Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5133 người đang online, trong đó có 475 thành viên. 18:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43672 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mời các bạn cùng chung tay xây ngôi nhà chung của mình.

    Việt Nam đã xác định có chủ quyền đối với hai lô 127 và 128, đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

    nhanh tay khẳng định chủ quyền
    Tập 1: http://f319.com/home/1422721
    Tập 2: http://f319.com/home/1422250
    Tập 3: http://f319.com/home/1427149
    Tập 4: http://f319.com/home/1430020
    Tập 5:http://f319.com/home/1433373
    Tập 6: http://f319.com/home/1436402
    tập 7: http://f319.com/home/1442709
    tập 8: http://f319.com/home/1447673
    tập 9: http://f319.com/home/1466031
  2. dichoi

    dichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Đã được thích:
    104
  3. dichoi

    dichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Đã được thích:
    104
    Bắc Kinh có thể "há miệng mắc quai" do thỏa thuận về Biển Đông Việt-Trung


    Tổng bí thư ********************** Nguyễn Phú Trọng (trái) và đồng nhiệm Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Bắc Kinh, 11/10/2011
    REUTERS
    Trọng Nghĩa
    Ngày 11/10/2011, nhân chuyến công du Trung Quốc của lãnh đạo **********************, Bắc Kinh và Hà Nội đã ký kết thỏa thuận xác định những nguyên tắc định hướng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Một trong những điểm được giới phân tích chú ý là việc hai bên đồng ý dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (1982) và Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (2002).

    Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, tại Đại Học Maine Hoa Kỳ, dù đây là hai văn kiện đều đã được Trung Quốc ký kết từ lâu, nhưng không hề được Bắc Kinh tôn trọng. Lần này, Trung Quốc có thể bị lâm vào tình trạng "há miêng mắc quai" nếu lại coi thường thỏa thuận vừa ký với Việt Nam.

    Trong tình hình đó, để chứng tỏ thiện chí của mình, Bắc Kinh cần phải hủy bỏ ngay lập tức tấm bản đồ hình "lưỡi bò" hoàn toàn không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào.

    Giáo sư Ngô Vĩnh Long - Đại học Maine - Hoa Kỳ - 16/10/2011

    16/10/2011
  4. dichoi

    dichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Đã được thích:
    104
    Học giả Trung Quốc phủ nhận Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển


    Một vùng thuộc quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) - Biển Đông
    DR
    Trọng Nghĩa
    Vào hôm qua, 17/10/2011, Quỹ Hòa bình và Phát triển Carlos P. Romulo (CPRFPD) tại Philippines và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đã phối hợp tổ chức tại Manila một hội nghị khoa học về Biển Đông. Vào lúc đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh trên Biển Đông, thể hiện qua tấm bản đồ hình « lưỡi bò », tiếp tục bị đả kích vì không dựa trên cơ sở luật pháp nào, đại diện Trung Quốc đã công khai phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

    Tham gia cuộc hội thảo, có hơn 20 nhân vật bao gồm cựu viên chức chính phủ và nhà nghiên cứu đến từ các thành viên ASEAN, cũng như từ Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Canada, Hoa Kỳ, và Châu Âu. Mục tiêu hội nghị là nhằm « làm sáng tỏ toàn bộ các vấn đề liên quan đến Biển Đông » và « giúp các chính phủ đối thoại chính thức với nhau ». Theo ban tổ chức, đối thoại giữa các bên liên can đã trở nên cần thiết, vì căng thẳng đã gia tăng trong khu vực Biển Đông trong những tháng gần đây, sau một loạt sự cố giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam.

    Theo các nguồn tin báo chí, như tại các hội nghị khác về Biển Đông trong thời gian gần đây, hầu hết các diễn giả cũng như người tham dự đều đề cập đến tính mơ hồ, cũng như tính bất hợp pháp của các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, nằm trong tấm bản đồ đường « lưỡi bò » của họ. Có lẽ vì đuối lý, đại diện Bắc Kinh tại cuộc hội thảo Manila, vào hôm qua, đã công khai phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, trong vấn đề xác nhận chủ quyền.

