Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6103 người đang online, trong đó có 646 thành viên. 08:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41530 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Mời các bạn cùng chung tay xây ngôi nhà chung của mình.

    Việt Nam đã xác định có chủ quyền đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

    nhanh tay khẳng định chủ quyền
    Tập 1: http://f319.com/home/1422721
    Tập 2: http://f319.com/home/1422250
    Tập 3: http://f319.com/home/1427149
    Tập 4: http://f319.com/home/1430020
    Tập 5:http://f319.com/home/1433373
    Tập 6: http://f319.com/home/1436402
    tập 7: http://f319.com/home/1442709
    tập 8: http://f319.com/home/1447673
    tập 9: http://f319.com/home/1466031
    tâp 10 : http://f319.com/home/1476793


  2. lamhoang7577

    lamhoang7577 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Đã được thích:
    0
  3. lamhoang7577

    lamhoang7577 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Đuổi tàu hải giám Trung Quốc là ‘Cảnh Sát Biển’

    Khôi Nguyên – nguoi-viet.com
    [​IMG]
    Ðại Tá Phạm Thanh Hóa, chính ủy Vùng 4 Hải Quân. (Hình: Tuổi Trẻ)
    LTS - Hôm 6 tháng 11, 2011, ba đoạn video ngắn được phổ biến trên youtube với thời lượng khác nhau được người xem cho là cảnh quay cùng một vụ tàu Việt Nam đuổi và đâm tàu hải giám của Trung Quốc. Các video clip này ngay lập tức được những người quan tâm truyền đi rộng rãi trên Internet. Căn cứ vào các đoạn video, người ta không biết sự việc xảy ra khi nào, ở đâu và tàu của Việt Nam thuộc lực lượng nào và hậu quả của vụ này ra sao. Ðể tìm câu trả lời, nhật báo Người Việt phỏng vấn (qua điện thoại) Ðại Tá Phạm Thanh Hóa, chính ủy Hải Quân Vùng 4, Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam. “Vùng 4 Hải Quân (hoặc vùng D), theo Wikipedia, quản lý quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý và vùng biển phía Nam miền Trung, từ Phú Yên đến Bắc Bình Thuận gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và phía Bắc của Bình Thuận. Trụ sở Bộ Chỉ Huy ở quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.”

    Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn do phóng viên Khôi Nguyên thực hiện.
    [​IMG]
    Tàu cứu hộ của Cảnh Sát Biển Việt Nam trong một lần đưa các ngư dân cập cảng Dung Quất. (Hình: Báo Thể Thao Văn Hóa)

    - Khôi Nguyên (NV): Trên mạng Internet, cụ thể là trên trang youtube, xuất hiện 3 video clip về vụ được cho là tàu Việt Nam đuổi tàu hải giám của Trung Quốc. Thưa ông, thực hư vụ này ra sao?
    -Ðại Tá (ÐT) Phạm Thanh Hóa: Có yếu tố này anh ạ. Theo Bộ Ngoại Giao và Tổng Cục Chính Trị Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam, những thông tin [mà anh đang hỏi] thì phải báo cáo trên và trên cho phép thì mới được nói.
    Cho nên thôi, những hình ảnh đó thì cứ lơ đi thôi. Thứ hai, giữa lúc này thì chủ trương về mặt đối ngoại với một số nước khác hay với Trung Quốc thì phải rất mềm dẻo và khôn khéo. Cho nên những việc đó ta không cần phải làm rõ gì cả, anh ạ.
    -NV: Thưa, ông có xem cái video clip đó không, và nếu xem thì chiếc tàu của Việt Nam là của Hải Quân, Cảnh Sát Biển hay của Biên Phòng?
    -ÐT Phạm Thanh Hóa: Ðấy là Cảnh Sát Biển Việt Nam.
    -NV: Tàu của Cảnh Sát Biển có được trang bị vũ khí không, hay chỉ có Hải Quân thôi?
    -ÐT Phạm Thanh Hóa: Mình không đi sâu vào cái đó, nhá. Còn Cảnh Sát Biển Việt Nam họ làm nhiệm vụ là bảo vệ lãnh hải, quyền đặc quyền kinh tế với tư cách pháp nhân như là cảnh sát trên biển.
    -NV: Những vụ xảy ra như thế này thì Hải Quân Vùng 4 có được báo cáo không, thưa ông?
    -ÐT Phạm Thanh Hóa: Không, cái đấy không thuộc Hải Quân. Là cảnh sát chứ không phải Hải Quân.
    -NV: Ý chúng tôi muốn hỏi là vụ đó có xảy ra trong vùng quản lý của Hải Quân Vùng 4 không?
    -ÐT Phạm Thanh Hóa: Không. Không liên quan đến Hải Quân. Ðây chỉ là lực lượng Cảnh Sát Biển và lực lượng Dân Quân Tự Vệ. Họ bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    -NV: Hải Quân Vùng 4 có nhiệm vụ là bảo vệ vùng biển Việt Nam từ đâu đến đâu?
    -ÐT Phạm Thanh Hóa: Thôi, đó là việc công tác quân sự (cười).
    -NV: Xin cám ơn ông.
  4. phuonglinh02

