Sóng ảo???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 16/10/2012.

3188 người đang online, trong đó có 87 thành viên. 05:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11405 lượt đọc và 142 bài trả lời
  1. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Bản tin thị trường phiên giao dịch 16.10.2012

    - Đánh giá phiên giao dịch 15.10.2012.
    + Thị trường có phiên giảm điểm nhẹ -0,98 (391,56 điểm), thanh khoản giảm - ở mức yếu. Lực cầu duy trì trạng thái hưng phấn ở các phiên trước tập trung ở các mã lỡm đã biến mất, cùng với gây ra trạng thái thanh khoản trở về mức yếu. Quá trình này tiếp diễn sẽ gây ra trạng thái giảm từ từ và kéo dài.


    - Thông tin
    + Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương 6 đã kết thúc. Chúng ta chờ những hành động từ cấp quản lý sẽ làm những gì, vì một quá trình tạo ra một cơ cấu kinh tế kém hiệu quả thì việc khắc phục nó sẽ tốn rất nhiều tiền và thời gian hơn là làm nó từ đầu, cùng với một lực lượng lao động mang những “tư duy”, “thói quen” và “tác phong” làm việc được hình thành một thời gian dài, giờ muốn thay đổi là chuyện rất khó, ngoài ra chất lượng lao động cũng đã được kiểm chứng với những hậu quả để lại vô cùng nặng nề. Vậy để thay đổi thì chúng ta sẽ cần phải có những chuyển biến rất lớn, cũng như có như gây ra những “chấn động” là điều khó tránh khỏi, đó là cách duy nhất lúc này. Cái quan trọng nhất cần làm đầu tiên là định hướng được nền kinh tế sẽ phát triển theo hướng nào, còn không mọi thứ chỉ là ảo tưởng.

    - Nhận định thị trường phiên giao dịch 16.10.2012

    + Thị trường có phiên giao dịch thận trọng, thanh khoản ở mức thấp. Hiện tại nền kinh tế này sẽ không thể hồi phục ngay lập tức với những yếu kém hiện tại, phải mất rất nhiều thời gian để đưa mọi thứ trở lại bình thường và sự bình thường đó là cả một vấn đề lớn, cùng với tùy vào sự quyết liệt và năng lực của cấp quản lý đến đâu. Trạng thái trung hạn thị trường vẫn sẽ giảm, quá trình giảm sẽ từ từ và đi vào trạng thái đóng băng một thời gian. Nếu có sự tác động đẩy thị trường tăng thì đây là con “sóng ảo” và sao đó trạng thái sẽ trở lại giảm như cũ. NĐT chỉ đánh T0, chỉ nắm giữ các mã cơ bản tốt. NĐT ít kinh nghiệm đứng ngoài thị trường. Hãy quan sát, kiềm chế và kiên nhẫn.

    Chúc thành công![};-

    P/s: Nếu thị trường có sự tác động đánh lên thì đây là con “sóng ảo”, NĐT nếu tham gia thì đánh nhanh rút ngọn, chỉ tham gia các mã cơ bản tốt, không nên tham gia các mã cơ bản yếu kém. NĐT trung và dài hạn có thể canh bán vào những phiên tăng.
    + Quá trình thay đổi nền kinh tế sẽ phải xảy ra những cú sốc là khó tránh khỏi, cũng như tạo ra những dư chấn ảnh hưởng đến nền kinh tế và nó sẽ tác động khá mạnh đến thị trường cũng như từng nhóm nghành cổ phiếu, các cổ phiếu yếu kém sẽ khó có cơ hội tồn tại và phần lớn sẽ hủy niêm yết hoặc rời khỏi sàn. NĐT hãy tránh những cổ phiếu này.

    - Danh mục cổ phiếu đánh ngắn hạn:
    + Hose: BTP, ITA, VNE, SRC, HSG, PVF
    + Hastc: PVX, SHS, VCG.

