08/11/2018 PVX: TỪ NAY VỮNG BƯỚC ĐI LÊN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi moonsadman, 07/11/2018.

2409 người đang online, trong đó có 101 thành viên. 02:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3979 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. nguavang1368

    nguavang1368 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2016
    Đã được thích:
    259
    Ngày mai trần từ đầu phiên luôn, múc ngay.
  2. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.107
    (Dân Việt) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là cái tên được nhắc đến nhiều nhất thời gian qua do kết quả hoạt động kinh doanh sụt giảm, 5 dự án thua lỗ nghìn tỷ và khoản lỗ lũy kế gần 3.500 tỷ đồng tại PVC thời hậu Trịnh Xuân Thanh. Đây sẽ là gánh nặng của "siêu uỷ ban" quản lý 1,5 triệu tỷ và chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh khi tập đoàn này được chuyển về.

    Tính tới ngày 30.6.2018, PVC ghi nhận 9.649 tỷ đồng nợ phải trả. Trong đó, hơn 96% là nợ ngắn hạn. Lỗ trong kỳ gần 62 tỷ đồng, tăng khoảng 18 tỷ đồng so với báo cáo do PVC tự lập. Tổng lỗ lũy kế đến hết quý II.2018 lên đến 3.437 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu còn 2.330 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu 4.000 tỷ đồng.

    Tất cả những vấn đề này của PVN, sau khi được chuyển giao về "siêu uỷ ban" quản lý 1,5 triệu tỷ, ông Nguyễn Hoàng Anh sẽ phải có trách nhiệm giải quyết để tập đoàn này trở về quỹ đạo ban đầu.
  3. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.107
    Thủ tướng: Ủy ban quản lý vốn không phải để gây gánh nặng cho DNNN

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho Ủy ban quản lý vốn Nhà nước cần thúc đẩy 19 doanh nghiệp phát triển, không để teo tóp đi, do sợ không dám làm gì.

    Không để 19 doanh nghiệp teo tóp đi

    Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng nhấn mạnh việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là yêu cầu cơ bản mà Đảng, Nhà nước đặt ra từ lâu. Việc ra mắt Ủy ban là bước quan trọng để phân biệt rõ hơn, tách bạch hơn giữa chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng dư luận xã hội đang theo dõi và kỳ vọng rất lớn vào hoạt động của ủy ban trong đổi mới tư duy, đổi mới quản trị, cách thức quản lý, cách thức hoạt động của DNNN, làm sao khắc phục cho được các yếu kém, cải thiện và tạo sự khác biệt lớn về hiệu quả hoạt động của DNNN.

  4. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.107
    Một ngày lịch sử: 555 nghìn tỷ về tay 'siêu' Ủy ban
    10/11/2018 11:30 GMT+7
    [​IMG]Ngày 10/11, 6 tập đoàn, tổng công ty chính thức được Bộ Công Thương bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

    19 'ông lớn' nhà nước về siêu ủy ban: Hàng loạt sếp quyền lực đi về đâu?

    Nếu có 'sân trước, sân sau' trong DNNN, siêu Ủy ban sẽ giải quyết

    Sáu tập đoàn, tổng công ty được Bộ Công Thương bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

    Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng: Việc ban giao chức năng quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban quản lý vốn là thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về thành lập cơ quan chuyên trách. Qua đó khắc phục các hạn chế tồn tại trong các hoạt động của DNNN cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý vốn nhà nước.

    [​IMG]
    6 DNNN từ Bộ Công Thương chính thức chuyển về siêu ủy ban
    Bên cạnh đó, theo ông Trần Tuấn Anh, việc phân biệt chức năng đại diện chủ sở hữu là cần thiết để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước quản lý ngày càng tốt hơn.
  5. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.107
    Chức năng chính của “siêu ủy ban" là giám sát tài sản, vốn nhà nước tại các DNNN

    Cụ thể, trả lời báo chí, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh cho biết, khi xây dựng đề án thành lập Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, mục tiêu của Chính phủ là để xoá bỏ tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, khi các bộ chuyên ngành của chúng ta vừa ban hành chính sách trong lĩnh vực đó, đồng thời trực tiếp quản lý các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước.

