ACB ĐHCĐ.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 19/04/2018.

6155 người đang online, trong đó có 891 thành viên. 17:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1417 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    http://cafef.vn/dhcd-ngan-hang-acb-...rong-danh-sach-bau-hdqt-20180419115014462.chn
    ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Trả cổ tức 30% để bù đắp thiệt thòi cho cổ đông, người của nhóm "bầu Kiên" không có tên trong danh sách bầu HĐQT
    19-04-2018 - 11:50 AM | Tài chính - ngân hàng

    Chia sẻ 0

    [​IMG]
    Theo ông Đỗ Minh Toàn, tổng giám đốc ACB, những năm vừa qua ACB đã hoạt động tốt lên và nhờ đó có thể trích lập được tốt các phần dự phòng rủi ro, đặc biệt là nợ liên quan nhóm G6 của ông Nguyễn Đức Kiên.


    Sáng ngày 19/4, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2018.

    Theo dự kiến ban đầu, đại hội sẽ tiến hành từ 8h30, tuy nhiên do phát sinh vấn đề liên quan đến nhân sự đề cử, ứng cử vào nhiệm kỳ mới nên đến tận hơn 10h mới có thể tiến hành các nội dung chính thức của đại hội.

    Cụ thể, trước khi đại hội bắt đầu, đại diện ngân hàng ACB đọc văn bản của NHNN về việc chấp thuận cho ACB bầu Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2018 – 2023 với 8 ứng viên là: Ông Trần Hùng Huy; Ông Nguyễn Thành Long; Ông Dominic Scriven; Bà Đinh Thị Hoa; Bà Đặng Thu Thuỷ; Ông Đàm Văn Tuấn; Ông Hiệp Văn Võ (thành viên HĐQT độc lập) và Ông Huang Yuan Chiang (thành viên HĐQT độc lập).

    Như vậy so với danh sách ứng viên đề cử và ứng cử công bố trước đây gồm 11 người (trong đó ACB đề cử 10 người và có một ứng viên được nhóm cổ đông sở hữu hơn 10% vốn đề cử), thì NHNN không chấp thuận 3 ứng viên là ông Nguyễn Văn Hoà, Phó Tổng giám đốc ACB; ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB và ông Nguyễn Duy Hưng - ứng viên do nhóm cổ đông mới đề cử.

    Nhóm cổ đông đề cử ông Nguyễn Duy Hưng đã lên tiếng phản đối kịch liệt và yêu cầu bầu tất cả 11 ứng viên vào nhiệm kỳ mới. Thậm chí nhóm này còn nghi ngờ ACB đã không gửi đủ danh sách 11 người cho NHNN và không có tên của ông Nguyễn Duy Hưng.

    Phía ngân hàng ACB trong khi đó khẳng định đã gửi đầy đủ danh sách lên NHNN.

    Hơn 10h, đại hội bắt đầu đọc các tờ trình bao gồm báo cáo của HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát, phân phối lợi nhuận, thù lao của HĐQT và BKS, tăng vốn điều lệ bằng cổ phần phổ thông;

    11h20, đại hội bước sang phần thảo luận. Trước khi thảo luận, đại diện cơ quan thanh tra giám sát NHNN là ông Võ Văn Thuần - Phó Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM có ý kiến.

    Ông Thuần nhận xét, ACB là ngân hàng trải qua thời gian khó khăn, có liên quan nhiều vấn đề về cả con người lẫn hoạt động gây ảnh hưởng đến uy tín và niềm tin, song thời gian gần đây đã được củng cố và điều này đạt được là có sự đồng lòng của cán bộ nhân viên.

    Cũng theo vị đại diện cơ quan thanh tra giám sát, có nhiều tổ chức tín dụng tại TP.HCM hoạt động yếu kém nhưng tính khắc phục chưa tốt, chưa đồng bộ, nhưng ACB đã làm được. Đứng ở góc độ cơ quan quản lý, ông đề nghị ngân hàng tiếp tục hoạt động đúng quy định và ngày càng phát triển.

