Đầu tư theo giá trị DN – Những điều nên biết, nên làm và bắt đầu không bao giờ là muộn (Tiếp theo)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ga_moi, 02/04/2013.

1629 người đang online, trong đó có 651 thành viên. 08:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15849 lượt đọc và 63 bài trả lời
  1. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Trước khi tiếp tục phần mới, để các bạn tiện theo dõi, tôi xin đưa lại các link của các phần trước
    http://f319.com/home/1588560
    http://f319.com/home/1589069
    và cũng xin được thống nhất là từ hôm nay, để cho thuận tiện những trao đổi chúng ta sẽ chuyển đến topic này, tôi sẽ không quay lại để trả lời các bạn ở các topic trước nữa nhé.
    2. Cần có những gì để có thể thực hiện Đầu tư theo giá trị DN?
    2.1 Tư tưởng
    Có một triết gia đã nhận định thế này:”Tư tưởng quyết định hành động”. Do đó khi đã quyết định tham gia vào ttck theo hướng Đầu tư theo giá trị DN chúng ta cần xác định tư tưởng thật rõ ràng và kiên định với con đường đã chọn để tránh cho khoản đầu tư của mình gặp những rủi ro do chính những hành động không đúng của chúng ta gây ra dẫn đến tổn thất hay thậm chí thất bại. Sau đây tôi kể ra một vài cái bẫy mà chúng ta rất dễ mắc phải nếu không có tư tưởng vững vàng, nhất là khi mới định hướng Đầu tư theo giá trị DN:
    - Do vòng quay vốn đối với Đầu tư hưởng cổ tức thường kéo dài nên dễ gây tâm lý sốt ruột cho nhà Đầu tư. Gặp lúc thị trường diễn ra sôi động, thị giá nhiều cp thay đổi liên tục, nhiều người rất dễ từ bỏ giữa chừng và quay trở lại với thói quen đầu cơ. Gặp phải tình huống này, chúng ta cần phải luôn nhớ, khoản đầu tư của chúng ta chắc chắn sẽ mang lại một khoản lợi nhuận trong tương lai (dù thị giá có tăng hay giảm) còn Đầu cơ có thể làm chúng ta mất sạch.
    - Sự biến đổi nhanh với biên độ lớn của thị giá cp so với giá cp lúc chúng ta mua cũng là một nguyên nhân dễ làm nhà đầu tư thay đổi ý định. Khi thị giá cp tăng nhanh so với lúc chúng ta đầu tư, vd do doanh nghiệp có lợi nhuận đột biến, nhà đầu tư rất dễ bị phấn khích rồi dẫn đến suy nghĩ sai lầm là muốn chốt lời sớm ->điều này tuy không làm thiệt hại về tiền nhưng đại bộ phận là mất đi một khoản đầu tư tốt, thường làm giảm hiệu suất đầu tư. Đó là còn chưa kể số tiền thu về nhiều khi lại đầu tư vào khoản khác kém hiệu quả hay thậm chí gặp rủi ro. Khi thị giá cp giảm xuống so với lúc đầu tư, về bản chất là chưa gây ra thiệt hại gì cho khoản lợi nhuận tương lai nhưng rất dễ gây tác động tâm lý xấu dẫn đến cắt lỗ (?) chấm dứt khoản đầu tư trước thời hạn. Gặp tình huống này, chúng ta cần phải nhớ rõ lợi nhuận của khoản đầu tư theo tính toán từ đầu sẽ đến từ kết quả kinh doanh của DN chứ không phải đến từ chênh lệch thị giá cp. Từ đó ta bình tâm xem xét nguyên nhân giảm thị giá cp để có ứng xử đúng đắn.
    Tóm lại về tư tưởng, chúng ta cần kiên định, tự tin, điềm tĩnh trước mọi diễn biến tránh xử lý vội vàng, và quan trọng là không được quá cứng nhắc mà phải có ứng biến kịp thời với biến động về tình hình của DN.
