Xu hướng kinh tế sắp tới

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi futureprecedor, 16/01/2009.

2657 người đang online, trong đó có 63 thành viên. 01:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 469 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Xu hướng kinh tế sắp tới

    Bất ngờ thị trường điện máy Hết thời điểm mua ti vi LCD giá rẻ Hàng tồn đã gần cạn kho. Hàng mới chưa về. Ti vi LCD tăng giá và hết hàng, điều mà nhà bán lẻ không hề ngờ tới.



    Không thể chờ giá thấp hơn, nhiều người đã chấp nhận chi tiền để mua một chiếc ti vi LCD vào những ngày cuối năm khiến mặt hàng này bất ngờ tăng giá khi nguồn cung sắp cạn dần. Trong khi đó, nhóm hàng điện lạnh, điện gia dụng vẫn giữ được giá cũ


    Hàng điện máy - đứng giá


    Qua khảo sát tại các siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Ideas, Chợ Lớn? giá nhiều mặt hàng điện máy: tivi CRT, loa, đầu đĩa, máy quay phim số, máy ảnh số, các mặt hàng điện máy gia dụng vẫn không tăng so với thời điểm tháng 12 năm ngoái.


    Vì sức mua vào tháng 1.2009 không tăng nhiều (khoảng 5 ?" 10% so với sức mua của tháng 12.2008) nên giá của các mặt hàng điện thoại đi động hầu như không hề tăng một xu nào và hàng giá rẻ (dưới 2 triệu đồng) chiếm đến 70% lượng hàng xuất hiện tại các siêu thị điện thoại di động.



    Tin từ một siêu thị cho biết, vì sức mua nhóm hàng điện lạnh, điện gia dụng không được như mong muốn nên siêu thị sẽ cố giữ giá nhóm hàng này để bán hết hàng tồn nhập từ giữa năm 2008.


    "Chúng tôi chưa có kế hoạch nhập hàng mới vì hiện nay hàng cũ vẫn còn. Về giá, cố gắng duy trì mức giá đã được niêm yết từ tháng 12 năm ngoái. Qua tết mới có kế hoạch nhập hàng mới với mức giá mới?, giám đốc kinh doanh của một hệ thống kinh doanh điện máy lớn tại TP.HCM cho biết như vậy.


    Ti vi LCD: ?ohot?


    Vào lúc 14h ngày hôm qua (15.1), giá ti vi LCD đã chính thức tăng từ 30 ?" 40% so với giá vào buổi sáng (vốn đã tăng khoảng 10% nếu tham chiếu giá của ngày 13.1).

    Anh Toàn (quận 1, TP.HCM) vào lúc 13h có ghé lại Ideas để mua một chiếc ti vi LCD 37 inch Toshiba 37AV500 với giá niêm yết lúc đó là 11,9 triệu đồng. Phân vân vì giá cao hơn tuần trước là 1 triệu đồng, khoảng 14h30 anh quay lại Ideas thì giá đã tăng lên 15,9 triệu đồng.


    Sản phẩm Toshiba 32CV500 trước đó chỉ có giá 9,9 triệu đồng nay đã nhảy lên 12,9 triệu đồng. Cùng số tiền trên, hiện nay chỉ sắm được model 37LG30 vốn trước đó có giá khoảng 10,7 triệu đồng. Còn Samsung 32A450 trước đây là 7,9 triệu đồng nay đã tăng lên 9,9 triệu đồng.


    Tại siêu thị Ideas, dù trên kệ ti vi LCD vẫn còn trưng bày hàng nhưng trên góc của những chiếc ti vi LCD có ghi dòng chữ: ?ođã hết hàng? hoặc ?okhông được bán vì đã có khách đặt hàng?. Còn tại Chợ Lớn, cả hệ thống 20 siêu thị chỉ còn lại khoảng 1.000 chiếc, chủ yếu là những sản phẩm 37, 40, 42 inch.


    Riêng sản phẩm 32 inch vẫn còn nhưng số lượng rất ít. Nhiều siêu thị điện máy khác cũng trong tình trạng ?ocháy hàng? ti vi LCD, chủ yếu là các dòng ti vi LCD có kích thước 26 và 32 inch.


    Nhiều nhà nhập khẩu xác nhận nhiều sản phẩm ti vi LCD không còn hàng bán trên thị trường là chuyện có thật. Một nhà nhập khẩu nói rằng, hiện tượng nhóm hàng này tăng giá và hết hàng là do chính nhà nhập khẩu ?okhông đủ tự tin? để chuẩn bị hàng.