    Trả lời câu hỏi của cổ đông về vấn đề hoạt động và cổ tức năm nay thế nào, ông Đỗ Minh Toàn – Tổng giám đốc trả lời: Thời gian vừa qua ACB hoạt động tốt vì thế có đủ lực để trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm "G6" – tức nợ liên quan 6 công ty của ông Nguyễn Đức Kiên. Năm nay, ngân hàng dự kiến trả cổ tức 30% để bù đắp những thiệt thòi cho cổ đông các năm qua so với các ngân hàng khác.


    Về câu hỏi cổ tức năm 2016 vì sao trả chậm, ông Trần Hùng Huy chủ tịch HĐQT cho biết có vấn đề liên quan đến cổ phiếu quỹ cho nên chưa thể chi trả được, dự kiến năm nay sẽ trả sớm hơn.

    Cổ đông hỏi thu nhập ngoài lãi của ACB chủ yếu đến từ đâu, ông Toàn cho biết đến từ 3 nguồn trong đó có 2 nguồn là hoạt động lõi của ngân hàng, đó là phí dịch vụ và khối tài chính mà cụ thể là trái phiếu; ngoài ra còn nhờ nguồn thứ 3 là xử lý nợ (được hoàn nhập dự phòng các khoản nợ, bán nợ...)
    Last edited: 19/04/2018
    A115 thích bài này.
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    ACB: Quý 1 ước đạt lợi nhuận 1.491 tỷ đồng
    [​IMG]
    Hoàng LyLy

    (NDH) Tại Đại hội cổ đông ACB, ban lãnh đạo đã trả lời các câu hỏi về kế hoạch kinh doanh 2018.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Q&A: Doanh thu lợi nhuận quý 1?

    Ông Đỗ Minh Toàn - Tổng giám đốc ngân hàng ACB: Trong 3 tháng đầu năm 2018, tổng dư nợ tăng 14.000 tỷ đồng, huy động tăng 15.700 tỷ đồng, dư nợ tăng trưởng quý 1 từ cá nhân, lợi nhuận quý 1 ước đạt 1.491 tỷ đồng, với lợi nhuận quý 1 tôi hy vọng năm nay ban điều hành sẽ vượt kế hoạch kinh doanh.

    [​IMG]

    Cổ tức 2016 trả chậm vậy cổ tức 2017 thực hiện vào thời gian nào?

    CEO Đỗ Minh Toàn: Các khoản nợ xấu từ 2010-2011 như Vinaline đã được trích lập 100%, năm 2018 ACB ước tính trả cổ tức 30% đó là nỗ lực của HĐQT và toàn thể nhân viên ACB đã chịu nhiều thiệt thòi so với các ngân hàng khác. Thời kỳ mới sẽ là thời kỳ ACB tăng trưởng trở lại vào nhóm ngân hàng hàng đầu VN.

    Năm 2016 ACB trả cổ tức chậm là do vướng mắc từ cổ phiếu quỹ và nhóm cổ đông nước ngoài, liên quan đến quy định của NHNN, UBCK, ACB và nhóm cổ đông nước ngoài, năm 2017 dự kiến tốc độ trả cổ tức sẽ nhanh hơn.

    HĐQT trong năm qua doanh thu tăng trưởng 59% là sự cố gắng của HĐQT, tuy nhiên sắp tới tăng doanh thu hơn gấp đôi 206% là sự quyết tâm. Về thù lao HĐQT, lợi nhuận sau thuế đặt kế hoạch tăng 200% mà thu lao HĐQT đặt kế hoạch như vậy là chấp nhận được.

    Năm 2018 NIM đặt ra 3,2%, trong đó ACB tăng cường vào bán lẻ, điều này đòi hỏi quản lý rủi ro chặt chẽ và đúng quy trình, nếu không sẽ tăng nợ xấu các năm tiếp theo. Thứ hai là phải xử lý nợ xấu (khoản cho vay không sinh lời), thứ ba là cân bằng tỷ lệ huy động và cho vay. Hiện nay tiền thừa cho vay qua thị trường liên ngân hàng và đầu tư trái phiếu chính phủ, hiện lãi suất TPCP chỉ 3%, cho vay liên ngân hàng 1 tháng cũng chỉ được 3% nên tỷ suất sinh lời rất thấp. Ông Toàn thừa nhận hoạt động ngân hàng hiện nay rất khó, nguồn vốn huy động về mà không cho vay được cũng rất thách thức. Ban điều hành duy trì biên sinh lời 3,2% là nỗ lực đảm bảo mức cổ tức 30% cho cổ đông.