    2.2 Vốn
    Chắc nhiều bạn nghĩ điều tất nhiên là phải có vốn thì mới nói chuyện đầu tư được, cái đó có gì phải bàn đâu? Nhưng theo quan điểm của tôi thì có khá nhiều vấn đề về vốn chúng ta cần chuẩn bị. Một sự chuẩn bị kĩ càng trên phương diện này sẽ đem lại nhiều lợi thế cho việc tiến hành đầu tư.
    Đầu tiên chúng ta sẽ nói đến tầm vóc của vốn đầu tư lớn hay nhỏ. Nhiều bạn nghĩ mình chả có nhiều tiền, hơi đâu nghĩ chuyện đầu tư, vừa lâu có thành quả, vòng quay vốn thì chậm mà lại phải tìm hiểu đủ thứ… Theo tôi đó là những suy nghĩ hết sức sai lầm, chính từ những suy nghĩ kiểu thế mà nhiều người tham gia ttck theo kiểu phong trào, hời hợt và phó mặc cho may rủi dẫn tới thua lỗ mất hết vốn. Số tiền bạn mất đi có thể chả là gì so với tt, nhưng đối với mỗi chúng ta nhiều khi lại rất có ý nghĩa. Điều quan trọng nữa là qua những giao dịch thiếu sự tìm hiểu như thế, bạn chả học được gì cả, vừa mất thời gian, vừa mất tiền. Rồi đến khi có món tiền mới bạn có thể lại tiếp tục thua rất dễ dàng. Vì thế, dù tham gia với số tiền lớn hay nhỏ, bạn cũng nên đặt vấn đề đầu tư nghiêm túc, vừa đỡ rủi ro lại vừa có định hướng trau dồi hiểu biết, kinh nghiệm để khi có vốn lớn hơn ta đã sẵn sàng xây dựng Danh mục đầu tư cho cuộc đời mình. Một điều nữa chúng ta cũng cần lưu ý, đó là sự khác biệt về qui mô vốn có thể dẫn tới những kết quả đầu tư khác nhau. Nhiều nhà đầu tư có thể làm tốt với số vốn nhỏ, nhưng lại có thể tổn thất với qui mô vốn lớn hơn. Cái này theo tôi có lẽ do yếu tố tâm lý gây ra kiểu như anh nhà nghèo tự nhiên trúng xổ số thì thường hay sử dụng số vốn lớn ấy không hiệu quả rồi nghèo vẫn hoàn nghèo.
    Điều thứ hai tôi muốn nói về vấn đề vốn đó là mỗi nhà đầu tư nên biết rõ về nguồn vốn của mình: bao nhiêu là vốn nhàn rỗi, bao nhiêu là vốn vay mượn, chi phí vay mượn (nếu có) là bao nhiêu, thời gian sử dụng vốn vay thế nào, … Việc nắm chắc nguồn vốn của mình sẽ giúp cho bạn có thể tính đủ chi phí vốn vào khoản đầu tư, tránh việc ngộ nhận dẫn đến tổn thất trong đầu tư. Một vấn đề nữa cũng cần cân nhắc đó là có nên sử dụng vốn vay để đầu tư hay không? Nếu bạn là nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm thì lời khuyên chân thành cho bạn là hãy đầu tư bằng vốn nhàn rỗi của mình. Còn nếu bạn đã có đủ năng lực về hiểu biết và kinh nghiệm thì nên tính toán cẩn thận và tìm cơ hội dùng các đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhớ là khi dùng đòn bẩy tài chính thì áp lực đối với các khoản đầu tư tăng lên không chỉ về chi phí đầu vào mà còn cả áp lực về thời gian hoàn vốn vay. Áp lực thời gian nhiều khi chính là yếu tố quyết định thành bại của một khoản đầu tư.