    Lưu ý: Danh mục này chỉ tham gia khi thật sự có sóng, chỉ được sử dụng khi thị trường phát tín hiệu tốt và khi tham gia vào những cổ phiếu này NĐT hãy cân nhắc và chấp nhận rủi ro, cùng với cho những NĐT có kinh nghiệm.
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
    Chiến lược
    + Thị trường vẫn ở trong xu hướng giảm, trạng thái sẽ giảm từ từ, những phiên phục hồi kỹ thuật sẽ ít dần đi, trạng thái đóng băng sẽ xuất hiện, xen kẽ đó là những phiên giảm mạnh.
    + Thị trường hiện tại chỉ thích hợp đánh T0.
    + Nếu có xảy ra “sóng ảo” thì NĐT có thể tham gia với chiến thuật đánh nhanh rút ngọn, danh mục khuyến nghị có thể tham gia (ngoại trừ các cổ phiếu có cả 3 ký tự màu đỏ cùng một lần), còn danh mục ngắn hạn thì hãy cân nhắc trước khi quyết định và nó chỉ giành cho NĐT có kinh nghiệm.
    + NĐT trung và dài hạn nếu thị trường xảy ra sóng tăng thì hãy bán bớt cổ phiếu.
    + NĐT đang nắm giữ cổ phiếu nếu không muốn bán và chỉ nên nắm giữ những mã cơ bản tốt thì có thể chủ động lướt sóng giảm giá vốn, hạn chế gia tăng cổ phiếu thời điểm này, chỉ nên mua bán trong số lượng có sẵn. Mua thời điểm giảm và bán thời điểm tăng. Có lời là bán liền.
    + NĐT ít kinh nghiệm đứng ngoài thị trường.
    + Các cổ phiếu yếu kém thì hãy thoát hết và không nắm giữ với bất kỳ mục đích nào.

    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Khuyến cáo
    - Những phân tích và nhận định trong bài viết thể hiện quan điểm riêng, độc lập của người viết và mang tính khách quan, không đại diện cho công ty chứng khoán. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, quyết định mua/bán thuộc về bạn.


    Thangbomnhat.

    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} table.MsoTableGrid {mso-style-name:"Table Grid"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-priority:59; mso-style-unhide:no; border:solid black 1.0pt; mso-border-themecolor:text1; mso-border-alt:solid black .5pt; mso-border-themecolor:text1; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-border-insideh:.5pt solid black; mso-border-insideh-themecolor:text1; mso-border-insidev:.5pt solid black; mso-border-insidev-themecolor:text1; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";}
  2. phuongdong116

    phuongdong116 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    119
    Cặm cụi đêm khuya làm gì bác ơi, giờ này chẳng có cài gì đúng cả đâu! Vui sống đi! Hì hì
  3. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136

    Cấp trên đã phân công roài !
    Một số môi giới thì tổ chức bán khống ở giá cao , kèm theo đó là dụ gà mua vào để HSC xả hàng.
    Sau đó thì đồng thanh tương ứng tung ra các bài viết nhận định bi quan, khuyên nhà đầu tư đứng ngoài thị trường để tăng cung giảm cầu dìm thị trường xuống đáy, tiếp theo đó thì tự doanh HSC sẽ cover lại với giá rẻ như cho.

    Vừa qua báo chí đưa tin HSC bị phạt vì tổ chức bán khống đấy !

    Việc lãnh đạo HSC nói không biết nhân viên bán khống chỉ là trò hề chối tội mà thôi !

