Vụ việc cty investip của Bộ Khoa học Công nghệ: Mang tiền nhà nước đi chơi chứng khoán?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vangdanh0, 09/11/2011.

7015 người đang online, trong đó có 988 thành viên. 09:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3506 lượt đọc và 19 bài trả lời
  1. vangdanh0

    vangdanh0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ đọc được bài này trên báo Kinh tế Nông thôn:

    http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story//2011/8/29469.html


    Cty CP Sở hữu công nghiệp INVESTIP: Mang tiền nhà nước đầu tư chứng khoán?[​IMG]Trụ sở Cty.KTNT - Vốn điều lệ chỉ trên 8 tỷ đồng (35% vốn Nhà nước) nhưng Công ty cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip lại đầu tư tài chính tới hơn 12 tỷ đồng. Cũng bởi lý do đó, nhiều cổ đông nghi ngờ lãnh đạo Công ty đã mang phần vốn lẽ ra phải chuyển về cho ngân sách nhà nước sau cổ phần hoá (CPH) đi đầu tư chứng khoán? Mập mờ thông tin tài chính
    Trình bày với phóng viên sự "mập mờ" về tài chính của ban lãnh đạo Investip, ông Hà Nguyên, một cổ đông cho biết: Trong báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh năm 2010 (được kiểm toán bởi Công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nhất) do lãnh đạo Công ty công bố trước đại hội không có phần thuyết minh báo cáo mà chỉ đưa ra các con số chung chung như doanh thu 22,9 tỷ đồng, chi phí 21,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1,2 tỷ đồng. Chính điều đó tạo sự nghi ngờ cho các cổ đông vì không hiểu các con số tính toán trên dựa cơ sở nào?
    Nhiều cổ đông nghi ngờ có sự bất thường trong tính toán tài chính các năm sau CPH. Bởi lợi nhuận hàng năm trước khi CPH của Công ty xấp xỉ 10 tỷ đồng/năm nhưng sau CPH tụt chỉ còn bằng một phần. Trong 3 năm liền (2008-2010), lợi nhuận sau thuế chỉ còn 1,2-1,5 tỷ đồng/năm.
    Không chỉ vậy, ban lãnh đạo Công ty cũng không cung cấp cho cổ đông các thông tin cần thiết về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. "Nhiều lần chúng tôi đã phản đối báo cáo tài chính của Công ty, thậm chí ông Phí Long, thành viên Ban kiểm soát còn tuyên bố không chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính này và chất vấn tại hội đồng cổ đông nhưng không được HĐQT trả lời thấu đáo, với lý do trước đại hội cổ đông thì không công khai", ông Trần Quang Phương, nguyên thành viên HĐQT Công ty bức xúc.
    Mang tiền nhà nước đầu tư chứng khoán?
    Công ty cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip tiền thân là Công ty Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Sau khi CPH, vốn Nhà nước do ông Nguyễn Ngọc Song, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Khoa học và Công nghệ) đại diện sở hữu 35%, các cá nhân sở hữu 65% cổ phần còn lại. Investip tiến hành CPH vào cuối năm 2006 và chính thức chuyển sang công ty cổ phần từ tháng 6/2007.
    Sau khi CPH, lợi nhuận của Công ty bắt đầu có vấn đề. Từ đơn vị kinh doanh xuất sắc trước khi CPH, kết quả kinh doanh của Investip sau ngày CPH chỉ bằng một phần rất nhỏ so với trước và có nhiều dấu hiệu thiếu minh bạch.
    Theo ông Phí Long, lợi nhuận năm 2005 của Investip trên 7 tỷ đồng. Năm tài chính 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, lợi nhuận đã quyết toán thuế hơn 20 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận 3 năm gần 28 tỷ đồng. Đến tháng 6/2007, Investip chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Theo quy định, số tiền gần 28 tỷ đồng phải hoàn trả về ngân sách Nhà nước nhưng đã hơn 4 năm, đến nay, Công ty vẫn chưa nộp trả ngân sách. Số tiền trên đang ở đâu và được sử dụng ra sao?
    Theo bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2010, Công ty có tổng tài sản 39,4 tỷ đồng; vốn điều lệ 8 tỷ đồng; khoản đầu tư tài chính ngắn hạn số đầu năm là 12,6 tỷ đồng, số cuối năm là trên 12,9 tỷ đồng. Tại buổi họp hội đồng cổ đông vào ngày 29/3/2011, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tài Long cho biết đây là khoản đầu tư chứng khoán do ban lãnh đạo cũ của Công ty để lại trước khi ông nhậm chức. "Chúng tôi đã chất vấn chuyện vốn điều lệ chỉ 8 tỷ đồng mà lại đầu tư vào chứng khoán hơn 12 tỷ đồng thì Công ty lấy nguồn tiền từ đâu. Ông Tài Long chỉ cho biết vốn là từ tài sản của Công ty và không giải thích gì thêm", cổ đông Mai Đức Long cho hay.
    Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Song, Phó chủ tịch HĐQT Investip. Nói về hiện tượng sụt giảm lợi nhuận các năm qua của Công ty, ông Song cho rằng: Do năm 2008, nền kinh tế giảm sút trầm trọng. Là công ty có đặc thù riêng khi khách hàng đa phần là các công ty nước ngoài nên chuyện ảnh hưởng là không tránh khỏi.
    Thêm vào đó, trong giai đoạn chuyển giao từ công ty Nhà nước sang cổ phần, "làn sóng" ra đi của một loạt cán bộ, trong khi bộ máy lãnh đạo mới chưa có kinh nghiệm nên ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty.
    Trả lời về số tiền hơn 12 tỷ mang đầu tư tài chính ngắn hạn, ông Song cho rằng: "Không phải là người đại diện nên câu trả lời phải hỏi lãnh đạo Công ty, riêng bản thân tôi không hề biết". Bình luận về điều này, ông Mai Đức Long cho rằng, không thể có chuyện ông Song không biết vì 3 năm qua, khi nghe thông tin Công ty tiến hành đầu tư tài chính, các cổ đông đã nhiều lần gửi đơn phản đối.
    Vai trò của đại diện vốn Nhà nước ra sao trong toàn bộ những gì đang diễn ra tại Investip vẫn là câu hỏi cần lời giải đáp. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ.
    Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.