    Điều thứ ba tôi muốn nhắc đến đó là năng lực huy động vốn của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư chuẩn bị trước những khả năng huy động vốn theo điều kiện của mình thì sẽ rất chủ động cho đầu tư, tránh được việc có thể bỏ lỡ những cơ hội đầu tư tốt chỉ vì không huy động vốn kịp thời. Ví dụ bạn có tài sản có thể thế chấp vay vốn ngân hàng nhưng vì bạn cũng có vốn nhàn rỗi, bạn chưa muốn vay vốn NH để làm chi phí vốn của mình tăng lên lúc chưa tìm thấy cơ hội đầu tư thích hợp. Trong trường hợp ấy, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn bằng cách làm thủ tục thế chấp tài sản và tạo cho mình một hạn mức tín dụng (HMTD). HMTD có ưu điểm là sẽ chỉ chịu lãi khi bạn dùng đến nó và có thể trả bất kì lúc nào mà không mất thêm phí, tương tự như vay margin ở các cty ck.
    Điều thứ tư tôi muốn nhắc đến đó là vấn đề thanh khoản cho cuộc sống của nhà đầu tư. Việc quản lý tài chính và chi tiêu cá nhân của nhà đầu tư có thể xem như quản lý tài chính của 1 DN nhỏ. Bên cạnh việc cân đối chi tiêu bình thường, chúng ta cũng nên có một khoản dự phòng thanh khoản ngắn hạn dưới dạng tiền gửi tiết kiệm để một khi có việc phát sinh trong cuộc sống chúng ta không bị áp lực phải rút vốn đầu tư.
    1.3 Kiến thức
    Về kiến thức cần thiết cho việc tham gia đầu tư hiệu quả, tôi tạm chia làm 3 loại như sau:
    - Hiểu biết về tin học (tối thiểu bao gồm kĩ năng tin học văn phòng, khả năng lướt web)
    - Các kiến thức xã hội (bao gồm các hiểu biết đặc thù về các ngành nghề sản xuất, kinh doanh cho tới các khả năng phân tích tin tức địa chính trị hay chính sách vĩ mô, …)
    - Kiến thức về phân tích tài chính DN
    2.3.1 Hiểu biết về tin học:
    Trong thời đại thông tin ngày nay với sự phát triển bùng nổ của internet, có kĩ năng tốt về tin học trở nên một ưu thế không nhỏ để giúp cho việc tìm kiếm thông tin trên môi trường web hay hỗ trợ đắc lực cho kĩ năng tính toán, xây dựng công cụ giám sát, quản lý các khoản đầu tư. Ngoài ra giỏi ngoại ngữ (Anh ngữ) cũng là lợi thế cho khả năng tin học và học hỏi các kiến thức chuyên môn.
    Khuyến nghị: nên giỏi lướt web, thành thao tin học văn phòng, đặc biệt là kĩ năng excel.
    * Lưu ý: Không nhất thiết phải có khả năng tin học, ngoại ngữ rồi mới đầu tư. Nếu ai chưa biết, chưa giỏi thì nên tham gia các khóa học để hoàn thiện, lợi ích đem lại không hề nhỏ.
    2.3.2 Các kiến thức xã hội:
    Việc hiểu biết về các đặc thù ngành nghề sản xuất, kinh doanh giúp cho nhà đầu tư đánh giá được chính xác hơn tình hình hoạt động của DN, qua những con số khô khan trên các báo cáo định kì.
    Về cơ bản những kiến thức dạng này đòi hỏi nhà đầu tư phải chú ý tích lũy dần. Lúc đầu chưa biết, ta có thể học hỏi qua các bài phân tích, đánh giá của chuyên gia trên báo chí, web, TV… Việc thường xuyên suy ngẫm theo dõi đối chiếu thực tế phát sinh với các phân tích, nhận định của người khác là một cách học hỏi không tồi.
    1.3.3 Các kiến thức về phân tích tài chính DN:
    Kiến thức dạng này là quan trọng hàng đầu cho các nhà Đầu tư theo giá trị DN. Nếu không biết hay biết không đến nơi đến chốn thì hậu quả khôn lường vì mọi lựa chọn hay đánh giá một DN khách quan nhất chính là dựa vào các chỉ số cơ bản được tính toán trên các con số thống kê từ hoạt động của DN. Tất nhiên bao giờ cũng có ngoại lệ, nhưng nói chung để đánh giá về 1 DN chúng ta phải phân tích và mổ xẻ những việc DN đã làm được, mức độ tốt xấu của các kết quả đã xảy ra là bằng chứng sát nhất cho thấy tình hình hoạt động của DN tốt hay xấu.
