1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Ối dồi ôi !! Một lũ gà MIC ăn bánh vẽ Bồng miêu Phước Sơn -Hoá ra mỏ này toàn lỗ - Cả đàn gà đang

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nhadautu_1970, 17/09/2011.

4618 người đang online, trong đó có 346 thành viên. 23:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15343 lượt đọc và 312 bài trả lời
  1. nhadautu_1970

    nhadautu_1970 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    13
    Ối giồi ơi !!! mỏ vàng Bông miêu của MIC này . . Sự thật khủng khiếp !!!

    Đây sự thật về Bồng miêu đây !
    Sắp hết thời hạn khai thác đóng cửa. MIC sở hữu 10%


    AO GIỜ HẾT VÀNG BỒNG MIÊU? * Phóng sự của Long Vân
    Chỉcòn 5 năm nữa, Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu (gọi tắt là Công ty vàng Bồng Miêu) sẽ hết phép hoạt động khai thác tại mỏ vàng Bồng Miêu, Quảng Nam. Trong hơn 20 năm qua, doanh nghiệp này đã khai thác được bao nhiêu vàng tại mỏ Bồng Miêu? Số vàng đó được đưa đi đâu, mang lại nguồn lợi gì cho nền kinh tế nước nhà? Và, mỏ vàng Bồng Miêu khai thác đến khi nào thì hết vàng hết vàng?...
    Mỏ vàng Bồng Miêu nằm trên đất Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam, đi theo đường bộ chỉ cách TP Tam Kỳ chừng 35 cây số về hướng Tây Nam. Tài liệu nghiên cứu của nhiều nhà sử học cho thấy, hơn 1000 năm về trước, người Chămpa xưa đã phát hiện và khai thác vàng ở khu mỏ này. Họ đã đặt tên Bồng Miêu, có nghĩa là “Cánh đồng vàng”, do bởi ở đây vàng có rất nhiều trong đá núi. Đến thời các chúa Nguyễn, “Cánh đồng vàng” cũng được chú trọng khai thác... Tuy nhiên, mỏ vàng Bồng Miêu bị khai thác nhiều nhất vẫn là trong những năm thực dân Pháp xâm lược nước ta. Ngày nay, vẫn còn đó những con đường hầm khai thác quặng vàng chạy ngoằn ngoèo hàng chục cây số trong lòng núi Kẽm, khoét rỗng ruột núi là bằng chứng sinh động, rõ rệt nhất về sự vơ vét khoáng sản, tài nguyên quí giá của thực dân Pháp đối với một nước thuộc địa. Có tài liệu xác định, sau khi phát hiện mỏ vàng Bồng Miêu có trữ lượng lớn, từ năm 1890 đến năm 1895, người Pháp đã mở đường Tam Kỳ - Bồng Miêu, thành lập Công ty vàng Bồng Miêu bắt dân bản địa đi phu lên núi Kẽm “bòn vàng”. Tính đến năm 1939, người Pháp đã khai thác mỏ Bồng Miêu mang về “mẫu quốc” đến 2.283kg vàng. Và, để có được một số lượng vàng lớn đó, người dân bản địa bị thực dân Pháp bắt làm phu vàng đã phải chịu bao cảnh cực khổ, giết chóc. Trên “Cánh đồng vàng”, hàng trăm và có thể là hàng nghìn phu vàng đã phải bỏ mạng. Đau thương, tang tóc, uất khí ngất trời Bồng Miêu... Vì thế, dù đã qua lâu rồi một thời kỳ đen tối của lịch sử, nhưng người dân xứ Quảng vẫn lưu truyền câu hát nghe ai oán lòng đến đời con, đời cháu: “Từ ngày Tây lại Cửa Hàn. Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu. Dặn lòng ai dỗ đừng xiêu...”.
    Lịch sửvới bao biếnđổi thăng trầm. Trải qua những năm tháng chiến tranh đầy máu lửa vàhơn 30 năm sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, vào cuối năm 2005, mỏ vàng Bồng Miêu được “đánh thức” bằng những phương tiện khai thác quặng và tuyển rửa vàng hiện đại của Công ty vàng Bồng Miêu. Đây là một “liên doanh tay ba” giữa Công ty Olympus Pacific Minerals (Canada) với hai đối tác Việt Nam là Công ty Phát triển khoáng sản và Công ty cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam. Nếu người Chămpa xưa, rồi đến thời đại các chúa Nguyễn mở đất phương Nam khai thác vàng Bồng Miêu bằng phương pháp thủ công; thời Pháp thuộc “bòn vàng” bằng phương pháp bán thủ công... thì ngày nay việc khai thác của Công ty vàng Bồng Miêu hiện đại và tiên tiến hơn. Ngoài một nhà máy với dây chuyền đập nghiền, tuyển rửa, ngâm chiết quặng bằng nhiều loại hóa chất khác nhau, trong đó có không ít loại hóa chất cực kỳ độc hại như cyanua; thì việc lấy quặng vàng