    “Chúng ta xây dựng khung pháp lý để tách chức năng quản lý và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”, Thứ trưởng Mạnh nói.

    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh trả lời báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018

    Đồng thời, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, ngày 29/9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2018/NĐ-CP, ngày 29/9/2018 , trong đó đưa ra hành lang pháp lý của Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nội dung chính là: Trách nhiệm quản lý vốn cho 19 doanh nghiệp, gồm 7 tập đoàn, 12 doanh nghiệp lớn.

    “Vấn đề lớn nhất là Ủy ban sẽ quản lý như thế nào? Ủy ban này thay mặt Nhà nước giám sát khối tài sản, vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, chứ không phải cơ quan sử dụng vốn này. Chúng ta chỉ tập trung giám sát vốn đó các doanh nghiệp dùng hiệu quả không, có khả năng, nguy cơ thất thoát hay không và sẽ triển khai các biện pháp can thiệp, chứ Ủy ban không phải người sử dụng vốn này, không can thiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trực tiếp của các doanh nghiệp”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

    Bên cạnh đó, ông Lê Quang Mạnh cũng thông tin, vừa qua, Chính phủ đã có định hướng rõ ràng trong hoạt động của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong thời gian tới.

    Thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung vào giám sát, phải là một cơ quan hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyên môn.

    Trong thiết kế khuôn khổ pháp lý đưa các nội dung làm sao Uỷ ban này thực hiện công tác giám sát, vì hiện nay công tác giám sát được thực hiện không thường xuyên, không được các cơ quan chuyên trách thực hiện. Chúng ta xây dựng Uỷ ban này nhằm thực hiện giám sát thường xuyên hơn, công tác giám sát mỗi doanh nghiệp sẽ được trông coi kỹ càng, để phát hiện và giảm thiểu nguy cơ thất thoát lãng phí…

    Thứ hai là nâng cao trách nhiệm giải trình trong quá trình giám sát sử dụng vốn Nhà nước gắn với trách nhiệm quản lý, bảo tồn tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp này với các cá nhân cụ thể. Chỉ khi nào chúng ta gắn trách nhiệm cá nhân cụ thể thì mới có cơ chế, cách thức để đảm bảo nguồn lực của đất nước không bị lãng phí.

    Thứ ba là vừa qua thông tin về các hoạt động doanh nghiệp nhà nước vẫn có thiếu hụt sự tường minh, công khai hoá…, Uỷ ban đã xây dựng lộ trình rõ ràng về việc ứng dụng công nghệ thông tin, đã có mô hình sử dụng dữ liệu lớn, quản lý giám sát hoạt động các doanh nghiệp nhà nước một cách thường xuyên mà không cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.

    Trước đó, ngày 30/9/2018, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã chính thức ra mắt. Chính phủ cũng đã công bố Nghị định 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tại lễ ra mắt Ủy ban này, Thủ tướng cũng yêu cầu trong quá trình hoạt động, Ủy ban cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc xây dựng phương án, lộ trình, các công việc cần thiết để tiếp nhận, quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty; báo cáo kịp thời Thủ tướng các khó khăn, vướng mắc

    Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban sau 1 năm hoạt động không chỉ tiến hành sơ kết, tổng kết mà cần đánh giá xem “chúng ta đã làm được những việc gì để góp phần tăng trưởng, giải quyết việc làm, nộp ngân sách Nhà nước và việc quan trọng là vun đắp một môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, công bằng đối với các thành phần kinh tế”./.
  6. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.107
    Xác định đúng vai trò “siêu Ủy ban”

    ENTERNEWS.VN Cần xác định đúng vai trò Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là giám sát, tư vấn... chứ không phải sử dụng 5 triệu tỷ đồng. Đây là quan điểm của PGS TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.
    [​IMG]
    Theo PGS TS Hoàng Văn Cường, vốn nhà nước trong các doanh nghiệp hiện nay là khối tài sản rất lớn, theo ước tính có thể lên đến 5 triệu tỷ đồng và đang phân tán rải rác ở các doanh nghiệp thuộc nhiều bộ ngành cũng như UBND các tỉnh. Hoạt động của nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước và DNNN trong thời gian vừa qua được đánh giá là kém hiệu quả, các dự án bị thất thoát đều “dính” đến khu vực này.

