AMD linh hồn của đá ... DN nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, Hưởng lợi đầu tư công

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Nhat_rac2019, 13/10/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2270 người đang online, trong đó có 78 thành viên. 05:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 61702 lượt đọc và 459 bài trả lời
  1. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.553
    AMD Tinh hoa của đá - DN trong vùng kinh tế trọng điểm được BCT ưu tiên phát triển, Hưởng lợi đầu tư công.

    [​IMG]


    Vị thế công ty
    - Công ty hiện đang quản lý khai thác 03 mỏ đá bao gồm mỏ núi Loáng (Yên Lâm, Yên Định, Thanh Hóa), mở núi Bền (Vĩnh Minh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) và mỏ Hà Lĩnh (Hà Lĩnh, Hà Trung, Thanh Hóa) với tổng diện tích 25ha, tổng trữ lượng 7.7 triệu m3. Bên cạnh đó, AMD đang tích cực hoàn thành thủ tục xin cấp phép thăm dò, khai thác một số mỏ khác có tổng diện tích hàng chục ha trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và khu vực lân cận.

    - Công ty hoạt động chính trên địa bàn Hà Nội và Thanh Hóa. Ngoài ra, sản phẩm đá của Công ty đã vươn ra thị trường thế giới với các quốc gia tiêu biểu như Philippines, Myanmar, Trung Quốc và Bangladesh.

    Chiến lược phát triển
    - Đẩy nhanh quá trình đầu tư xây dựng các mỏ và hoàn thiện lắp đặt dây chuyên sản xuất đá tự nhiên tại Thanh hóa nhằm tăng công suất khai thác, sản xuất.

    - Đầu tư và phát triển hệ thống phân phối đá tự nhiên FLC Stone thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu.

    - Phát triển và bảo vệ thương hiệu FLC Stone, hoạch định chiến luộc phù hợp nhu cầu thị trường và chiến lược cạnh tranh hiệu quá.

    - Phát huy tối đa các lợi thế của hoạt động kinh doạnh hiện tại, tập trung nguồn lực đẩy mạnh các dự án đang triển khai.

    Các dự án lớn
    - Dự án Altara Quy Nhơn.

    - Dự án Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.

    Triển vọng công ty
    - Tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo nhu cầu xây dựng sẽ tăng cao trong thời gian tới.

    Rủi ro kinh doanh
    - Rủi ro cạnh tranh gay gắt với sản phẩm đá Trung Quốc có lợi thế về màu sắc phong phú, giá bán khá linh hoạt từ phân khúc câp thấp đến phân khúc cấp cao.

    - Khai thác đá là một công việc rất nguy hiểm bởi vì nó sử dụng thuốc nổ làm công cụ khai thác chính. Do đó, hoạt động khai thác có thể ảnh hưởng đến tính mạng của các công nhân nếu các quy tắc an toàn lao động không được tuân thủ nghiêm ngặt.

    Sản phẩm dịch vụ chính
    - Kinh doanh bất động sản
    - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khác
    - Hoạt động tư vấn quả lý
    - Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại
    - Khai thác mỏ và khoáng chất
    Mốc lịch sử
    - Ngày 20/09/2007, Công ty được thành lập với tên gọi là CTCP Fikor Việt Nam, VĐL đăng ký ban đầu là 9.9 tỷ đồng
    - Ngày 23/04/2014, Công ty chính thức đổi tên thành CTCP Đầu tư AMD Group với VĐL hiện tại là 300 tỷ đồng
    - Ngày 22/05/2014, Được UBCKNN chấp thuận trờ thành công ty đại chúng
    - Ngày 11/11/2014, Cổ phiếu AMD được giao dịch đầu tiên trên UPCoM
    - Ngày 09/06/2015, Hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM với giá đóng cửa phiên cuối cùng 16,700 đồng
    - Ngày 16/06/2015, giao dịch trở lại trên sàn HOSE tại giá đóng cửa 19.200 đồng
    - Ngày 13/02/2018, chính thức đổi tên thành CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC AMD.
    Chungkhoan24hVNVothuong623 thích bài này.
    Chungkhoan24hVN đã loan bài này
  2. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.644
    Về 1..