ở mỏ chủ yếu sử dụng mìn (Thuốc nổ công nghiệp - Amônit), thiết bị khoan và các loại xe chuyên dụng... Do đó mà việc khai thác vàng ở Bồng Miêu chẳng mấy khó khăn. Xin được chứng minh bằng việc khai thác quặng ở vùng quặng vàng lộ thiên Hố Gần. Vùng quặng này có diện tích 220ha, nằm cách nhà máy tinh luyện vàng của Công ty vàng Bồng Miêu chừng 500m; quặng vàng nằm cách mặt đất từ 3m – 4m; chỗ sâu nhất cũng chừng 5m đến 6m. Chỉ cần sử dụng xe đào bóc lớp đất, đá bề mặt, sau đó cho công nhân khoan hàng chục lỗ xuống lớp quặng dày, nhét thuốc nổ công nghiệp vào các lỗ khoan. Mìn được kích hoạt nổ làm tung lớp quặng lên và thế là đưa xe xúc tới xúc chở về nhà máy để xay nghiền, tuyển rửa lấy vàng. Mỏ Hố Gần được Công ty vàng Bồng Miêu chia ra thành 11 khu nhỏ, đến thời điểm hiện tại đã khai thác xong từ khu số 1 đến khu số 5. Bên cạnh là việc khai thác quặng trong lòng núi Kẽm. Ngọn núi này ngày trước người Pháp đã cho khoét gần 50 đường hầm vào lòng núi, ăn thông nhau đến vài chục cây số để lấy quặng vàng. Ngày nay, Công ty vàng Bồng Miêu cũng “đánh” một đường hầm mới vào hông núi, với chiều cao khoảng 4,5m, bề ngang 4m, đưa cả xe tải chuyên dụng vào, ra chở quặng vàng sau khi đã nổ mìn khai thác được mang về nhà máy. Đường hầm hiện cũng đã được xoi sâu vào lòng núi đến hơn vài cây số...
    Qua tìm hiểu được biết, Công ty vàng Bồng Miêu được cấp phép khai thác trong vòng 25 năm kể từ tháng 3-1991. Trong khi việc khai thác vàng ở mỏ Bồng Miêu có vẻ như khá dễ dàng thì doanh nghiệp này đã mất một khoảng thời gian khá dài cho việc thăm dò mới chính thức công bố đi vào hoạt động. Câu hỏi được đặt ra, từ năm 2005 đến nay, trên diện tích vùng mỏ 32km2 mà Công ty vàng Bồng Miêu dự đoán khai thác là 3.108.700 tấn quặng, tương ứng 408.900 ao-xơ (OZ) vàng, đã khai thác được bao nhiêu ? Theo ông Trần Hà Tiên – Tổng Giám đốc Công ty vàng Bồng Miêu, cho biết: Hàm lượng vàng bình quân được khai thác ở Bồng Miêu có khác nhau tùy theo từng địa điểm. Cụ thể như ở mỏ Hố Gần, một tấn quặng có từ 2,5gam đến 3gam vàng; núi Kẽm có khoảng 5-6 gam/tấn; phía Đông Bồng Miêu từ 2-2,5 gam/tấn... Nói về trữ lượng vàng trong diện tích được phép khai thác, ông Trần Hà Tiên giải thích cho rằng, khái niệm “trữ lượng” được hiểu khác nhau giữa ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ “chuyên ngành”. Ngôn ngữ chuyên ngành địa chất mỏ quan niệm con số khối lượng quặng được thăm dò đầy đủ, có số liệu tin cậy để thiết kế khai thác và khai thác có hiệu quả kinh tế thì đó là “trữ lượng”; còn số liệu thăm dò địa chất ở mức tin cậy thấp hơn, nghĩa là chưa được thăm dò đầy đủ chi tiết, số liệu chưa ở mức tin cậy cao để có thể thiết kế khai thác và chưa được đánh giá về mặt kinh tế thì không gọi là trữ lượng mà gọi là “tài nguyên”. Theo ông Tiên, với cách hiểu nôm na trên, hiểu đúng nghĩa trữ lượng thì trong diện tích 230 ha được phép khai thác ở Bồng Miêu có “trữ lượng” khoảng 2 tấn vàng. Còn nếu nói đến “tài nguyên” thì xấp xỉ là 8 tấn vàng. Trong diện tích Giấy phép đầu tư tính ra số liệu “tài nguyên” khoảng trên 20 tấn vàng...
    Tuy nhiên, qua báo cáo của Công ty vàng Bồng Miêu thì từ năm 2006 đến ngày 31-1-2011, doanh nghiệp khai thác được tổng cộng 1.228,44kg vàng (tương đương 39.495,53 OZ) và 411,93kg bạc (tương đương 13.243,66 OZ). Tính ra số vàng thu được có năm ít nhất cũng hơn 230kg, năm nhiều thì trên 286kg. Và như vậy, có thể nhận thấy được số vàng khai thác vẫn còn khá… khiêm tốn so với dự đoán trước đó. Theo giấy phép, dự án khai thác vàng Bồng Miêu có tổng vốn đầu tư đăng ký là 40 triệu USD. Còn vốn góp của các nhà đầu tư là 3 triệu USD, trong đó phía nước ngoài 2,4 triệu USD và phía Việt Nam là 600 nghìn USD. Cũng vì vậy, ông Trần Hà Tiên xác định việc ăn chia trong hoạt động khai thác vàng Bồng Miêu, phía nước ngoài