80 sai lầm của nhà đầu tư nhỏ lẻ – Phần 18 – Dấu hiệu phân phối

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 29/04/2017.

6183 người đang online, trong đó có 853 thành viên. 17:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1525 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    1. Một cổ phiếu được phân phối mạnh trong một xu hướng đi lên gần như là chắc chắn bắt đầu cho một chu kỳ suy giảm


    Khi một cổ phiếu đang lên mà được phân phối mạnh liên tiếp 2 - 3 phiên với giá trị giao dịch lớn gấp nhiều lần giao dịch trung bình thì gần như chắc chắn đó là sự bắt đầu cho một chu kỳ suy giảm (nếu thống kê tại HOSE thì chỉ có một trường hợp không theo quy luật này, đó là HAP khi bắt đầu tăng từ 35 lên 4x - còn lại các cổ phiếu khác đều không nằm ngoài quy luật này)



    Cố gắng tránh đừng nhảy vào lúc đó.



    1. Thông điệp của big boys


    Tính đến ngày hôm nay là VNI Index đã tăng điểm 5 phiên liên tục (dù mỗi phiên tăng rất ít) - một hiện tượng chưa xuất hiện kể từ đầu tháng 5/2007

    Tính chất của đợt tăng điểm này chủ yếu lợi dụng quy mô nhỏ của thị trường để tác động vào một số cổ phiếu chủ chốt



    Có thể coi đó là một thông điệp của big boys: chúng tôi muốn thị trường tăng (để làm đẹp báo cáo quý, để cơ cấu lại danh mục được dễ dàng)



    Những nhà đầu tư nhỏ hãy cân nhắc để hành động sao cho có lợi nhất



    + Stop loss

    + Cơ cấu danh mục

    + Nhập hàng

    + Lướt sóng



    v.v...



    1. Không tử thủ đến cùng
    Bài viết đầy đủ tại
  2. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Con số nào nói lên dòng vốn ngoại đang chảy mạnh vào các thị trường mới nổi, thưa ông?

    Theo cập nhật của Citibank, trong quý I/2017, lượng vốn ngoại chảy vào các thị trường mới nổi là 11 tỷ USD. Đây là con số khá bất ngờ, bởi cùng kỳ năm trước, dòng vốn này rút ra khỏi các thị trường mới nổi là 3 tỷ USD.

    Sự bất ngờ đó, theo ông, do đâu?

    Có 3 lý do chính. Đầu tiên là nhà đầu tư ngoại có nhu cầu đa dạng hóa danh mục và địa bàn đầu tư để phân tán rủi ro. Nó cũng cho thấy sự hấp dẫn và sức hút của các thị trường mới nổi đối với các dòng vốn ngoại.

    [​IMG]


    TS. Cấn Văn Lực
    Thứ hai, từ cuối năm trước, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị tăng lãi suất và cho đến mới đây khi điều này diễn ra, nhiều dự báo cho rằng, lãi suất USD tăng sẽ kích thích các dòng vốn đầu tư trên toàn cầu dịch chuyển về Mỹ để hưởng lợi từ chính sách tăng lãi suất, cũng như chính sách giảm thuế, tăng đầu tư hệ thống hạ tầng của nước này. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế và chính sách kinh tế mới của Mỹ còn chưa chắc chắn, nên mặc dù Fed đã và đang tăng lãi suất, nhưng mức độ thu hút các dòng vốn từ bên ngoài về đầu tư tại Mỹ chưa đến mức tạo ra những phản ứng tiêu cực thái quá trên quy mô toàn cầu. Điều này giải thích tại sao dòng vốn ngoại chảy mạnh vào các thị trường mới nổi trong thời gian gần đây.Thứ ba, bối cảnh châu Âu đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên cũng chưa góp phần kích thích các dòng vốn ngoại rút khỏi các thị trường mới nổi như nhiều dự báo.

    Việt Nam được gì khi vốn ngoại chảy mạnh vào các thị trường mới nổi, thưa ông?

    Việt Nam đang nhận được những tác động tích cực từ xu hướng dòng vốn ngoại gia tăng đầu tư vào các thị trường mới nổi, mặc dù chúng ta chưa có mặt trong nhóm thị trường này. Điều này thể hiện qua con số hơn 550 triệu USD mà khối ngoại mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý I/2017.

    Được biết, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu mua trái phiếu Chính phủ, trong khi tỷ giá USD/VND đang chịu áp lực giảm. Theo ông, yếu tố tỷ giá sẽ tác động ra sao đến khả năng thu hút vốn ngoại của thị trường trái phiếu nói riêng, thị trường chứng khoán nói chung?

    Tỷ giá đang chịu một số sức ép, nhưng trong tầm kiểm soát. Kinh tế vĩ mô ổn định cùng với việc vận hành cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm hiệu quả đang giúp tỷ giá ít biến động hơn.