    phuonglinh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2010
    Đã được thích:
    1.955
    Chiến đến cùng
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Chủ tịch VN cảm ơn Mỹ quan tâm Biển Đông


    Cập nhật: 12:43 GMT - thứ bảy, 12 tháng 11, 2011



    [​IMG]Chủ tịch Việt Nam đang tham dự hội nghị Apec ở Hawaii


    ************* Việt Nam ngỏ lời cảm ơn Hoa Kỳ vì quan tâm đến tranh chấp trên Biển Đông.
    Ông Trương Tấn Sang có bài phát biểu tại Trung tâm Đông - Tây ở Honolulu nhân dịp ông đến Hawaii dự hội nghị thường niên Apec.
    Tường thuật chính thức của trung tâm này cho biết ông cũng nói thêm rằng Trung Quốc và Asean đã từng giải quyết được những tranh chấp lãnh thổ trong quá khứ.
    Theo ông, Việt Nam tin rằng cần duy trì tự do đi lại trên Biển Đông để tàu bè của bất kỳ nước nào cũng có thể đi qua.
    'Đối tác quan trọng'
    Phát biểu qua phiên dịch, ************* Việt Nam cho biết các viên chức Mỹ và Việt Nam nhân dịp này sẽ gặp nhau để bàn cách thức đưa quan hệ song phương "lên tầm mức mới".
    "Chúng tôi hợp tác rất tốt về quốc phòng và an ninh. Việt Nam xem Hoa Kỳ là đối tác rất quan trọng."
    "Nếu chúng ta hợp tác, nó đáp ứng được quyền lợi của cả hai nước và đem lại hòa bình [cho khu vực]."
    Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng cải thiện quan hệ ngoại giao, tuy vẫn bất đồng quanh vấn đề nhân quyền.
    Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 30 của Mỹ, với giao thương hai chiều đạt 18.6 tỉ đôla trong năm 2010.
    Ông Sang dự đoán: "Thương mại sẽ tăng mạnh trong những năm sắp tới."
    Ông nói thêm rằng hiện có 60.000 sinh viên Việt Nam đang học tại Mỹ và mỗi năm có khoảng 400.000 người Mỹ đến thăm Việt Nam.


    bbg
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Đài Loan tuyên bố sẽ tăng cường do thám tàu sân bay Thi Lang
    Chủ nhật 13/11/2011 10:09
    (GDVN) - Khi tàu sân bay Varyag của Trung Quốc hình thành khả năng tác chiến, cán cân sức mạnh ở Eo biển Đài Loan sẽ mất cân bằng.
    Tàu sân bay Thi Lang là “con mồi” hấp dẫn của tàu ngầm?
    Trung Quốc sẽ đóng tàu sân bay mới lớn hơn tàu Thi Lang?
    Trung Quốc đúc tàu sân bay Thi Lang bằng vàng ròng
    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trực tiếp chỉ huy tàu sân bay Thi Lang
    Những hình ảnh mới nhất về tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc
    Trung Quốc thử Thi Lang, tàu sân bay nguyên tử của Mỹ "ghé" Hồng Kông
    Lộ diện chỉ huy trưởng tàu sân bay Thi Lang
    Ngày 7/11, Ủy ban Tư pháp và Pháp chế - Viện Lập pháp Đài Loan đã thông qua sơ thẩm dự thảo sửa đổi “Luật tổ chức Cục An ninh Quốc gia”.

    Cục trưởng Cục An ninh Đài Loan Thái Đắc Thắng cho biết, hoạt động theo dõi, chụp ảnh của vệ tinh do thám Đài Loan, do kinh phí giảm đi, đã từ chụp ảnh mỗi tuần vài lần giảm xuống còn mỗi tháng vài lần.