hưởng 80%, còn phía Việt Nam chỉ 20%. “Ngoài vốn pháp định do các bên góp; Công ty phải vay vốn để hoạt động. Việc vay vốn được phía nước ngoài thu xếp giúp. Vì vậy, doanh thu sau khi trừ chi phí, các khoản nộp ngân sách (thuế) và nợ vay, còn lại chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn. Bên nước ngoài khi chuyển lợi nhuận ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ phải nộp 5% thuế trên tổng số lợi nhuận chuyển ra” – ông Trần Hà Tiên giải thích thêm. Khai thác trong ngần ấy năm, Công ty vàng Bồng Miêu đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước (bao gồm các loại thuế: môn bài, tài nguyên, VAT, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân…), cùng với tiền thuê đất, phí bảo vệ môi trường là hơn 79,418 tỉ đồng…
    Đáng quan tâm làsau khi quặng vàng được vềnhà máy xay nghiền, tuyển rửa, ngâm chiết trong hóachất, làm cho vàng trong quặng được hòa tan trong dung dịch cyanua, đưa vào thùng hấp thụ than hoạt tính để thu hồi vàng cho vào lò thiêu kết, nung chảy đúc thành vàng thỏi doré, Công ty vàng Bồng Miêu đưa sản phẩm này ra nước ngoài tinh luyện thành vàng 99,99% mà không nhập máy móc hiện đại về nước để tinh luyện. Vậy vàng doré được tinh luyện ra thành sản phẩm hàng hóa, Công ty vàng Bồng Miêu mang bán ở đâu ? Trong khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, Việt Nam phải nhập thêm vàng từ nước ngoài, vậy Công ty vàng Bồng Miêu có đưa sản phẩm vàng đã tinh luyện về nước bán cho người tiêu dùng không ?... Ông Trần Hà Tiên cho rằng , về mặt kinh tế, sản xuất đại trà sẽ rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất đơn chiếc. Hầu hết các mỏ vàng trên thế giới đều chỉ tuyển luyện quặng vàng tại nhà máy của mình đến sản phẩm hợp kim vàng – bạc, gọi là vàng doré. Tùy thuộc vào loại quặng ban đầu chứa hàm lượng vàng và bạc là bao nhiêu phần trăm mà vàng doré có chứa tỷ lệ vàng và bạc tương ứng. Sau khi tuyển luyện thành hợp kim vàng doré, các mỏ gửi sản phẩm của mình đế các nhà máy tinh luyện để tách riêng vàng, bạc, đưa vàng lên thành vàng 99,99%... Trên thế giới có một số nhà máy chuyên tinh luyện vàng thuê cho các mỏ. Những nhà máy này có công suất rất lớn; trong đó lớn nhất là Nhà máy Rand Refinery ở Nam Phi tinh luyện toàn bộ vàng khai thác được của Nam Phi và khắp Châu Phi, công suất có lúc lên tới 2,5 tấn/ngày và từ lúc được thành lập năm 1920 đến nay nó đã tinh luyện trên 40 ngàn tấn vàng. Giá cả tinh luyện từ vàng doré thành vàng 99,99 đối với 1 OZ vàng là khoảng 0,5 USD (theo ông Tiên giá thành này chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá thuê tinh luyện hiện nay ở Việt Nam). Do sản lượng vàng hàng ngày của Công ty vàng Bồng Miêu còn ít, nếu nhập máy móc về để tinh chế thì không hiệu quả kinh tế bằng thuê tinh luyện ở các nhà máy lớn ở nước ngoài…
    Ông Trần Hà Tiên cũng thẳng thừng khi công nhận, vàng 99,99% tinh luyện được bán ở nước ngoài, không tái nhập lại bán trong nước. Vì bán vàng luôn tại nước ngoài, tiền thu được sau khi trừ chi phí tinh luyện, còn lại chuyển thẳng vào tài khoản của Công ty vàng Bồng Miêu. Tiền thu bán vàng là tiền đô la Mỹ, từ nguồn thu trực tiếp này Công ty vàng Bồng Miêu có ngoại tệ để thanh toán các chi phí mua bán vật tư thiết bị của nước ngoài, trả nợ vay, v.v… Nếu nhập vàng trở lại để bán trong nước thì tiền thu là tiền Việt nam. Việc mua USD của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trang trải các khoản nói trên là rất khó khăn. Giá vàng trong nước có lúc cao hơn, nhưng cũng có lúc thấp hơn thị trường thế giới… Nhưng, ông Tiên cũng “phòng hậu” rằng, việc bán vàng trong nước có thể sẽ được thực hiện sau này nếu Công ty vàng Bồng Miêu thấy có lợi hơn…
    Và như thế, câu hỏi ai thu lợi nhiều nhất trong việc “bòn vàng” Bồng Miêu hiện nay không có gì là bí ẩn nữa...