    Trước khi vận hành tỷ giá theo cơ chế này, VND chỉ neo vào USD, nên khi giá USD biến động mạnh thì tỷ giá USD/VND tăng giảm với biên độ lớn. Tuy nhiên, hiện nay, VND neo vào 8 đồng tiền, nên mức độ biến động thấp hơn khi USD biến động. Mặt khác, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam vẫn ổn nhờ dòng vốn FDI, kiều hối tốt, sẽ hỗ trợ cho sự ổn định của tỷ giá.

    Liệu thị trường chứng khoán Việt Nam có duy trì được xu hướng mua ròng của khối ngoại?

    Việt Nam đang có nhiều yếu tố tích cực giúp cải thiện khả năng hút dòng vốn ngoại tham gia thị trường chứng khoán từ nay đến cuối năm. Thực tế, nhà đầu tư ngoại đang có những đánh giá tích cực về cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

    Điều này phần nào thể hiện qua dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý I/2017 tiếp tục có diễn biến tích cực, khi vốn đăng ký đạt 7,71 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 3,62 tỷ USD, lần lượt tăng 77,6% và 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

    Còn với dòng vốn gián tiếp, ngoài xu hướng mua ròng hiện tại, việc mở cửa thị trường chứng khoán phái sinh dự kiến vào cuối tháng 5 tới sẽ gia tăng tính đa dạng cho thị trường tài chính, qua đó giúp nhà đầu tư có thêm công cụ phòng vệ rủi ro. Mặt khác, nếu Việt Nam sớm thành công trong nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi, thì còn có khả năng thu hút dòng vốn ngoại mạnh hơn.

    Trong quý I/2017, chưa xuất hiện các doanh nghiệp lớn chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), cũng như các thương vụ thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý II/2017, các hoạt động này đang được thúc đẩy mạnh, IPO và thoái vốn diễn ra sôi động sẽ góp phần thu hút dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam trong thời gian tới.
  3. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Bức tranh cổ tức mùa đại hội ngân hàng ít nhiều đã có sự thay đổi so với năm ngoái, sau một năm ghi nhận kết quả kinh doanh tốt đẹp.

    Cổ tức tăng nhẹ

    Hơn 10 năm qua, các cổ đông của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) chưa có cảm giác nhận cổ tức, một cổ đông cho biết trong kỳ đại hội cổ đông thường niên vừa qua của SCB. Hẳn nhiên, dự kiến trong 2 năm tiếp theo thực hiện đề án tái cấu trúc đã được phê duyệt, câu chuyện cũng sẽ tương tự như vậy.

    SCB chưa thể chia cổ tức là điều dễ hiểu. Ngân hàng hợp nhất giữa 3 ngân hàng yếu kém trước đây vẫn đang trong quá trình vật lộn với nợ xấu. Trong cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên vừa qua, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB, cho biết, Ngân hàng đã “phục hồi” được 77% so với những kiến nghị của đoàn thanh tra đưa ra hồi năm 2015.

    Giống như SCB, nhiều ngân hàng khác cũng tiếp tục xin “nợ” cổ đông phần cổ tức, như Maritime Bank, hay cả những ông lớn ngân hàng đang gặp trục trặc gần đây là Sacombank và Eximbank. Thậm chí Techcombank năm ngoái ghi nhận lợi nhuận cao hơn nhiều so với 2 năm trước đó, nhưng Hội đồng Quản trị vẫn duy trì quan điểm giữ lại lợi nhuận để mở rộng kinh doanh.

    Có thể thấy năm nào cũng có những cổ đông đứng lên đòi quyền lợi được chia cổ tức, hoặc đòi chia bằng tiền mặt thay vì cổ phiếu. Thực tế từ 3 năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát câu chuyện chia cổ tức bằng tiền ở các ngân hàng, buộc những ông chủ nhà băng phải có trách nhiệm trích lập dự phòng đầy đủ các khoản nợ xấu theo quy định rồi mới được phép chia cho cổ đông. Không chỉ những ngân hàng nhỏ, các ngân hàng có quy mô lớn cũng đang trong tình trạng tương tự.

    Tuy nhiên, một vài ngân hàng có kết quả kinh doanh khởi sắc trong năm qua cũng đã tỏ ra “rộng rãi” hơn với cổ đông. VIB, chẳng hạn, dự kiến chia cổ tức với tổng tỉ lệ lên đến 44,6%, có thể bao gồm tiền mặt với tỉ lệ 5% (còn tùy thuộc vào sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước) và số còn lại là cổ phiếu thưởng. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với con số 25% trong năm trước đó.

    Một trường hợp khác là VPBank với tỉ lệ chia cổ tức tăng lên đến gần 31,2% (năm ngoái là 13% bằng cổ phiếu). LienVietPostBank thì điều chỉnh tăng tỉ lệ lợi nhuận từ 8% theo kế hoạch lên 10% (năm ngoái là 4,5%), trong đó 4% trả bằng tiền mặt, còn lại là cổ phiếu.

