Mic. MIC. MIC . MIC..... SOS. SOS.. SOS.. Xin đừng khóc cho con..... 1 đời bệnh tật, mất tuổi thanh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bangbang1, 23/02/2012.

6046 người đang online, trong đó có 651 thành viên. 22:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3822 lượt đọc và 79 bài trả lời
  1. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Ba ơi!!!!!!!!! COn nghe chúng nó mua MIC. Bay TK từ 8x-1x, mang trầm cảm bệnh tật, nỗi đau mất tuổi thanh xuân.
    Ba đau đớn nhìn đứa con và nói. Ba cho mày 1 bài về MIC. Đọc kỹ đi rồi sau này con biết mà tránh.

    Kể từ ngày Tây lại đất Hàn ,
    Ðào sông Câu Nhí, tìm vàng Bông Miêu ,
    Dặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêu,
    Ở nuôi Thầy, Mẹ, sớm chiều cũng có Anh .

    Bồng Miêu mua dễ khó về.
    Khi mua hoành tráng tê về Cụt Khu.

    http://f319.com/home/1465638
    Sắp hết thời hạn khai thác đóng cửa. MIC sở hữu 10%


    BAO GIỜ HẾT VÀNG BỒNG MIÊU? * Phóng sự của Long Vân
    Chỉcòn 5 năm nữa, Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu (gọi tắt là Công ty vàng Bồng Miêu) sẽ hết phép hoạt động khai thác tại mỏ vàng Bồng Miêu, Quảng Nam. Trong hơn 20 năm qua, doanh nghiệp này đã khai thác được bao nhiêu vàng tại mỏ Bồng Miêu? Số vàng đó được đưa đi đâu, mang lại nguồn lợi gì cho nền kinh tế nước nhà? Và, mỏ vàng Bồng Miêu khai thác đến khi nào thì hết vàng hết vàng?...
    Mỏ vàng Bồng Miêu nằm trên đất Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam, đi theo đường bộ chỉ cách TP Tam Kỳ chừng 35 cây số về hướng Tây Nam. Tài liệu nghiên cứu của nhiều nhà sử học cho thấy, hơn 1000 năm về trước, người Chămpa xưa đã phát hiện và khai thác vàng ở khu mỏ này. Họ đã đặt tên Bồng Miêu, có nghĩa là “Cánh đồng vàng”, do bởi ở đây vàng có rất nhiều trong đá núi. Đến thời các chúa Nguyễn, “Cánh đồng vàng” cũng được chú trọng khai thác... Tuy nhiên, mỏ vàng Bồng Miêu bị khai thác nhiều nhất vẫn là trong những năm thực dân Pháp xâm lược nước ta. Ngày nay, vẫn còn đó những con đường hầm khai thác quặng vàng chạy ngoằn ngoèo hàng chục cây số trong lòng núi Kẽm, khoét rỗng ruột núi là bằng chứng sinh động, rõ rệt nhất về sự vơ vét khoáng sản, tài nguyên quí giá của thực dân Pháp đối với một nước thuộc địa. Có tài liệu xác định, sau khi phát hiện mỏ vàng Bồng Miêu có trữ lượng lớn, từ năm 1890 đến năm 1895, người Pháp đã mở đường Tam Kỳ - Bồng Miêu, thành lập Công ty vàng Bồng Miêu bắt dân bản địa đi phu lên núi Kẽm “bòn vàng”. Tính đến năm 1939, người Pháp đã khai thác mỏ Bồng Miêu mang về “mẫu quốc” đến 2.283kg vàng. Và, để có được một số lượng vàng lớn đó, người dân bản địa bị thực dân Pháp bắt làm phu vàng đã phải chịu bao cảnh cực khổ, giết chóc. Trên “Cánh đồng vàng”, hàng trăm và có thể là hàng nghìn phu vàng đã phải bỏ mạng. Đau thương, tang tóc, uất khí ngất trời Bồng Miêu... Vì thế, dù đã qua lâu rồi một thời kỳ đen tối của lịch sử, nhưng người dân xứ Quảng vẫn lưu truyền câu hát nghe ai oán lòng đến đời con, đời cháu: “Từ ngày Tây lại Cửa Hàn. Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu. Dặn lòng ai dỗ đừng xiêu...”.