    Khuyến nghị: biết càng nhiều càng tốt
    Lưu ý: Trong quá trình sử dụng kiến thức phân tích tài chính DN cần kết hợp với các kiến thức đặc thù về ngành nghề kinh doanh của DN và đặt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô để rút ra kết luận.
    Chắc chắn nhiều bạn sẽ cho rằng làm gì phải phức tạp đến thế, cứ thấy DN có lãi nhiều là tốt chứ cần đâu xem xét tính toán nhiều. Suy nghĩ như vậy là hết sức sai lầm, vì rất nhiều trường hợp DN có được lợi nhuận từ những nguồn bất thường chứ không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Những khoản lợi nhuận ấy thường sẽ không có lại trong tương lai ->trong ngắn hạn kết quả kd có vẻ tốt nhưng lâu dài lại không phù hợp với tiêu chí đầu tư hoặc thị giá cp lại bị đẩy lên cao quá giá trị thật, nếu ta tham gia đầu tư vào thời điểm ấy sẽ là tiền đề cho tổn thất sau này. Ví dụ một DN vận tải biển khi bán thanh lý một con tàu cũ đang hoạt động không hiệu quả sẽ mang lại cho DN một khoản thu lớn -> ảnh hưởng tức thời tới lợi nhuận DN. Nhưng về bản chất, cty này nếu muốn tiếp tục kd sẽ phải đầu tư mua tàu mới. Khi ấy muốn biết tương lai hoạt động của cty ra sao lại phải căn cứ trên hiệu quả của việc đầu tư mua tài sản mới chứ không thể căn cứ trên lợi nhuận đang có của cty.
    1.3.4 Một số kiến thức về phân tích tài chính DN mà mỗi nhà đầu tư nhất thiết phải biết
    Tất cả các kiến thức chuyên môn được trình bày dưới đây đều là các kiến thức cơ bản, chắc chắn nhiều bạn đã biết rõ. Người viết không có ý “thể hiện trình độ”, mà đưa vào đây với mục đích cho bài viết có tính hệ thống. Hơn nữa các nhận định đánh giá về các chỉ số phân tích tài chính thường có nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau, được trình bày rải rác trong nhiều tài liệu khác nhau khiến cho việc tìm hiểu và tự nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Vì thế, tôi mạn phép được tập hợp một số và nêu lên theo quan điểm của mình để bạn nào thấy cần thiết có thể tham khảo. Đồng thời cũng mong nhận được các góp ý kiến của các bạn có kiến thức tốt hơn nhằm giúp nhau cùng tiến bộ.
    * Chỉ số EPS (earnings per share – thu nhập của mỗi cổ phần): đây là chỉ số cho biết thu nhập tối đa của mỗi cổ phần tính từ lợi nhuận sau thuế của DN. Một số điều cần lưu ý khi tính toán và xem xét chỉ số này:
    - Lợi nhuận áp dụng tính phải là lợi nhuận sau thuế. Đối với các DN có phát hành cổ phiếu ưu đãi thì lợi nhuận dùng để chia cho cổ phần phổ thông là (lợi nhuận sau thuế - lợi nhuận dùng để chia cho cổ phần ưu đãi)
    - EPS thường lớn hơn tỷ lệ cổ tức. Để dự phòng rủi ro thanh khoản cho DN, người ta thường để lại một phần lợi nhuận sau thuế. Chỉ số EPS chỉ cho ta thấy khả năng DN có thể chia cổ tức ở mức độ nào so với kế hoạch đặt ra ban đầu.
    - EPS không bao hàm được khoản lợi nhuận (chưa chia) để lại từ các niên khóa tài chính trước
    - Hạn chế của chỉ số EPS là không phản ánh được số vốn mà DN cần để tạo ra khoản lợi nhuận này hay nói cách khác là không cho ta biết được hiệu suất sử dụng vốn của DN.