    Theo nhật báo Philippine Star, ông Trần Sỹ Cầu, giáo sư tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, đã nhất mực bảo vệ quan điểm của Bắc Kinh, khi cho rằng, các cứ liệu lịch sử đã chứng minh rằng Trung Quốc là nước đầu tiên khám phá ra vùng quần đảo Trường Sa, đã đến cư trú và phát triển khu vực đó từ thế kỷ thứ 16, 17. Do đó, vị giáo sư này, nguyên là Đại sứ đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, đã cho rằng : « Trường Sa đã trở thành vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời đó ».

    Điều đáng nói là cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc nói trên đã công khai phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, khi cho rằng văn kiện mà chính Bắc Kinh đã ký kết « không thể nào là nền tảng cho đòi hỏi lãnh thổ của một nước ».

    Đối với ông : « UNCLOS không thể thay đổi vị thế pháp lý không chối cãi được của Trung Quốc, đó là có chủ quyền trên quần đảo Nam Sa [tên Trung Quốc của Trường Sa]. »

    Trong báo cáo tại cuộc hội thảo, giáo sư Trần Kỷ Cầu đã cho rằng, các thế lực bên ngoài không nên can dự vào tranh chấp Biển Đông, vì quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, theo ông « chỉ ******** hình phức tạp thêm ».

    Theo các nhà quan sát, quan điểm do giáo sư Trần Kỷ Cầu hiện đang nằm trong một xu hướng mà Bắc Kinh đang theo đuổi : gây sức ép trên toàn thế giới để buộc mọi nước chấp nhận sửa đổi Công ước Liên Hiệp Quốc theo ý Trung Quốc, từ đó hợp pháp hóa được các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông.

    Trong bài nhận định do báo mạng The Diplomat công bố ngày 16/10 vừa qua, nhà báo Frank Ching, của tờ Wall Street Journal đã nêu bật ý đồ này của Trung Quốc khi nhận xét : « Có lẽ vì các lý do lịch sử (mà họ dựa vào để khẳng định chủ quyền trên Biển Đông) đi ngược lại các nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc UNCLOS, cho nên các học giả Trung Quốc đang kêu gọi xem xét lại Luật Biển".

    Một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á Đại học Hạ Môn, đã ghi nhận nhưng điều mà ông cho là "thiếu sót" trong UNCLOS, và kết luận « Trung Quốc phải xem xét tình hình riêng của mình trước khi thực thi UNCLOS. »

    Điều đó, theo nhà báo Frank Ching, có nghĩa là mặc dù đã phê chuẩn Công ước, vốn đã có hiệu lực từ 17 năm nay, Trung Quốc không cần phải tuân thủ các quy định của văn kiện này, trừ phi công ước được sửa đổi theo hướng phù hợp với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
  5. dichoi

    dichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Đã được thích:
    104
    Lãnh đạo nó đồng Ý UNCLOS, thằng con nó phủ nhận, láo quá.
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Sắp tới nhà nhà đều có xe ô tô rồi , VN môi trường ô nhiễm , ô tô có lẽ sẽ rất chuộng nếu nó rẻ và tiện lợi

    Nhà sản xuất ô tô rẻ nhất thế giới cân nhắc vào Việt Nam



    [​IMG]
    Tata Motors, nhà sản xuất mẫu xe Nano hiện giữ danh hiệu ô tô rẻ nhất thế giới, đang xem xét khả năng mở nhà máy ở Việt Nam và Campuchia.
    Tata Group là một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Ấn Độ, với doanh thu hàng năm đạt gần 68 tỷ USD.

    Ông Noel Tata, Giám đốc Tata International, phân nhánh quốc tế của Tata Group, cho biết tập đoàn đang xem xét khả năng mở các nhà máy ô tô ở Việt Nam và Campuchia, nhưng nếu những ưu đãi đầu tư không đủ hấp dẫn thì sẽ chuyển hướng mở rộng hoạt động của tập đoàn tại Thái Lan, sau đó xuất khẩu xe từ đây đi các nước Đông Nam Á.

