ACB - Con rồng vàng 9999 chất lượng của ngân hàng Việt Nam!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lythongchua, 29/03/2007.

2304 người đang online, trong đó có 98 thành viên. 01:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1187 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. lythongchua

    lythongchua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Đã được thích:
    0
    ACB - Con rồng vàng 9999 chất lượng của ngân hàng Việt Nam!

    mai lại up nhẹ, hichic theo ptkt hichic
  2. Smilingmind

    Smilingmind Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0

    -------------Tham khao---------
     
    ACB nâng vốn, tăng tốc đầu tưĐại hội cổ đông Ngân hàng Á Châu (ACB) ngày 9/3/2007 đã quyết định phát hành đấu giá ra công chúng 100 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu. Nếu được cơ quan quản lý chấp thuận, ACB sẽ là tổ chức tín dụng đầu tiên phát hành cổ phiếu qua đấu giá. Tháng 7 năm ngoái, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã chuẩn bị phát hành 200 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu ra bên ngoài, nhưng cuối cùng phải hoãn vô thời hạn. Thực lực tài chính Sau một thời gian tương đối dài giữ vốn điều lệ ở mức 1.100 tỉ đồng (bằng khoảng 50% vốn điều lệ của Sacombank), cuối cùng ACB quyết định sẽ tăng vốn lên 2.630 tỉ đồng từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu 30% cho năm 2006, chuyển hơn 1.100 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB nói ngân hàng vẫn tuân thủ tiêu chí kinh doanh bảo thủ, không muốn tăng vốn quá nhanh, nhưng đã đến lúc ACB không thể không tăng vốn. Tổng tài sản của Á Châu đã lên đến gần 50.000 tỉ đồng, lợi nhuận quí 1/2007 ước 400 tỉ đồng. Việc tăng vốn trước hết để đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, và sau đó là để nâng thực lực tài chính của ngân hàng. Việc phát hành đấu giá 100 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu mang tính thí điểm. Nếu thành công, con số phát hành có thể cao hơn, 500 thậm chí 1.000 tỉ đồng theo nhu cầu thị trường. Toàn bộ thặng dư từ việc phát hành thí điểm sẽ được đưa vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Như vậy đến đầu năm 2008, vốn chủ sở hữu của ACB sẽ đạt khoảng 8.000 tỉ đồng, bao gồm vốn điều lệ, 550 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi chưa chuyển đổi, phát hành 1.350 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi đợt hai, lợi nhuận để lại của năm 2007 (dự kiến lợi nhuận trước thuế năm nay 1.500 tỉ đồng) và thặng dư phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đại hội cổ đông ACB biểu quyết trong giai đoạn 2007-2009 ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước 50% và nhắm tới đích vốn chủ sở hữu 16.000 tỉ đồng. ?oQuan trọng là thực lực tài chính của ngân hàng? - ông Kiên nói - ?oChúng tôi muốn chiếc bánh ngân hàng to lên, nên tập trung xây dựng nền móng cho ACB vững chắc để nó có thể bành trướng. Các cổ đông lớn gắn bó với ngân hàng suốt 14 năm qua cam kết tiếp tục gắn bó. Chúng tôi đã thông qua việc thành lập Hội đồng sáng lập ACB để đảm bảo việc phát triển ngân hàng lâu dài?. Trong số cổ đông lớn có cả nhà đầu tư nước ngoài. Mười năm trước có những tổ chức đầu tư vào ACB 5-10 triệu đô la Mỹ, bây giờ số tiền đó đã sinh lời thành hàng trăm triệu đô la Mỹ. ACB đang xây dựng quy chế trách nhiệm và nâng cao trách nhiệm của cổ đông nước ngoài đối với ngân hàng.
     