    * Chỉ số P/E (Price-Earnings Ratio hay P/E Ratio – Tỷ lệ Giá trên Thu nhập một cổ phần): được xác định bằng công thức P/E=Thị giá 1 CP/EPS. Trong công thức này, thị giá của 1 cp thường được lấy là thị giá hiện tại còn EPS là giá trị tính từ kết quả của năm trước hoặc của 12 tháng gần nhất. Có một ngộ nhận mà nhiều nhà đầu tư hay mắc phải đó là cho rằng 1 cp có P/E thấp thì là cơ hội đầu tư tốt hơn cp có P/E cao. Về bản chất P/E chỉ ra cho nhà đầu tư biết rằng nếu cty vẫn đạt kết quả kd như trong 12 tháng gần nhất thì nhà đầu tư muốn có được một đồng lợi nhuận từ cổ tức cty anh ta sẽ phải bỏ ra P/E đồng để tham gia đầu tư. Mặt khác, P/E cũng cho ta thấy đối với cp này, thị trường (đám đông các nhà đầu tư khác) chấp nhận bỏ ra P/E đồng vốn để thu về 1 đồng lợi nhuận từ cổ tức trong tương lai, như vậy nếu P/E cao (hơn mức trung bình của ngành chẳng hạn) có nghĩa là thị trường đang thiên về dự đoán EPS của cp trong tương lai sẽ được nâng lên (nhằm cân bằng trở lại chỉ số P/E), đồng thời nó cũng cho ta thấy rủi ro giảm thị giá cp nếu EPS không tăng hoặc tăng thấp hơn kì vọng của thị trường. Các bạn có thể tham khảo thêm phân tích chỉ số P/E qua bài viết khá hay này http://vietbao.vn/Kinh-te/Chi-so-PE-cao-va-thap/55156772/91/.
    Một số điều nên ghi nhớ về P/E:
    -Nói chung khi P/E cao có nghĩa là nhà đầu tư kì vọng EPS trong tương lai sẽ được nâng lên.
    - Việc so sánh hiệu quả của hai cty qua chỉ số P/E chỉ có ý nghĩa nếu 2 cty này có một số điểm tương đồng nào đó, ví dụ như cùng ngành.
    - Công ty đang kinh doanh lỗ thì không xác định được P/E
    * Chỉ số ROA (Return On Assets – Tỷ số giữa Lợi nhuận ròng và Tổng tài sản): Cho ta biết lợi nhuận ròng trên một đồng tài sản của DN
    Chỉ số ROE (Return On owner’s Equity – Tỷ số giữa Lợi nhuận ròng và Vốn Chủ sở hữu): Cho ta biết lợi nhuận ròng trên một đồng vốn góp của DN
    Chỉ số ROI (Return On Investment – Tỷ số giữa Lợi nhuận ròng, chưa trừ chi phí vay và Tổng tài sản): Cho ta biết lợi nhuận ròng (sau thuế nhưng chưa trừ chi phí vay vốn) trên một đồng tài sản của DN
    Do Tổng tài sản = Vốn Chủ sở hữu+Vốn vay nên phải dùng tới 3 chỉ số khác nhau để xác định hiệu suất sử dụng vốn của DN. Nói chung các chỉ số ROA, ROE càng cao thì DN hoạt động càng hiệu quả. Tuy nhiên để lựa chọn đầu tư thì chúng ta cần phải lưu ý tới việc lợi nhuận cao thường song hành với rủi ro cao.
    * Những điều cần biết về vốn vay của DN:
    Nói chung trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình không có doanh nghiệp nào là không có vốn vay. Như mọi vấn đề, vốn vay của DN cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, vốn vay là nguồn tài chính quan trọng giúp cho DN mở rộng hoạt động và phát triển. Chi phí đi vay, được tính qua lãi suất phải trả định kỳ, lại được phép tính vào chi phí của DN giúp cho DN giảm gánh nặng về Thuế thu nhập nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Mặt tiêu cực của vốn vay đó là chi phí vay vốn tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ của DN. DN vay càng nhiều vốn thì nguy cơ vỡ nợ càng cao, đặc biệt là khi vốn vay không được sử dụng hiệu quả. Vậy thì các nhà đầu tư cần nhìn nhận và đánh giá thế nào với khoản vốn vay của DN?
    Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn củaDN, công cụ đơn giản và trực quan nhất là tỉ lệ giữa lợi nhuận và doanh thu (hay còn được gọi là Biên lợi nhuận – Profit Margin) của DN. Khi biên lợi nhuận mà lớn hơn chi phí vay vốn thì vốn vay đã được sử dụng hiệu quả góp phần làm tăng thêm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ngược lại khi biên lợi nhuận thấp hơn chi phí vay vốn thì vốn vay tuy có thể góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN nhưng lại làm giảm ROE. Hơn nữa việc vay vốn nhiều hơn đồng nghĩa với việc DN mang nợ nhiều hơn nên rủi ro thanh khoản cũng tăng lên. Đặc biệt nhà đầu tư cần lưu ý, nếu DN gặp rủi ro dẫn tới phá sản thì phần vốn vay sẽ được ưu tiên hoàn trả trước phần vốn chủ sở hữu. (Về vấn đề vốn vay còn có khá nhiều vấn đề cần phải bàn, khi có dịp tôi sẽ trình bày kỹ hơn)
    1.4 Công cụ hỗ trợ
    Như ở phần trước tôi đã trình bày, một trong những biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro cho một khoản đầu tư vào DN là việc theo dõi sát biến động về DN để có thể có những ứng xử thích hợp. Khi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào DN qua hình thức mua cp trên ttck thì ngoài lợi nhuận từ cổ tức DN, nhà đầu tư còn có cơ hội có thêm khoản lợi tức từ chênh lệch tăng của thị giá cp. Khi thị giá cp giảm xuống thì lại là cơ hội để nhà đầu tư cân nhắc gia tăng tỉ trọng của những khoản đầu tư tốt. Chính vì thế việc theo dõi sát thị giá cp cũng là việc hết sức cần thiết. Nhưng rõ ràng việc phải theo dõi nắm bắt tình hình biến động mọi mặt của một DM nhiều cp thì không phải đơn giản. Vì vậy nhà đầu tư cần có công cụ giúp cho việc theo sát các biến động của tt. Hiện nay nhiều ctck có các giao diện online giúp cho khách hang có thể quản lý phần nào DM đầu tư của họ. Tuy nhiên, nhìn chung các công cụ này thường không có đầy đủ các thông tin cần thiết. Theo quan điểm của tôi, nhà đầu tư nên tự lập cho mình một bảng theo dõi riêng để có thể cập nhật được các thông tin cần thiết theo tiêu chí riêng của mình. Một công cụ khá đắc lực mà đơn giản giúp nhà đầu tư có thể tự xây dựng bảng theo dõi cho riêng mình đó là Bảng tính Excel. Ví dụ: Ta có thể ghi lại DM của mình trên sheet chính với các thông tin như giá vốn bình quân, thị giá hiện tại, lãi lỗ do chênh lệch thị giá, thu nhập tương lai theo kế hoạch, … Các thông tin giao dịch chi tiết của từng cp ta có thể theo dõi qua các sheet phụ.
    1.5 Nguyên tắc thực hiện
    Cũng như những nhà Đầu cơ, các nhà đầu tư cũng cần tự đặt cho mình một số nguyên tắc cơ bản làm kim chỉ nam cho việc thực hiện đầu tư của mình để tránh rủi ro mắc phải các sai lầm ấu trĩ do các tác động tâm lý nhất thời của chính mình gây ra. Một số nguyên tắc ví dụ như sau:
    - Đặt ra một lợi nhuận kì vọng định mức cụ thể, ví dụ 10%/năm(= Với lãi suất tiền gửi tk kì hạn 12 tháng hiện nay)
    - Đặt ra định hướng đầu tư theo ngành nghề một cách rõ ràng phù hợp với từng thời kì, ví dụ: trong bối cảnh khó khăn hiện nay của ngành BĐS, chúng ta có thể kiên quyết gạt ngành BĐS ra khỏi tầm ngắm đầu tư ít nhất cho đến hết 2013
    - Đặt ra nguyên tắc tính toán để xác định khoảng giá cp có thể mua vào để hiện thực việc đầu tư và kiên quyết không mua đuổi khi thị giá cp đã nằm ngoài khoảng giá cho phép đầu tư.