    Ông Tata cho biết Thái Lan có thể trở thành trung tâm sản xuất nhiều sản phẩm.

    Tata Motors, phân nhánh sản xuất ô tô thuộc Tata Group, hiện hài lòng với phản ứng của thị trường đối với mẫu xe bán tải Tata Xenon sản xuất tại Thái Lan, nhưng cho rằng những bất cập trong chương trình giảm thuế mới dành cho người mua ô tô lần đầu đã khiến công ty phải xem xét lại kế hoạch sản xuất xe Nano giá siêu rẻ tại đây.


    “Chúng tôi muốn sớm giới thiệu Nano và các mẫu xe hatchback khác tại thị trường Thái Lan, nhưng chính sách hỗ trợ người mua ô tô lần đầu của chính phủ hiện nay không khuyến khích các nhà nhập khẩu ô tô,” ông R.T. Wasan, giám đốc phụ trách kinh doanh quốc tế xe thương mại của Tata Motors, cho biết.

    “Nếu được hưởng ưu đãi của chính phủ Thái Lan, chúng tôi có thể thử nghiệm thị trường.” Ông giải thích rằng, đối với Tata, để quyết định đầu tư sản xuất những mẫu xe như vậy thì cần phải thử thị trường trước. Nếu không có ưu đãi nào, như miễn giảm thuế, thì sẽ khó thuyết phục người tiêu dùng mua các xe này nhập khẩu.

    Ông cho rằng, một số chính sách ô tô của Thái Lan cần được sửa đổi, ví dụ như dùng công suất thay vì dung tích động cơ làm tiêu chí miễn giảm thuế. Theo ông, động cơ dung tích nhỏ hơn nhưng hiệu suất cao hơn, do đó nếu chỉ ưu đãi thuế cho động cơ dung tích nhỏ sẽ không khuyến khích việc nghiên cứu phát triển động cơ hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu cao. Và với tỷ lệ nội địa hoá cao - khoảng 45%, nếu công ty mở rộng hoạt động sẽ có lợi cho ngành công nghiệp ô tô Thái Lan và tạo thêm nhiều công ăn việc làm.

    Lãnh đạo Tata Motors cho biết những quy định hạn chế hiện tại của Thái Lan không khuyến khích công ty giới thiệu thêm sản phẩm mới, hay mở rộng nhà máy hiện tại ở nước này.

    Các mẫu xe bán tải của Tata đã rất thành công ở Thái Lan và công ty muốn giới thiệu thêm các dòng xe khác, nhưng các quy định dựa trên những hệ thống lạc hậu đang là rào cản, theo lời lãnh đạo Tata.

    Tata cũng đã đề cập tới khả năng hợp tác với các doanh nghiệp Thái Lan để đầu tư sang một nước thứ ba, có thể là ở châu Phi.

    Theo Nhật Minh
    Dân trí



  7. giameo

    giameo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    378
    VN đàm phán mua 4 tàu chiến của Hà Lan


    Cập nhật: 10:30 GMT - thứ ba, 18 tháng 10, 2011

    [​IMG] Việc mua tàu chiến được đề cập tới trong chuyến thăm Hà Lan mới đây của TT Việt Nam


    Tin cho hay Việt Nam đang thảo luận việc mua bốn tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan, tổng trị giá lên tới nhiều tỷ đôla.
    Truyền thông Hà Lan cho biết kế hoạch mua bốn tàu chiến hiện đại này được thông báo trong chuyến thăm Hà Lan mới đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan



    Trong chuyến đi kéo dài từ 27/09-01/10, ông Dũng đã thăm nhà máy đóng tàu của tập đoàn Damen, một công ty khổng lồ đã có hoạt động hợp tác kinh doanh dân sự với Việt Nam.
    Hiện giới chức hai nước đang tiến hành thảo luận về ngân vốn cho hợp đồng mua tàu chiến khổng lồ trước khi có thể ký kết chính thức.
    Trị giá hợp đồng không được tiết lộ, tuy nhiên theo các nguồn tin quân sự, mỗi chiếc tàu hộ tống lớp Sigma chế tạo và lắp đặt tại Hà Lan có thể có giá tới gần 1 tỷ đôla.
    Báo Hà Lan cho hay Việt Nam dự tính mua hai tàu lắp đặt tại nhà máy Schelde ở Vlissingen, Hà Lan; hai chiếc khác sẽ đóng tại Việt Nam, và do vậy giá thành có thể giảm nhiều.
    Tàu hộ tống lớp Sigma có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn, dài 90,7m và rộng 13m.
    Tàu này được trang bị bốn bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block 2, hai bệ phóng tên lửa phòng không có điều khiển Mistral, pháo và ngư lôi chống tàu ngầm. Tàu Sigma cũng có sân bay dành cho trực thăng.
    Các nước như Indonesia và Morocco đã mua nhiều tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan, quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ đóng tàu.
    Hiện đại hóa hải quân

    Việt Nam đang nỗ lực nâng cấp hạm đội vốn nghèo nàn và lạc hậu của mình trong bối cảnh Biển Đông đang có nhiều biến động.
    Hải quân Việt Nam năm ngoái đã tiếp nhận hai tàu hộ tống Gepard-3.9 từ Nga.
    Tàu hộ tống Gepard-3.9 đời mới nhất so Nga sản xuất, sử dụng công nghệ tàng hình, có khả năng tác chiến với cả tàu ngầm và tàu chiến, đồng thời tiêu diệt các mục tiêu trên không.
    Quân đội Việt Nam cũng đã đặt sáu tàu ngầm hạng Kilo và nhiều chiến đấu cơ Su-30MK2 từ Nga.
    Ngoài hai tàu Gepard, Hải quân Việt Nam có 2 chiếc tàu tuần tiễu loại nhẹ BPS – 500 và 5 chiếc lớp Petya-III.
    Việt Nam cũng đã mua từ Nga 4 tàu hỏa tiễn lớp Tarantul I và tàu chiến siêu tốc Molnya có trang bị tên lửa siêu âm chống hạm và tên lửa phòng không tầm ngắn.
    Tuy nhiên hợp đồng mới cho thấy Việt Nam đang muốn mở rộng hợp tác mua bán vũ khí ra các quốc gia vốn không có truyền thống cung cấp vũ khí cho Việt Nam.
    Mới đây, một nhà máy ở trong nước loan báo đã lần đầu tiên đóng mới thành công tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động.
    Việt Nam cũng đang hy vọng sẽ tự sản xuất tàu chiến ở trong nước theo bản quyền của nước ngoài.
  8. M_dream_M

    M_dream_M Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2011
    Đã được thích:
    0
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Một tầm nhìn cho Ấn Độ Dương