    Tuy nhiên, Thái Đắc Thắng cho biết, sẽ tiến hành theo dõi, chụp ảnh các mục tiêu gây ra sự lo ngại rõ ràng về an ninh, chẳng hạn như tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc ra biển có tính nguy hại đối với quân đội Đài Loan, nên cần tăng cường theo dõi.
    [​IMG]

    Tàu sân bay Varyag (Thi Lang) Trung Quốc, ảnh chụp ngày 29/10 tại Đại Liên
    Còn các trận địa tên lửa cố định trên đất liền, do tính thay đổi không lớn, nên tần suất theo dõi, chụp ảnh sẽ giảm đi.

    Việc Trung Quốc cho chạy thử tàu sân bay đầu tiên Varyag ít nhiều gây sự lo ngại cho Đài Loan, vì nó có thể làm thay đổi cân bằng ở Eo biển Đài Loan, đe dọa an ninh của đảo Đài Loan.

    Tuy nhiên, có chuyên gia quân sự cho rằng, “Đài Loan không có gì phải lo lắng”.

    Tin cho biết, quân đội Trung Quốc đã triển khai khoảng 400 máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ thứ ba ở ven bờ nhằm vào với Đài Loan, có khả năng tấn công nửa phần phía tây của Đài Loan.

    Nhưng do hạn chế về hành trình, những máy bay này không thể tấn công bờ đông của Đài Loan. Song, khi Trung Quốc sở hữu tàu sân bay có khả năng tác chiến, họ sẽ có khả năng tấn công bờ đông của Đài Loan.

    [​IMG]
    J-10 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba mang tính đại diện của Không quân Trung Quốc
    Có chuyên gia quân sự cho rằng, Trung Quốc phát triển tàu sân bay, “ý nghĩa chính trị lớn hơn ý nghĩa quân sự, Đài Loan không có gì phải lo lắng”.

    Chuyên gia “Chương trình 2049” của Washington Roger Cliff cho rằng, tàu sân bay Varyag có lượng choán nước 58.000 tấn, thuộc loại tàu sân bay hạng trung, tối đa chỉ có thể mang theo 40 máy bay chiến đấu.

    Cho dù xảy ra chiến tranh, một nửa trong số đó phải dùng cho bảo vệ an toàn bản thân tàu sân bay, chỉ có 20 chiếc máy bay có thể dùng để tấn công.

    Giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ Toshi Yoshihara cho rằng, tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đủ khả năng chế áp tàu sân bay Trung Quố..., vì vậy có chuyên gia cho rằng, tàu sân bay Varyag nếu đưa đi đánh trận, có thể chỉ là một “quan tài sắt”.

    [​IMG]

    Tàu ngầm động cơ thông thường Hamashio của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
    Một số chuyên gia quân sự Mỹ thậm chí nghi ngờ Trung Quốc phải chăng thực sự muốn phát triển tàu sân bay, cũng có một số chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về khả năng của Trung Quốc trên phương diện này.

    Vì vậy, việc chạy thử tàu sân bay Varyag thực sự làm cho một số chuyên gia Mỹ cảm thấy bất ngờ.

    Trung Quốc không chỉ nhằm vào Đài Loan

    Phó Ưng Xuyên, trung tướng nghỉ hưu Đài Loan, người phụ trách thường trực Hội nghiên cứu học thuật chiến lược Trung Hoa có bài viết cho rằng, tàu sân bay Trung Quốc ra đời, gây sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế, chủ yếu là dựa vào vị thế của tàu sân bay trong chiến lược quân sự.

    Sở dĩ tàu sân bay trở thành lợi khí tác chiến trên biển và mở rộng quyền kiểm soát biển, “lực lượng trung tâm kiểm soát biển”, là có nguồn gốc của nó.

    Năm 1942, cuộc tranh giành quyền kiểm soát biển của Hải quân Mỹ, Nhật ở Thái Bình Dương, trải qua 4 trận hải chiến ở biển Coral, đảo Midway, quần đảo East Solomon và Santa Cruz, theo đó đã xác lập vị thế của tàu sân bay trong chiến tranh trên biển.

    Trung Quốc muốn khẳng định vị thế tàu sân bay

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do Mỹ đã thiết kế khuôn khổ quyền lực địa-chính trị toàn cầu, đồng thời dựa vào các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, chủ đạo trật tự quốc tế, duy trì hòa bình thế giới.

    Quân Mỹ hoàn toàn dựa vào khả năng can dự binh lực để đảm đương nhiệm vụ giữ gìn hòa bình, và tàu sân bay đã trở thành công cụ chủ yếu nhất để điều động binh lực.

