ý kiến của ông Lê Hải Trà: "Không thể vì kiểm soát lạm phát mà hy sinh chứng khoán"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 24/02/2008.

2251 người đang online, trong đó có 61 thành viên. 04:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 864 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    ý kiến của ông Lê Hải Trà: "Không thể vì kiểm soát lạm phát mà hy sinh chứng khoán"



    "Không thể vì kiểm soát lạm phát mà hy sinh chứng khoán"


    (ĐTCK-online) Đó là ý kiến của ông Lê Hải Trà, Thành viên HĐQT Sở GDCK TP. HCM


    Sáng thứ Năm (21/2), tôi có đọc bài báo về Báo cáo của HSBC, trong đó các tác giả của Báo cáo tỏ ra lo ngại về hai vấn đề: doanh nghiệp Việt Nam tận thu tiền bán cổ phần và chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm chống lạm phát. Cá nhân tôi cho rằng, cần nhìn nhận đa chiều hơn về quan điểm doanh nghiệp Việt Nam tận thu từ TTCK.

    Thông thường, khi bán hàng hóa, người bán nào chẳng muốn chọn thời điểm hợp lý, có lợi nhất cho mình để tung hàng ra bán ở mức giá tốt nhất. Khi diễn biến thị trường thay đổi, việc điều chỉnh linh hoạt cung hàng, thay đổi kế hoạch phát hành cũng là điều hợp lý và nên làm. Nhưng mối quan tâm lớn và có tác động nhiều hơn cả lại ở những giải pháp chống lạm phát.

    Có thể hiểu được trong bối cảnh như hiện nay, đây là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, bởi tác động của nó có ảnh hưởng lớn tới đại bộ phận dân cư. Tuy nhiên, thắt chặt tiền tệ đến mức khắc khổ và dường như chỉ áp dụng một giải pháp duy nhất là hút tiền từ lưu thông có thể gây ra những hệ luỵ kéo dài. Thứ nhất, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Dễ hiểu khi lãi suất cho vay của các ngân hàng lên tới 12%/năm. Để thu hút được nhà đầu tư mua cổ phần, doanh nghiệp phải làm ra lợi nhuận với tốc độ tăng ít nhất 25% (như vậy, NĐT mới có lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng). Trong nền kinh tế như hiện nay, thử hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp có thể tạo ra tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao như vậy? Thứ hai, lãi suất tiền tệ tăng, lãi suất chiết khấu dòng tiền cao hơn, giá cổ phiếu giảm mạnh, cộng với hệ số lạm phát cao thì giá trị tài sản tài chính có thể được định giá thấp. Những yếu tố cộng hưởng như vậy tác động tiêu cực đến TTCK là điều có thể thấy rõ.

    Tôi có đọc ở đâu đó ý kiến "vì lạm phát phải hy sinh chứng khoán", nhưng bốc thuốc như vậy liệu có đúng liều? Trung Quốc đã từng có bài học về vấn đề này và hệ luỵ của nó với TTCK không chỉ 1-2 năm, mà kéo dài tới nửa thập kỷ.



    Phong Lan thực hiện
  2. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Ặc
    Ý kiến của cu Trà này thì có giá trị mịa gì ?
  3. vietgacuccu

    vietgacuccu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Tưởng cái quái gì. Ý kiến thế này tao cũng ý kiến được.
  4. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    cục ta.... cục tác...nghe coi có lọt lỗ tai khg...???!!!
  5. diepvienxp

    diepvienxp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Đã được thích:
    1
    Trà chỉ là hạng con Tép...
  6. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    tôm thử xờ lại gáy cửa mình xem bên trong có j...???!!!
    C...ỨT
  7. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    WUÊN.....
    PHƯN...NHIỀU ĐẠM...!!!
    cứ DPM mà múc
  8. CapsLock

    CapsLock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Đã được thích:
    26
    Em cực kỳ ngưỡng mộ anh Trà này, trẻ tuổi, đẹp zai, có học thức. Éo như mấy anh kia.
    Thằng nào nói "Hy sinh chứng khoán để cứu lạm phát", đúng là ...u... vật.
  9. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0


    Lãi suất ngân hàng đã ở mức "cực kỳ nguy hiểm"

    Trước tiên thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VND khan hiếm. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà không có người cho vay. Trên thị trường tiền tệ các NHTM liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ. Chỉ trong có 1 tuần một số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần.