    Qua tìm hiểu được biết, Công ty vàng Bồng Miêu được cấp phép khai thác trong vòng 25 năm kể từ tháng 3-1991. Trong khi việc khai thác vàng ở mỏ Bồng Miêu có vẻ như khá dễ dàng thì doanh nghiệp này đã mất một khoảng thời gian khá dài cho việc thăm dò mới chính thức công bố đi vào hoạt động. Câu hỏi được đặt ra, từ năm 2005 đến nay, trên diện tích vùng mỏ 32km2 mà Công ty vàng Bồng Miêu dự đoán khai thác là 3.108.700 tấn quặng, tương ứng 408.900 ao-xơ (OZ) vàng, đã khai thác được bao nhiêu ? Theo ông Trần Hà Tiên – Tổng Giám đốc Công ty vàng Bồng Miêu, cho biết: Hàm lượng vàng bình quân được khai thác ở Bồng Miêu có khác nhau tùy theo từng địa điểm. Cụ thể như ở mỏ Hố Gần, một tấn quặng có từ 2,5gam đến 3gam vàng; núi Kẽm có khoảng 5-6 gam/tấn; phía Đông Bồng Miêu từ 2-2,5 gam/tấn... Nói về trữ lượng vàng trong diện tích được phép khai thác, ông Trần Hà Tiên giải thích cho rằng, khái niệm “trữ lượng” được hiểu khác nhau giữa ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ “chuyên ngành”. Ngôn ngữ chuyên ngành địa chất mỏ quan niệm con số khối lượng quặng được thăm dò đầy đủ, có số liệu tin cậy để thiết kế khai thác và khai thác có hiệu quả kinh tế thì đó là “trữ lượng”; còn số liệu thăm dò địa chất ở mức tin cậy thấp hơn, nghĩa là chưa được thăm dò đầy đủ chi tiết, số liệu chưa ở mức tin cậy cao để có thể thiết kế khai thác và chưa được đánh giá về mặt kinh tế thì không gọi là trữ lượng mà gọi là “tài nguyên”. Theo ông Tiên, với cách hiểu nôm na trên, hiểu đúng nghĩa trữ lượng thì trong diện tích 230 ha được phép khai thác ở Bồng Miêu có “trữ lượng” khoảng 2 tấn vàng. Còn nếu nói đến “tài nguyên” thì xấp xỉ là 8 tấn vàng. Trong diện tích Giấy phép đầu tư tính ra số liệu “tài nguyên” khoảng trên 20 tấn vàng...
    Tuy nhiên, qua báo cáo của Công ty vàng Bồng Miêu thì từ năm 2006 đến ngày 31-1-2011, doanh nghiệp khai thác được tổng cộng 1.228,44kg vàng (tương đương 39.495,53 OZ) và 411,93kg bạc (tương đương 13.243,66 OZ). Tính ra số vàng thu được có năm ít nhất cũng hơn 230kg, năm nhiều thì trên 286kg. Và như vậy, có thể nhận thấy được số vàng khai thác vẫn còn khá… khiêm tốn so với dự đoán trước đó. Theo giấy phép, dự án khai thác vàng Bồng Miêu có tổng vốn đầu tư đăng ký là 40 triệu USD. Còn vốn góp của các nhà đầu tư là 3 triệu USD, trong đó phía nước ngoài 2,4 triệu USD và phía Việt Nam là 600 nghìn USD. Cũng vì vậy, ông Trần Hà Tiên xác định việc ăn chia trong hoạt động khai thác vàng Bồng Miêu, phía nước ngoài hưởng 80%, còn phía Việt Nam chỉ 20%. “Ngoài vốn pháp định do các bên góp; Công ty phải vay vốn để hoạt động. Việc vay vốn được phía nước ngoài thu xếp giúp. Vì vậy, doanh thu sau khi trừ chi phí, các khoản nộp ngân sách (thuế) và nợ vay, còn lại chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn. Bên nước ngoài khi chuyển lợi nhuận ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ phải nộp 5% thuế trên tổng số lợi nhuận chuyển ra” – ông Trần Hà Tiên giải thích thêm. Khai thác trong ngần ấy năm, Công ty vàng Bồng Miêu đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước (bao gồm các loại thuế: môn bài, tài nguyên, VAT, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân…), cùng với tiền thuê đất, phí bảo vệ môi trường là hơn 79,418 tỉ đồng…