    :-":-":-":-":-"
  4. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://www.vinacorp.vn/news/hsc-va-n...thuc/ct-534819

    HSC và 'ngôi vua' đầy thách thức

    Thứ Hai, 15/10/2012, 13:40


    [​IMG]
    Chiếm thị phần môi giới số 1 thị trường cũng như có lợi nhuận khủng khi hầu hết các CTCK thua lỗ, thành tích của CTCK TP. HCM (HSC) thật đáng kính nể nếu như không có sự vụ bị phạt nặng do liên quan đến hành vi bán khống tuần qua. Tìm hiểu kỹ câu chuyện này cũng như con đường kiếm lợi nhuận của HSC thì thấy, không phải mọi chuyện đều lấp lánh như thị trường vẫn tưởng.
    Bị phạt vì... nhân viên?
    Tuần qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) ra quyết định xử phạt HSC 105 triệu đồng do đã bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới và chưa giám sát, ngăn ngừa một cách hiệu quả, để xảy ra vi phạm của người hành nghề, nhân viên môi giới. Theo UBCK, ông Nguyễn Viết Xuân - người hành nghề chứng khoán và bà Phạm Thị Sương - nhân viên môi giới của HSC, đã cho khách hàng mượn chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khác để bán. Mỗi đối tượng đã bị phạt 85 triệu đồng, đồng thời ông Nguyễn Viết Xuân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
    Ngay sau khi sự việc diễn ra, HSC đã có thông cáo báo chí, viết: "HSC đã nghiêm khắc xem xét xử lý kỷ luật với hình thức cao nhất đối với các nhân viên không tuân thủ quy định". Lãnh đạo Công ty cho rằng, đây là hành vi mang tính chất cá nhân của một vài nhân viên và Công ty không có chính sách tạo kho hàng để cho khách hàng vay mượn chứng khoán.
    Nếu đúng như vậy, điều dư luận quan tâm là có hay không việc HSC dung túng hoặc làm ngơ cho nhân viên thực hiện tình trạng vay mượn cổ phiếu và bán khống? Theo lời một môi giới làm việc cho HSC, họ thoải mái lập ra các "kho hàng" để phục vụ cho khách hàng khi có nhu cầu. Trường hợp 2 môi giới Nguyễn Viết Xuân và Phạm Thị Sương bị xử phạt chỉ là "không may" bị phát hiện.
    Một nhà đầu tư có tài khoản tại HSC cho biết, bà thường xuyên được nhân viên của Công ty mời chào dịch vụ cho vay và vay cổ phiếu trực tiếp và qua tin nhắn. Nhân viên thực hiện công khai như vậy, tại sao hệ thống giám sát của Công ty không phát hiện được? Theo một nguồn tin từ UBCK, cán bộ thanh tra từng đóng vai nhà đầu tư mở tài khoản tại một số CTCK, trong đó có HSC, nên có đủ bằng chứng về việc nhân viên môi giới mời chào nhà đầu tư sử dụng dịch vụ vay và cho vay chứng khoán.
    Trên danh nghĩa, việc vay mượn chứng khoán được ngụy trang dưới hình thức các cá nhân thỏa thuận với nhau, cơ quan quản lý chỉ phát hiện ra khi có nhà đầu tư đứng ra tố cáo (trong trường hợp này là nhà đầu tư tố cáo ông Nguyễn Viết Xuân đến UBCK). Môi giới là người đóng vai trò trung gian, kết nối nhà đầu tư có nhu cầu vay - cho vay cổ phiêu, bằng mọi cách khuyến khích họ giao dịch để đạt định mức Công ty giao và được hưởng hoa hồng cao.
    Theo một số môi giới, khi đã thỏa thuận được với bên cho vay chứng khoán, bên vay sẽ phải chịu một khoản gọi là chi phí cho vay bán chứng khoán, mức phí này dao động từ 0,06% đến 0,07%/ngày, tính trên tổng giá trị giao dịch thực hiện. Ở một số trường hợp, mức phí sẽ được tính là 1,1% trên giá trị giao dịch trong vòng 6 - 7 ngày kể từ ngày thực hiện giao dịch, nếu sau thời điểm này mà người vay vẫn chưa "trả hàng" thì sẽ áp mức lãi suất cao hơn.