    :D


    Nhat_rac2019 thích bài này.
  3. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.553

    Thì lại bỏ kho ....:))
  4. Socdeptrai2011

    Socdeptrai2011 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2021
    Đã được thích:
    2
    Về 4.8 e đăng ký 200k cp amd nhé
    Nhat_rac2019 thích bài này.
  5. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.644

    Kho khiếc cái đồ khỉ gì... Ôm mãi có thấy ăn đâu.... Trong khi ha.r nó lên ngút ngàn rồi. Cái con lái đểu dlg còn xong cả quá trình úp bô rồi...
    Nhat_rac2019 thích bài này.
  6. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.553
    Thực trạng sản xuất đá xuất khẩu tại Thanh Hoá
    Những năm đầu thế kỷ 21, ngành sản xuất đá ốp lát của tỉnh Thanh Hoá đã trở thành ngành kinh tế quan trọng. Toàn tỉnh hiện có gần 200 cơ sở khai thác, chế biến đá ốp lát trên địa bàn 12 huyện, thị xã, thành phố, thu hút gần 1 vạn lao động, đạt sản lượng 4 triệu m2/năm với doanh thu mỗi năm đạt hàng trăm tỷ đồng và hàng chục triệu USD.

    Là tỉnh nằm ở phía bắc miền Trung nên Thanh Hóa có nhiều tiềm năng về khoáng sản, trước hết phải kể đến các loại đá. Hầu như rải rác khắp trong tỉnh, địa phương nào cũng có đá. Nhưng Thanh Hóa tự hào là một trong những tỉnh có trữ lượng các loại đá quý vừa xuất khẩu vừa phục vụ xây dựng rất lớn; trong đó đá Granít có trữ lượng và chất lượng xếp “tốp đầu” trong cả nước.
    Hiện nay, trên địa bàn Thanh Hóa có hàng trăm điểm mỏ khai thác đá phục vụ nhu cầu xây dựng, làm đường giao thông, sản xuất đá ốp lát xuất khẩu và chế tác đá mỹ nghệ. Mỗi năm toàn tỉnh khai thác khoảng 1,2 triệu m3 đá xây dựng và 2 triệu m2 đá ốp lát xuất khẩu. Trong năm 2007 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp 75 giấy phép khai thác tài nguyên cho các đơn vị trong tỉnh, chủ yếu là khai thác đá, song việc khai thác tài nguyên đá tại Thanh Hóa còn rất lãng phí. Các giấy phép cấp cho việc khai thác đá, nhưng nhiều doanh nghiệp chủ yếu khai thác đá khối để sản xuất đá xẻ. Lượng đá khối đưa vào sản xuất đá xẻ chỉ chiếm 30%, còn 70% lượng đá không đủ tiêu chuẩn chưa được sử dụng. Cũng có doanh nghiệp sử dụng vào xay, nghiền phục vụ cho xây dựng và làm đường giao thông. Nhưng nhiều điểm mỏ khai thác đã gạt bỏ thành đất đá phế thải, gây lãng phí rất lớn.

    Ngày nay, nghề sản xuất đá ốp lát Thanh Hoá đã đi vào chiều sâu với công nghệ khai thác, chế biến tương đối đồng bộ chiếm thị phần lớn trong nước và từng bước vươn ra xuất khẩu trực tiếp. Toàn tỉnh hiện có gần 200 cơ sở khai thác, chế biến đá ốp lát trên địa bàn 12 huyện, thị xã, thành phố, thu hút gần 1 vạn lao động, đạt sản lượng 4 triệu m2/năm với doanh thu hàng năm đạt hàng trăm tỷ đồng và hàng chục triệu USD. Trong 3 năm gần đây, sản lượng các mặt hàng đá ốp lát xuất khẩu của tỉnh tăng khá nhanh. Nếu như năm 2000, sản lượng mới đạt 126.000 m2 thì đến năm 2005 sản lượng đã đạt trên 1,3 triệu m2 (tăng hơn 10 lần). Mặc dù sản lượng đá xuất khẩu tăng nhanh, song hiệu quả mang về lại chưa tương xứng.
    Tìm hiểu xung quanh việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này, được biết: Trước năm 2002, bình quân mỗi m2 đá ốp lát loại tốt xuất khẩu được 11 USD, đến năm 2004 chỉ còn 6 - 7 USD và hiện nay chỉ còn 5 - 6 USD. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu từ nguồn đá ốp lát của tỉnh mới đạt 20 triệu USD. Năm 2007, tổng giá trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp nặng và xuất khẩu mới đạt 25,640 triệu USD, bằng 61% kế hoạch. Trong nhóm hàng này, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là đá ốp lát mới đạt 22 triệu USD.

