5 Cổ Phiếu Đầu Tư Công Hấp Dẫn???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dung_Trump, 19/10/2021.

8481 người đang online, trong đó có 1324 thành viên. 11:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8218 lượt đọc và 36 bài trả lời
  1. Dung_Trump

    Dung_Trump Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    1.781
    Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT trình chương trình phục hồi, phát triển kinh tế trước ngày 30/11

    Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo truyền đạt kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống dịch.

    Văn bản nhấn mạnh, sau hơn một tháng triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong kiểm soát dịch Covid-19, đặc biệt là về giảm tỷ lệ tử vong, giảm ca bệnh diễn biến nặng và điều trị tại bệnh viện, từng bước khôi phục thị trường lao động, xuất khẩu, thu hút đầu tư,...

    Song, việc triển khai Nghị quyết 128 vẫn còn những hạn chế, bất cập do các cấp, ngành, một bộ phận nhân dân có nơi, có lúc còn tư tưởng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với diễn biến dịch bệnh, nhất là nhận thức về tiêm vaccine, coi việc đã tiêm chủng là an toàn tuyệt đối với dịch bệnh.

    Dự báo, thời gian tới tình hình dịch bệnh trên thế giới và tại nước ta vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống dịch Covid-19 đợt dịch thứ 4 và tiếp tục hoàn thiện Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch Covid-19, báo cáo Chính phủ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 30/11.

    Cùng với đó, Bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em an toàn, khoa học, phù hợp, hiệu quả; có kế hoạch tiêm mũi 3 đối với các trường hợp đã tiêm 2 mũi đủ thời gian.

    Bộ Y tế khẩn trương mở rộng điều trị thuốc kháng virus; phân bổ thuốc điều trị đến các địa phương, bảo đảm đủ thuốc điều trị (tự nguyện) cho tất cả người bị nhiễm; rút gọn các thủ tục hành chính trong phê duyệt, cấp phép nghiên cứu, sản xuất thuốc điều trị, vaccine phòng Covid-19, bảo đảm tính khoa học, an toàn, hiệu quả; tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.

    Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm các nước để có hướng dẫn việc cách ly phù hợp cho người tiêm vaccine đủ hai mũi và xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ; khẩn trương hướng dẫn việc xã hội hóa xét nghiệm, giá kit xét nghiệm để phù hợp với tình hình, điều kiện hiện nay, xong trước ngày 5/12/2021.

    Đồng thời, cần tăng cường cung cấp thông tin minh bạch, chính xác về phân bổ, tiêm chủng vaccine để địa phương, người dân được biết, theo dõi.

    Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội báo cáo Chính phủ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 30/11/2021.

    Bộ ******* tiếp tục chỉ đạo triển khai các kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội.

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục rà soát tổng thể các chính sách an sinh xã hội đang triển khai để kịp thời cập nhật, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế và đề xuất bổ sung các biện pháp mới cần thiết.

    Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp Bộ *******, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan để sớm quy định về xuất nhập cảnh liên quan đến "hộ chiếu vaccine" phù hợp với tình hình hiện nay, bảo đảm khoa học, hiệu quả và hợp lý.

    Bộ Tài chính tiếp tục tổng hợp nhu cầu kinh phí mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch của các địa phương; nghiên cứu triển khai các giải pháp về nguồn kinh phí để hỗ trợ các địa phương mua sắm trong phòng, chống dịch, bảo đảm thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 30 của Quốc hội; trường hợp có khó khăn, vướng mắc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý.

    Tổng hợp nhu cầu, đề xuất cấp bổ sung kinh phí bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội phòng, chống dịch Covid-19 từ nguồn kinh phí bổ sung dự phòng ngân sách Trung ương theo Nghị quyết số 393 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    Các Bộ: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải... phối hợp Bộ ******* để kết nối, sử dụng cơ sở dữ liệu sẵn có khi triển khai các ứng dụng công nghệ nhằm thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi sử dụng công nghệ.
  2. daututrondoi

    daututrondoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/02/2017
    Đã được thích:
    8.255
    Mai tt có thể tháo cống ko biết mấy e đầu tư công này có trụ nỗi ko đây
  3. Dung_Trump

    Dung_Trump Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    1.781
    đầu tư công nổi sóng mạnh mẽ rồi cụ
  4. Dung_Trump

    Dung_Trump Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    1.781
    Đồng Nai kiến nghị hỗ trợ hơn 4.100 tỷ đồng xây dựng đường nối sân bay Long Thành

    Đồng Nai vừa kiến nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách khoảng 4.100 tỷ đồng để sớm khởi công hai tuyến đường tỉnh 770B và 773 nối sân bay quốc tế Long Thành, trong giai đoạn 2021 – 2025...

    https://image.*********.vn/2021/11/29/vietstock_s_dong-nai-kien-nghi-ho-tro-hon-4100-ty-dong-xay-dung-duong-noi-san-bay-long-thanh_20211129194559.png
    Tỉnh Đồng Nai kiến nghị trung ương hỗ trợ 4.136 tỷ đồng để xây dựng các tuyến kết nối đến sân bay quốc tế Long Thành.