    Tương tự, một vài ngân hàng có quy mô lớn cũng điều chỉnh tỉ lệ chia cổ tức tốt hơn so với kế hoạch đặt ra trong năm như ACB hay Ngân hàng Quân Đội. Tỉ lệ chia cổ tức dù chỉ được điều chỉnh tăng lên một chút so với kế hoạch, nhưng rõ ràng những con số này cũng làm ấm lòng cổ đông vì cho thấy ngân hàng vẫn tiếp tục đi lên chứ không đi xuống.

    [​IMG]
    Trên bình diện chung, lợi nhuận cao đã cho phép một số ngân hàng điều chỉnh tăng mức chia cổ tức, cho dù chủ yếu bằng hình thức cổ phiếu. Lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank tăng gấp 3,2 lần, VPBank tăng 59%, ACB tăng 27%.

    Ngược với bức tranh ở trên, khối ngân hàng thương mại nhà nước lại tỏ ra “dè dặt” hơn. Tỉ lệ chi trả cổ tức năm 2016 của Vietcombank là 8% (kế hoạch trước đó là 10%) bằng tiền mặt, cho dù lợi nhuận trước thuế tăng đến 25% và là ngân hàng có lợi nhuận cao thứ hai trong hệ thống. Tương tự, VietinBank đưa ra mức trả cổ tức tỉ lệ 7% bằng tiền mặt (tương đương năm trước đó), còn BIDV dự kiến con số 7% (thấp hơn so với kỳ trước là 8,5%) và chưa quyết định hình thức bằng tiền mặt hay cổ phiếu.

    Tập trung tăng vốn

    Ở khối các ngân hàng tư nhân, dù tỉ lệ chia cổ tức cao, nhưng hình thức chia cổ tức chủ yếu vẫn bằng cổ phiếu. Năm ngoái, VPBank ghi nhận mức lãi kỷ lục nhưng lãnh đạo ngân hàng vẫn đề xuất với cổ đông tiếp tục nhận cổ phiếu thay vì tiền mặt, do Ngân hàng đang cần nguồn vốn lớn để mở rộng kinh doanh trong năm nay. Tương tự, VIB cũng có những kế hoạch lớn cho riêng mình.

    Áp lực tăng vốn điều lệ không chỉ đến từ nhu cầu mở rộng kinh doanh, mà còn từ việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn mới. Ở góc độ này, khối các ngân hàng nhà nước chịu áp lực nặng nề hơn. Vietcombank tuy giảm tỉ lệ chia cổ tức, song cũng cần nói thêm rằng cuối năm ngoái, ngân hàng này tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỉ lệ 35%.

    Năm ngoái, VietinBank và BIDV cũng “đấu tranh” để giữ lại tiền mặt, chia cổ tức bằng cổ phiếu nhưng không thành công. Năm nay kế hoạch của VietinBank là chia cổ tức bằng tiền mặt, trong khi BIDV vẫn còn để ngỏ khả năng chia bằng cổ phiếu trong tờ trình kế hoạch phân phối lợi nhuận.

    Với khối ngân hàng tư nhân, giá cổ phiếu ngân hàng xuống thấp cùng kết quả kinh doanh chậm cải thiện trong bối cảnh xử lý nợ xấu còn dai dẳng khiến cho các nhà đầu tư dễ nản lòng, đặc biệt là ở những ngân hàng nhỏ và chưa niêm yết. Do đó, một điểm thuận lợi đối với các cổ đông trong năm nay là các ngân hàng tư nhân đại chúng đang lên kế hoạch niêm yết trên sàn theo quy định của cơ quan quản lý.

    Việc niêm yết trên sàn tạo thanh khoản cho cổ phiếu, giúp ích cho những cổ đông không thể kiên nhẫn thêm với nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhưng cũng cần nhắc lại rằng kết quả kinh doanh trong năm nay được các ngân hàng đặt kỳ vọng lớn. Khảo sát của Vụ Dự báo thống kê, thuộc Ngân hàng Nhà nước vào cuối quý I/2017 cho thấy có 90,4% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế sẽ tăng so với năm 2016. VPBank năm nay đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 6.800 tỉ đồng, tăng gần 38%. Thậm chí năm nay Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 5.020 tỉ đồng, tăng 26%.
  4. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    FLC đạt doanh thu 1.605 tỷ đồng trong quý I/2017, tăng 11,7%. Lợi nhuận trước thuế đạt 205 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2016.
    [​IMG]

    Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017, theo đó, FLC ghi nhận 1.605 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2017, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2016, kéo theo lợi nhuận gộp đạt 287 tỷ đồng, tăng 8,3%.

    Trong quý I/2017, FLC ghi nhận tới 112,2 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính, gấp 4,5 lần cùng kỳ năm 2016, chủ yếu do sự gia tăng lãi từ các hợp đồng hợp tác kinh doanh và một phần từ lãi tiền gửi, tiền cho vay. Song song, chi phí tài chính của FLC cũng tăng gấp 2,2 lần, đạt 60 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí lãi vay tăng mạnh.

    Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của FLC cũng có mức tăng rất cao, lần lượt gấp 4,6 lần và 1,7 lần cùng kỳ năm 2016, đạt 52,8 tỷ đồng và 81,3 tỷ đồng.

    Kết thúc quý I/2017, FLC đạt lợi nhuận trước thuế 205 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

    Tính đến hết ngày 31/3/2017, tổng tài sản của FLC đạt 19.100 tỷ đồng, tăng 6,7% so với hồi đầu năm, trong đó, chiếm tỷ trọng tài sản lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn với 7.919 tỷ đồng.

    Phần lớn là các khoản phải thu ngắn hạn trên là các khoản phải thu về cho vay (5.237 tỷ đồng), như Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Vietexco (1.270 tỷ đồng), Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Huy Hoàng (1.316 tỷ đồng), Công ty CP Đầu tư Fujikaen Việt Nam (999 tỷ đồng), Công ty CP Vật tư thiết bị và Xây dựng Đô Thành Hà Nội (1.485 tỷ đồng)… Ngoài ra, FLC cũng còn khoản phải thu về cho vay dài hạn đối với Công ty TNHH KCN Toàn Cầu trị giá 887 tỷ đồng.

    Về vốn chủ sở hữu, tính đến hết ngày 31/3/2017, vốn chủ sở hữu của FLC ở mức 8.556 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,8% so với đầu năm. Trong khi đó, nợ phải trả của FLC ở mức 10.544 tỷ đồng, tăng 10,9%, trong đó tổng nợ vay là 3.928 tỷ đồng, tăng 8,5%. Tỷ lệ nợ phải trả và tổng nợ vay trên vốn chủ sở hữu của FLC lần lượt ở mức 1,23 lần và 0,46 lần, nằm sâu trong ngưỡng an toàn.
  5. Boxingday

    Boxingday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2017
    Đã được thích:
    4.795
    Sai lầm lớn nhất của nhà đầu tư là nghe theo Bìm Bịp
  6. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    VCB – Đánh giá khả quan

    NIM cải thiện nhẹ nhờ tín dụng tăng tốc ngay trong quý đầu năm. Theo BCTC quý 1/2017 của VCB, trong khi huy động khách hàng chỉ tăng trưởng 3,2% YoY thì cho vay khách hàng tăng trưởng xấp xỉ 8,4% YoY, cao gần gấp đôi mức tăng bình quân của toàn hệ thống. Tỷ lệ tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) do vậy tăng nhẹ lên mức 82% song vẫn thấp hơn giới hạn tối đa 90% của NHNN. Nhờ tín dụng tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lãi biên ròng (NIM) tăng nhẹ lên 2,8% (2016: 2,7%) và thu nhập lãi thuần tăng trưởng hơn 16% YoY, đóng góp 72% trong cơ cấu thu nhập hoạt động của ngân hàng. Thu nhập từ các hoạt động ngoài lãi cũng tăng trưởng khả quan trong quý 1 vừa qua. Đáng chú ý, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng xấp xỉ 21% YoY và đóng góp 9% trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Tổng thu nhập hoạt động trong quý 1/2017 đạt 7.287 tỷ đồng (+22% YoY) song chi phí hoạt động cũng tăng trưởng nhanh chóng (+33% YoY) khiến LNTT chỉ tăng trưởng 19% đạt 2.737 tỷ đồng, hoàn thành 38% kế hoạch năm 2017.

    Tiếp tục kế hoạch tăng vốn nhằm đáp ứng Basel 2. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tại thời điểm cuối năm 2016 của Vietcombank đạt 11,13%, cao hơn mức quy định tại Thông tư 36. Tuy vậy, nếu áp dụng các quy định của Thông tư 41 (theo chuẩn mực Basel II) thì CAR chỉ đạt 6-7%, thấp hơn mức yêu cầu tối thiểu 8%. Do vậy, trong một buổi tiếp xúc gần đây của RongViet Research với đại diện của Vietcombank, chúng tôi được biết ngân hàng sẽ theo đuổi kế hoạch tăng vốn trong năm 2017-2018 nhằm đạt CAR (áp dụng chuẩn Basel II) ở mức 9%. Phương án phát hành trái phiếu dài hạn 5.000 tỷ đồng trong năm 2017 của Vietcombank đã được NHNN phê duyệt. Tuy vậy, phương án này sẽ chỉ được thực hiện trong trường hợp việc phát hành cổ phiếu không thành công. Đối với phương án phát hành cổ phiếu, tổng mức phát hành dự kiến là xấp xỉ 359,78 triệu cổ phiếu (tương đương 10% vốn điều lệ hiện tại của ngân hàng). Vietcombank có thể phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu hoặc phát hành riêng lẻ cho NĐT tài chính hoặc đối tác chiến lược. Về mức giá phát hành, thay cho mức giá chiết khấu so với giá thị trường thì mức giá theo phương án chào bán mới sẽ không thấp hơn giá trị định giá của bên thứ ba có cung cấp dịch vụ định giá và giá đóng cửa của phiên giao dịch liền trước ngày phát hành. Chúng tôi được biết là đối tác chiến lược hiện tại, cổ đông Mizuho Bank, cũng sẽ tham gia đợt phát hành nhằm đảm bảo tỷ lệ sợ hữu 15%. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước (trường hợp phát hành thành công) sẽ giảm từ mức hơn 77,1% hiện tại về còn hơn 70,1%.

    Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017 là 15% (thấp hơn mức tối đa 16% mà NHNN cho phép ở ngân hàng này). Mặc dù tăng trưởng tín dụng tăng tốc khá nhanh trong quý 1 và đạt hơn 50% chỉ tiêu đặt ra cho cả năm, Vietcombank cho biết ngân hàng sẽ kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng trong kế hoạch đặt ra thay vì điều chỉnh tăng chỉ tiêu này. Điều này hàm ý các khoản cho vay trong thời gian còn lại của năm 2017 sẽ được thẩm định chặt chẽ hơn. Ngoài ra, dựa trên mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho nhóm doanh nghiệp lớn là 10% và tăng trưởng tín dụng ở nhóm khách hàng DNVVN (SMEs) và khách hàng cá nhân ở mức lần lượt 30% và 40% YoY, chúng tôi nhận thấy mục tiêu kiểm soát này của Vietcombank là có thể đạt được. NIM trong ba quý cuối năm có thể giảm nhẹ so với đầu năm do huy động khách hàng sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với cho vay khách hàng. Về mặt chi phí, mặc dù toàn bộ trái phiếu đặc biệt đã được trích lập trong năm 2016 nhưng chi phí cho DPRR tín dụng chỉ giảm hơn 6% YoY do chính sách phân loại nợ chặt chẽ của ngân hàng. Ngoài ra, với kế hoạch mở rộng trong năm 2017 (5 chi nhánh và 39 phòng giao dịch trong nước, đồng thời mở rộng sang các thị trường Lào, Úc và Mỹ), chúng tôi cho rằng chi phí hoạt động cũng sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với tăng trưởng thu nhập hoạt động. Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập (CIR) theo đó dự báo tăng nhẹ lên 41%. VCB đặt kế hoạch LNTT năm 2017 là 9.200 tỷ đồng (+8% YoY). Tuy vậy, với kết quả kinh doanh khả quan ngay trong quý 1/2017, chúng tôi cho rằng VCB có khả năng sẽ vượt kế hoạch LNTT cả năm khoảng 4%. Chúng tôi dự báo LNST năm 2017 của VCB sẽ đạt 7.635 tỷ đồng (+11,8% YoY). Chúng tôi sử dụng mức định giá tương đối (PE và PB) cho VCB cao hơn mức bình quân chung của ngành, do vị thế dẫn dắt cũng như việc quản lý chất lượng tài sản luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy, mức trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi tăng đã khiến EPS bị ảnh hưởng. Do đó, chúng tôi điều chỉnh giảm mức giá mục tiêu của VCB xuống 39.200 đồng/cp từ mức 41.700 đồng/cp trước đây.
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Triển vọng kinh doanh tích cực hơn cùng kỳ vọng room cho khối ngoại vào ngành ngân hàng được nới thêm là những thông tin tích cực hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhưng, cơ hội tăng khó trải đều cho mọi cổ phiếu.
    Hiệu quả kinh doanh cải thiện

    Năm 2016, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng lên tới 18,7%, trong khi nợ xấu giảm về mức 2,46%, giúp doanh thu lãi thuần và lợi nhuận sau thuế của các nhà băng tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 18% và 20% so với năm 2015.

    Trong năm nay, tín dụng được kỳ vọng tăng trưởng từ 17 – 18% như mục tiêu ngành ngân hàng đặt ra hồi đầu năm, lãi suất dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng nhẹ, giúp cải thiện khả năng sinh lợi của các nhà băng. Triển vọng kinh danh khả quan hơn, cộng với kế hoạch nới room cho khối ngoại vào nhà băng trong nước và làn sóng lên sàn chứng khoán của một loạt nhà băng như VIB, Techcombank, VPBank, Maritime Bank sẽ giúp nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch sôi động hơn. Cuối năm 2016, đã có nhiều ngân hàng đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường UPCoM như: VIB, VPBank…

    Cổ phiếu ngành ngân hàng năm nay được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài “ngủ đông”. Tuy nhiên, sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các cổ phiếu nhóm ngành này. Trong đó, cổ phiếu của những ngân hàng tốt như Vietcombank, ACB, MB sẽ đón nhận sự quan tâm lớn của nhà đầu tư.

    Đây là những nhà băng đã đạt được kết quả tích cực trong giải quyết nợ xấu. Chẳng hạn, Vietcombank đã xử lý xong các khoản nợ xấu, thậm chí mua lại các khoản nợ xấu bán cho VAMC trước đó để xử lý. ACB dự kiến hoàn thành việc xử lý, thu hồi các khoản nợ liên quan đến bầu Kiên trong năm nay, thay vì kéo dài đến hết năm sau theo kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Hiện nợ xấu của ACB đã về dưới ngưỡng 1%.