    http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story//2011/8/29469.html
  2. vangdanh0

    vangdanh0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Bài đăng trên báo Pháp luật Xã hội:

    http://phapluatxahoi.vn/2011072112078758p1005c1027/chiem-dung-von-de-dau-tu-chung-khoan.htm

    Những "lình xình" tại Cty CP Sở hữu Công nghiệp Investip

    “Chiếm dụng vốn” để đầu tư chứng khoán?

    (PL&XH) - Vốn điều lệ chỉ hơn 8 tỷ đồng (35% vốn Nhà nước) nhưng Cty Cổ phần Sở hữu Công nghiệp Investip (Cty Investip) lại đầu tư tài chính tới hơn 12 tỷ đồng.


    Nhiều cổ đông của Cty nghi ngờ việc lãnh đạo Cty này đã mang phần vốn (theo quy định phải chuyển về cho ngân sách Nhà nước sau cổ phần hoá) đi đầu tư chứng khoán?

    Thông tin tài chính không rõ ràng

    Theo ông Hà Nguyên, một cổ đông Cty Investip, trong báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh năm 2010 của Cty (được kiểm toán bởi Cty Hợp danh Kiểm toán Việt Nhất - chi nhánh Hà Nội) mà lãnh đạo Cty Investip công bố trước đại hội cổ đông đã không có phần thuyết minh báo cáo mà chỉ đưa ra các con số chung chung, như: doanh thu toàn Cty là 22,9 tỷ đồng, chi phí là 21,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1,2 tỷ đồng... Điều khiến sự nghi ngờ của các cổ đông càng tăng lên là các con số tính toán này dựa trên cơ sở nào?

