AMS: tìm kiếm chân trời mới

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockpro88, 03/06/2021.

5818 người đang online, trong đó có 510 thành viên. 18:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23714 lượt đọc và 114 bài trả lời
  1. JMKeynes

    JMKeynes Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2018
    Đã được thích:
    39
    doanh thu tăng 100%, lợi nhuận tăng 500% so với cùng kì :v
    stockpro88 thích bài này.
  2. duytrinh85

    duytrinh85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2014
    Đã được thích:
    3.293
    Thành cổ đông chiến lược rồi các bác ạ.
    JMKeynesstockpro88 thích bài này.
  3. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    AMECC ỨNG DỤNG ROBOT HÀN TRONG SẢN XUẤT CHẾ TẠO
    Nhằm đáp ứng xu hướng phát triển công nghệ số của cuộc cách mạng 4.0, Amecc đã không ngừng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhất và nâng cao năng suất lao động cải thiện đời sống cho CBCNV trong Công ty

    Ngày 17/6/2021 Amecc đã chính thức đưa Robot hàn vào sản xuất và hứa hẹn tạo sự đột phá trong ngành sản xuất chế tạo kết cấu thép trong kỷ nguyên số như hiện nay.
    Một số ưu điểm khi ứng dụng hàn Robot:
    1. Chuyển động của mỏ hàn được tự động hóa sẽ giảm nguy cơ mắc lỗi trong thao tác, do vậy giảm phế phẩm và khối lượng công việc phải làm lại.
    2. Làm việc nhanh hơn mà còn có thể hoạt động liên tục suốt ngày đêm, hiệu quả hơn nhiều so với một thiết bị hàn tay.
    3. Qúa trình hàn được tự động hóa giải phóng người công nhân khỏi những tác hại khi hàn do tiếp xúc với bức xạ hồ quang, vẩy hàn nóng chảy, khí độc.
    4. Mất ít thời gian hơn
    5. Cắt giảm chi phí lao động và an toàn trong sản xuất hạn chế rủi ro cho người lao động
    DƯỚI ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH SẢN PHẨM HÀN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TAY ENERGAS

    [​IMG]
    stockpro88 đã loan bài này
  4. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    cụ xem dữ liệu trên cafef là ko chuẩn rồi.
    chia sẻ với các cụ một số thông tin sau nhé:

    (1) Năm 2019 phát hành riêng lẻ cho NĐT Nguyễn Văn Nghĩa 3,3 triệu giá 10K (hiện tại Nguyễn Văn Nghĩa là cổ đông lớn của AMS, dữ liệu cafef nó chưa update):
    [​IMG]

    (2) Ông Nguyễn Văn Nghĩa vào HĐQT từ 2019 sau đợt phát hành riêng lẻ:

    [​IMG]

    (3) Chủ tịch AMS Nguyễn Văn Nghĩa cũng chính là tay to gom TCM và LCG:

    Chứng khoán sôi động, cựu sếp gạch Prime chi trăm tỷ mua cổ phiếu TCM, LCG
    14-01-2021 - 06:22 AM | Thị trường chứng khoán

    [​IMG]
    Từ tháng 9/2020 tới nay, ước tính ông Nguyễn Văn Nghĩa (cựu Phó TGĐ Prime Group) đã chi thêm 125 tỷ đồng để mua cổ phiếu TCM.


    Từ khi xác lập đáy 650 điểm vào cuối quý 1/2020, TTCK Việt Nam đã hồi phục ngoạn mục và hiện đã lên sát đỉnh lịch sử 1.204 điểm. Diễn biến tích cực của thị trường thời gian qua có đóng góp không nhỏ từ các nhà đầu tư nội, trong đó có không ít nhà đầu tư lớn với quy mô hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Những nhà đầu tư này thường được thị trường gọi với tên "cá mập".

    Một trong số những "cá mập" góp phần nâng đỡ thị trường giai đoạn qua phải kể đến ông Nguyễn Văn Nghĩa khi đã chi ra hàng trăm tỷ đồng để gia tăng sở hữu cổ phiếu Licogi 16 (LCG) và May Thành Công (TCM).