    HSC có hoàn toàn vô can và tất cả lỗi đều là do nhân viên làm? Rất nhiều người đặt ra câu hỏi này, nhất là sau khi đọc Thông cáo báo chí "giải thích" vụ việc với công chúng của HSC.
    Lợi nhuận lớn từ đâu?
    Ông Lê Công Thiện - Phó tổng giám đốc phụ trách môi giới HSC
    Về việc nhà đầu tư Nguyễn Thế Nhân khiếu nại về nhân viên và trách nhiệm của HSC, chúng tôi muốn giải thích rõ thêm sự việc này bao gồm hai nội dung hoàn toàn khác nhau: Việc nhân viên môi giới cung cấp dịch vụ giới thiệu cho khách hàng vay mượn chứng khoán lẫn nhau mà không có sự đồng ý của Công ty là vi phạm quy định Công ty, quy định của Luật Chứng khoán. Nhân viên này đã bị UBCK phạt và Công ty xử lý kỷ luật. Công ty cũng có trách nhiệm liên đới và đã bị UBCK phạt vi phạm hành chính.
    Việc NĐT thỏa thuận với nhân viên môi giới cùng kinh doanh trên tài khoản của nhân viên, dẫn đến thua lỗ và khiếu kiện là vụ viêc mang tính chất dân sự. HSC không thể theo dõi việc nhà đầu tư tự mình chuyển tiền vào tài khoản của nhân viên, cũng như không thể cấm nhân viên giao dịch trên tài khoản của mình, vì đây là các hành vi hợp pháp.
    Về lợi nhuận của HSC, với một TTCK nhỏ như hiện nay thì giá trị giao dịch và những hoạt động môi giới rất giới hạn nên chúng tôi không trông chờ vào lợi nhuận từ những hoạt động môi giới. Tất cả lợi nhuận tại HSC đều đến từ các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh và sử dụng nguồn vốn và những con số này đã được công khai trên báo cáo tài chính có kiểm toán của Công ty.
    HSC được lợi gì từ dịch vụ "chui" mà nhân viên Công ty này thực hiện? Giao dịch nhiều, khách hàng sẽ sử dụng các sản phẩm tài chính của Công ty và phải nộp khoản phí đáng kể. Bên cạnh đó, Công ty còn thu được phí từ việc nhà đầu tư bán và mua chứng khoán để trả hàng, tạo ra doanh số giao dịch lớn hơn rất nhiều nếu chỉ thực hiện trên tài khoản thực có của nhà đầu tư.
    Nếu đọc báo cáo thường niên 2011 của HSC có thể thấy, cách quản lý tài khoản khách hàng của Công ty hiện nay không khó để nhân viên thực hiện việc vay mượn tiền và chứng khoán trong tài khoản: Đa số khách hàng chọn việc mở tài khoản qua tài khoản tổng tại HSC. Đối với các nhà đầu tư, HSC hoạt động như một tổ chức tín dụng và nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản tổng do HSC quản lý. HSC đã trang bị sẵn sàng hệ thống SBL (Securities Borrowing and Lending) đối với nghiệp vụ vay và cho vay chứng khoán. "Cùng với nghiệp vụ cho vay giao dịch ký quỹ mới được phép triển khai trong năm 2011, HSC sẽ đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng với nghiệp vụ vay và cho vay chứng khoán trong tương lai", báo cáo viết.
    Ông Johan Nyeve, Tổng giám đốc HSC trả lời cơ quan truyền thông rằng, lợi nhuận của Công ty chủ yếu đến từ việc kinh doanh nguồn vốn chủ sở hữu trên 2.000 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính của HSC, năm 2011, Công ty này có doanh thu 397 tỷ đồng, trong đó dịch vụ hỗ trợ thanh toán chiếm tới 163 tỷ đồng, lãi tiền gửi đạt 145 tỷ đồng, góp phần tạo ra lợi nhuận sau thuế gần 200 tỷ đồng.