    Quân Mỹ với thực lực siêu cường, đóng vai trò quan trọng cảnh sát toàn cầu nửa thế kỷ, đến đầu thế kỷ 21 cũng chưa thay đổi, trước năm 2015 sẽ không xuất hiện “đối thủ cạnh tranh có khả năng tương đương”.


    Tên lửa đạn đạo DF-21D tăng cường rất lớn khả năng chống can dự cho Quân đội Trung Quốc
    Nhưng sau khi “Trung Quốc trỗi dậy”, lần lượt hoàn thành hệ thống chống vệ tinh, phòng thủ tên lửa tầm trung, từng bước hình thành khả năng chiến đấu của tên lửa “sát thủ” tàu sân bay DF-21D, tăng cường lớn khả năng chống can dự (chống can dự của Mỹ vào Đài Loan…), vị thế của tàu sân bay trong chiến tranh trên biển chịu thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển của tình hình địa-chiến lược, đặc biệt là tình hình chiến lược của Tây Thái Bình Dương.

    Máy bay trang bị cho tàu sân bay của Trung Quốc hiện vẫn đang trong quá trình lựa chọn và phát triển, dự đoán rất có khả năng sử dụng máy bay chiến đấu J-15. Do hạn chế về nghiên cứu phát triển động cơ, J-15 mãi không thể xuất hiện, ảnh hưởng đến tiến độ biên chế cho tàu sân bay.

    Vấn đề khó khăn thực sự là ở chỗ, Trung Quốc không có kinh nghiệm trong vận hành tàu sân bay, đào tạo phi công cho máy bay trang bị cho tàu sân bay, biên chế đội/cụm tàu chiến cho tàu sân bay, sử dụng chiến lược, chiến thuật… Do đó, hình thành khả năng chiến đấu của tàu sân bay ít nhất phải mất 8 – 10 năm nữa.


    J-15 được cho là máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc và đã phát triển thành công
    Hơn nữa, với đặc tính tác chiến, sức chiến đấu tổng thể của tàu sân bay nếu không vượt qua được quân Mỹ ở trong khu vực, tất yếu sẽ giống như Hải quân Nhật Bản, bị nhấn chìm ở Thái Bình Dương khi tham gia tác chiến.

    So sánh sức chiến đấu tàu sân bay của Trung Quốc và Mỹ, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ có hiệu ứng chiến lược gì, hiện vẫn chưa nhìn thấy.

    Từ con đường phát triển tàu sân bay, Trung Quốc muốn nhấn mạnh đến vị thế và giá trị hiện có của tàu sân bay và nhu cầu thực tế về chiến lược. Sự phát triển của tư tưởng quyền kiểm soát biển gần đây được Trung Quốc coi trọng, chủ yếu là do họ phát triển về kinh tế và thương mại.

    Trung Quốc đã liên tục phát triển nhanh về kinh tế, năm 2010 GDP đứng thứ hai thế giới, kim ngạch xuất khẩu ra nước ngoài đã sớm đứng đầu thế giới, đội tàu thương mại của họ cũng là số 1.

    Để bảo đảm lợi ích phát triển quốc gia, nhu cầu về thương mại và năng lượng, bảo đảm an ninh về tài chính, thông tin và các tuyến đường vận tải của Trung Quốc không ngừng tăng lên; theo đó nhu cầu về quốc phòng, điều động binh lực ra nước ngoài cũng được họ tính đến.

    Đông Bình (Theo báo Quang Minh)


    Xông đất nhà mới 1 phát :))
  7. tlong01

    tlong01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Hay rất hay.
    VN cần phát huy hơn nữa những cú húc như vậy.
  8. phuonglinh02

    phuonglinh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2010
    Đã được thích:
    1.955
    Phải đánh quả tông vào giữa mạn cho nó chìm mẹ luôn đi, ép nhau như thế hiền quá :-w
  9. vicaren