    Tác giả: Rajiv Bhatia
    Bài đã được xuất bản.: 19/10/2011 05:00 GMT+7
    Mặc dù những diễn biến gần đây trong khu vực bao gồm cả hải tặc và khủng bố là các thách thức chính, nhưng quan điểm của New Delhi về một môi trường chính trị - chiến lược phù hợp ở Ấn Độ Dương là khá rõ ràng.
    Tình hình gần đây ở Ấn Độ Dương đòi hỏi sự chú ý. Ví dụ: Hải tặc Somalia hoạt động ở vùng Sừng Châu Phi mà khó bị trừng phạt, giờ đây đang tiến gần hơn Ấn Độ Dương; Trung Quốc hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên; hay chuyện hoạt động thăm dò hydrocarbon của một công ty Ấn Độ tại Biển Đông có nhiều tranh chấp; một cựu Thủ tướng Nhật thăm Delhi kêu gọi hợp tác gần gũi hơn giữa "các nền dân chủ hàng hải" hay học thuyết "chuỗi hạt trai" của Bắc Kinh...
    Những diễn biến trên có thể là khó hiểu với quan điểm của người dân phía bắc nước Ấn. Tại đây, di sản của Alexander kết hợp với những kẻ xâm lược tiếp sau đó - những kẻ vượt qua Himalaya quan trọng hơn nhiều so với lịch sử phong phú từ sự tương tác của tiểu lục địa, thông qua lộ trình đại dương với một khu vực rộng lớn trải rộng từ Aden tới Bali. Trong khi phần lớn người dân phía bắc chưa từng nhìn thấy biển, thì những người sống ở phía nam hay bên bờ biển phía đông và tây lại coi Ấn Độ Dương là yếu tố quyết định tới sinh mệnh của họ.
    Để có một cách tiếp cận và đánh giá thích hợp với các thách thức, việc xác định những xu thế gần đây ở các tiểu vùng khác nhau là rất hữu ích.
    Những phần của chiếc bánh
    Ở khu vực phía tây của Ấn Độ Dương, có ba diễn biến chính, tất cả đều là tiêu cực theo cách nhìn của chúng tôi, đó là: cướp biển, khủng bố và sự hiện diện ngày một lớn của Hải quân Trung Quốc như một phần lớn hơn từ xu hướng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông và Nam châu Phi.
    Nạn cướp biển đã thu hút nhiều chú ý cũng như hành động. Hải quân Ấn Độ xứng đáng nhận được sự đánh giá cao về vai trò của mình trong các biện pháp đối phó. Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên gia là, trong quan điểm cần làm nhiều hơn nữa, để hạn chế hoạt động của hải tặc - trên đất, trên biển và những nơi khác. Ví dụ trên đất liền ở Somalia - cái nôi của hải tặc - người châu Phi sẽ tự giải quyết các vấn đề của mình, với sự trtợ giúp của các nước giàu có hơn trong hoạt động trên biển để đảm bảo an toàn giao thông hàng hải - vốn có rất nhiều nước phụ thuộc vào đó về thương mại và an ninh năng lượng. Hành động ở "những nơi khác" nên bao gồm các biện pháp hiệu quả để giảm bớt độ hấp dẫn và tính bền vững của nạn cướp biển như một ngành công nghiệp phát triển.
    Khủng bố thông qua đường biển đã từng khiến Ấn Độ chấn động vào ngày 16/11. Các diễn biến kể từ đó đã làm gia tăng sự quan ngại. Nhiều chuyên gia lo lắng về an ninh của các thành phố ven biển, những cơ sở dầu khí ngoài khơi của Ấn Độ. Thêm vào đó là các hoạt động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Sự hiện diện ngày một gia tăng của hải quân Trung Quốc, cách tiếp cận quyết đoán của Trung Quốc ở châu Phi, ít nhất một phần nào đó, đã "hồi sinh" và được phản ánh rõ ràng trong hai hai diễn đàn thượng đỉnh Ấn - Phi trong ba năm qua.