    Doanh thu 2006-2011 Bồng miêu chỉ có tổng cộng 70tr USD = 1400 tỷ. Trừ chi phí lãi tầm vài ba trăm tỷ
    MIC hưởng 10% = vài chục tỷ chia 5 năm=> mỗi năm tầm vài tỷ =))=))=)) nên BCTC MIC 5 năm nay vẫn đì đẹt là thế

    qua báo cáo của Công ty vàng Bồng Miêu thì từ năm 2006 đến ngày 31-1-2011, doanh nghiệp khai thác được tổng cộng 1.228,44kg vàng (tương đương 39.495,53 OZ)


    39.495,53 x1800USD = khoảng 70tr doanh thu=))=))=))=))




  2. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
  3. hoangtuck

    hoangtuck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2009
    Đã được thích:
    0
    MIC tăng hơn 100% rùi , giờ vào cho nó đỗ vào đầu à , tuần sau đỗ máu rồi =))=))=))=))=))=))=))=))=))
  4. bravesteven

    bravesteven Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/08/2009
    Đã được thích:
    222
    Nên mở topic PR cho ASP thì hay hơn, dìm hàng người khác làm gì =))=))=))

  5. nhadautu_1970

    nhadautu_1970 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    13
    Lợi nhuận thằng Bồng miêu chia cho MIC cả năm éo bằng 1 thằng mỏ than xúc nửa tháng
  6. nhadautu_1970

    nhadautu_1970 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    13


    Mấy thằng bơm thổi MIC đang hỗn với anh anh đang dạy nó:)):)):))
  7. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.315
    Kết quả SXKD của MIC đây, rất bình thường (VĐL của MIC là 54 tỷ) :
    Theo quý | Theo năm
    Kết quả kinh doanh
    Xem đầy đủ Tổng doanh thu(*)46,245,14282,309,70584,145,86791,511,031
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]

    Tổng lợi nhuận trước thuế 3,597,7504,534,97211,379,13211,533,604
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]

    Lợi nhuận thuần từ HĐKD1,872,9784,462,23810,636,8559,094,256
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]

    Lợi nhuận ròng(**)3,071,5613,841,3189,975,9818,022,343
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]

    ROA5.38%6.27%11.08%8.01%
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]

    ROE11.19%12.45%19.80%14.03%
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    ----------------------------------------------------------------------------------------

    MIC thành lập năm 1984, mấy chục năm qua làm ăn không lỗ, nhưng chẳng mở mang được cái gì, kết quả cũng tằng tằng không có gì đặc biệt.
    Lưu ý rằng HAG năm 1991 chỉ là 1 xưởng mộc nhỏ đóng bàn ghế cho học sinh ở Gia Lai và trước đó ông Đoàn Nguyên Đức từ năm 1982-1986 đã 5 lần thi Đại học mà không đậu. Vậy mà bây giờ HAG đã là 1 đế chế hùng mạnh bậc nhất VN và ông Đoàn Nguyên Đức là 1 trong 29 doanh nhân thành đạt nhất Đông Nam Á.
    Tóm lại MIC đã già cỗi, không có gì đặc biệt ngoài sự bơm vá của đội đẩy.
  8. xylitol2000

    xylitol2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    0
    h eee...

    mình xả 50k ASP là chủ tóp chạy đứt dép
    :))
  9. locphat686868

    locphat686868 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    3
  10. Rutluivaolichsu

    Rutluivaolichsu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    1.506
    Hehe, may mà kìm chế được lòng tham ko vào MIC, nghiên cứu được 2 mã BLF và PXA nhưng lại ko vào được, mất toi 20% đợt này.

Chia sẻ trang này