    vicaren Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Đã được thích:
    3.671
    Vòng cung Ấn - Nhật
    12/11/2011 23:19
    Trung Quốc hiện lo ngại về việc bị bao vây hai cánh bởi Nhật Bản và Ấn Độ. Điều này hoàn toàn có cơ sở, đặc biệt khi quan hệ Nhật - Ấn phát triển thắm thiết với việc Ấn Độ đẩy mạnh chính sách hướng đông.
    Quan hệ thăng hoa
    Quan hệ Nhật - Ấn đạt được những bước tiến mới vào năm ngoái, từ kinh tế, chính trị tới an ninh, quân sự. Bắt đầu từ nửa cuối năm 2010, mối quan hệ này đã nhanh chóng nồng ấm, thể hiện ở cuộc đối thoại định kỳ đầu tiên cấp thứ trưởng của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao hai nước (còn gọi là cuộc đối thoại “2+2”) tổ chức vào ngày 6.7.2010 ở thủ đô New Delhi.
    Tân Hoa xã ngày 7.7.2010 nhận xét cuộc đối thoại trên đề cập rộng tới nhiều chủ đề, đánh dấu quan hệ hợp tác Nhật - Ấn được đẩy lên một tầm cao mới. Hãng thông tấn Trung Quốc cũng nêu rõ 3 nội dung chính của cuộc đối thoại trên nhằm vào: thứ nhất là hợp tác quốc phòng, đề cập tới vấn đề hợp tác chống cướp biển, các chương trình trao đổi, tập trận chung trên biển hoặc thậm chí thảo luận cả vấn đề quốc phòng liên quan tới Trung Quốc. Thứ hai là thúc đẩy hợp tác hạt nhân; Nhật Bản hy vọng mở rộng thị trường Ấn Độ bằng việc xuất khẩu cơ sở hạ tầng điện hạt nhân. Thứ ba là hợp tác thúc đẩy cải cách trong Hội đồng Bảo an LHQ mà trong đó cả Nhật Bản và Ấn Độ đều muốn có ghế thường trực ở cơ quan này một khi chương trình cải tổ được thực hiện. Tháng 10.2010, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã sang thăm Nhật Bản và hai nước ký hiệp định hợp tác kinh tế, cùng thảo luận sâu hơn về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng như đất hiếm, điện hạt nhân.
    [​IMG]
    Tàu chiến Nhật Bản và Ấn Độ tập trận chung với Mỹ, Singapore và Úc - Ảnh: US Navy

    Đến năm 2011, quan hệ New Delhi - Tokyo tiếp tục tiến triển mạnh, thể hiện rõ sau hàng loạt hoạt động ngoại giao. Ngoại trưởng Ấn Độ S.M Krishna đã nói với Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba trong chuyến viếng thăm Tokyo ngày 29.10 rằng: “Tôi đề nghị, ngoài các cuộc tập trận đa phương, hải quân Ấn Độ và hải quân Nhật Bản cần phải tập trận song phương”. Ông này cũng đề xuất cuộc tập trận chung sẽ được tiến hành ngay vào đầu năm 2012, song chưa công bố địa điểm cụ thể. Nếu trở thành hiện thực, thì đây là cuộc tập trận song phương trên biển đầu tiên giữa hai nước, đánh dấu một bước ngoặt mới trong mối quan hệ này. Trước kia, Nhật Bản và Ấn Độ mới chỉ tập trận chung trong các sự kiện mang tên Malabah, cùng với Mỹ, Singapore và Úc. ​
    [​IMG]Có thể nói rằng mối hợp tác chiến lược Nhật - Ấn càng sâu thì càng nguy hiểm cho Trung Quốc[​IMG]
    Hồng Nguyên, nhà phân tích Trung Quốc​