    [​IMG]Ảnh: hmsminervaVề diện mạo trước mắt của Ấn Độ, có hai xu thế chính rõ ràng hiện nay. Một mặt, nỗ lực của Ấn Độ để thúc đẩy hợp tác song phương đã bắt đầu có những kết quả tích cực. Một mặt, Bắc Kinh tiếp tục có các hoạt động thúc đẩy quan hệ với các nước Nam Á như Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar, cùng với Pakistan - tất cả đều nằm trong khu vực Ấn Độ Dương. Các nước này đang hài lòng chơi cả "lá bài Trung Quốc" và "lá bài Ấn Độ" để tận dụng cho lợi ích của mình, nhưng họ ccũng cần thúc đẩy các lợi ích chung của toàn Nam Á.
    Ở vũ đài phía đông Ấn Độ Dương, tình hình trở nên phức tạp và nguy hiểm như là kết quả của sự phản ứng với hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi vấn đề cướp biển và khủng bố có thể được kiểm soát, thì câu hỏi đặt ra cho khu vực này là: biểu đồ mối quan hệ của Trung Quốc với các láng giềng trực tiếp của họ từ Nhật Bản sang Thái Lan sẽ được đánh dấu bằng sự hợp tác hay xung đột? Ấn Độ rõ ràng có phần lớn trong câu trả lời, và trong việc đóng góp vào những hy vọng của khu vực với hoà bình và ổn định. May mắn là, tiểu vùng này có ASEAN - một cơ chế cho đối thoại và hợp tác.
    Cách tiếp cận của New Delhi
    Quan điểm của New Delhi về một môi trường chính trị - chiến lược phù hợp ở Ấn Độ Dương là khá rõ ràng. Ấn Độ không muốn một cuộc chiến tranh lạnh mới cũng không muốn một quốc gia nào đó thống trị khu vực. Họ bác bỏ quan điểm một cường quốc bên ngoài là cần thiết như để "cân bằng trên biển" cho khu vực. Họ định ra một khu vực mà ổn định và hợp tác thắng thế, đánh dấu bởi an ninh hàng hải cho tất cả và khả năng của một tập thể trong ứng phó với những mối đe doạ an ninh phi truyền thống. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn tăng cường sức mạnh cứng cũng như triển khai các tài sản sức mạnh mềm để thúc đẩy kết nối với các quốc gia ven biển.
    Trong bối cảnh này, có một số điểm đáng lưu ý. Đầu tiên, tại khu vực phía tây Ấn Độ Dương, nỗ lực của Ấn Độ đã được thúc đẩy bằng việc tăng cường hợp tác quốc phòng với các quốc đảo - Mauritius, Madagascar và Seychelles, bên cạnh Maldives. Nỗ lực này mới ở giai đoạn đầu, có thể được tiếp tục với sự tăng tốc. Thứ hai, dưới "cái bóng" của Diễn đàn Đối thoại IBSA, sự hợp tác giữa hải quân ba nước thành viên gồm Ấn Độ, Brazil và Nam Phi - thông qua tập trận chung, đào tạo và trao đổi chiến lược sẽ được đà phát triển. Hai lần diễn tập ba bên trước đó đã diễn ra ở Cape Town và Durban. Kết quả hiệp lực nên dẫn dắt các nước này thu hút những bên quan tâm khác bằng việc tiến hành diễn tập nhiều hơn ở bờ biển đông châu Phi.
    Thứ ba, kể từ khi vùng phía tây của Ấn Độ Dương bị giới hạn đối thoại và hợp tác hơn so với vùng phía đông, nhiều người đã tin rằng, đã tới lúc cần khôi phục Tổ chức Hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC).
    Thứ tư, hợp tác song phương của Ấn Độ về các vấn đề chiến lược cần được thúc đẩy với bảy quốc gia ở vùng phía đông - Myanmar, Indonesia, Singapore, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia. Một số người có thể gọi đó là "chuỗi hạt kim cương tiềm năng". Tuy nhiên, đề xuất hợp tác giữa "các nền dân chủ hàng hải" sẽ được xem xét xứng đáng chỉ khi nó không phải là một kiểu liên minh đối phó Trung Quốc. Với các nỗ lực tập thể bền vững để khiến Ấn Độ Dương và vùng ngoại vi được an toàn, Ấn Độ nên thiên về việc tận dụng các thể chế hiện có, đặc biệt là hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
    Con đường phía trước
    Ngoại giao có thể giúp một quốc gia đạt được các mục tiêu nếu nó được hỗ trợ bởi sức mạnh. Đô đốc Vishnu Prakash, nguyên phụ trách hải quân, đã đưa ra một quan điểm thuyết phục trong bài báo gần đây của Tổ chức Hàng hải Quốc. Ông thúc giục Ấn Độ phát triển và tuyên bố "một tầm nhìn hàng hải cho chính mình và vùng lân cận". Ông kết luận: "Đã tới lúc Ấn Độ đưa ra một sự cân bằng mới trong phương trình quyền lực để bảo vệ các lợi ích cốt lõi và giá trị của mình".
    (Tác giả là một cựu đại sứ)
    Nguyễn Huy theo Thehindu
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Nam quốc sơn hà nam Đế cư.
    Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư....​
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này