Xung quanh việc chuyển 52.000 tỷ đồng về Ngân hàng Nhà nước

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi OTC_Broker, 27/03/2008.

2911 người đang online, trong đó có 145 thành viên. 00:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 776 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. OTC_Broker

    OTC_Broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Xung quanh việc chuyển 52.000 tỷ đồng về Ngân hàng Nhà nước

    Ngày 25/3, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hối thúc các ngân hàng thương mại quốc doanh xây dựng lộ trình chuyển hơn 52 nghìn tỷ đồng, vốn là tiền gửi của ngân sách về ?okho?.
    ...

    Link: http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=01&id=cf0fb8deef5641

    Cẩn trọng.
  2. saolinh80

    saolinh80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/11/2007
    Đã được thích:
    0
  3. vilifood1980

    vilifood1980 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Mẹ hổ dữ còn không ăn thịt con. Các bác muốn hiểu thế nào thì hiểu
  4. OTC_Broker

    OTC_Broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Đã được thích:
    0
    đọc mà thấy choáng, nhưng để kiềm chế lạm phát và hạn chế rủi ro cho 52k tỷ này, buộc phải rút về thôi.

    việc giảm biên độ HO, HA có lẽ là dọn đường cho việc này.
  5. tungtuhu

    tungtuhu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Đã được thích:
    7
    đừng vì tham chút tiền mà hỏng cả cơ đồ nhé, tất cả đang là chuột cả chỉ tội chạy nhanh hơn hay chậm hơn thôi, chính sách là cái lổng mà, bắt kiểu gì chẳng có con bi dính!
  6. five_mart

    five_mart Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Đúng là đã nghèo lại gặp cái eo
  7. wall

    wall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2001
    Đã được thích:
    175
    Ủng hộ rút tiền về, để bọn cho vay BDS bán tháo BDS cho em mua rẻ...

    Nhà đất vẫn đắt quá.. Vay CK có còn khoảng 10K tỷ thôi....
    Còn lại hơn 100K tỷ là BDS, he he... Giờ là lúc dân đầu cơ BDS thi nhau chạy...xem ai chạy nhanh nhất...

    CK thì em đã chuẩn bị tinh thần về 100 cũng OK
    Nhưng BDS em đang đợi làm sao nhà 34 tầng THNC về khoảng 10tr/m2 thì tốt, hề hề !
  8. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Đã được thích:
    248
    Xung quanh việc chuyển 52.000 tỷ đồng về Ngân hàng Nhà nước

    CẬP NHẬT: 2008-03-27 09:12:45 (GMT+7)

    Nguyễn Hoài

    Ngày 25/3, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hối thúc các ngân hàng thương mại quốc doanh xây dựng lộ trình chuyển hơn 52 nghìn tỷ đồng, vốn là tiền gửi của ngân sách về ?okho?.

    Một câu hỏi đặt ra: có nên lấy ngân sách để kinh doanh và ai không... hài lòng trong vụ di chuyển tiền này?

    Không ?othả ... ra đuổi?

    Trong bối cảnh hiện nay, để kiềm chế lạm phát, dường như Ngân hàng Nhà nước không bỏ qua bất cứ một cơ hội nào nếu được, để hút bớt nguồn tiền trôi nổi trong lưu thông.

    Một khoản tiền gửi, vốn là ngân sách Nhà nước, ước 52.000 tỷ đồng, đang được đem kinh doanh tại các ngân hàng thương mại quốc doanh là một trong những mục tiêu để Ngân hàng Nhà nước nhắm tới.

    Lãnh đạo một vụ của Ngân hàng Nhà nước cho biết: ?oCách đây 10 năm, Bộ Tài chính cho rằng, bây giờ đã hòa bình, nguy cơ về rủi ro cho ngân sách ít đi, trong khi lạm phát đang thấp, nếu để ngân sách tại Ngân hàng Nhà nước sẽ bị lãng phí. Vì thế, nên đưa số tiền đó gửi tại các ngân hàng thương mại?.

    Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất và được Chính phủ chấp nhận cho các ngân hàng thương mại quốc doanh được kinh doanh số tiền này. Đổi lại, các ngân hàng trả lãi suất cho ngân sách theo mức không kỳ hạn. Hàng tháng, ngân hàng đánh giá lại lãi suất một lần và thường được chốt ở mức 3%/năm.

    Giả định tại thời điểm hiện nay trên cơ số tiền 52.000 tỷ đồng, ước tính mỗi năm, ngân sách thu về 1.560 tỷ đồng. So với mức lãi suất cho vay năm ngoái khoảng 9%/năm hay tại thời điểm bây giờ là 15% - 16%/năm thì mức chênh lãi suất từ 7% - 13%/năm của tổng số tiền nói trên mà các ngân hàng quốc doanh được phép thu về còn nhiều hơn vài lần!

    Vì vậy, nếu như trước đây, các ngân hàng thương mại quốc doanh được hưởng lợi bao nhiêu thì nay, món hời đó không còn. Chưa nói, nếu Ngân hàng Nhà nước làm riết róng, thời gian chuẩn bị ngắn, ngân hàng sẽ bị động nguồn vốn. Nhưng dù muốn hay không, các ngân hàng này vẫn phải chấp hành và cách tốt nhất trong hoàn cảnh này là trì hoãn được ngày nào tốt ngày đó.

