VNĐ có thể ngừng mất giá trong quý 2/2024

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi F24, 14/05/2024.

3744 người đang online, trong đó có 224 thành viên. 00:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 821 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. F24

    F24 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2019
    Đã được thích:
    10
    Trong điều kiện thế giới không xuất hiện thêm các sự kiện bất ngờ, DXY không ghi nhận tăng mạnh, VNĐ có thể không giảm giá thêm nữa.

    Sau khi tiếp tục hướng giảm trong quý 1, sang tháng 4, lãi suất huy động đã nhích tăng khoảng 20-40 điểm và chủ yếu với các kỳ hạn dưới 12 tháng. Tuy nhiên mặt bằng lãi suất huy động vẫn đang ở mức thấp, và thậm chí thấp hơn mặt bằng lãi suất trong giai đoạn đại dịch COVID-19.
    [​IMG]

    Ngoài ra, chênh lệch lãi suất còn được quan sát trên thị trường liên ngân hàng khi lãi suất qua đêm của USD luôn cao hơn VND. Thậm chí lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam cũng đã giảm về mặt bằng thấp, và thấp hơn lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ.

    Giai đoạn này, giá vàng ghi nhận áp lực tăng mạnh và liên tục đạt đỉnh. Giá vàng cuối tháng 4 tăng khoảng 10% so cuối năm 2023. Xu hướng tăng giá xuất phát từ tâm lý đầu cơ tích trữ, đặt trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vẫn đang ở mức thấp và lo ngại bất ổn định địa chính trị. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới doãng rộng. Trong năm 2022, mức chênh lệch chỉ ghi nhận 5 – 10 triệu VNĐ/lượng; hiện nay chênh lệch đã lên tới 10 – 13 triệu VNĐ/lượng.

    Mặc dù dữ trữ ngoại hối Việt Nam được xây đắp theo thời gian, nhưng cũng cần lưu ý, dự trữ ngoại hối cuối năm 2023 ước tính đạt khoảng 3,3 tháng nhập khẩu, cao hơn không nhiều so với mức 3 tháng nhập khẩu do IMF đề xuất.

    [​IMG]

    Dù vậy, theo chuyên gia VCBS, điểm tích cực giai đoạn này là thặng dư cán cân thương mại hàng hóa được duy trì đi cùng với mức vốn đăng ký và giải ngân FDI tăng so với cùng kỳ.

    Tổng hợp lại, trong bối cảnh FED giữ lãi suất ở mức cao và USD lên giá, duy trì sức mạnh tương đối so với các đồng tiền khác, VND cũng không phải là ngoại lệ. Trong nước, mặt bằng lãi suất thấp là nguyên nhân chính và chủ yếu khiến áp lực tỷ giá luôn thường trực khi sức mạnh USD vẫn ở ngưỡng cao. Ngoài ra, xu hướng tăng giá của các kênh tài sản khác phần nào tác động tới tỷ giá trong giai đoạn qua. Từ đầu năm tới nay, VND đã mất giá khoảng 5% so với USD.

    Từ ngày 11/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tiến hành bán gọi thầu tín phiếu theo hình thức đầu thầu khối lượng; từ đó dần dần định hướng và đưa mặt bằng lãi suất liên ngân hàng lên mức cao hơn. Theo đó, thu hẹp mức chênh lệch lãi suất tiền USD và tiền VND trên thị trường liên ngân hàng.

    Ở thời điểm này, mức giảm giá của VND so với nhiều quốc gia khác đang ở mức trung bình. Tuy nhiên mức giảm giá gần 5% đã đến ngưỡng buộc NHNN phải có các biện pháp mạnh hơn, và sẽ ưu tiên sử dụng công cụ lãi suất nhằm đảm bảo các yếu tố ổn định vĩ mô; từ đó, tiếp tục đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút dòng vốn đầu tư. Các động thái sẽ được điều hành theo từng bước, tránh giật cục, gây cú sốc trên thị trường.

    Với góc độ nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, trong dài hạn, mục tiêu hàng đầu vẫn là đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, tạo sức hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư quốc tế nhằm sử dụng nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập bình quân đầu người và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Nhiệm vụ này đã được thực hiện thành công trong nhiều năm qua.

    Chuyên gia VCBS cho rằng, NHNN sẽ tiếp tục điều hành theo từng bước và linh hoạt, nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút dòng vốn đầu tư, Việt Nam là điểm đến dựa trên các tiêu chí tiềm năng tăng trưởng của kinh tế, và mức rủi ro quốc gia.

    Đảm bảo ổn định tỷ giá là yếu tố quan trọng tạo niềm tin thu hút dòng vốn, đồng thời, đảm bảo khả năng trả nợ nước ngoài. Cuối năm 2023, vay nợ nước ngoài của Việt Nam (gồm vay nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp) ước tính đạt khoảng hơn 145 tỷ USD, tương ứng 37-38% GDP. Áp lực tăng lên tỷ giá có thể ảnh hưởng đến giá trị và khả năng vay, trả nợ của quốc gia.

    [​IMG]
    Trước áp lực tỷ giá thường trực, để đảm bảo các cân đối vĩ mô, NHNN được dự báo buộc phải gia tăng cường độ và liều lượng các biện pháp điều hành, theo sát chỉ đạo mới đây của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong đó giao NHNN điều hành kịp thời, linh hoạt, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.

    Theo đó, NHNN được dự báo sẽ sử dụng nhiều hơn các công cụ về lãi suất với ưu tiên sử dụng là công cụ lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở. Động thái đầu tiên đã được ghi nhận vào ngày 23/04 đánh dấu thời điểm lãi suất OMO tăng từ 4% lên 4,25%. Theo sau đó, VCBS kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động sẽ dần dâng cao hơn nhằm thu hẹp mức chênh lệch lãi suất USD-VND, phần nào giải tỏa áp lực tỷ giá thường trực.

    Theo đánh giá của VCBS, áp lực tỷ giá vẫn luôn thường trực, tuy nhiên phần nào đã được phản ánh vào sự giảm giá của VND so với USD.

    “Trong điều kiện thế giới không xuất hiện thêm các sự kiện bất ngờ, hay DXY không ghi nhận tăng mạnh, VND có thể không giảm giá thêm nữa trong quý II và quý III”, chuyên gia VCBS nhận định.
  2. lamnguyenphu

    lamnguyenphu Administrator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    5.077
    Nghe chừng vẫn chưa thấy hạ nhiệt, xem chị Rose sẽ tung ra lá bài gì.
    F24 thích bài này.
  3. F24

    F24 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2019
    Đã được thích:
    10
    DXY vừa giảm hơn 1 điểm từ 106.3 xuống còn 104.9
  4. flyupsky

    flyupsky Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    27.332
    Chỉ số dxy tầm này tỷ giá 235 thôi

Chia sẻ trang này