    Doanh thu 2006-2011 Bồng miêu chỉ có tổng cộng 70tr USD = 1400 tỷ. Trừ chi phí lãi tầm vài ba trăm tỷ
    MIC hưởng 10% = vài chục tỷ chia 5 năm=> mỗi năm tầm vài tỷ =))=))=)) nên BCTC MIC 5 năm nay vẫn đì đẹt là thế
    39.495,53 x1800USD = khoảng 70tr doanh thu=))=))=))=))

    MIC rớt 8x-1x. Hiện đang lùa gà vào giải cứu hơn 1tr CP kẹp vùng 22-26. Hiện MIC ngắm thấy doanh thu, lợi nhuận từ vàng chỉ = con kiến nên chơi bài góp bùn, góp cát đóng lò gạch kiếm mấy đồng bạc lẻ mua giấy Ráp đánh dây chuyền han gỉ vì hoạt động cầm chừng.
    Bài viết có dùng tư liệu của @trangOTC @nhadautu_1970 . Cảm ơn anh đã cảnh báo để e dặn con cái em.[r2)][r2)]
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  3. dinhevnit

    dinhevnit Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Đã được thích:
    684
    Có vẻ thèm MIC quá rồi. Hehe, Kiểu này CE một mạch 10 phiên nữa
  4. CHUONGNGUYEN

    CHUONGNGUYEN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Muốn thắng trong điền kinh thì tốt nhất là vừa chạy vừa... rải đinh.
  5. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    =))=))=))=))=)) Lên khỏe vào, lên tới cái giá 8x mà các anh đạp đi rồi nói chuyện. :)):)):))
  6. nguyenhuan76

    nguyenhuan76 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2008
    Đã được thích:
    48
    Đơn vị trực thuộc

    1. Xí nghiệp Vàng Punếp :


    * Thành lập năm 1987
    * Trụ sở: xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
    * Điện thoại: 84.510.797137
    * E-mail: punepgold@minco.com.vn
    * Diện tích mỏ: 76 ha
    * Trữ lượng: 458 kg
    * Năng lực sản xuất: 30 kg vàng 98%/năm
    * Giám đốc : Ông Tăng Xuân Đen

    2. Xí nghiệp Cát Thăng Bình:



    * Thành lập năm 1997
    * Trụ sở: Cụm Công nghiệp Hà Lam - Chợ Được, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
    * Điện thoại: 84.510.874555
    * E-mail: silicatb@minco.com.vn
    * Diện tích mỏ: 135 ha
    * Trữ lượng: 9.554.536 tấn
    * Năng lực sản xuất: 200.000 tấn/năm
    * Các sản phẩm chính: cát thủy tinh (TTB), cát khuôn đúc (KTB),
    cát lọc nước (FS)
    * Giám đốc: Ông Phạm Minh Hùng

    3. Xí nghiệp Tràng Thạch Đại Lộc:



    * Thành lập năm 1996
    * Trụ sở: xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
    * Điện thoại: 84.510.846935
    * E-mail: trangthachdl@minco.com.vn
    * Diện tích mỏ: 29 ha
    * Trữ lượng: 1.685.000 tấn
    * Năng lực sản xuất: 50.000 tấn/năm
    * Các sản phẩm chính: Bột tràng thạch làm Ceramic (FC); Bột tràng thạch làm Granite (FG), Bột tràng thạch làm men gốm sứ (F1)
    * Giám đốc: Ông Trương Ngọc Thành

    4. Nhà máy chế biến Silica Quảng Nam:



    * Thành lập năm 2004
    * Trụ sở: Cụm Công nghiệp Hà Lam - Chợ Được, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
    * Điện thoại: 84.510.665789
    * E-mail: silicatb@minco.com.vn
    * Năng lực sản xuất: 12.000 tấn/năm
    * Các sản phẩm chính: BTA 80; BTA 200; BTA 325; BTA 400, mát-tic trát tường; keo dán gạch ốp lát
    * Giám đốc : Ông Nguyễn Thận

    5. NM Vải sợi thủy tinh Quảng Nam


    * Thành lập năm 2010
    * Trụ sở: Cụm Công nghiệp Hà Lam – Chợ Được, huyện Thăng Bình, Quảng Nam
    * Điện thoại: 84.510.3665165
    * Fax: 84 510 3665024
    * E-mail: vaithuytinh@minco.com.vn
    * Các sản phẩm chính:

    + Sợi thủy tinh: Gia cường trong nhựa nóng để tạo ra các sàn phẩm như: Ống dẫn, bình chịu áp suất, thùng chứa hóa học, nhíp ô tô, các bộ phận phức tạp, lò phản ứng,...Hệ thống nhựa tương hợp tốt với sợi này là poly ester, epoxy, vinyl ester...