    - Chuẩn bị trước nguyên tắc ứng xử cho từng cp trong DM của mình tùy theo biến động giá hàng ngày của ttck, ví dụ: sau khi đã mua vào cp, nếu thị giá tăng thì thế nào, giảm thì cần làm gì, … Không được phép quên là lợi nhuận cơ bản của khoản đầu tư đến từ lợi nhuận DN, nên nguyên tắc ứng xử sau khi đã mua vào cp cần liên hệ sát với biến động của DN.
    Kỳ sau: Các công việc Nhà đầu tư theo giá trị DN cần làm để thực hiện một khoản Đầu tư
    Rose2018 đã loan bài này
  2. oracle_82

    oracle_82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    3.443
    Gà mới dạy học gà cũ à. viết cấy chi mà dài thế.
  3. taloha

    taloha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2009
    Đã được thích:
    598
    oracle_82 nên tôn trọng tác giả... pác ấy muốn chia sẻ quan điểm. Bạn là người cũ không cần đọc thì hãy để những bạn mới hơn đọc
    IT_IT thích bài này.
  4. unio

    unio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    30
    Bác túm quần lại còn khoảng 30% nữa dài quá đê!
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Cố tóm gọn rồi đấy mà thấy không ngắn hơn được, có lẽ do khả năng có hạn, các bạn thông cảm:))
    Rose2018, Lavici, thangnd_12113 người khác thích bài này.
  6. xyz123vkc

    xyz123vkc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2012
    Đã được thích:
    6.211
    Bác chủ thớt đi trong ruột mình ra , DM của mình đây , adc,dae,lbe,sed,qtc,lhc.vdl ,dih.................. Mua gần 2 năm . Bác xem đúng bài của bác chưa , Hi vọng có thể đàm đạo bác , Nói thật , cả ngàn bài trên f319 này mới thấy bài viết được . Thanks
    Rose2018, Binh Yen, anhmauhic2 người khác thích bài này.
  7. xyz123vkc

    xyz123vkc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2012
    Đã được thích:
    6.211
    Tôi xin bổ sung thêm ở TT việt nam nhé,
    Phải nắm chắc thông tin cốt lõi của doanh nghiệp, kể cả mcác mối quan hệ với các nhân sự cao cấp ( HDQT, KTT......) Nếu là bạn bè mình thì quá tốt . DN mà bạn lựa chọn là doanh nghiệp bạn có thể phân tích hiểu rõ như chính người quản trị DN đó , Các bác thậm chí có thể dự đoán được kq của công ty đó cả tháng trước khi nó công bố thông tin.
  8. xyz123vkc

    xyz123vkc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2012
    Đã được thích:
    6.211
    Khi đầu tư theo trường phái giá trị , Tôi sẽ chẳng bao giờ mua thêm CP nếu tôi nó giá nó bất hợp lý , Ngược lại khi thị trường hỗn lạon , như vụ bầu kiên anh thành , Tôi đã có cơ hội tich lũy ở mức giá tuyệt vời
    Binh Yen, Moscoweveningvt2014 thích bài này.
  9. thaonguyengreen

    thaonguyengreen Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2012
    Đã được thích:
    7.625
    Dài rứa ai mà đọc được,túm lại là cái chi chi?hihi
  10. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Nếu bạn thấy không phải vấn đề mình quan tâm thì không cần đọc, còn nếu bạn thực sự quan tâm thì sẽ thấy dài thế mà vẫn chưa đủ:)>-
    Rose2018 đã loan bài này
  11. knowdienow

    knowdienow Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2010
    Đã được thích:
    740
    Thế mà dài gì em

    Anh còn có cai khác còn dài hơn nữa nè. E mún xem hơm =)) =))

Chia sẻ trang này