    Mở rộng đầu tư Một trong những điểm nhấn của ACB trong năm 2007 là diện mạo mới của Công ty Chứng khoán ACBS. Ngoài việc mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, ACBS sẽ có trụ sở mới trên đường Võ Thị Sáu (Tp.HCM). Công ty đã tuyển dụng xong và đang đào tạo 50 nhân viên mới cả trong và ngoài nước. Vốn của ACBS cũng sẽ tăng lên 1.000 tỉ đồng. Với ?ocánh tay phải? này, thế mạnh đầu tư của ngân hàng được tăng cường. Đến 31/12/2006, ACB sở hữu 40% cổ phần của Công ty Xuất nhập khẩu Saigontourist, 41% Công ty Vĩnh Hà, 39% Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên, 35% Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Long... Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính ACB là cổ đông lớn của hàng loạt ngân hàng như Eximbank (27 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu); Việt Nam Thương tín (10 tỉ đồng); Ngân hàng Đại Á (87 tỉ đồng); Ngân hàng Kiên Long (44 tỉ đồng); Công ty cổ phần Chuyển mạch tài chính (10 tỉ đồng); Ngân hàng Việt Á; Ngân hàng Gia Định... So với các ngân hàng cổ phần hàng đầu khác ở Tp.HCM, trong tháng 1/2007 vừa qua, lợi nhuận của ACB vượt khá xa (xem bảng bên dưới) chủ yếu do khoản thu lãi kinh doanh chứng khoán. Dư nợ tín dụng của ngân hàng tuy có tăng, nhưng vẫn còn ở mức thấp so với tiềm năng trong khi tốc độ tăng trưởng vốn huy động khá cao. Dư nợ cho vay trên vốn huy động của ACB chỉ ở mức 47,6%, trong khi của Sacombank là 72,4% và Eximbank là 79,6%. Song nếu xét về tổng tài sản, ACB đã bỏ xa những đối thủ đứng sau một khoảng cách đáng kể. Giống như trước đây, ACB tiếp tục kiểm soát chặt rủi ro tín dụng và điều này đồng nghĩa với lợi nhuận từ tín dụng sẽ không thể tăng nhanh. Bù vào đó, lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán, từ dịch vụ đang được mở rộng. ACB chuẩn bị tung ra thị trường vàng miếng loại lớn (10 và 20 lượng/miếng), đồng thời sẽ đầu tư mạnh cho lĩnh vực thẻ, trong đó có việc lắp đặt 290 máy ATM.
    _________
     
  3. Tano68

    Tano68 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu ACB: Thông tin bất nhất, nhà đầu tư lãnh đủ?

    Thu, Mar 29 2007

    VNEconomy

    Nhà đầu tư đã thiệt hại lớn từ sự bất nhất trong những thông báo trả cổ tức bằng cổ phiếu của Ngân hàng Á châu (ACB)?

    Một số nhà đầu tư phản ánh với VnEconomy về những bức xúc liên quan đến việc ACB thay đổi ngày cuối cùng đăng ký danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu. Sự việc tưởng như đơn giản nhưng đã gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ.

    Bức xúc này xuất phát từ thông báo ngày 12/3/2007 của ACB về việc sẽ chia cổ tức năm 2006 là 30% bằng cổ phiếu. Cụ thể:

    ?oTheo Nghị quyết của Đại hội đổng cổ đông Ngân hàng Á Châu (ACB) trong phiên họp thường niên ngày 20/01/2006, cổ tức trong năm 2006 trả bằng tiền mặt là 8% và phần còn lại bằng cổ phiếu. Đến nay ACB đã thực hiện xong phần chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông theo danh sách chốt ngày 12/01/2007.

    Đại hội cổ đông thường niên năm 2007 đã quyết định tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2006 là 30%. Báo cáo tài chính của ACB đã được Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) thực hiện xong. Hội đồng quản trị quyết định ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức bằng cổ phiếu là 26/3/2007 và sẽ thực hiện quyền này sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền?.

    Thông tin này xuất hiện trên thị trường lập tức tạo tâm lý thuận lợi đối với nhiều nhà đầu tư đang nhắm tới cổ phiếu ACB; những phiên giao dịch sau đó, giá cổ phiếu này trên sàn Hà Nội liên tục tăng mạnh. Nhiều nhà đầu tư muốn nhanh chóng sở hữu cổ phiếu này để nhận quyền hưởng cổ tức trước hạn 26/3 như thông báo.

    Trong phản ánh đến VnEconomy, nhà đầu tư nhận định thông báo trên là một dạng thông tin tác động rất lớn tới giá cổ phiếu; và thực tế là ngay sau đó, giá cổ phiếu ACB liên tiếp vọt từ 255.000 đồng/cổ phiếu lên tới trên 290.000 đồng/cổ phiếu, có thời điểm đạt đỉnh 304.000 đồng/cổ phiếu trong ngày 19/3.

    Nhưng, kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư mua vào trước đó ?ođổ bể? khi ngày 21/3, ACB ra thông báo như sau:

    ?oNgày 09/3/2007, Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Á Châu (ACB) họp thường niên thông qua việc trả cổ tức năm 2006 bằng cổ phiếu là 30%.