    Đây là những tuyến đường mang tính chiến lược, hình thành trục giao thông quan trọng kết nối các huyện Định Quán, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và thành phố Long Khánh đến khu vực sân bay quốc tế Long Thành.

    NHỮNG TRỤC GIAO THÔNG KẾT NỐI CHIẾN LƯỢC

    Tỉnh lộ hay đường tỉnh 770B dài 53 km, được quy hoạch 8 làn xe, lộ giới 60 m, là tuyến đường mở mới và mang tính chiến lược, hình thành trục giao thông quan trọng kết nối các huyện Thống Nhất, Định Quán, Cẩm Mỹ và thành phố Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai, đến khu vực sân bay quốc tế Long Thành.

    Ngoài chức năng tuyến kết nối sân bay quốc tế, đường tỉnh 770B còn là tuyến huyết mạch về giao thông kết nối các khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ), khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp (huyện Long Thành) hiện đang xây dựng, đến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, quốc lộ 51 và khu vực cảng biển Cái Mép - Thị Vải.

    Tuyến đường 770B khi hoàn thành và đi vào khai thác sẽ góp phần giảm tải trên quốc lộ 20 (Đồng Nai đi Lâm Đồng), đường tỉnh 769 (nối quốc lộ 20 với quốc lộ 1 đoạn ngã ba Dầu Giây, huyện Thống Nhất đến quốc lộ 51 qua thị trấn Long Thành). Đây là khu vực ngã tư thường xảy ra tình trạng kẹt xe, an toàn giao thông và an ninh khu dân cư đông đúc…

    Trong khi đó, đường tỉnh 773 là trục giao thông song song chia sẻ lưu lượng giao thông quốc lộ 1, kết nối các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và TP. Long Khánh với sân bay Long Thành, được nâng cấp, mở rộng và xây mới dài 51 km, quy mô từ 6 - 8 làn xe cơ giới và từ 2 - 4 làn xe thô sơ, có lộ giới 60 - 121 m. Đây là tuyến tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực Cẩm Mỹ - Xuân Lộc.

    Theo Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, hai dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 773 và đường tỉnh 770B có tổng vốn đầu tư gần 12,5 ngàn tỷ đồng. Trong đó, dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 773 có tổng mức đầu tư hơn 5,5 ngàn tỷ đồng; dự án đường tỉnh 770B có tổng mức đầu tư khoảng 12,5 ngàn tỷ đồng.

    Trước đó, ngày 25/8/2021, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có báo cáo gửi Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành. Cụ thể, đến cuối tháng 8/2021, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phê duyệt và công khai phương án bồi thường, hỗ trợ cho 4.584 trường hợp với diện tích hơn 1,9 ngàn ha và tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là hơn 9 ngàn tỷ đồng. Trong số này, Uỷ ban nhân dân huyện Long Thành đã chi trả cho 3.470 trường hợp với diện tích hơn 1,5 ngàn ha, số tiền đã được chi trả cho người dân là hơn 7,5 ngàn tỷ đồng.

    Cũng trong báo cáo này, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Phó thủ tướng Lê Văn Thành xem xét chấp thuận hỗ trợ cho tỉnh số tiền 4.136 tỷ đồng để đầu tư hai tuyến đường kết nối vào sân bay Long Thành gồm dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 773 và dự án đường tỉnh 770B.

    SẼ HOÀN THÀNH XÂY DỰNG SÂN BAY LONG THÀNH VÀO THÁNG 01/2025

    Dự án sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1, công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, khởi công ngày 05/01/2021.

    Trung tuần tháng 9/2021, Chính phủ đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành, giai đoạn 1. Tổng mức đầu tư là khoảng 109.000 tỷ đồng, tương đương hơn 4,6 tỷ USD.

    Ngày 15/9/2021, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về báo cáo tình hình triển khai dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (kỳ tháng 7/2021). Phó thủ tướng yêu cầu tỉnh Đồng Nai tập trung đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; rà soát, khắc phục vướng mắc của các dự án thành phần hạ tầng các khu tái định cư, tái lập hạ tầng ngoài ranh giới cảng hàng không.