    Nhờ nợ xấu giảm, chi phí dự phòng rủi ro của Vietcombank và ACB trong năm qua giảm xuống và khả năng sẽ tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2017. Trong khi đó, thu nhập từ lãi tăng trưởng nhanh, cộng với thu nhập đóng góp từ phí và dịch vụ ước tính sẽ đủ bù đắp cho các khoản chi phí tăng thêm. Tổng lợi nhuận sau thuế của nhóm này dự báo tăng trưởng hơn 15%.

    Trong khi đó, MB và Vietinbank có mức định giá tương đối hấp dẫn so với các ngân hàng cùng nhóm. MB cũng là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất trong ngành. Lợi nhuận của nhóm ngân hàng hàng đầu trong năm qua tăng trưởng đáng kể và kỳ vọng năm nay sẽ tiếp tục sáng sủa hơn khi tín dụng đang dần cải thiện theo đà ấm lên của nền kinh tế, nhất là thị trường bất động sản.

    Vậy nhưng, bài toán quan trọng nhất trong năm 2017 với nhiều ngân hàng là tăng vốn đáp ứng các tiêu chí tài chính khắt khe hơn theo chuẩn Basel II, được áp dụng với toàn ngành từ đầu năm 2018. Điều này có thể tạo sức ép lên giá cổ phiếu ngân hàng khi một số nhà băng đua nhau tăng vốn, cung dội cầu.

    Kỳ vọng nới room tác động giá cổ phiếu

    Giới đầu tư và chính các ngân hàng đang kỳ vọng, trong năm nay, “room” cho cổ đông ngoại được nới thêm so với mức tối thiểu 30% hiện nay và điều này sẽ tạo cú huých cho đà tăng giá của nhóm cổ phiếu “vua” một thời.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã khẳng định thông điệp, Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng sớm nhất trong năm 2017, nhằm đẩy nhanh tiến trình cải tổ hệ thống ngân hàng, thu hút thêm các khoản đầu tư nước ngoài, qua đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Kỳ vọng này càng được củng cố dựa trên thực tế chỉ còn thời gian ngắn là đến kỳ hạn áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng thí điểm (ngày 1/9/2017). Theo đó, nhu cầu tăng vốn để đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) đang cấp bách, nhất là tại ba ngân hàng gốc quốc doanh. Do nguồn vốn trong nước có hạn và phải tuân thủ các quy định hạn chế sở hữu chéo, các ngân hàng đang có xu hướng tìm kiếm nguồn vốn ngoại hoặc phát hành trái phiếu.

    Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại Vietinbank hiện đã chạm trần, còn BIDV không còn dư địa để tăng vốn cấp 2. Trong khi đó, Vietcombank có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn, nhưng quá trình bán vốn cho nước ngoài đang kéo dài do chưa thỏa thuận được về giá…

    [​IMG]


    Cổ phiếu của những ngân hàng tốt như Vietcombank, ACB, MB sẽ đón nhận sự quan tâm lớn của nhà đầu tư
    Việc mở “room” cho khối ngoại trong ngành ngân hàng, ngành kinh tế rất nhạy cảm không thể “thoải mái” được như các ngành nghề, lĩnh vực khác, nhưng ít ra cũng phải từ 40 – 45% mới có thể thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại. Bởi với tỷ lệ sở hữu của khối ngoại bị giới hạn dưới 50%, nhà đầu tư ngoại vẫn e ngại quyền kiểm soát ngân hàng thuộc về cổ đông nội.
    Bên cạnh việc nới room, cũng cần phải có các giải pháp để các nhà đầu tư nước ngoài có thể nhìn thấy được bức tranh hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam minh bạch, hấp dẫn. Chẳng hạn như ngoài việc áp dụng BaseI II thì quá trình xử lý sở hữu chéo cũng là vấn đề cần tiến hành một cách quyết liệt.

    Thực tế, ngay cả với các cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết, không phải tất cả các mã đều nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong xu thế hoạt động của ngành ngân hàng đang dần cải thiện, kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng sẽ có biến chuyển tích cực hơn. Sau quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu, hoạt động của ngành ngân hàng đã lành mạnh hơn rất nhiều.

    Với các ngân hàng yếu kém trên thị trường đã được xử lý thông qua sáp nhập vào ngân hàng khác, hoặc bán lại 0 đồng cho Ngân hàng Nhà nước… Các vụ án hình sự trong ngành ngân hàng cũng đã được đưa ra xử lý. Hoạt động của ngành ngân hàng đang dần ổn định, cải thiện, nợ xấu từng bước xử lý tốt hơn.

    Nền kinh tế cũng dần hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng đã tác động tích cực lên hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ ngành ngân hàng đưa ra cho năm nay ở mức 18% là điều kiện tích cực cho tăng trưởng hoạt động cho vay đối với các nhà băng, nhất là khi bất động sản được đánh giá sẽ ấm dần và ngân hàng thận trọng hơn khi xét duyệt cho vay.