    Ông Krishna vừa trở về New Delhi sau khi thiết lập xong cơ sở cho việc hợp tác chiến lược hai nước thì Bộ trưởng Quốc phòng A.K.Antony đã ngay lập tức bay tới Nhật Bản vào ngày 2.11 nhằm chuẩn bị cho cuộc diễn tập chung trên biển. Sau đó vài ngày, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã tới thăm Ấn Độ, thổi ấm quan hệ song phương. Tiết tấu của “bản tình ca” Ấn - Nhật nhanh tới mức khiến Trung Quốc không khỏi sốt ruột, điều đã được thể hiện rõ trên báo chí đất nước đông dân nhất hành tinh.
    Song song với tiến triển hợp tác an ninh, quốc phòng, Nhật Bản cũng đang nhìn thấy ở Ấn Độ những tiềm năng hợp tác kinh tế to lớn mà lâu nay hai bên chưa khai thác hết. Chủ tịch Phòng Thương mại Nhật Bản Tadashi Okamura phát biểu tại thủ đô New Delhi tháng 9.2011 rằng: “Trong 10 năm tới, Ấn Độ sẽ vượt cả Trung Quốc, trở thành cơ sở sản xuất nước ngoài lớn nhất của nền công nghiệp sản xuất Nhật Bản”. Gần đây, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng viết trên báo chí rằng Ấn Độ là một ưu tiên ngoại giao của Nhật Bản. Thủ tướng Yoshihiko Noda sau khi nhậm chức cũng đã không ít lần bày tỏ lo ngại trước Trung Quốc và nhắc nhở Lực lượng Phòng vệ biển tăng cường cảnh giác.
    Thái độ của Trung Quốc
    Trong chính trị thì chẳng ai huỵch toẹt rằng việc Nhật Bản và Ấn Độ tay nắm chặt tay là để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, có một thực tế, với vị thế là hai nước lớn, với vị trí như hai gọng kìm kẹp lấy con gà trống Trung Hoa, cùng mối quan hệ có nhiều trục trặc với Trung Quốc, sự phát triển quan hệ Ấn - Nhật hiển nhiên nằm trong mối quan ngại của Bắc Kinh.
    Nhật báo Quảng Châu ngày 7.11 tỏ thái độ bực tức trước mối quan hệ thắm thiết này, cho rằng hai nước kia đã coi Trung Quốc như một “kẻ thù tưởng tượng”. Tờ báo cũng mượn lời các chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quốc tế nói Nhật Bản - Ấn Độ là hai nước láng giềng đang tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, và cũng chính hai nước này đang liên kết bắt tay nhau để tạo nên thế vòng cung bao quanh Trung Quốc ở hai cánh - đất liền và biển. Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ không xem nhẹ điều đó một khi nó liên quan tới cửa biển ở cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
    Ông Cao Hồng - Viện phó Viện nghiên cứu Nhật Bản thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng cần phải quan tâm tới mối hợp tác Nhật - Ấn; và Mỹ cùng các nước láng giềng Trung Quốc đã bày trận để kiềm chế Trung Quốc. Theo đó, ngoài chiến lược dài hạn vây kín Trung Quốc, động cơ liên minh với Ấn Độ của Nhật Bản còn có mục đích khác. Đó là giải tỏa sự đe dọa của Trung Quốc đối với tuyến đường hàng hải quan trọng của Nhật Bản, đặc biệt là các vùng biển ở Đông Nam Á. Đồng thời cũng khiến Nhật có bước đột phá về việc sử dụng quân nước ngoài.
    Báo Vanguard cũng nhận xét Ấn Độ nằm ở vị trí trọng tâm của Ấn Độ Dương, vốn có lợi thế tự nhiên trong việc bảo vệ an toàn các kênh vận chuyển hàng hải qua đại dương này. Mối liên minh Nhật - Ấn sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ “tuyến đường sinh mệnh trên biển”. Phía Trung Quốc cho rằng nếu đứng ở góc độ Ấn Độ, việc liên minh sâu rộng với Nhật rất phù hợp với nhu cầu Đông tiến
    mà New Delhi chủ trương. Ông Hồng Nguyên - Tổng thư ký Trung tâm khống chế quân sự và phát triển quốc phòng của Viện nghiên cứu Mỹ thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đã phân tích Ấn Độ không hài lòng ở khu vực Ấn Độ Dương, và từ lâu đã muốn thông qua eo biển Malacca để vươn tới biển Đông, thậm chí là cả phía tây Thái Bình Dương. Ấn Độ muốn gây ảnh hưởng tới Thái Bình Dương, còn Nhật Bản muốn gây ảnh hưởng tới Ấn Độ Dương khiến hai nước này tìm được rất nhiều tiếng nói chung. Ông Hồng Nguyên cho rằng Nhật Bản và Ấn Độ - với tư cách là hai nước có nhiều tranh chấp nhất về lãnh thổ với Trung Quốc - còn chung mục đích đối phó với việc Trung Quốc trỗi dậy. Tuy nhiên, theo ông này, liên minh chiến lược Nhật - Ấn cũng không thể thực hiện được nếu không có sự ủng hộ của Mỹ.
    Ông Hồng Nguyên cảnh báo Trung Quốc không thể xem thường quan hệ mật thiết Nhật - Ấn và âm mưu liên kết phong tỏa vòng cung đối với Trung Quốc, cũng như những động thái liên quan tới cục diện ở biển Đông. “Trong quan hệ hợp tác chiến lược này, diễn tập quân sự chung sẽ là một bước tất yếu. Và việc diễn tập này chắc chắn sẽ leo thang. Có thể nói rằng mối hợp tác chiến lược Nhật - Ấn càng sâu thì càng nguy hiểm cho Trung Quốc”, ông này kết luận.
    Trên báo mạng Cái nhìn toàn cầu ngày 31.10, chuyên gia Trung Quốc Y Trác phân tích việc Nhật - Ấn ủng hộ Mỹ quay lại châu Á, đặc biệt là Đông Á, là chiêu tốt nhất để kiềm chế Trung Quốc, bởi tự thân Nhật Bản và Ấn Độ không có khả năng này. Mặt khác Nhật Bản và Ấn Độ sẽ thu được nhiều lợi ích trong việc kiềm chế Trung Quốc như giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thể hiện được vị trí quan trọng trên trường quốc tế, tăng áp lực để tìm ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ. Ông này cho rằng bố cục an ninh châu Á đang được định hình lại, nhưng điều này không chỉ phụ thuộc vào một số nước như Nhật Bản mà còn phụ thuộc vào thái độ phản ứng của Trung Quốc ra sao.
    Trên diễn đàn quân sự Junshi.xilu.com, nhiều người Trung Quốc đã đề xuất những phương án đối phó như sử dụng Pakistan để kiềm chế Ấn Độ, hợp tác quân sự vũ khí với Pakistan... Nhiều bài phân tích về chiến lược đông tiến của Ấn Độ và quan hệ hợp tác không ngừng phát triển Nhật - Ấn đã liên tục xuất hiện trên báo, đài Trung Quốc, cho thấy một mối lo ngại ngày càng sâu sắc của quốc gia đông dân nhất hành tinh đối với cái bắt tay rấ t chặt giữa Tokyo và New Delhi.
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Dư luận Trung Quốc phẫn nộ với "người chồng hèn nhát"