    Để ngành sản xuất đá ốp lát phát triển ổn định, đạt sản lượng từ 8-10 triệu m2/năm với giá trị xuất khẩu đạt từ 35 đến 50 triệu USD, tỉnh cần đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển, tạo cơ chế thông thoáng trong quản lý với sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các ngành có chức năng, chính quyền địa phương các cấp. Đồng thời phát huy vai trò của Hiệp hội Đá ốp lát Thanh Hóa nhằm liên kết các doanh nghiệp thành viên thành lực lượng mạnh, đủ điều kiện đứng vững trên thị trường. Cần xây dựng các tập đoàn chuyên sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ có đủ năng lực làm hạt nhân thu hút các cơ sở làm thành viên, tạo thuận lợi trong đầu tư và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngành sản xuất đá ốp lát cần thúc đẩy sản xuất bằng đầu tư các thiết bị tiên tiến trong khai thác và chế biến; đầu tư đào tạo nguồn thợ kỹ thuật, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay. Để ngành sản xuất này chiếm lĩnh thị phần trong nước và xuất khẩu, các đơn vị sản xuất cần có kế hoạch phát triển thị trường bằng nhiều hình thức như thông qua Trung tâm Xúc tiến thương mại Thanh Hóa hoặc Văn phòng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa để nắm bắt và điều chỉnh chiến lược tiếp thị và kế hoạch sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế.
    Last edited: 13/10/2021
  7. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.553
    Làm nông nghiệp chăn nuôi chưa tới mùa vụ sản phẩm chưa đủ độ chín thì thu hoạch sớm người ta gọi là bán lúa non ........... đá này là kim cương của a Tôi....

    Xong việc mấy con đó thì còn con nào ngon hơn đá và thuốc bảo vệ thực vật của anh tôi ....


    Còn nói đến kho ko phải là kho giống của bọn đạo tặc mượn hàng.... mà là cái tủ của tôi được xếp ngăn nắp khi nào cần mới dùng....:D

    Lão lần này a tôi sẽ dẹp lão trước ...=))=))=))=))
    Sợ nó ko quay được về đó .... cuối tuần aQ bảo cho cả hst đông vui rồi...:))
    Last edited: 13/10/2021
  8. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.553
    CẬN CẢNH NHÀ MÁY ĐÁ TỰ NHIÊN QUY MÔ HÀNG ĐẦU THANH HÓA
    13/02/2020- 18:38
    [​IMG]

    Năm 2020, ngành ốp lát đá tự nhiên Việt Nam được dự đoán có triển vọng tăng trưởng mạnh do nhu cầu từ hàng loạt dự án bất động sản cao cấp.

    Xu hướng sử dụng đá tự nhiên chất lượng cao ngày càng trở nên phổ biến hơn tại các công trình xây dựng và đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu. Hiện nay, chất lượng các loại đá tự nhiên của Việt Nam có thể so sánh với các loại đá Marble trắng nổi tiếng của Italia, Brazil, Ấn Độ. Các nhà máy sản phẩm đá Marble tại khu vực Thanh Hóa, đá Granite tại Bình Định… đang được giới chuyên gia đánh giá là có chất lượng tốt, đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu.

    [​IMG]

    Nguồn: World Countertops Report của The Freedonia Group

    Nhu cầu thị trường vật liệu bề mặt toàn cầu được The Freedonia Group (công ty nghiên cứu thị trường tại Mỹ) dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 2.3%/năm trong giai đoạn 2018-2021 và đạt mức gần 500 triệu m2 vào năm 2021.

    Nguồn: http://vinacorp.vn/goc-nhin-dau-tu-2020-nganh-da-op-lat-n113350.html

    [​IMG]Slab đá Marble tự nhiên khổ lớn tại Nhà máy

    Làm thế nào để ngành công nghiệp sản xuất đá tự nhiên tại Việt Nam có cơ hội phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có? Việc thiếu nhà máy sản xuất tiêu chuẩn, đầu tư đồng bộ; thiếu nhân lực chất lượng cao; thiếu doanh nghiệp đầu tư dài hạn về thương hiệu… là những vấn đề đang được đặt ra cho nhiều doanh nghiệp. Là một trong những doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận trước những thực tại của ngành công nghiệp này, FLC STONE đã sớm xác định đầu tư bài bản ngay từ đầu để tiến xa trong tương lai