    Dấu hỏi ở đây là dịch vụ hỗ trợ thanh toán chiếm tỷ trọng lớn nhất đến từ những nguồn nào? Báo cáo thường niên 2011 của HSC viết "HSC có khả năng đáp ứng ngay cả với các khoản mục cho vay thanh toán những giao dịch lớn, ngay lập tức", cần lưu ý rằng, CTCK không có chức năng cho vay, đồng thời mãi tới cuối quý 1/2011, sản phẩm cho vay giao dịch ký quỹ mới được UBCK cho phép thực hiện. Ở đây nên hiểu dịch vụ hỗ trợ thanh toán của HSC như thế nào để tạo ra khoản doanh thu lớn như vậy?
    Không ít sản phẩm của HSC cũng đang gây băn khoăn cho nhà đầu tư rằng, liệu cơ quan thanh tra để mắt đến, họ có "vô tình" vi phạm quy định pháp luật (phải có tiền và chứng khoán trong tài khoản mới được giao dịch) như: "Tự động tính sức mua ngay khi đặt lệnh mua cho dù lệnh mua chưa khớp. Khoản tiền bán chứng khoán được cộng ngay vào sức mua tài khoản mà không cần làm thủ tục ứng trước tiền bán. Quyền mua đã thanh toán, cổ phiếu thưởng đang chờ về được cộng ngay vào sức mua của tài khoản"...
    Thất vọng "ngôi vua"
    Đứng số 1 trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng là niềm mơ ước của doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự có ý nghĩa khi doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị trường.
    Vụ việc HSC bị phạt đang làm bùng lên những bức xúc bấy lâu của nhà đầu tư khi họ cảm thấy tại một số CTCK, nguyên tắc công bằng bị phá vỡ và vi phạm nghiêm trọng, tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng, làm các nhà đầu tư chân chính thua lỗ nặng nề và mất niềm tin vào TTCK. Đơn cử, hiện tượng tiếp tay cho bán không, tình trạng một số môi giới kết hợp với một nhóm đầu tư thỏa thuận mượn cổ phiếu khách hàng, sau đó bán để "dìm" giá cổ phiếu giảm đến một mức nào đấy, rồi họ sẽ mua trả lại hàng. Điều này đã từ lâu khiến rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ bức xúc, nhất là khi từ đầu tháng 9 đến nay, thị trường đã sụt giảm rất mạnh.
    Điều nguy hiểm đã và đang tồn tại ở các CTCK nói chung là việc sử dụng tài khoản tổng, môi giới là người theo dõi tài khoản của nhà đầu tư. Khi thấy tình trạng một số tài khoản đứng im không có giao dịch, nếu CTCK không được quản trị tốt thì môi giới sẽ dễ nảy sinh tình trạng chủ động mượn tạm chứng khoán cho khách hàng nào có nhu cầu "bán khống". Một cộng tác viên của HSC cho hay, trong hợp đồng của HSC ký với khách hàng khi mở tài khoản, có một điều khoản trao quyền rất lớn cho nhân viên: "ủy quyền toàn bộ cho người quản lý tài khoản được quyền đặt lệnh mua, bán...".
    Những hạn chế của TTCK Việt Nam về sự nghèo nàn về sản phẩm đã được đề cập rất nhiều lần, nhưng "lách luật" để tạo ra những ưu thế cho riêng khách hàng của mình và lôi kéo khách hàng gia tăng giao dịch, tạo ra sự bất công bằng và lộn xộn trên thị trường rõ ràng không phải là con đường đi lên "có hậu" của bất kỳ CTCK nào. Con đường này, dù có khiến CTCK đạt được "ngôi vương", nhưng không nhận được sự kính nể của các thành viên thị trường.
    Hơn bất cứ lời tự quảng bá đẹp đẽ nào, trở thành CTCK được yêu thích nhất trên TTCK Việt Nam do chính thị trường công nhận và từ các hoạt động nghiệp vụ hợp pháp để giành lợi nhuận cao, đó mới là con đường bền vững để tiến đến "ngôi vương" mà CTCK cần hướng tới.