    ?oVào cuối tháng 12.2008, không nghĩ rằng sẽ bán được hàng nên không chuẩn bị kế hoạch nhập hàng. Một lý do khác, vì người tiêu dùng không còn thấy các nhà bán lẻ hạ giá nên quyết định mua hàng. Hai lý do trên đã làm mặt hàng này tiêu thụ nhanh hơn dự kiến?, đại diện nhà nhập khẩu này nói.


    Theo một nguồn tin riêng, chỉ trong vài ngày tới, lượng hàng ti vi LCD khá lớn sẽ được đổ về các siêu thị điện máy, chủ yếu khu vực TP.HCM. Tuy nhiên, giá mặt hàng này tăng hay giảm, các nhà nhập khẩu đều từ chối bình luận.

    Theo một chuyên gia về nhóm hàng này, có thể giá sẽ ?odịu? lại phần nào nhưng khó có thể lặp lại mặt bằng giá như các siêu thị đã đưa ra trong tháng 12 vừa qua.


    Theo Gia Vinh
    SGTT
  2. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Vinamilk (VNM) cam kết mua hết sữa dư thừa tại phía Bắc
    Thứ sáu, 16/1/2009, 12:04 GMT+7
    Ngày 15-1, Công ty CP Sữa VN (Vinamilk) có công văn gửi Bộ NN&PTNT khẳng định sẽ tiêu thụ hết lượng sữa bò dư thừa của người dân phía Bắc nhằm chia sẻ khó khăn của nông dân.


    Theo công văn này, Vinamilk cam kết sẽ thu mua hết số lượng sữa tươi nguyên liệu đang bị dư thừa tại phía Bắc và chưa giảm giá thu mua nhằm chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi bò sữa.


    Tuy nhiên, Vinamilk cho biết nếu sắp tới các sản phẩm sữa tươi nhập khẩu vào VN giảm giá thì hãng cũng phải giảm giá bán trong nước để cạnh tranh và do đó buộc phải giảm giá mua sữa nguyên liệu của bà con nông dân.


    Thời gian qua giá sữa trên thị trường thế giới giảm rất mạnh do mức tiêu thụ giảm. Hiện giá bột sữa nguyên liệu giảm trung bình 60%, giá nguyên liệu thức ăn gia súc giảm 30-40% so với hồi tháng 7-2008 và giá thức ăn nuôi bò sữa trong nước cũng giảm 15%.(Nguồn: TT, 16/1)
  3. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Thông qua gói kích cầu 1 tỷ USD bù lãi vay cho doanh nghiệp (CafeF) - Các DN vay vốn lưu động để nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, vay kinh doanh chứng khoán, tài chính, ngân hàng,... không được hưởng chính sách ưu đãi này.



    Thông tin từ Cổng TTĐTCP, Phương án sử dụng khoản kích cầu đầu tư 17.000 tỷ đồng trong năm 2009 đã được thông qua tại phiên họp Thường trực Chính phủ với Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan.



    Theo đó, 17.000 tỷ đồng này được sử dụng chủ yếu bằng hình thức bù lãi suất 4% khi doanh nghiệp vay vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh.



    Các doanh nghiệp vay vốn lưu động để nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, vay kinh doanh chứng khoán, tài chính, ngân hàng, vay vốn để trả nợ các hợp đồng tín dụng khác? không được hưởng chính sách ưu đãi này.



    Đối tượng được vay gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.



    Đầu mối cho vay là các ngân hàng thương mại Việt Nam; thời điểm thực hiện bắt đầu ngay từ đầu năm 2009; thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 12 tháng.



    Thủ tướng *************** giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính triển khai ngay phương án cấp bù lãi suất thông qua cho vay vốn lưu động ở các ngân hàng thương mại.



    Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu thủ tục cho vay nhanh, đơn giản, hiệu quả đối với các dự án, công trình kinh tế-xã hội đang triển khai và có khả năng hoàn thành trong năm 2009 và 2010 cũng như một số các công trình cấp bách, quan trọng khác.



    Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp có vốn điều lệ 20 tỷ đồng trở xuống và có dưới 500 lao động



    Thường trực Chính phủ cũng cho ý kiến về cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp có vốn điều lệ 20 tỷ đồng trở xuống và dưới 500 lao động.




    Mức bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh. Thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời hạn cho vay và chu kỳ sản xuất kinh doanh. Phí bảo lãnh tối đa bằng 0,5%/năm/số tiền được bảo lãnh.



    Không bảo lãnh tín dụng cho những ngành nghề như tư vấn, kinh doanh chứng khoán, vui chơi giải trí?



    Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính đảm bảo nguồn 200 tỷ đồng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam để hình thành nguồn vốn ban đầu cho Quỹ bù đắp rủi ro bảo lãnh tín dụng.