    [​IMG]
    Phát triển song song giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững, FLC STONE xác định đưa sản phẩm đá tự nhiên Thanh Hóa ra thị trường thương mại với giá trị cao. Để mở rộng thị phần và khẳng định chỗ đứng trên thị trường, doanh nghiệp này đang đẩy nhanh quá trình đầu tư xây dựng các nhà máy và hoàn thiện lắp đặt dây chuyền sản xuất đá tự nhiên tại Thanh Hóa nhằm tăng công suất khai thác, sản xuất. Từ đó phát triển hệ thống phân phối đá tự nhiên FLC STONE rộng khắp thị trường trong và ngoài nước.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Các nhà máy được vận hành theo mô hình sản xuất xanh, khai thác đá bằng công nghệ cắt dây kim cương, vừa sản xuất được các block đá đạt tiêu chuẩn vừa tránh lãng phí tài nguyên trong quá trình sản xuất: đá block sản xuất slab hoặc chế tác mỹ nghệ, đá nhỏ hơn được nghiền thành đá xây dựng.

    [​IMG]
    Dây chuyền cắt dây kim cương theo công nghệ Ấn Độ

    Các loại máy cắt đá khối, đá qui cách, đánh bóng ứng dụng công nghệ tiên tiến, tối ưu xử lý bụi đá, không gây ô nhiễm không khí tại Nhà máy sản xuất.

    [​IMG]
    Mỏ và nhà máy Núi Loáng áp dụng qui trình quản lý chất lượng tiên tiến, hiện đại đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001-2015.

    [​IMG]
    Toàn cảnh Nhà máy Núi Loáng từ trên cao
    Hệ thống nhà máy của FLC STONE được đầu tư quy mô, bài bản với trang thiết bị hiện đại hàng đầu tại tỉnh Thanh Hóa.

    Hệ thống công nghệ hiện đại của Ý máy cắt Gangsaws sắt 100 lưỡi cắt khổ đá lên tới 6m2, máy đánh bóng 20 đầu đảm bảo sản phẩm đá marble FLC STONE độ bền, bóng sáng lên tối đa vân đá tự nhiên. Các loại máy cắt quy cách, máy mài cạnh, máy chẻ mushroom, máy cắt CNC giúp FLC STONE đáp ứng được yêu cầu khắt khe về kĩ thuật, thẩm mỹ của các đơn hàng xuất khẩu.

    [​IMG]

    Máy cắt quy cách – Cắt đá marble slab tấm lớn thành kích thước được yêu cầu

    [​IMG]

    Trang thiết bị máy cắt từ CNC đến Gangsaws

    Khai thác bằng máy cắt dây kim cương thay vì cách thức nổ mìn truyền thống sẽ đảm bảo lưu giữ nguyên vẹn vẻ đẹp tự nhiên của đá, cho ra đời những khối đá có bề mặt phẳng, vuông vức.

    [​IMG]

    Để làm chủ trang thiết bị, cán bộ công nhân nhà máy thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ. Nhà máy FLC STONE thường xuyên được các đối tác nước ngoài như Tây Ban Nha, Ấn Độ đến tham quan để hợp tác xuất khẩu.

    Hướng tới đảm bảo chất lượng công trình, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, FLC STONE còn thi công lắp đặt, hoàn thiện hạng mục công trình. Các kỹ thuật thi công đang được doanh nghiệp triển khai như: Ốp tường bắt bát hoặc râu inox, ốp tường bằng keo, ốp tường bằng khe móc thông qua hệ thống khung treo.

    [​IMG]

    Phào đá Hồng Xanh Vân Mây của FLC STONE tại FLC Grand Hotel Hạ Long / Tranh đá Đỏ Vân Rồng của FLC STONE tại sảnh Bamboo Airways Tower

    [​IMG]Marble Dark Grey Galaxy ốp thang máy và sàn tại Athena Complex Xuân Phương và Tòa nhà Peakview.

    Ngoài việc đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, dây chuyền máy móc, áp dụng qui trình quản lý chất lượng đã được cấp chứng nhận ISO, FLC STONE đặc biệt chú trọng phát triển năng lực cán bộ công nhân viên tại Nhà máy. Các cán bộ kĩ sư đều có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu trong lĩnh vực khai thác và chế biến đá tự nhiên. Áp dụng mô hình quản lý 5S, kagen… công nhân được tham gia thường xuyên các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề nhằm đảm bảo vận hành, khai thác tối đa máy móc, dây chuyền công nghệ cao.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đầu xuân năm mới, người FLC STONE đang hừng hực khí thế lao động sản xuất.