    Với TCM, trong tháng 9/2020, ông Nguyễn Văn Nghĩa đã công bố trở thành cổ đông lớn. Từ đó tới nay, ông Nghĩa đã mua thêm 4,42 triệu cổ phiếu TCM và hiện đang nắm giữ 7,5 triệu cổ phiếu TCM, tương ứng tỷ lệ 12,1% cổ phần công ty.

    Theo ước tính, ông Nguyễn Văn Nghĩa đã chi ra khoảng 125 tỷ đồng từ cuối tháng 9/2020 tới nay để gia tăng sở hữu TCM. Một điểm đáng chú ý, kể từ thời điểm ông Nguyễn Văn Nghĩa trở thành cổ đông lớn TCM vào cuối tháng 9/2020, cổ phiếu TCM đã bứt phá ngoạn mục từ vùng giá 22.000 đồng và hiện đã lên tới 60.700 đồng (giá đóng cửa phiên 13/1/2021), tương ứng mức tăng gần 3 lần, qua đó xác lập đỉnh mới của TCM kể từ khi niêm yết.

    [​IMG]
    Cổ phiếu TCM tăng "phi mã" từ đầu tháng 10, thời điểm ông Nguyễn Văn Nghĩa trở thành cổ đông lớn

    Tại giá đóng cửa phiên 13/1/2021, lượng cổ phiếu ông Nguyễn Văn Nghĩa nắm giữ có giá trị lên tới 455 tỷ đồng.

    Cách đây vài năm, cũng từng có một cổ đông "cá mập" xuất hiện tại TCM, đó là ông Lê Quốc Hưng, hay còn được gọi với biệt danh Hưng "Gimiko". Tuy nhiên, đến tháng 6/2017, ông Lê Quốc Hưng đã bán TCM và không còn là cổ đông lớn tại doanh nghiệp này.

    Với LCG, ông Nguyễn Văn Nghĩa đã công bố trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp này vào tháng 6/2019. Sau khi trở thành cổ đông lớn, ông Nghĩa tiếp tục gia tăng sở hữu và chính thức tham gia vào Hội đồng quản trị LCG tại ĐHCĐ diễn ra sau đó 1 năm.

    Vào tháng 10/2020, sau khi trở thành thành viên Hội đồng quản trị LCG, ông Nghĩa tiếp tục mua thêm 1 triệu cổ phiếu LCG (khoảng 10 tỷ đồng), qua đó nâng số lượng cổ phiếu LCG nắm giữ lên gần 8,88 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 7,57%.

    Cũng như TCM, cổ phiếu LCG đã "dậy sóng" sau khi có sự hiện diện của ông Nguyễn Văn Nghĩa. Vào tháng 5/2020 (thời điểm ông Nghĩa vào Hội đồng quản trị), thị giá LCG chỉ khoảng 6.000 đồng/cp và kết phiên giao dịch 13/1/2021, thị giá LCG đã lên gần 16.000 đồng/cp, đây cũng là mức giá cao nhất của LCG trong hơn 10 năm qua. Tính theo thị giá phiên 13/1, lượng cổ phiếu LCG mà ông Nguyễn Văn Nghĩa nắm giữ hiện có giá trị 140 tỷ đồng.

    [​IMG]
    LCG bứt phá mạnh sau khi ông Nguyễn Văn Nghĩa vào HĐQT

    Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Văn Nghĩa từng là Phó TGĐ Prime Group, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, phân phối gạch tại Việt Nam.

    Năm 2013, tập đoàn SCG (Thái Lan) đã chi khoảng 5.000 tỷ đồng để mua 85% cổ phần Prime Group và đến năm 2016, SCG đã chi thêm khoảng 1.350 tỷ đồng để mua nốt 15% cổ phần Prime Group từ các lãnh đạo công ty, bao gồm ông Nguyễn Văn Nghĩa.

    Thời điểm cuối năm 2015, ông Nguyễn Văn Nghĩa nắm giữ 3,75% cổ phần Prime Group. Với việc bán cổ phần cho đối tác Thái Lan, ước tính ông Nguyễn Văn Nghĩa đã thu về khoảng 338 tỷ đồng khi đó.