    - Việc thành lập Ủy ban trên sẽ có tác động thế nào đến các doanh nghiệp này, thưa ông?

    Khi thành lập Ủy ban này sẽ có 3 lợi ích.

    Thứ nhất, xóa bỏ cơ chế “vừa đá bóng vừa thổi còi”, các bộ chuyên ngành vừa là cơ quan ban hành chính sách, đồng thời trực tiếp quản lý các tập đoàn doanh nghiệp. Từ đây dẫn đến việc không quản lý chặt chẽ được hoạt động của các tập đoàn, DNNN, đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng, để xây dựng Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

    • [​IMG]

      Thứ hai
      , toàn bộ vốn, tài sản nhà nước hiện đang phân tán tại nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, với quy mô rất lớn theo dự tính lên đến 5 triệu tỷ đồng bây giờ sẽ được tập trung vào một cơ quan thống nhất để quản lý và kiểm soát xem tiền vốn, tài sản này đang nằm ở đâu, lĩnh vực nào, loại hình doanh nghiệp gì. Trên cơ sở nắm được toàn bộ tổng lực như vậy sẽ có kế hoạch, lộ trình để xem lĩnh vực, ngành nào cần giữ lại, ngành, lĩnh vực nào cần thoái vốn nhanh hơn, để làm sao có lộ trình chuyển đổi từ khu vực nhà nước thành các thành phần kinh tế khác, được thực hiện một cách tuần tự, có kế hoạch; không tạo ra sự xáo trộn, chồng chéo.

    Điều này dễ dàng nhìn thấy khi thực hiện cổ phần hóa ở một số tổng công ty như Sabeco hay Vinamilk. Nếu làm tốt sẽ thu lại giá trị rất lớn, nhưng việc này phải có lộ trình, còn làm không tốt như Hãng phim truyện hay Bóng đèn Điện Quang sẽ xảy ra thất thoát, tiêu cực.

    Thứ ba, khi có một cơ quan như vậy sẽ chủ động, kế hoạch hơn trong việc điều chuyển các nguồn lực. Có thể có những lĩnh vực nhà nước cần phải duy trì hoạt động trong khoảng thời gian nào đó trước khi tiến hành cổ phần hóa. Có những doanh nghiệp cần vực dậy, đầu tư ưu tiên, tái cấu trúc lại… Với cơ quan này, họ sẽ biết nguồn lực hiện có của các doanh nghiệp mà không cần lấy từ ngân sách để thực hiện tái cấu trúc trong nội bộ các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ tiếp tục thực hiện quá trình cổ phần hóa.

    Như vậy, việc có một Ủy ban đứng ra quản lý thống nhất thì chúng ta sẽ kỳ vọng quá trình thoái vốn hay cơ cấu lại doanh nghiệp sẽ hiệu quả, có kế hoạch và tạo ra sự phát triển bền vững.

    - Tuy nhiên, vẫn còn những điểm nhiều người còn băn khoăn về Ủy ban này, thưa ông?

    Theo tôi, băn khoăn thứ nhất là các doanh nghiệp loại này đang nằm trong rất nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vậy làm thế nào để Ủy ban này có thể quản lý chặt chẽ, can thiệp được vào những hoạt động của tất cả những doanh nghiệp ở những ngành, lĩnh vực chuyên sâu khác nhau.

    Những người trong Ủy ban có đủ năng lực làm được hay không? Hay Ủy ban này lại chia nhỏ những ngành, lĩnh vực để cuối cùng không còn là Ủy ban mà thành một cơ quan với các “bộ con” ở trong đấy? Khi đó sẽ là sự chia cắt và không đạt được mục tiêu như chúng ta đặt ra.

    Thứ hai là lượng tiền vốn tài sản nhà nước rất lớn tập trung vào tay một cơ quan, như nhiều ý kiến tranh luận hiện nay liệu có hình thành một “siêu ủy ban” hay “siêu bộ” không? Vì quyền và tiền tập trung vào đây rất lớn, nếu như không có năng lực quản lý, cơ chế giám sát tốt thì sẽ xảy ra những vấn đề tiêu cực.