    Có thể nói, sau quá trình tái cơ cấu hiện hoạt động của ngành phần nào cải thiện tích cực và sáng hơn để các nhà đầu tư có thể quan tâm trở lại đối với cổ phiếu một thời được mệnh danh là “cổ phiếu vua”. Tuy nhiên, trước khi rót vốn vào cổ phiếu ngân hàng, nhà đầu tư nên xem xét kỹ các mã, hoạt động của từng nhà băng. Đồng thời, với viễn cảnh hiện nay, đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng cũng cần có tầm nhìn dài hạn, chưa thể kỳ vọng mức cổ tức như thời kỳ trước khủng hoảng. Nguyên nhân là các ngân hàng tiếp tục dành nguồn lực để trích dự phòng rủi ro nợ xấu, kể cả với những ngân hàng lớn, đã niêm yết như: Sacombank, Eximbank, Vietinbank…

    Bên cạnh đó, câu chuyện thoái vốn theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN cũng phần nào khiến cổ phiếu ngân hàng dội cung, ế hàng. Trong khi đó, các ngân hàng đang đứng trước áp lực tăng vốn điều lệ đáp ứng chuẩn Basel II. Vì thế, lượng cung cổ phiếu ngân hàng sẽ được đưa ra thị trường dồn dập trong thời gian tới.

    Thị giá cổ phiếu ngân hàng nhìn chung năm nay sẽ có triển vọng khi hoạt động kinh doanh của nhà băng lạc quan hơn. Nhưng khẩu vị nhà đầu tư giờ đã thay đổi, họ có cái nhìn rất thận trọng, vì thế, sẽ tìm đến những mã cổ phiếu của những đơn vị có tiềm lực thực sự để đổ tiền vào.
  8. he_ro

    he_ro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    7.986
    Uptrend thì chiến, đao trend thì nghỉ
  9. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    ACB vừa có động thái khá bất ngờ khi đột ngột “siết” cho vay trung và dài hạn, đồng thời tập trung rất mạnh vào cho vay ngắn hạn.
    Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017, theo đó, lợi nhuận trước thuế quý I/2017 của ACB đạt 594 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2016.

    Kết quả kinh doanh ấn tượng này của ACB đến từ sự tăng trưởng ở tất cả các mảng kinh doanh. Ở mảng kinh doanh trụ cột tín dụng – đầu tư, mảng này đem về cho ACB 1.908 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, mảng dịch vụ đem về cho ACB 247 tỷ đồng lãi thuần, tăng 22,9%.

    Song song, ACB đem về 66,6 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, tăng 56,7% so với quý I/2016. Đồng thời, mảng mua bán chứng khoán kinh doanh đem về cho ACB lãi thuần 39,6 tỷ đồng trong quý I/2017, cải thiện rõ rệt so với mức lỗ thuần 4 tỷ đồng cùng kỳ 2016.

    Đáng chú ý, ACB ghi nhận lãi thuần 45,2 tỷ đồng từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư trong quý I/2017. Cùng kỳ 2016, ACB lỗ thuần tới 183,6 tỷ đồng từ mảng này, nguyên nhân là do ngân hàng này phải tiến hành trích lập dự phòng đối với nhóm 6 công ty thời kỳ bầu Kiên.

    Việc ACB không còn lỗ ở mảng mua bán chứng khoán đầu tư cho thấy nhà băng này đang trong những bước cuối của tiến trình chấm dứt ảnh hưởng của nhóm 6 công ty thời kỳ bầu Kiên đối với ngân hàng.

    Kết thúc quý I/2017, lợi nhuận thuần của ACB đạt 1.202 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm 2016. Sở dĩ lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này “chỉ” tăng gấp rưỡi là do ACB đã tăng tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận thuần, từ mức 37,5% của quý I/2016 lên mức 50,5% trong quý I/2017.

    [​IMG]

    Lợi nhuận trước thuế quý I/2017 của ACB tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2016, đạt 594 tỷ đồng
    Về tài sản, tính đến hết ngày 31/3/2017, tổng tài sản của ACB đạt 251.536 tỷ đồng, tăng 7,6% so với hồi đầu năm, trong đó, dư nợ tín dụng đạt 177.413 tỷ đồng, tăng 8,6%. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 0,88% thời điểm đầu năm lên mức 1,08%.

    Đi sâu hơn về cơ cấu tín dụng, khá bất ngờ khi ACB chuyển dịch cơ cấu tín dụng một cách cực kỳ rõ rệt theo hướng “siết” hoạt động cho vay trung và dài hạn, song song với đó là tập trung mạnh vào hoạt động cho vay ngắn hạn.

    Cụ thể, tính đến hết ngày 31/3/2017, dư nợ cho vay trung hạn của ACB là 18.759 tỷ đồng, giảm 12% so với đầu năm. Tương tự, dư nợ cho vay dài hạn của ACB đạt 60.800 tỷ đồng, giảm 7,4%. Trong khi đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 97.854 tỷ đồng, tăng tới 28%.