    Mới đây, ngày 19/11, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành. Văn bản nêu rõ dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia, quy mô mang tầm cỡ quốc tế, khi đi vào hoạt động sẽ giảm tải giao thông cho TP.HCM, là động lực phát triển kinh tế vùng và của cả nước.

    Để Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, giai đoạn 1 hoàn thành theo đúng tiến độ vào tháng 01/2025, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tập trung chỉ đạo, phấn đấu đến cuối năm 2021 giá trị giải ngân đạt 79,3% số vốn đã được bố trí như báo cáo của tỉnh, và hoàn thành việc thu hồi toàn bộ 4.946,5 ha đất của dự án vào 30/6/2022. Tỉnh Đồng Nai ưu tiên hoàn thành bàn giao mặt bằng những khu vực phục vụ thi công các hạng mục công trình chính, như khu bay, nhà ga, đài kiểm soát không lưu,…

    Được biết, mới đây Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã đề xuất Chính phủ xem xét tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữ lại cho tỉnh thêm 2%, tức từ 47% lên 49%, trong giai đoạn 2022 - 2025. Theo Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai, địa phương cần vốn để đầu tư nhiều tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, phục hồi kinh tế xã hội trong tình hình Covid-19.
  5. Dung_Trump

    Dung_Trump Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    1.781
    Nhiều đề xuất của Chính phủ về việc triển khai Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025 nhận được sự đồng thuận cao của Chủ tịch Quốc hội.
    TIN LIÊN QUAN
    Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 8688/VPCP – CN gửi Bộ GTVT về việc thực hiện ý kiến của Chủ tịch Quốc hội về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025.

    [​IMG]
    Thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Ảnh: Đào Trang).
    Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 8688/VPCP – CN gửi Bộ GTVT về việc thực hiện ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025.

    Tại công văn số 8688, Văn phòng Chính phủ cho biết là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ GTVT khẩn trương thực hiện tiếp thu, giải trình ý kiến của Chủ tịch Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội góp ý về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 và hoàn thiện các văn bản để trình Quốc hội trước ngày 2/12/2021.

    Trước đó, Tổng Thư ký Quốc hội đã Thông báo số 530/TB-TTKQH ngày 27/11/ 2021 về Kết luận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại cuộc làm việc với Thường trực ủy ban Kinh tế của Quốc hội về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

    Thông báo số 530 cho biết là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tán thành sự cần thiết đầu tư Dự án với những lý do đã nêu tại Tờ trình số 519/TTr-CP ngày 15/11/2021 của Chinh phủ nhằm cụ thể hóa Kết luận số 11 - KL/TW ngày 13/7/2021 của Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 và Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, trong đó xác định “đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông”.

    Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT và cơ quan liên quan rà soát để hoàn thiện phương án thiết kế sơ bộ của Dự án, quy mô mặt cắt ngang, tiêu chuẩn kỹ thuật để lựa chọn phương án phù họp, hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối nguồn vốn giai đoạn 2021 - 2025.

    Chủ tịch đề nghị so sánh, làm rõ các phương án hướng tuyến để có cơ sở lựa chọn phương án hướng tuyến tối ưu. Đồng thời, bồ sung, làm rõ phương án lựa chọn công nghệ chính cho các dự án thành phần thuộc Dự án. Ngoài ra, trong giai đoạn triển khai cần rà soát, bổ sung các quy định về đánh giá tác động môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

    Theo Chủ tịch Quốc hội, Dự án đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển đất nước trong giai đoạn sắp tới, tuy nhiên, việc giao cho các địa phương sẽ không phù họp vói quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý tài sản công; không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

    Đồng thời, đường cao tốc là công trình cấp đặc biệt với tiêu chuẩn cao đòi hỏi năng lực quản lý và triển khai dự án ở trình độ chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và đáp ứng yêu cầu dự án quan trọng quốc gia với hệ thống tiêu chuẩn thống nhất, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có yêu cầu cao trong việc khai thác đồng bộ cả tuyến, trong khi kinh nghiệm của các địa phương hiện nay rất hạn chế, lại đang phải tập trung cho công tác phòng, chống dịch, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và quản lý, giải ngân vốn đầu tư công của địa phương, vì vậy, tất cả các cơ quan đều không đồng tình. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị giao Bộ GTVT là đầu mối duy nhất tổ chức thực hiện đầu tư Dự án.

    Ngoài ra, đối với công tác giải phóng mặt bằng của Dự án, đề nghị phân cấp triệt để cho các địa phương và phải có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyêt liệt để nâng cao công tác phối họp giữa các cơ quan thực hiện để bảo đảm được tiến độ giải phóng mặt bằng cho Dự án.