    Thanh Thu
  4. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Cần các biện pháp kích cầu để giải quyết tồn đọng 2 triệu tấn phân bón

    Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, nên giá phân bón giảm mạnh, lượng tiêu thụ chậm. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón đang tồn kho khoảng 2 triệu tấn phân bón, ước lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cần phải có biện pháp kích cầu đầu tư cho nông dân.


    Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón VN, cho biết: Cách đây 3 tháng, giá thế giới của phân urê 850 USD/tấn, hiện nay còn trên 200 USD/tấn; phân DAP từ 1.100 USD - 1.200 USD/tấn, giảm còn 500 USD/tấn; phân SA từ 440 USD/tấn giảm còn 145 USD/tấn. Tương tự, giá nguyên liệu phục vụ sản xuất phân bón cũng giảm như lưu huỳnh từ 1.000 USD/tấn giảm còn 50 USD/tấn. Giá phân bón trong nước hiện nay cũng giảm đáng kể.
    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhu cầu phân bón cho sản xuất vụ Đông - Xuân năm nay chỉ khoảng 3,1 triệu tấn, giảm gần 1 triệu tấn so với các năm trước. Trong đó, các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được phân NPK bảo đảm nhu cầu; còn lại chỉ phải nhập khẩu 50% phân u rê và 100% phân DAP, SA, ka li. Đó là dấu hiệu đáng mừng đối với người nông dân, nhưng DN sản xuất phân bón thì "sập tiệm" do lượng phân bón nhập từ thời kỳ giá đắt còn tồn kho quá nhiều.
    Theo báo cáo không chính thức của các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón và Hiệp hội Phân bón Việt Nam, lượng phân urê, DAP, kali và SA nhập khẩu còn tồn kho tổng cộng 1 triệu tấn. Trong đó, u rê là 388.000 tấn; DAP là 161.000 tấn; SA là 210.000 tấn và ka li là 241.000 tấn. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón, nếu tính cả phân NPK sản xuất trong nước, thì con số tồn có thể lên tới 2 triệu tấn.
    Nguyên nhân khiến hàng tồn đọng nhiều và giá xuống thấp là do ảnh hưởng chung của khủng hoảng tài chính thế giới. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón ở trong thế "tiến thoái lưỡng nan" là do không lường được sự biến động của thị trường. Khi phân bón sốt giá, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã nhận định rằng mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng và có một mặt bằng giá mới, vì vụ Đông - Xuân của nước ta trùng với một số nước sử dụng lượng phân bón nhiều như Ấn Độ, Trung Quốc..., nên các doanh nghiệp đã tìm cách mua phân bón và nguyên liệu sản xuất dự trữ ngay cả ở thời điểm giá cao chót vót.
    Với giá cả các loại phân bón như hiện nay, nhiều doanh nghiệp phân bón đang bị lỗ nặng, doanh nghiệp lỗ nhiều nhất lên tới gần một nghìn tỷ đồng. Vì vậy, dù đang tồn đọng nhiều, nhưng giá phân bón trong nước vẫn còn ở mức cao so với thị trường thế giới.
    Theo tính toán, giá phân u rê cao hơn 1.500-2.300 đồng/kg; phân DAP, ka li cao hơn từ 1.500-5.500 đồng/kg so với thị trường thế giới. Đối với các mặt hàng phân NPK được sản xuất hoàn toàn ở trong nước, hiện chỉ mới giảm giá khoảng 20% dù giá nguyên liệu giảm đến 60%. Đó là chưa kể khó khăn do nông dân không bán được lúa nên không có tiền mua phân bón.
    Để "giải cứu" các doanh nghiệp, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ các biện pháp như giãn nợ, giảm thuế thu nhập, giảm lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp. Vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức bỏ thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu các loại phân bón (4.000-5.000 đồng/kg) tạo lối thoát cho các doanh nghiệp.
    Bộ NN&PTNT cũng đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón giãn nợ đối với khoản vay dùng để nhập khẩu lượng phân đang tồn kho đến hết quý I-2009 và tiếp tục cho vay để doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên, giải pháp hiệu quả nhất là Nhà nước nên tập trung hỗ trợ cho nông dân vượt qua những khó khăn thông qua các chương trình kinh tế xã hội, thành lập quỹ bình ổn giá cả?, từ đó gián tiếp kích cầu thị trường phân bón. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần phải chấn chỉnh việc cấp giấy phép sản xuất phân bón; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình canh tác tiên tiến vào sản xuất để nông dân sử dụng phân bón hiệu quả nhất.
  5. redheart2008

    redheart2008 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Đã được thích:
    0
    đi xuống trong thời gian trước mắt, đi ngang rồi đi lên, he he, mỗi tội chưa xác định được lúc nào đi lên,biết thì đã giàu.

Chia sẻ trang này