Thông tư 13 có đáng sợ đến vậy ko, nếu nhìn từ hai chiều???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tyhiu, 15/08/2010.

7589 người đang online, trong đó có 1055 thành viên. 13:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7645 lượt đọc và 217 bài trả lời
  1. tyhiu

    tyhiu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    1
    Nhân đọc được được bài viết phân tích rất tốt về TT 13 ảnh hưởng đến TTCK trên góc độ Quản trị rủi ro ngân hàng, và thấy quá nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về TT 13, tôi xin mạn phép tác giả ngocleasing đưa đường link bài viết của bác lên (http://f319.com/home/1311315) để làm cơ sở cho một số vấn đề tôi đưa ra sau đây:
    - Mục đích của chúng ta là đầu tư chứng khoán có hiệu quả, nên vấn đề quan tâm chủ yếu của chúng ta hiện nay là : Thông tư 13 ảnh hưởng tới TTCK như thế nào trong thời gian tới để từ đó đưa ra chiến lượng đầu tư phù hợp?

    - Hầu hết mọi người hiểu rằng việc thực hiện Thông tư 13 là việc thắt chặt tín dụng, làm cho một lượng vốn lớn từ TTCK phải quay trở lại các NHTM. Nên lo sợ rằng điều này sẽ làm cho TTCK thời gian tới đi xuống, vì vướng mắc hiện tại vẫn là vấn đề "thiếu tiền". Vậy có đúng như thế không??? Và có hoàn toàn xảy ra theo chiều hướng đó không???
    Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần nắm rõ những vấn đề sau:
    Thứ nhất: Việc tác động đến TTCK của Thông tư 13 là "yêu cầu ngân hàng đảm bảo CAR>=9%, thay vì CAR>=8% trước đó"
    Thứ 2: Xem xét việc tăng CAR này có tác động thế nào tới TTCK, ở đây tôi xin phép trích dẫn bài viết của tác giả ngocleasing:
    "Hệ số CAR và những vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động đầu cơ, đầu tư chứng khoán và bất động sản:
    Hệ số CAR= Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro

    Vốn tự có bao gồm: Vốn cấp 1, Vốn cấp 2
    + Vốn cấp 1 bao gồm: Vốn điều lệ, Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận không chia.... trừ (-) Các khoản vốn góp mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác
    +Vốn cấp 2 bao gồm: 50% số dư tài sản đánh giá lại, Quỹ dự phòng tài chính...
    Tổng tài sản có rủi ro, gồm:
    +Tiền mặt vàng... (Loại này có hệ số rủi ro bằng 0)
    +Các khoản phải đòi tổ chức tín dụng khác ... (Loại này có hệ số rủi ro bằng 20%)
    +...
    + Các khoản góp vốn mua cổ phần (loại này có hệ số rủi ro 100%)
    +...
    + Các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán, cho công ty chứng khoán vay, cho vay kinh doanh bất động sản (Loại này có hệ số rủi ro 250%)
    Nguyên tắc tính Tổng tài sản Có rủi no = Tổng (Tài sản Có rủi ro nhân với (x) Hệ số rủi ro)"