    Nhiều cổ đông đã nghi ngờ rằng có sự bất thường trong tính toán tài chính các năm sau cổ phần hóa (CPH). Bởi lợi nhuận trước khi CPH của Cty ở mức xấp xỉ 10 tỷ đồng/năm. "Không lẽ, sau khi CPH, lợi nhuận hàng năm của Cty lại giảm nhanh đến vậy? Trong 3 năm, từ năm 2008 đến năm 2010, mỗi năm, lãnh đạo Cty công bố lợi nhuận sau thuế chỉ là 1,2 đến 1,5 tỷ đồng, nghĩa là bằng một phần nhỏ so với trước khi CPH" - các cổ đông Cty Investip thắc mắc. Trong các buổi họp đại hội cổ đông, họ đã chất vấn nhưng lãnh đạo Cty không trả lời thỏa đáng.

    [​IMG]

    Các cổ đông Cty Investip bức xúc về cung cách điều hành của HĐQT và BGĐ Cty


    "Chiếm dụng" cả vốn của Nhà nước?

    Theo tìm hiểu của PV, Cty Investip tiền thân là Cty Sở hữu Công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Sau khi CPH, vốn Nhà nước do ông Nguyễn Ngọc Song, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ KH&CN), làm đại diện sở hữu 35%, và các cá nhân khác sở hữu 65% số cổ phần còn lại.

    Từ một đơn vị hoạt động xuất sắc, sau CPH, hoạt động của Cty Investip liên tục đi xuống và có nhiều dấu hiệu "bất thường" dẫn tới khiếu kiện kéo dài của các cổ đông thành viên.

    Cũng theo phản ánh của các cổ đông, lợi nhuận năm 2005 của doanh nghiệp Nhà nước tại Cty Investip là khoảng trên 7 tỷ đồng. Tài chính năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 (gồm lợi nhuận đã quyết toán thuế) là hơn 20 tỷ đồng. Như vậy, tổng lợi nhuận của doanh nghiệp 3 năm khoảng gần 28 tỷ đồng. Theo quy định, số tiền này phải hoàn trả về ngân sách Nhà nước, nhưng đến nay vẫn đang nằm trong tài khoản Cty (!?).

    Theo bảng cân đối kế toán ngày 31-12-2010, Cty có tổng tài sản là 39,4 tỷ đồng; vốn điều lệ 8 tỷ đồng; khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đầu năm là 12,6 tỷ đồng, số cuối năm là trên 12,9 tỷ đồng.

    Tại cuộc họp hội đồng cổ đông tháng 3-2011, ông Nguyễn Tài Long, Giám đốc Cty cho biết, đây là khoản đầu tư chứng khoán do ban lãnh đạo cũ của Cty để lại trước khi ông về tiếp quản. Điều đáng nói là tới thời điểm 29-3, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn này vẫn không được trích lập dự phòng. "Chúng tôi đã chất vấn với số vốn điều lệ chỉ hơn 8 tỷ đồng mà lại đầu tư vào chứng khoán hơn 12 tỷ đồng thì Cty lấy nguồn tiền từ đâu để đầu tư chứng khoán, hay Cty đã "chiếm dụng" cả tiền ngân sách Nhà nước để đầu tư chứng khoán? Ông Tài Long cũng chỉ cho biết vốn là từ tài sản của Cty và không giải thích gì thêm" - ông Mai Đức Long, một cổ đông của Cty Investip, bức xúc.

    Về việc sụt giảm lợi nhuận "bất thường" các năm qua của Cty, ông Nguyễn Ngọc Song, Phó Chủ tịch HĐQT Cty Investip cho rằng, do năm 2008, nền kinh tế giảm sút trầm trọng, nên đa phần doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng. Là một Cty có đặc thù riêng khi khách hàng phần lớn là các Cty nước ngoài nên chuyện ảnh hưởng là không tránh khỏi. Bên cạnh đó, do sự thay đổi bộ máy trong Cty, trong giai đoạn chuyển giao từ Cty Nhà nước sang Cty cổ phần, một loạt các cán bộ cũ xin thôi việc và thay thế bằng bộ máy lãnh đạo mới nên chưa có kinh nghiệm!