    ĐTCK
    Cái tổ tò vò bán khống đã bị phát hiện.
    Hôm nay lại lòi thêm vụ lừa đảo khách hàng.

    HSC ôi là HSC .
    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^



  5. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136

    Vụ việc tại HSC: Lời kêu cứu của nhà đầu tư



    [​IMG]
    Các giao dịch đều bằng miệng và qua chat, không ký hợp đồng trực tiếp với công ty mà chỉ giao dịch qua nhân viên môi giới, đến khi mất tiền nhà đầu tư "kêu cứu" khắp nơi.

    Đầu tháng 9/2012, UBCK đã nhận được thư phản ánh của một nhà đầu tư tên Nguyễn Thế Nhân, đặt tài khoản tại CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) trình bày việc trưởng phòng môi giới HSC Kim Liên là ông Nguyễn Viết Xuân nhận cọc bán khống nhưng không trả lại tiền cho nhà đầu tư.
    Anh Nhân cũng đã gửi thư phản ánh lên CafeF yêu cầu làm rõ và gửi đơn tố cáo đến Phòng cảnh sát ******* kinh tế thành phố Hà Nội.


    [​IMG]Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 816x612.[​IMG]
    Biên bản làm việc của anh Nhân với UBCK
    Theo đó, qua giao dịch ở HSC anh Nhân có quen trưởng phòng giao dịch HSC Kim Liên là ông Nguyễn Viết Xuân.
    Ông Xuân đã giới thiệu cho anh Nhân sản phẩm mua bán T+0 cho khách hàng, ông Xuân nói đây là sản phẩm của công ty chứng khoán HSC nên việc mua bán là hoàn toàn tin tưởng và việc mua bán này thực hiện toàn toàn trên tài khoản của ông Xuân.
    Theo đó, tại ngày T-1, ban đầu khách hàng sẽ chuyển tiền đặt cọc mua một lô hàng có sẵn (tỷ lệ đặt cọc từ 30-40% trị giá lô hàng, số còn lại công ty sẽ cho vay), các cam kết đều thỏa thuận bằng miệng và qua chat (Yahoo messenger). Sau khi chuyển tiền, sang đến ngày T nhà đầu tư có thể bán ngay số chứng khoán trên (bán T+0), sau một thời gian khi giá chứng khoán xuống thấp, nhà đầu tư có thể mua lại (cover) số đã bán để trả lại cổ phiếu cho ông Xuân.
    Theo như đơn phản ánh, trong khoảng thời gian từ tháng 4/2011 đến tháng 9/2011 anh Nhân đã 11 lần chuyển tiền cho ông Xuân vào hai tài khoản 011C127556 đứng tên Nguyễn Viết Xuân và 011C131000 đứng tên Nguyễn Việt Hùng là tài khoản ủy quyền em ruột của ông Xuân để đặt mua các lô hàng KLS và SHN, tổng các khoản tiền đã chuyển lên đến hơn 1,3 tỷ đồng.


    [​IMG]Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 1113x791.[​IMG]

    Một trong các phiếu nộp tiền mặt của anh Nhân vào tài khoản Nguyễn Viết Xuân (tài liệu anh Nhân cung cấp)

