.

    Do đó, mặc dù có tiềm lực tài chính khá mạnh nhưng HAGL cũng khó có thể đầu tư nhà máy tinh luyện và phải chấp nhận bán thô cho Tập đoàn Hòa Phát.Giá bán cho Hòa Phát chỉ 85 USD/tấn, so với giá xuất khẩu dự kiến của HAGL là 120 USD/tấn.

    Cơ hội cho M&A

    Bán cho doanh nghiệp trong nước không chỉ bị ép giá mà còn vướng phải vấn đề thủ tục. Chia sẻ về những thủ tục phức tạp này, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, kể lại năm 2009, Tập đoàn Hòa Phát mua 200.000 tấn quặng ở Cao Bằng, nhưng mất 10 tháng với đủ các loại giấy tờ, văn bản, bên mua mới vận chuyển được 100.000 tấn quặng ra khỏi Cao Bằng.

    Ngoài ra, theo ông Cường, phần lớn các mỏ khoáng sản đều nằm ở những tỉnh miền núi, nên nếu vận chuyển quặng về các cơ sở chế biến ở dưới xuôi thì chi phí vận chuyển bị đội lên rất nhiều, thậm chí cao hơn cả giá thành khai thác quặng. Vì thế, chuyện bán quặng ở trong nước cũng không đơn giản.

    “Nay với chính sách cấm xuất khẩu thô, việc các doanh nghiệp khai khoáng nhỏ bị ép giá hoặc thậm chí không bán được quặng là điều có thể dự đoán được. Ngay cả doanh nghiệp lớn như chúng tôi cũng phải giảm giá thì mới bán được hàng”, Phó Tổng Giám đốc một doanh nghiệp khoáng sản lớn (không muốn nêu tên), cho biết.

    Theo vị này, một khi không bán được sản phẩm, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Và đây sẽ là cơ hội để những công ty khai khoáng lớn thâu tóm các đối thủ nhỏ hơn, nhưng lại nắm trong tay các mỏ tài nguyên chất lượng cao.

    Trong một bài phát biểu trình bày tại Diễn đàn Mua bán và sáp nhập (M&A) Doanh nghiệp 2012 được tổ chức vào đầu tháng 6 vừa qua, ông Đặng Xuân Minh, chuyên viên thẩm định thuộc Công ty Cổ phần Thẩm định giá BTC (BTCValue), cho rằng với tiềm năng khoáng sản của Việt Nam, cùng sự tháo gỡ về cơ chế (Luật Khoáng sản với hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2011 đã cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò và quyền khai thác khoáng sản) cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp ngành này, Việt Nam có thể sẽ chứng kiến nhiều thương vụ M&A trong những năm tới.

    Cũng theo ông Minh, thời gian qua, các thương vụ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản tại Việt Nam đã diễn ra, nhưng thông tin về chúng rất ít khi được công bố. Nhiều thương vụ mang tính chất mua đi bán lại giấy phép. Tuy nhiên, cũng có không ít đơn vị do điều kiện khách quan không thể tiếp tục thực hiện dự án nên phải chuyển nhượng để thu hồi vốn.

    Nhìn lại lịch sử M&A ngành khai khoáng, 2010 là một năm khá ấn tượng khi Tập đoàn Masan công bố mua lại cổ phần kiểm soát trong Công ty Liên doanh Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo từ Tiberon Minerals (Canada).

    Đây là một trong những dự án vonfram chưa được khai thác lớn nhất thế giới - một mỏ đa kim với trữ lượng đã được kiểm chứng, ước tính vào khoảng 55,4 triệu tấn ở tỉnh Thái Nguyên.

    Đầu năm 2011, tập đoàn đầu tư vốn cổ phần tư nhân Mỹ Mount Kellett Capital Management đã bỏ ra khoảng 2.100 tỉ đồng để mua lại 20% cổ phần của Công ty Tài nguyên Masan, thuộc Tập đoàn Masan.

    “Lĩnh vực khai khoáng tại Việt Nam vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Và M&A có thể là một trong những giải pháp giúp thực thi hiệu quả các dự án trong lĩnh vực này”, Tiến sĩ Địa chất Đặng Xuân Phú nhận xét.

    Theo Nhịp cầu đầu tư
  7. baohan2k

    baohan2k Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2012
    Đã được thích:
    0
  8. mechungkhoan11

    mechungkhoan11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2011
    Đã được thích:
    8.092
    Mã nào giảm nhiều nhất mới mua.
  9. Appel68

    Appel68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2011
    Đã được thích:
    17

Chia sẻ trang này