    Về số tiền hơn 12 tỷ đồng mang đầu tư tài chính ngắn hạn, ông Song lý giải: Vì "không phải là người điều hành Cty mà chỉ tham gia vai trò người đại diện phần vốn Nhà nước nên câu trả lời phải hỏi lãnh đạo Cty, riêng bản thân tôi không hề biết". Nhưng cổ đông Mai Đức Long cho rằng, "không thể có chuyện ông Song không biết vì suốt 3 năm qua các cổ đông Cty đã nhiều lần gửi đơn thư phản đối đến Bộ KH&CN, Tổng Cty SCIC và HĐQT Cty phản đối việc đầu tư tài chính này. Tại đại hội, các cổ đông cũng đã nhiều lần chất vấn ông Song" - ông Long minh chứng.

    Có hay không việc Cty Investip "mập mờ" trong việc thu chi tài chính, "chiếm dụng" vốn đem đi đầu tư chứng khoán? Cần sớm được sáng tỏ điều này để giải tỏa những bức xúc và trả lại quyền lợi của các cổ đông. Chúng tôi sẽ trở lại vụ việc khi có thông tin mới


    http://phapluatxahoi.vn/2011072112078758p1005c1027/chiem-dung-von-de-dau-tu-chung-khoan.htm
  3. coxetang

    coxetang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    1.941
    xã hội thời ni loạn hết rồi... ai ai cũng chiếm đoạt tiền
  4. vangdanh0

    vangdanh0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Nghe nói thằng Song này là cháu lão Thắng - Thứ trưởng thường trực Bộ KHCN đấy. Nhưng lão Thắng nghỉ hưu năm ngoái rồi. Chú cháu Song - Thắng nổi tiếng giàu có nhất Bộ KHCN. Loại như anh Vượng Vincom với bầu Đức HAG còn xa mới bằng mấy thằng này. Thằng Song này giàu lắm, vàng trong nhà nó có cả trăm tấn
  5. vangdanh0

    vangdanh0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Đã được thích:
    0
  6. HungThinhck

    HungThinhck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Đã được thích:
    1
    Éo hiểu một số chú trên F319 thù oán giề với công ty này mà bằng nhiều cách móc tin này lên thế - đề nghị mod có biện pháp
  7. vobluetree

    vobluetree Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    0
    sao tình cờ mà lắm bằng chứng thế nhỉ :)
  8. vuadauco

    vuadauco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2011
    Đã được thích:
    19
    sợ thật..vào đây rùi cũng đi hết tiền về đâu nhỉ :))
  9. ruouvangVTL

    ruouvangVTL Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Vụ này gây xôn xao quá, nhiều báo đăng ra phết, ngoài sàn chứng khoán thấy bàn luận sôi nổi.
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Qua bài viết mình thấy bạn có thể không phải dân tài chính.
    Để nắm rõ hơn tình hình tài chính công ty thì cần phải có BCTC hợp nhất từ khi CP đến nay. B/C phải được qua kiểm toán độc lập.
    Mình hiểu rất rõ bức xúc của bạn cũng như các cổ đông. Ở đây có sự mâu thuẫn lợi ích giữa nhóm cổ đông nắm quyền điều hành Cty và nhóm các cổ đông khác.

    Để giải quyết việc này có 2 cách:
    1. Các bạn nghiên cứu kỹ Điều lệ Cty và Luật doanh nghiệp để tiến hành khởi kiện ra tòa kinh tế. Biện pháp này tương đối hòa bình nhưng mất thời gian, sức lực và chỉ hiệu quả khi các bạn nắm được lượng cổ phần lớn và ban quản lý, lãnh đạo Cty còn phục thiện.
    2. Tìm bằng chứng các sai phạm để tố cáo với cơ quan hành pháp (CQ *******) theo Luật dân sự. Biện pháp này nhanh nhất nhưng tiêu cực và đòi hỏi các bạn phải có bằng chứng thật chắc chắn.
    Mong các bạn cân nhắc kỹ để lựa chọn giải pháp hợp lý vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cổ đông và người lao động.

Chia sẻ trang này