    Sau khi chốt mua các lô chứng khoán (có sẵn) nói trên, anh Nhân đã đặt bán số chứng khoán này từ ngày 05/9/2011-23/9/2011 nhưng sau đó ông Xuân nói không có chứng khoán để bán.
    Anh Nhân đã đòi lại tiền của ông Xuân (1,3 tỷ đồng) nhưng ông Xuân đã xin anh Nhân một cơ hội sửa sai. Anh Nhân đồng ý chuyển số tiền đặt cọc trên để mua chứng khoán (thật), nhưng ông Xuân cho rằng nên mua trên tài khoản của ông Xuân vì ông Xuân là trưởng phòng giao dịch nên có nhiều dịch vụ margin hơn.
    Đến ngày 28 và 29 /12/2011 anh Nhân đã đặt mua 50.000 cổ phiếu OGC giá 7.200 đồng/cp, 30.000 cổ phiếu VND và 15.000 cổ phiếu SCR giá 5.700 đồng/cp trên tài khoản của ông Xuân nhưng không có sao kê và anh Nhân đã phát hiện ra số chứng khoán đặt mua không khớp trên hệ thống. Anh Nhân đã yêu cầu ông Xuân hoàn trả số chứng khoán trên nhưng ông Xuân đã khất lần thứ hai.
    Quá bức xúc, anh Nhân đã đi gặp lãnh đạo HSC tại Hà Nội nhưng HSC cho rằng vụ việc này không liên quan đến HSC vì anh Nhân không ký bất cứ hợp đồng nào với HSC còn ông Xuân không trả tiền cũng như trả chứng khoán cho anh Nhân suốt từ đó đến nay.
    Có hành vi bán khống hay không?
    Trên bảng sao kê tài khoản 011C127556 mang tên Nguyễn Viết Xuân mà ông Xuân đưa cho anh Nhân (vì anh Nhân yêu cầu phải đưa sao kê khớp lệnh chứng khoán), đã có rất nhiều lệnh chuyển tiền đặt cọc bán chứng khoán T+0 được chuyển đến tài khoản của Nguyễn Viết Xuân hoặc ông Xuân chuyển tiền sang các tài khoản khác để bán chứng khoán T+0.
    Ví dụ ngày 02/08/2011, tài khoản 011C141xxx đã nộp cho ông Xuân 60 triệu đồng đặt cọc bán 20.000 cổ phiếu PVX giá 10.2 theo kỳ hạn tuần (ngày bán 2/8/2011 – T+0).
    Ngày 15/3/2012, ông Xuân cũng chuyển 66,6 triệu đến tài khoản tài khoản 001C023xxx đẻ chuyển tiền ký quỹ bán 30.000 cổ phiếu VCG vào ngày 15/3/2012, ngày 16/3/2012 chuyển tiền ký quỹ bán 20.000 cổ phiếu VCG giá 12.5 vào ngày 16/3.
    Ngày 18/4/2012, chuyển tiền đến tài khoản 011C140xxx để nộp tiền góp vốn bán 50.000 cổ phiếu STB ngày 18/4/2012…
    [​IMG]Ảnh này đã bị thay đổi kích thước. Ấn vào đây để xem bản đầy đủ. Kích thước gốc là 812x288.[​IMG]
    Giao dịch chuyển khoản để bán 50.000 cổ phiếu STB từ tài khoản Nguyễn Viết Xuân cho một tài khoản khác (trích sao kê tài khoản 011C127556 của Nguyễn Viết Xuân do anh Nhân cung cấp)
    Trách nhiệm của HSC ở đâu?
    Trước khi UBCK ra quyết định xử phạt 2 nhân viên môi giới của HSC, trao đổi với ông Johan Nyvene, Tổng giám đốc HSC, ban đầu ông Johan cho biết ông chưa hề biết về sự việc này :-j:-j:-j , ông Johan có cho biết một tuần nay UBCK đang có đợt thanh tra tại HSC và các quyết định như thế nào phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
    Khi được hỏi trách nhiệm của HSC trong chuyện này như thế nào, ông Johan cho biết chưa thể nói một cách chính xác về trách nhiệm của HSC vì từ trước đến nay HSC luôn tuân thủ tuyệt đối các quy định của UBCK. HSC không cung cấp dịch vụ bán khống nên nếu nhân viên HSC làm sai, nhân viên đó sẽ phải có trách nhiệm với pháp luật.
    Ngày 11/10/2012, UBCK ra quyết định xử phạt hai nhân viên môi giới của CTCK Chứng khoán TP.HCM là ông Nguyễn Viết Xuân và bà Phạm Thị Sương mỗi người 85 triệu đồng vì đã cho khách hàng mượn chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khác để bán.
    Thông cáo báo chí của HSC gửi đi sau khi UBCK xử phạt 2 nhân viên Nguyễn Viết Xuân và Phạm Thị Sương, HSC đã nghiêm khắc xem xét xử lý kỷ luật với hình thức cao nhất đối với các nhân viên không tuân thủ quy định.