    Nói bất ngờ là bởi bản thân tỷ trọng cho vay ngắn hạn của ACB vốn dĩ đã khá cao, như thời điểm đầu năm là 46,8%, nay ngân hàng này còn tiếp tục tăng lên mức 55,2%, cao bậc nhất trong giới ngân hàng.

    Tín hiệu bất ngờ thứ hai là việc ACB giảm dư nợ cho vay trung và dài hạn. Thông thường, khi muốn thay đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung nhiều hơn vào cho vay ngắn hạn, các ngân hàng thường tập trung tăng dư nợ cho vay ngắn hạn, đồng thời giữ nguyên, thậm chí vẫn tăng nhẹ dư nợ trung và dài hạn để tạo sự chuyển biến từ từ. Với trường hợp của ACB, có thể thấy động thái này khá đường đột.

    Thứ ba, ACB không chịu tác động đáng kể từ việc giảm tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo quy định của Thông tư 06. Báo cáo của ban điều hành ACB tại đại hội đồng cổ đông năm 2017 cho biết, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tính đến hết năm 2016 chỉ ở mức 24,27%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tối đa 60% (năm 2016), 50% (năm 2017) và 40% (năm 2018). Do đó, đây không phải nguyên nhân khiến ACB “siết” cho vay trung và dài hạn.

    Động thái “siết” cho vay trung và dài hạn, đồng thời tập trung rất mạnh vào cho vay ngắn hạn cho thấy dường như ACB đang muốn chọn con đường an toàn, bởi các khoản cho vay ngắn hạn tiềm ẩn ít rủi ro hơn các khoản cho vay trung và dài hạn. Tất nhiên, đánh đổi là lợi nhuận bởi cho vay ngắn hạn luôn có lãi suất thấp hơn cho vay trung và dài hạn, do rủi ro ít hơn.
  10. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Sau khi gom đủ 5 triệu cổ phiếu VNM- Vinamilk, quỹ F&N Dairy Investments Pte. Ltd tiếp tục đăng ký mua thêm 14,5 triệu cổ phiếu này.

    [​IMG]


    Theo công bố thông tin, trong thời gian từ 16/5 đến 14/6/2017, F&N Dairy Investments Pte. Ltd đăng kí mua thêm 14,5 triệu cổ phiếu VNM- của CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk để tăng sở hữu.

    Trước đó, ngày 11/5, quỹ này đã hoàn thành việc mua thêm 5 triệu cổ phiếu VNM trên sàn để nâng sở hữu lên 232,7 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 16,04% vốn điều lệ Vinamilk.

    Nếu giao dịch mua thêm lần 2 này thành công, cổ đông tổ chức này sẽ nâng sở hữu lên 247,26 triệu cổ phiếu, chiếm 17,04% vốn.

    Được biết, cuối năm 2016, F&N Dairy Investments Pte. Ltd và một đơn vị cùng thuộc Tập đoàn F&N là F&N Bev Manufacturing Pte. Ldt. đã mua được 78,37 triệu cổ phiếu VNM trong đợt bán đấu giá thoái vốn của SCIC. Trong đợt này, SCIC đã bán được 60% khối lượng cổ phiếu VNM chào bán với giá 144.000 đồng/CP, cao hơn 6,7% thị giá mã VNM cùng thời điểm (133.700 đồng/CP phiên 12/12/2016).

    Tỷ phú Thái Lan – chủ của Tập đoàn đồ uống F&N đã phải chi ra hơn 11 nghìn tỷ để mua 78,37 triệu cổ phiếu VNM.

    Trong 5 tháng qua, F&N Dairy Investments Pte. Ltd vẫn đẩy mạnh mua gom cổ phiếu VNM với khối lượng đăng ký mua hàng chục triệu đơn vị và là cổ đông tổ chức lớn nhất nắm 16,04% cổ phần Vinamilk. Đại diện vốn của quỹ này là ông Lee Meng Tat, thành viên Hội đồng quản trị của Vinamilk.

    Xét ở góc độ đầu tư, Vinamilk và cổ phiếu VNM hiện là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi tiềm năng, giá trị doanh nghiệp đầu ngành, hiệu quả kinh doanh tốt, tăng trưởng cao… Do đó, giá trị cổ phiếu VNM luôn được định giá ở mức cao và đem lại nhiều giá trị tốt hơn cho nhà đầu tư.

    Trong nhiều năm qua, Vinamilk duy trì tốc độ tăng trưởng kinh doanh rất tốt giúp cho giá trị cổ phiếu VNM trên sàn được duy trì ổn định ở mức cao và cổ tức chi trả rất cao. Riêng năm 2015, cổ tức của Vinamilk ở mức 60% bằng tiền mặt.

    Năm 2017, Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu 51.000 tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế là 9.735 tỷ đồng, tăng trưởng 4%./.

Chia sẻ trang này