    - Như vậy nếu hiểu đơn thuần về mặt lý thuyết thì chúng ta thấy đúng là khi tăng CAR từ 8% lên 9% sẽ làm cho "lượng vốn cho vay kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản" giảm.
    Nhưng xin lưu ý, đây chỉ thuần túy là vấn đề lý thuyết, và hoàn toàn đứng trên giác độ "cấp tín dụng của Ngân hàng". Còn hiện tại chúng ta đang "đứng" ở thực tế, đang tham gia, hành động trong môi trường thực tiễn (Tôi ko phủ nhận rằng thực tiễn dựa trên nền tảng lý thuyết) và mục đích chính của của chúng ta ở đây là đầu tư trên Thị trường Chứng khoán (TTCK). Nên trong thực tế, để biết được thông tư 13 ảnh hưởng đến TTCK thế nào chúng ta cần làm rõ một số vấn đề sau:
    + Lượng tiền đổ vào Thị trường Chứng khoán từ những nguồn nào? Xin trả lời là rất nhiều chứ ko chỉ có mỗi nguồn vốn vay từ NH và các Tổ chức tín dụng. Nên việc ảnh hưởng của Thông tư 13 chỉ tác động tới TTCK ở khía cạnh vốn vay (Bài viết của bác ngocleasing cũng chỉ mới phân tích và chỉ ra kết quả trên khía cạnh vốn vay thôi, chứ ko phải tất cả các nguồn vốn có mặt trên TTCK.)
    + Một vấn đề vô cùng quan trọng và có tác động làm thay đổi (có khi là rất lớn) đến kết quả của mô hình lý thuyết, đó là nền kinh tế luôn luôn vận động với các yếu tố luôn luôn biến đổi, nên
    khi nâng CAR lên 9% thì số tiền bị giảm đi từ việc này có làm cho số giảm đó rơi hết vào TTCK ko? câu trả lời là không, vì theo như bài viết của bác ngocleasing thì "Tổng tài sản rủi ro" ko chỉ có CK mà còn có rất nhiều yếu tố khác: vàng, ngoại tệ, BĐS...(là phần chữ ko bôi đỏ), và các yếu tố này chiếm một lượng ko hề nhỏ trên tổng số. Như vậy sao có thể khẳng định số tiền cho vay của NH bị giảm khi phải nâng CAR từ 8% lên 9% rơi hết vào TTCK.
    + Một điều nữa, dù vốn vay từ NH cho hoạt động kinh doanh CK giảm đi chăng nữa, thì có thể khẳng định rằng tổng nguồn vốn vào TT CK giảm ko??? Điều này ko ai dám khẳng định, vì chúng ta biết rằng chúng ta chỉ có thể khẳng định điều đó khi các yếu tố khác của nền kinh tế là bất biến (mà điều này là ko thể vì trên thực tế các yếu tố của nền kinh tế luôn vận động và biến đổi). Thậm chí tôi dám nói rằng tổng nguồn vốn vào TTCK vẫn tăng cả khi nguồn vốn cho vay kinh doanh CK của các NHTM giảm, nếu các nguồn khác (Đầu tư trực tiếp, kiều hối, thu nhập, tiết kiệm....) tăng lên nhiều hơn.
    + Cuối cùng là một yếu tố mang tính "phi lý thuyết" một chút, nhưng tôi nghĩ cũng có ảnh hưởng rất lớn, đó là: liệu các nguồn vốn khác nhau có bảm bảo chắc chắn tuân thủ "đường đi" của nó theo quy định của Nhà Nước ko, hay vẫn có tình trạng "lạc lối, la cà, ham chơi"....nên trên hành trình quy định lại "té tạt" vào TTCK chơi "vài bữa, nửa tháng, mà nếu vui quá thì...ở lại cho đến lúc gần bị phát hiện mới...rút[:p]

    Với bài viết này tôi ko có mục đích "chối bỏ" ảnh hưởng "xấu" của Thông tư 13 tới TTCK trong ngắn hạn (theo tôi thấy thì hiện nay cái ảnh hưởng xấu nhất của Thông tư 13 tới TTCK là tâm lý bất ổn của nhà đầu tư). Ở đây tôi chỉ muốn đưa ra một cách nhìn từ hai phía, bởi thấy có quá nhiều bài viết nói đến tác động tiêu cực thái quá của Thông tư 13 cho TTCK.
  2. bh_dn

    bh_dn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Có thể do các phương tiện thông tin trong thời gian qua chỉ phân tích mặt tiêu cực của nó một cách quá thái mà không nói đến mặt tích cực. Họ chủ yếu PT về dòng vốn sẽ teo đi khi TT13 được thực hiện. Các NĐT thì không hiểu nhiều về tài chính ngân hàng sinh ra tâm lí hoảng loạn bầy đàn dẫn đến bán tháo cp. Cũng có thể lợi dụng mặt trái của TT13 để BBs và MMs sử dụng để đạp thị trường xuống.
  3. _BMW_

    _BMW_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    0
    chuẩn
  4. docbaonghedai

    docbaonghedai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    52
    Tôi làm ngân hàng, tôi thấy lo thực sự, kg hão tý nào
  5. tyhiu

    tyhiu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    1
    ...........................................
    Ko ai bảo là lo hão bác ạ! Nhưng bác lo thực sự là bác lo cái gì thế ạ? Lo cho NH hay lo cho TTCK?....
  6. ThuHien83

    ThuHien83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy cách phân tích vấn đề của chủ thớt cũng rất có lí đấy chứ nhẻy.
  7. docbaonghedai

    docbaonghedai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    52
    Làm thêm ăn lương và chơi chứng khoán kiếm thêm và mất thêm
  8. Speculate

    Speculate Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    0
    ,
    Có 5 ngân hàng lớn đang cho vay CK thoải mái dưới các hình thức: cầm cố CK (gần 550 mã tỷ lệ 40% giá đóng cửa ngày làm hồ sơ tín dụng với lãi suất 16%/năm quá bèo), vay tiêu dùng (núp bóng lãi suất 15%/năm), thế các bác bảo ko có tiền à. Tôi dám khẳng định 100% đầy tiền bơm vào thị trường. Ai cần biết rõ hoặc muốn cầm cố CK. LH: 0904179832 ,YM: phivandoan.
  9. cuong_vni

    cuong_vni Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    chuan wa
  10. thamlang

    thamlang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    1
    mọi việc mà rõ thì quá đơn giản,thông tư 14 chẳng qua là vni là kg phải do tôi,tìm đọc loạt bài của HẢI LÝ,TBKTSG,gl

Chia sẻ trang này