    [​IMG]

    Cuối năm 2019, FLC STONE trúng thầu cung cấp và thi công đá marble tự nhiên tại 3 dự án lớn của Tập đoàn Bitexco, Alphanam và Eurowindow.

    Ngay từ Quý I năm 2020, FLC STONE sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, kinh doanh thương mại song song với lĩnh vực kinh doanh dự án vốn là thế mạnh của doanh nghiệp.

    Nguồn: http://cafef.vn/can-canh-nha-may-sa...XIVOpgmhyZ7pZ1SAm62uWwxsGzz9w87IxJipyQZrFjdRU
    VT68 thích bài này.
  9. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.553
    Giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2021-2025

    (Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1535/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025.



    Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (các bộ, cơ quan Trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các địa phương) kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025.

    Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ giao danh mục, mức vốn ngân sách Trung ương bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho từng dự án, nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách và các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách.

    Trước ngày 30/9/2021 giao kế hoạch đầu tư vốn cho các dự án khởi công mới

    Về triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương căn cứ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025, danh mục dự án và mức vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công chi tiết danh mục dự án và mức vốn ngân sách Trung ương bố trí cho từng dự án, nhiệm vụ theo quy định bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư công.

    Các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương sử dụng, huy động các nguồn vốn khác để đầu tư hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án chưa bố trí đủ vốn ngân sách Trung ương trong tổng mức đầu tư được duyệt, chưa rõ cơ cấu nguồn vốn trong chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án trọng điểm, có tính kết nối, liên vùng chưa bố trí vốn ngân sách địa phương; không đề xuất bổ sung thêm vốn ngân sách Trung ương ngoài số vốn ngân sách Trung ương đã được giao cho bộ, cơ quan Trung ương, địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư cho các dự án này.

    Chủ động đề xuất sử dụng vốn ngân sách Trung ương đã được giao kế hoạch (không bao gồm số vốn ngân sách Trung ương đã bố trí để thu hồi vốn ứng trước cho danh mục dự án kèm theo Quyết định này, dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án có tính kết nối, liên vùng, đường ven biển) và nguồn vốn hợp pháp để bố trí thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước của danh mục dự án chưa được tổng hợp, báo cáo trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và không được cấp có thẩm quyền cho phép hoãn ứng trước (nếu có).

    Căn cứ khả năng cân đối vốn hằng năm, ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp; chỉ bố trí vốn cho các dự án khởi công mới sau khi đã bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp đã quá thời hạn bố trí vốn theo quy định nhằm hoàn thành sớm các dự án này, phát huy hiệu quả đầu tư, giảm tối đa thời gian bố trí vốn của dự án.

    Các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương khẩn trương thực hiện giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2021 trước ngày 30/9/2021 cho các dự án khởi công mới, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch đã hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định; điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2021 đối với các dự án chưa được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025.

    Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo quy định tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội.

    Kiên quyết xóa bỏ “cơ chế xin cho”, “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”

    Về giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo HĐND cùng cấp phân bổ và giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương bảo đảm các nguyên tắc, tiêu chí sau:

    - Việc phân bổ vốn phải phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 của quốc gia, ngành, lĩnh vực địa phương; quy hoạch tỉnh, vùng, ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    - Việc phân bổ vốn phải bảo đảm tuân thủ các quy định, nguyên tắc, thứ tự ưu tiên của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan.

    - Bám sát mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, huy động tối đa nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước, thực hiện hiệu quả Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; cơ cấu lại nền kinh tế, các đột phá chiến lược; bố trí vốn tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục triệt để tình trạng phân tán, dàn trải, kéo dài; giảm tối đa các dự án khởi công mới và kiểm soát chặt chẽ thời gian bố trí vốn hoàn thành dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.

    - Quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý đầu tư công, tập trung đầu tư các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc ngành, lĩnh vực ưu tiên; tuân thủ thứ tự bố trí vốn theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan; kiên quyết xóa bỏ “cơ chế xin cho”, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm và thực hiện phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.

    - Các địa phương được bố trí vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 phải cam kết bố trí phần vốn còn thiếu từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành dự án đúng tiến độ. Trong trường hợp điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án so với tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư trung hạn, địa phương phải tự cân đối vốn để hoàn thành dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

    Vũ Phương Nhi
  10. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.553

    Tiềm lực thật .... cho một penny giá dưới giá trị bookvalue[​IMG][/IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này