    Ngày 20/2/2008, NHTM CP Đông Nam Á (Sea Bank) công bố biểu lãi suất mới được coi như ?omột quả bom? dội vào cuộc chạy đua cạnh tranh tăng lãi suất trên thị trường hiện nay, với mức kỷ lục là 12%/năm.

    Không chịu thua, ngày 21/2/2008 NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đưa ra chương trình siêu lãi suất, với mức lãi suất cao nhất lên tới 12,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.

    Không chịu kém, từ ngày 22/2/2008, NHTM cổ phần Sài Gòn (SCB) đưa ra mức lãi suất cao hơn, huy động vốn kỳ hạn 12 tháng với lãi suất tới 13,5%/năm.

    Một số NHTM còn đưa ra mức lãi suất thoả thuận tới 1,2% đến 1,3%/tháng đối với khách hàng gửi tiền với khối lượng lớn, hay giữ chân khách hàng rút tiền tới hàng tỷ đồng.

    Đây được coi là mức lãi suất ?ocực kỳ nguy hiểm? vì nó làm cho nhiều người nhớ đến mức lãi suất tiền gửi lên quá cao cách đây 20 năm khi xảy ra cơn đổ vỡ gần 6.000 quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng, trong thời điểm lạm phát lên tới 200% - 300% trong các năm 1987 - 1988 ở nước ta.

    Còn NHTM CP An Bình thì tăng cao lãi suất nhưng chủ yếu ở kỳ hạn ngắn: 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần,?Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 4 tuần lên tới 7,8%/năm.

    Tiếp theo, một phản ứng dữ dội hiếm thấy và cũng được coi là rất nguy hiểm khi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng tăng cao chóng mặt. Đặc biệt lãi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm; ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới 43%/năm?

    Lãi suất thị trường mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại NHNN lên tới 10% thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay chỉ có 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lãi suất bình thường. Thị trường ?ocăng?o đến mức ngày 22/2/2008 NHNN phải bơm thêm 6.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho một số NHTM trúng thầu, với lãi suất tới 13%/năm của kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức 15%/năm của ngày 21/2/2008.

    Tính tổng cộng chỉ trong 1 tuần, NHNN phải bơm ra tới 39.000 tỷ đồng, mức hỗ trợ thanh khoản chưa từng có trong lịch sử can thiệp của NHNN từ trước đến nay, bằng trên 50% so với mức 61.133 tỷ đồng mua vào giấy tờ có giá ngắn hạn của cả năm 2007. Tuy nhiên hầu như chỉ có các NHTM Nhà nước, một số ít NHTM cổ phần quy mô lớn, một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có điều kiện đang sở hữu tín phiếu NHNN và Tín phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu đô thị TP.HCM,? thì mới có cơ hội vay với khối lượng lớn vốn đó, còn phần đông các NHTM cổ phần thì không.

    Do đó các NHTM cổ phần quy mô nhỏ và trung bình phải đi vay lại trên thị trường liên ngân hàng khoản vay của các NHTM đó với lãi suất từ 30% đến 43%/năm, gấp 2 ?" 3 lần lãi suất ?ohọ? vay được của NHNN. Không phải làm gì, các NHTM Nhà nước kiếm được các khoản lãi lớn. Một tình trạng vốn chạy lòng vòng đẩy lãi suất lên cao trong nền kinh tế hiện nay, rõ ràng tác động tiêu cực chung đến tăng trưởng GDP, đến hiệu quả nền kinh tế và tính an toàn của hệ thống NHTM.



    © Báo điện tư? VietNamNet

Chia sẻ trang này