    Ngày 12/3/2007, ACB đã lập thủ tục xin phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, theo đúng hướng dẫn của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội nêu tại Công văn số 180/TTGDCK-ĐKGD ngày 27/02/2007 về điều kiện và thủ tục phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng.

    Ngày 20/3/2007, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tại Công văn số 228/UBCK-QLPH, viện dẫn Thông tư 18/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 hướng dẫn việc mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng, đề nghị ACB nộp bổ sung văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

    Như vậy, ngày chốt danh sách trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2006, trước đây dự kiến là ngày 26/3/2007, sẽ được Hội đồng Quản trị xác định và thông báo đến cổ đông sau khi có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước?.

    ?oGáo nước lạnh? này lập tức tác động đến tâm lý nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận giá cao để mua vào trước đó khi ngày chốt danh sách cổ đông như thông báo trước là 26/3 đã gần kề. Giá cổ phiếu ACB ngay sau đó giảm mạnh, từ trên 270.000 đồng/cổ phiếu xuống dưới 230.000 đồng/cổ phiếu; nhiều nhà đầu tư thiệt hại lớn khi chậm chân trong bước ngoặt bất ngờ này.

    Có hay không thông tin nội gián?

    ?oChỉ là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, mức thiệt hại trên 100 triệu đồng của tôi liên quan đến sự cố này là rất đáng kể. Và có thể là còn nhiều nhà đầu tư khác nữa?, một nhà đầu tư nói với VnEconomy.

    Nhưng đó là rủi ro trong đầu tư, là sự điều chỉnh và phản ứng bình thường của thị trường. Vấn đề mà nhiều nhà đầu tư bức xúc trường hợp thông tin bất nhất nói trên thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Và phía sau sự bất nhất này có những dấu hiệu giao dịch đáng ngờ?

    Trong phản ánh của mình, nhà đầu tư tên B.T.P đề cập đến khả năng có dấu hiệu thông tin nội gián trong sự cố này. ?oTất nhiên, tôi không có chứng cứ, không thể kết luận là có thông tin nội gián; đó là trách nhiệm điều tra và kết luận của Ủy ban Chứng khoán. Nhưng những dấu hiệu đó cần được làm sáng tỏ, tạo sự minh bạch về phía doanh nghiệp và môi trường đầu tư?, ông Phương nói.

    Ông P. đưa ra những dấu hiệu sau: ?oNhững ai biết trước thông tin ngày 26/3 bị hủy bỏ nhanh chân bán ra cổ phiếu ACB trước đó vào các ngày 19, 20/3 thì sẽ được lợi nhuận cực lớn (giá cổ phiếu ACB lên đỉnh điểm). Không phải vô cớ nghi ngờ giao dịch nội gián ở đây khi khối lượng giao dịch ACB ngày 19, 20/3 đạt mức cao kỷ lục 231.700 cổ phiếu và 119.900 cổ phiếu?.

    Và ngay sau đó, ngày 21/3, ACB ra thông báo hủy ngày chốt danh sách cổ đông 26/3 và không xác định thời điểm mới là ngày nào. Nhiều nhà đầu tư biết đến tin này thì đã muộn, mức giá cao đã trôi qua để bắt đầu một đợt sụt giảm mạnh.

    Trước những nghi ngờ trên, trong những phản ánh với VnEconomy, nhà đầu tư đặt ra yêu cầu Ủy ban Chứng khoán cần có kiểm tra và kết luận cụ thể; phía ACB cũng nên có giải thích về trách nhiệm của mình đối với nhà đầu tư.

    TBKTVN
  4. ntdungpm

    ntdungpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Con tàu ACB không biết sẽ đỗ ở ga nào, may mà em nhảy tàu với giá 298, thằng ACB này chắc chắn có nội gián nhưng em thì không, thấy qua đỉnhđèo là em nhảy thôi.
    Mấy hôm sau thấy công văn của UBCK nhà nước nói muốn trả cổ tức bằng CP phải được NHNN đồng ý, như vậy đợi dài cổ... mà chưa biết thế nào.

    Thôi Smilingmind trường vốn thì đầu tư dài hạn vậy.
  5. lythongchua

    lythongchua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Đã được thích:
    0
    hiện tại do tt chưa điều chỉnh tâm lý em sẽ đổ lại ở giá 280+xx hihí, em đang chờ đợi múc mấy bé trái phiếu của nó

Chia sẻ trang này