    13/11/2011 15:10


    [​IMG]

    Những giọt nước mắt ân hận trên mặt người chồng đớn hèn


    Dư luận Trung Quốc đang chấn động bởi sự kiện Dương Vũ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) hèn nhát trốn trong góc khuất nhìn vợ bị hãm h iếp . Đây là chủ đề nóng nhất trên mọi diễn đàn mấy ngày nay.
    Gia đình Dương Vũ, 31 tuổi và Vương Quyên, 29 tuổi sống ở phố Tây Hương, khu Bảo An, Thâm Quyến. Dương Vũ quê An Huy, đã có 1 cuộc hôn nhân đổ vỡ. 10 năm trước anh ta mang theo mẹ già và 2 con gái đến Thâm Quyến mưu sinh.
    Tại đây, anh kết hôn cùng cô gái đồng hương Vương Quyên. Họ sống với nhau rất hạnh phúc và có thêm 2 cô con gái nữa. Gia đình 7 người này thuê tầng 1 của một gia đình để ở và mở hiệu sửa chữa đồ điện. Thu nhập chỉ khoảng 1000 tệ/tháng (khoảng 3,3 triệu VNĐ), gia đình họ sống rất tằn tiện, thiếu thốn mọi bề nên luôn nhẫn nhịn, không dám làm điều gì gây mất lòng người khác.


    Người chồng đớn hèn nhất thế gian

    Tuy nhiên cuộc sống bình yên của gia đình nghèo ấy đã bị đảo lộn. 20 giờ tối 23-10, gã dân phòng Dương Hỷ Lợi miệng nồng nặc mùi rượu tay cầm dùi cui dẫn theo 2 người đàn ông khác xông vào nhà họ chửi bới: “Ông phải đập chết chúng mày!”.
    Gã dân phòng này tính tình hung bạo, thường đi tuần, đánh người đập xe ngoài phố, mọi người vừa ghét vừa sợ. Khi hắn xông vào, vợ chồng Dương Vũ vừa tắm xong, Vương Quyên mặc váy ngủ đang nấu ăn. Thấy gã dân phòng hung hãn xông vào, Dương Vũ vội chạy vào núp trong góc nhà.
    Dương Hỷ Lợi đập phá đồ đạc, đuổi bà mẹ 76 tuổi và đứa cháu 13 tuổi ra ngoài, bảo 2 người đàn ông đi cùng ra chỗ khác rồi dùng vũ lực khống chế và cưỡng hiếp Vương Quyên ngay trước mặt Dương Vũ mà anh ta không dám ho he.
    Sau 1 giờ đồng hồ, chuyện kinh hoàng chấm dứt, Dương Hỷ Lợi bỏ đi, Dương Vũ mới run rẩy gọi điện báo cảnh sát 110 mà cũng phải mất mới phút mới kể được điều gì đã xảy ra với gia đình mình. Mấy phút sau, cảnh sát cùng dân phòng chạy đến thì kẻ phạm tội đã cao chạy xa bay.
    Vương Quyên mặt mũi bị đánh bầm dập, vừa khóc vừa nói: “Thật không còn mặt mũi nào mà sống nữa, chết quách cho xong” và chửi chồng “không phải là đàn ông”.
    Dương Vũ vội đưa vợ đến bệnh viện, nhưng không có tiền đóng viện phí nên chỉ ở lại đó 10 giờ rồi lại đưa về. Mẹ Vũ cũng rất tức giận với con trai. Bà vớ gậy vừa đánh Dương Vũ vừa khóc vừa chửi: “Mày là thằng chồng vô dụng, đứa con bất hiếu!” rồi quỳ xuống xin lỗi con dâu.