    HSC cho rằng, đây là hành vi mang tính chất cá nhân của một vài nhân viên và đi ngược lại với chính sách của HSC luôn nghiêm cấm nhân viên thực hiện các nghiệp vụ không được sự cho phép của UBCKNN.

    Trao đổi với ông Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành công ty Luật Basico, ông Hải cho rằng nếu HSC thu phí từ dịch vụ này thì HSC sẽ phải có liên đới trách nhiệm cho dù nhà đầu tư không ký hợp đồng sử dụng dịch vụ bán khống trực tiếp đối với HSC.
    Đối với vụ việc của anh Nhân, ông Hải cho biết vẫn cần phải chờ kết luận của cơ quan điều tra.

    Tuy nhiên ông Hải khuyên các nhà đầu tư cần phải nâng cao kiến thức khi sử dụng các hợp đồng phái sinh vì hiện tại ở Việt Nam các dịch cụ cung cấp sử dụng giao dịch phái sinh đều rất lộn xộn do chưa có hành lang pháp lý cụ thể, do đó khi nhà đầu tư giao dịch với CTCK hay nhân viên môi giới, khi xảy ra sự việc gì nhà đầu tư sẽ là người chịu thiệt đầu tiên.

    Hiền Anh

    Theo TTVN

    Dạo này sao báo chí đưa tin về nạn nhân của HSC bị môi giới lừa nhiều thế nhỉ?
    Tin này mới tinh đấy.
    Vừa chiều nay xong.

    Vẫn còn nhiều nạn nhân đang khiếu kiện đấy .
    Và Nguyễn Viết Xuân chỉ là con dê tế thần mà thôi .
    Ai tin được là công ty không cho mà nhân viên dám làm ?
    :-??:-??:-??


  6. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Bán khống là phạm pháp ! [r23)][r23)][r23)]

    Chim lợn để canh mua giá rẻ là vô liêm sĩ
    ! [r37)][r37)][r37)]
  7. Phuthuy_VNINDEX

    Phuthuy_VNINDEX Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2011
    Đã được thích:
    1.985
    Sóng sánh gì giờ này cụ ơi, MMs không cho các cụ dễ ăn thế đâu?
    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/10/gia-ve-may-bay-dong-loat-tang-tu-15-10/
  8. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Uỷ thác đầu tư, ủy quyền giao dịch do chủ thớt mời gọi là một dạng lừa đảo mới mà hiện nay đã có nạn nhân nộp đơn kiện nhân viên môi giới HSC tại Tp Hồ Chí Minh .

    Cảnh báo này cần thiết với những nhà đầu tư chân chính không sử dụng dịch vụ bán khống của HSC .


  9. trandinh6868

    trandinh6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2012
    Đã được thích:
    8
    Bờm này là người có tâm chỉ là tầm còn hơi thấp mà thôi. Sóng ảo ư ? Anh không tranh cãi nhưng chú cứ nhìn đi nhé:-bd:-bd:-bd
    Chú nhận định anh còn muốn:-bd đọc chứ như cái thằng Dương văn Kháng thối không sao ngửi được tâm không có tầm cũng không mà cứ tưởng mình là bố thiên hạ lần này TT tăng cho cái thằng nói phét Kháng tiền éo có cứ ngồi đấy mà gặm nhấm nỗi đau thôi:)).
  10. ThaiUyen

    ThaiUyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Ở đâu có thangbomnhat ở đó có TraMy686!

Chia sẻ trang này