    Trước đó, vào giữa tháng 11/2021, Chính phủ đã có tờ trình số 519/TTr –CP đề nghị Quốc hội thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025.

    Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của Tờ trình số 519 là việc Chính phủ kiến nghị chia Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 dài 729 km, quy mô 4 làn xe bao gồm các đoạn Hà Tĩnh (Bãi Vọt) đến Quảng Trị (Cam Lộ); Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa); từ Cần Thơ đến Cà Mau thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công.

    Trên cơ sở tiến độ triển khai, sơ bộ nhu cầu vốn và giải ngân trong giai đoạn 2021 – 2025, Chính phủ kiến nghị bố trí cho Dự án khoảng 139.640 tỷ đồng (khoảng 95% tổng mức đầu tư), phần còn lại khoảng 7.350 tỷ đồng (khoảng 5% tổng mức đầu tư) chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 - 2030.

    Tại Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021, Dự án được dự kiến bố trí khoảng 47.169 tỷ đồng. Như vậy trong giai đoạn 2021 – 2025, Dự án sẽ cần bổ sung khoảng 92.471 tỷ đồng.

    Đối với phần vốn này, Chính phủ kiến nghị cân đối từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế và xã hội cũng được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp chuyên đề Quốc hội khóa XV tháng 12/2021
    --- Gộp bài viết, 30/11/2021, Bài cũ: 30/11/2021 ---
    Sóng đầu tư công trong tháng 12
  6. Dung_Trump

    Dung_Trump Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    1.781
    Thêm gần 127.000 tỷ đồng được bơm ra nền kinh tế trong chưa đầy 1 tháng trở lại đây

    [​IMG]
    Tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 25/11/2021 đạt khoảng 10,1% so với cuối năm 2020. Con số này tại thời điểm 29/10 mới chỉ đạt 8,72%.
    Theo số liệu được đại diện Ngân hàng Nhà nước công bố tại Toạ đàm: "Dẫn mạch phục hồi tăng trưởng kinh tế" do Báo Đầu tư tổ chức, tính đến ngày 25/11/2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng khoảng 10,1% so với cuối năm 2020. Con số này tại thời điểm 29/10 mới chỉ đạt 8,72%.

    Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, tăng trưởng tín dụng đã tăng thêm 1,38 điểm %, tương ứng với lượng tín dụng được bơm thêm ra nền kinh tế là khoảng 126.857 tỷ đồng.

    Trước đó, NHNN trong tuần qua đã chấp thuận tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 cho một số ngân hàng, với việc nới thêm từ 1 – 6% tùy vào chất lượng tín dụng cũng như các chỉ số an toàn vốn của từng ngân hàng.

    Theo giới phân tích, điều này sẽ giúp các ngân hàng có thêm dư địa tăng trưởng trong thời gian tới nhằm hỗ trợ cho việc mở cửa trở lại nền kinh tế, trong điều kiện nhiều NHTM đã chạm trần tín dụng trong 9 tháng đầu năm.


    SSI Research dự báo tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống năm 2021 theo hạn mức mới vào khoảng 13%.

    Ngoài ra, NHNN cũng cân nhắc lùi lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn như đã đề cập trong thông tư 08/2020-NHNN. Mặc dù tỷ lệ này hiện tại không còn đáng lo ngại khi hầu hết NHTM đều đáp ứng mức yêu cầu của NHNN, việc lùi thời điểm áp dụng thông tư sẽ phần nào giúp các TCTD có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng, đặc biệt các dự án vay vốn trung-dài hạn xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án cao tốc Bắc-Nam.

    Đồng quan điểm, Chứng khoán Bảo Việt cho rằng với mức tăng như hiện nay, tăng trưởng tín dụng thời gian tới sẽ tiếp tục khả quan, và đạt mức tăng 13% cho cả năm 2021. Trước đó, trong năm 2020, chỉ trong 1 tháng cuối năm, tăng trưởng tín dụng đã bật mạnh từ 7,26% (cuối tháng 11) lên 12,13%.

    Các chuyên gia của Chứng khoán KB (KBSV) mới đây cũng nâng dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 từ mức 10% trước đó lên 12%.

    "Với việc tốc độ triển khai tiêm chủng vắc-xin tại các thành phố lớn diễn ra nhanh hơn dự kiến, dịch bệnh dần được kiểm soát, các quy định giãn cách xã hội dần được gỡ bỏ và ít có khả năng thắt chặt trở lại, nhu cầu vốn trong nền kinh tế sẽ sớm hồi phục tương ứng với sự phục hồi ở lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng" nhóm phân tích nhận định.
  7. Dung_Trump

    Dung_Trump Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    1.781
    Đầu tư công sóng 2 tuần cuối năm

Chia sẻ trang này