    + Vải thủy tinh: Là vật liệu gia cường và được sử dụng phổ biến trong sản xuất các bộ phận máy móc như máy bay, tàu, ô tô, thùng chứa, tấm và panel lớn... Khả năng tương hợp tốt với các loại như: Polyester, Vinyl Ester, Expoxy and Polyurethane resins...
    * Năng lực sản xuất: 1.000 tấn/năm

    6. Chi nhánh TP Đà Nẵng


    * Thành lập tháng 4 năm 2010
    * Trụ sở: 539 Nguyễn Hữu Thọ, TP Đà Nẵng
    * Điện thoại: 84.511.3699414
    * Fax: 84.511.3699434
    * E-mail: minco@dng.vnn.vn
    * Giám đốc: Ông Nguyễn Thạch
  7. nguyenhuan76

    nguyenhuan76 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2008
    Đã được thích:
    48
    iên doanh

    1. Công ty TNHH vàng Phước Sơn:

    * Thành lập năm 2004, được liên doanh giữa MINCO với Công ty New Vietnam Mining.
    * Trụ sở chính: Thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
    * Điện thoại: 84.510.681350
    * Fax: 84.510.881130
    * Văn phòng giao dịch: 644-646 Ngô Quyền - Đà Nẵng

    2. Công ty khai thác vàng Bông Miêu:

    * Trụ sở chính: Thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh,
    tỉnh Quảng Nam
    * Điện thoại: 84.510.890050 / 84.510.890073

    3. Công ty Liên doanh công trình Miền Trung:

    - Thành lập năm 1997
    - Các đơn vị tham gia liên doanh:

    * Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (MINCO)
    * Công ty Liên doanh công trình hữu nghị (CEFICO)
    * Bộ Giao thông vận tải
  8. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Đội lái lợn này tháng 9/2011 MIC 22-26 hô hào lên 4x-6x-8x rồi nhảy vào múc bị các a táng cho dập mật đây. =))=))=))=))
  9. nguyenhuan76

    nguyenhuan76 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2008
    Đã được thích:
    48
    Tin công ty : Thông tin về khai thác vàng tại CHDCND Lào
    Ngày cập nhật: 09/01/2012

    MINCO CÙNG ĐỐI TÁC LÀO ĐƯỢC CẤP THÊM MỎ VÀNG SA KHOÁNG MỚI TẠI HUYỆN DAKCHEUNG, TỈNH SEKONG, CHDCND LÀO


    Sau thời gian khảo sát và thăm dò, trong tháng 12/2011 vừa qua, MINCO cùng đối tác là Cty TNHH Phatasa Attapư (Lào) được chính quyền tỉnh Sekong, Lào cấp Giấy phép khai thác thêm mỏ vàng sa khoáng tại huyện Dakcheung, tỉnh Sekong với diện tích 50 ha. Đến nay, MINCO đã cùng đối tác Lào hoàn chỉnh các thủ tục khác cần thiết liên quan đến việc khai thác vàng tại huyện Dakcheung, tỉnh Sekong.

    Như vậy, sau mỏ vàng sa khoáng ở huyện Laleum, tỉnh Sekong mà chính quyền địa phương đã cấp cho MINCO cùng đối tác Lào trong năm 2010, đây là lần thứ hai MINCO nhận được sự tín nhiệm của tỉnh Sekong trong lĩnh vực khai khoáng. MINCO tin tưởng rằng trong năm 2012, hoạt động của Công ty sẽ có nhiều khởi sắc
  10. nhadautu_1970

    nhadautu_1970 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    13
    Ngon đã đíu phải đi xúc cát với làm tùm lum tà la đủ nghề

Chia sẻ trang này