    Bởi vậy, trong khoảng một tháng qua, ít nhất hai lần cơ quan điều hành chính sách tiền tệ hối thúc các ngân hàng quốc doanh xây dựng lộ trình để chuyển số tiền về Ngân hàng Nhà nước càng sớm càng tốt.

    Đối với công ty chứng khoán, khi nghe tin các ngân hàng thương mại quốc doanh phải chuyển số tiền này về ?okho? của Ngân hàng Nhà nước, đại diện một công ty Chứng khoán không giấu nổi thất vọng: ?oThị trường Chứng khoán vốn đã đìu hiu, nay thêm tin này, kể như tụt hẳn. Các ngân hàng không chỉ dừng cho vay Chứng khoán mà còn hối thúc thanh toán các khoản vay Chứng khoán đến hạn, thậm chí phá hợp đồng để thu nợ?.

    Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng: ?oVấn đề không phải là ai được, ai mất ở đây. Đã là tiền của ngân sách thì không được phép rủi ro. Nếu xảy ra rủi ro, chẳng may cần chi tiêu cho thiên tai, dịch bệnh, địch họa... thì lấy đâu ra??.

    [​IMG]

    Trong khoảng một tháng qua, ít nhất hai lần cơ quan điều hành chính sách tiền tệ hối thúc các ngân hàng quốc doanh xây dựng lộ trình để chuyển tiền về Ngân hàng Nhà nước càng sớm càng tốt.


    Theo ông Nghĩa, kể cả có đưa số tiền này gửi tại các ngân hàng thương mại quốc doanh thì cũng không phải vì thế mà không xuất hiện rủi ro. Thực tế, khi ngân hàng sử dụng đồng vốn này để kinh doanh, họ cũng phải cho vay doanh nghiệp, cho vay mua chứng khoán, cho vay khác và luôn đối mặt với bất kỳ rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng...

    Tại các nước phát triển, họ luôn duy trì quan điểm: đồng tiền đi liền khúc ruột. Đã là ngân sách thì độ rủi ro phải bằng không vì ngân sách phải chi tiêu hàng ngày, hàng tháng và hàng năm. Họ hiểu rằng, chỉ cần một biến cố nhỏ về quốc phòng, an ninh, thiên tai hay dịch bệnh, phải chi tới hàng nghìn tỷ đồng và lúc đó, mới đi ?ođòi? tiền ở ngân hàng thương mại thì không khác gì ?othả ... ra đuổi?!

    Do đó, ở các nước trên, không bao giờ có chuyện đầu năm tạm ứng ngân sách từ Ngân hàng Nhà nước, rồi đem đi gửi ở ngân hàng thương mại mà số tiền này được lưu giữ ở Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

    Rút về càng nhanh càng tốt

    Ông Nghĩa phân tích thêm: trong điều kiện lạm phát đang gia tăng, số tiền trên phải được rút về càng nhanh càng tốt bởi một lý do quan trọng khác: tiền nằm ở ngân hàng thương mại thì ?otiền tạo ra tiền?.

    Chẳng hạn, có 100 triệu đồng của ngân sách nằm tại ngân hàng thương mại A, ngân hàng này ký séc cho ngân hàng B khoảng 90 triệu, ngân hàng B lại ký một séc cho C 80 triệu, ngân hàng C lại ký một séc cho ngân hàng E... Và khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì số nhân tiền tệ sẽ rất lớn.

    Theo thuật ngữ chuyên ngành, số nhân tiền tệ hay còn gọi là số nhân tín dụng. Chỉ số này dùng để đo lường mức độ mà ngân hàng thương mại làm tăng cung tiền. Vì vậy, thực tế này làm cho một phần cung ứng tiền trong lưu thông không phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước mà phụ thuộc vào nguồn tiền trên.

    Do đó, khi nền kinh tế đang bị lạm phát lại càng phải hút số tiền này về để chúng nằm trong số lượng tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước dùng để hoạch định chính sách và kiểm soát.

    Giám đốc một ngân hàng nước ngoài tại hội nghị thượng đỉnh ngân hàng châu Á (Asia Banker 2008) đã cảnh báo rằng: trong tương lai gần, nền kinh tế Mỹ khó tránh khỏi một đợt suy thoái chưa từng xảy ra trong vòng 80 năm trở lại đây và thị trường tài chính thế giới sẽ bị rung chuyển bởi những cơn cuồng phong dữ dội. Nếu khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, Việt Nam sẽ bị tác động không nhỏ.
    Vẫn biết, trong hoàn cảnh các ngân hàng đều eo hẹp đồng vốn, việc dịch chuyển một số lượng tiền lớn tại một thời điểm sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của một số ngân hàng. Nhưng trong bối cảnh chỉ số CPI 3 tháng đầu năm đã hơn tốc độ tăng trưởng, thì các ngân hàng quốc doanh nên chia sẻ khó khăn với cộng đồng và mục tiêu ưu tiên chống lạm phát của Chính phủ.

    Đó còn là cách để các ngân hàng quốc doanh bảo vệ nền kinh tế đất nước và tự bảo vệ mình








    Được chonloc sửa chữa / chuyển vào 11:33 ngày 27/03/2008

Chia sẻ trang này