    Hiện nay Chính phủ đã thành lập tổ công tác để thiết kế xây dựng lên cơ chế, cấu trúc vận hành Ủy ban này. Do đó, Chính phủ rất cần tiếp thu đóng góp của những nhà khoa học, quản lý ở nhiều chiều khác nhau để đưa ra một cơ chế vận hành làm sao phát huy được vai trò là người đại diện cho Chính phủ quản lý chặt chẽ tiền vốn ở tất cả các DNNN, nhưng lại không tạo ra tính độc quyền, tập trung quyền lực vào tay Ủy ban này. Chỉ khi đó mới tránh được nhiều điều mọi người đang băn khoăn lo ngại.

    - Cá nhân ông đánh giá thế nào về vai trò của Ủy ban?

    Chức năng chính của ủy ban là thay mặt cho nhà nước, Chính phủ kiểm soát hoạt động của các tập đoàn, doanh nghiệp và SCIC. Nếu xuất hiện mầm mống bất cập xảy ra thì Ủy ban phải có trách nhiệm giám sát và xử lý ngay. Ủy ban phải chịu trách nhiệm đến cùng, kể cả khi xảy ra thất thoát vốn ở một tập đoàn, doanh nghiệp nào đó mà Ủy ban không biết, thậm chí sau 3 – 5 năm. Ủy ban là người thay mặt nhà nước đi giám sát khối tài sản đó xem các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hay không, chứ không phải đi dùng khối tài sản này.

    Đồng thời, Ủy ban này phải có vai trò tư vấn cho Chính phủ nên tiếp tục cho doanh nghiệp nào duy trì, doanh nghiệp nào cần thu hẹp hay thoái vốn theo lộ trình nào. Làm được như vậy thì Ủy ban sẽ không vướng vào điều như chúng ta băn khoăn, vì Ủy ban không cầm tiền, không kinh doanh. Vai trò chính của Ủy ban là giám sát chứ không phải sử dụng vốn.

    Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Ngăn lợi ích nhóm tại bộ, ngành

    [​IMG]

    Siêu Ủy ban sẽ lấy đi lợi ích nhóm của các Bộ, ngành đang sở hữu tại doanh nghiệp. Các Bộ, ngành sẽ chuyên tâm cho hoạt động quản lý Nhà nước, và thực hiện việc này một cách bình đẳng.

    Trung Quốc cũng từng gặp vấn đề tương tự khi DNNN đông nhưng hoạt động không hiệu quả. Để giải quyết tình trạng trên, họ đã thành lập các ủy ban kinh tế độc lập để quản lý vốn nhà nước. Đến thời điểm này, nhiều vấn đề còn tồn tại đã được Trung Quốc dần khắc phục, xử lý và giải quyết tốt. Việt Nam khi thành lập Ủy ban sẽ rút ra được bài học từ Trung Quốc.

    TS Võ Trí Thành - Nguyễn Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Giảm thiểu xung đột lợi ích

    [​IMG]

    Việc thành lập “siêu” Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước sẽ giúp giảm thiểu xung đột lợi ích ở các Bộ. Bởi vốn dĩ, việc sở hữu tài sản công luôn tồn tại hai vấn đề không bao giờ giải quyết được triệt để đó là xung đột lợi ích và rủi ro đạo đức.

    Hơn nữa, nếu làm quyết liệt, Uỷ ban này sẽ đẩy nhanh được việc thu hẹp khu vực DNNN trước khi có thể quản lý các doanh nghiệp này một cách hiệu quả. Để đạt được kỳ vọng đó, “siêu” Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước cần phải có cơ chế minh bạch, công cụ giám sát, nhân lực của ủy ban phải thực sự có năng lực và chuyên nghiệp.

    H. Trang, Thy Hằng ghi


    --- Gộp bài viết, 12/11/2018, Bài cũ: 12/11/2018 ---
    “Siêu Ủy ban” sẽ ứng dụng CNTT và Big Data để giám sát hoạt động của doanh nghiệp
    ictnews
    "Siêu Uỷ ban" đã xây dựng lộ trình rõ ràng về việc ứng dụng CNTT, đã có mô hình sử dụng dữ liệu lớn, quản lý giám sát hoạt động các DNNN một cách thường xuyên mà không cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.
  7. Baoden_DNG

    Baoden_DNG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2017
    Đã được thích:
    236

Chia sẻ trang này