    Tại sao chi phí trên doanh thu ở mức cao?

    Doanh thu của ngân hàng đến từ 3 nguồn: hoạt động sinh lời và cho vay (thu nhập lãi), thứ hai là thu nhập từ phí và thứ ba từ hoạt động đầu tư (TPCP, chứng khoán và đầu tư khác). Các năm trước hoạt động cho vay của ACB có vấn đề, năm 2012 25% dư nợ của ACB là không sinh lời trong khi năm nay 98% tài sản có sinh lời. Thứ hai liên quan đến hoạt động đầu tư, trong suốt 5 năm qua ACB tập trung giải quyết tồn đọng từ các năm trước, từ năm 2018 trở đi ACB sẽ tăng thu nhập từ hoạt động đầu tư.

    Chí phí 2012-2013 chi phí thấp hơn do khủng hoảng phải cơ cấu dân dự, hơn 1.200 nhân viên phải rời ACB, phải điều chỉnh thu nhập để phù hợp tình hình thực tế. Từ năm 2016 thu nhập nhân viên đã trở lại mức bình thường và hiện trở nên "đắt đỏ" do đó hệ số chi phí của ACB cao hơn các ngân hàng, từ 2018 hệ số chi phí giảm về 48%. Về phía ngân hàng mục tiêu lớn nhất là quản lý tốt nhất chi phí ngân hàng, cả thiện thu nhập từ lãi.

    Thu nhập ngoài lãi đến từ vùng nào?

    Thu nhập ngoài lãi đến từ core business từ thu nhập phí, năm 2018 kế hoạch tăng 25%, ngoài ra còn có phí từ khối thị trường tài chính như mua bán trái phiếu, thứ ba là thu nhập từ xử lý nợ, hoàn nhập dự phòng các khoản nợ xấu đã trích lập trước đây.

    Vì sao ACB phải trích lập quỹ công nghệ?

    Ông Trần Hùng Huy: Những năm gần đây công nghệ thay đổi rất nhiều đã tác động đến cạnh tranh của ngành ngân hàng, dự tính ACB sẽ trích 500 tỷ (tuỳ thuộc vào KQKD của ACB năm nay) để nghiên cứu phát triển công nghệ.

    ACB xử lý cổ phiếu quỹ như thế nào?

    Việc xử lý cổ phiếu quỹ tuỳ thuộc vào tình hình nhu cầu vốn của ACB, HĐQT cân nhắc thời điểm thích hợp nhất để bán cổ phiếu quỹ để tăng vốn. HĐQT không muốn bán quá sớm và tăng vốn chủ sở hữu quá nhanh ảnh hưởng đến ROE.

    Tình hình nợ xấu như thế nào?

    Nợ xấu phát sinh mới không gia tăng, kế hoạch thu hồi nợ xấu hơn 1.500 tỷ đồng. Nợ xấu đặt kế hoạch dưới 2% nhưng thực tế hy vọng dưới 1%.

    Về mạng lưới, năm 2018 dự kiến mở thêm 12 phòng giao dịch và đồng thời nâng cấp các phòng giao dịch lên thành chi nhánh, hiện ACB có 4 chi nhánh và 51 phòng giao dịch, sắp tới nâng lên thành 6 chi nhánh và 49 phòng giao dịch. Từ 2019 trở đi, chiến lược mới kênh phân phối sẽ mở rộng kênh ATM, CTM, online trực tuyến, telecell, bán chéo sản phẩm trên nền các công ty khác.

    2018 việc xử lý nợ xấu sẽ đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng khoảng 500 tỷ.
    A115 thích bài này.
  3. Thietmoclan79

    Thietmoclan79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2015
    Đã được thích:
    2.501
    Giờ mới biết đc nguyên nhân acb giảm là đây :))

Chia sẻ trang này