    Sau khi sự việc được đưa tin trên báo chí, ngày nào cũng có hàng chục phóng viên tìm đến phỏng vấn hai vợ chồng và bà mẹ rồi viết với những lời lẽ miệt thị, chì chiết Dương Vũ. Hiện nay tình trạng tinh thần của hai vợ chồng đều rất xấu. Vương Quyên gần như sụp đổ, đã mấy lần lao đầu vào tường và cắt tay định tự tử phải vào viện cấp cứu. Dương Vũ đã cắt điện thoại và quyết định dời chỗ ở để tránh bị quấy nhiễu.

    Sau vụ việc, khi Dương Hỷ Lợi bị bắt giữ, bà mẹ anh ta còn kéo đến chửi mắng Vương Quyên đã quyến rũ rồi đổ tội cưỡng hiếp cho con bà ta. Anh trai hắn thì dọa nếu Dương Vũ không làm đơn bãi nại, sau khi ngồi tù mấy năm, khi về Dương Hỷ Lợi sẽ giết chết cả nhà họ. Khi phóng viên hỏi Dương Vũ sao không tìm cách ngăn chặn hành vi đồi bại của gã dân phòng, anh ta vừa khóc vừa nói: “Tôi cao có 1m6, nó cao 1m8 lại có đồng bọn sao địch lại được? Nếu báo cảnh sát ngay thì nó trả thù chết! Lúc ấy tôi cũng muốn cầm dao xông ra cho nó một nhát, nhưng nghĩ lại trong nhà còn có mẹ già với 4 con nhỏ, mình giết người đi tù thì ai nuôi họ? Tôi không thể làm nhà tan cửa nát được!”.


    Hèn nhát- căn bệnh xã hội

    Sau khi sự việc được báo chí đưa tin, một cơn bão thịnh nộ của dư luận đã đổ xuống đầu Dương Vũ. Anh ta bị gọi là “Gã chồng đớn hèn nhất thế gian”, “kẻ mắc chứng bất lực về tinh thần”... Giờ đây, từ “Dương Vũ” được dùng làm tiếng lóng để chế giễu những kẻ hèn.
    Nhiều ý kiến cho rằng cùng với thói vô cảm, khiếp sợ trước bạo hành đang trở thành căn bệnh xã hội, giờ đây khó tìm được người dám xả thân vì nghĩa. Bi kịch của gia đình Dương Vũ là đỉnh điểm của sự khiếp nhược, đớn hèn.
    Có người sống ở địa phương cho rằng, hành vi đớn hèn của Dương Vũ là hậu quả của tính cách nhu nhược. Trước đó, mỗi khi Vương Quyên đi vắng, tên dân phòng lại tìm đến lôi Dương Vũ đi uống rượu rồi đánh đập, mặc dù không muốn đi nhưng vì sợ kẻ mạnh hơn nên anh ta lần nào cũng vâng theo hắn, nên hắn mới ngày càng lấn tới.
    Cũng có ý kiến tỏ ra thông cảm với Dương Vũ khi cho rằng Dương Hỷ Lợi đại diện cho công quyền (mặc đồng phục dân phòng, có dùi cui trong tay) lại có đồng bọn đi cùng.
    Cũng có ý kiến phê phán dư luận. Lẽ ra phải tập trung lên án hành vi của Dương Hỷ Lợi thì lại tập trung mũi dùi vào người chồng khốn khổ Dương Vũ, thậm chí có người quá khích còn đòi trừng phạt anh ta. Họ cho rằng, Dương Vũ đáng thương hơn là đáng giận.


    Theo Tiền Phong




    Bởi anh ta được dạy từ bé như bao người TQ khác , xem Hàn Tín lòn trôn là tấm gương về sự nhẫn nhục để sinh tồn ! :-":-":-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này