    Dù đã chia tay với Prime Group, tuy nhiên ông Nguyễn Văn Nghĩa vẫn gắn bó với lĩnh vực gạch khi đang là Chủ tịch HĐTV công ty Thương mại Xây dựng Vận tải Thanh Long (Thanh Long Group). Thành lập năm 2001, Thanh Long Group hiện là doanh nghiệp sản xuất, phân phối gạch lớn tại Việt Nam với các sản phẩm gạch lát nền, gạch ốp tường, gạch sân vườn. Theo số liệu chúng tôi có được, doanh thu năm 2019 của Thanh Long Group đạt hơn 2.300 tỷ đồng và tổng tài sản công ty đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.
    duytrinh85 thích bài này.
    stockpro88 đã loan bài này
  5. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    DN tăng trưởng mạnh, có tay to tham gia quản trị điều hành, giá đang vùng đáy :)
  6. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    AMECC XUẤT HÀNG THIẾT BỊ SƯỞI ĐỐT NÓNG (FIRE HEATER) CHO KIRCHNER- ITALIA
    Ngày 22/06/2021 Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Amecc đã xuất hàng thiết bị Fire Heater cho khách hàng Kirchner-Italia.Ngày 18/07/2021 thiết bị sẽ được đưa lên tàu xuất phát sang UAE.

    Thiết bị sưởi đốt nóng - Fire Heater là một thiết bị trao đổi nhiệt đốt trực tiếp sử dụng khí đốt nóng (khí lò) để tăng nhiệt độ của chất lỏng trong quá trình chảy qua các cuộn dây được bố trí bên trong lò sưởi.

    Qua khảo sát và đánh giá năng lực của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng AMECC, Công ty Kirchner- Italia đã ký hợp đồng với AMECC về việc “Chế tạo Fire heater cho dự án APEX xuất khẩu đi UAE.

    Trong chuyến hàng lần này, Amecc đã xuất hơn 330 tấn, cung cấp và chế tạo thép, lắp đặt vật liệu chịu lửa & neo, phần đối lưu, cuộn bức xạ & đối lưu đúc sẵn & mô đun đối lưu của lò sưởi nung giao cho Kirchner-Italy tại UAE. Đây là chuyến hàng thứ 2 từ đầu năm 2021 mà Amecc đã giao hàng cho khách hàng Kirchner. Chuyến hàng đầu tiên đã giao hàng thành công trong đầu tháng 3 vừa qua.



    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]
    stockpro88 đã loan bài này
  7. ThanhQuangBinh

    ThanhQuangBinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/11/2015
    Đã được thích:
    1.142
    Có mỗi bác với Tây lông chơi thôi à? Quý này BC thế nào bác?
    stockpro88 thích bài này.
  8. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    Tây lông mua ròng tăng dần khối lượng.

    Cổ phiếu tăng trưởng mạnh, quý 1 hoàn thành 44% lợi nhuận năm.

    AMS: chân trời mới bắt đầu.
    stockpro88 đã loan bài này
  9. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    Theo số liệu cuối quý 1/2021, cổ đông lớn đang nắm giữ 55%, trong đó chủ tịch Nguyễn Văn Nghĩa nắm 12%:
    [​IMG]
    stockpro88 đã loan bài này
  10. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO LĨNH VỰC CƠ KHÍ PHÁT TRIỂN
    • 03/02/2021
    Hiện sản phẩm cơ khí đáp ứng 45 - 50% nhu cầu trong nước và 30% xuất khẩu là chưa đạt theo yêu cầu. Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu hàng tỷ USD máy móc, thiết bị để phát triển các ngành công nghiệp nội địa còn ngành cơ khí chế tạo chỉ đáp ứng được một phần.


    Việt Nam là thị trường cơ khí rất lớn, khoảng 40 tỷ USD/năm nhưng thị phần của doanh nghiệp Việt Nam được tham gia còn rất thấp. Chi tiêu công là ưu thế để cơ khí phát triển nhưng vẫn chủ yếu là hàng nhập ngoại, kể cả đối với những sản phẩm chúng ta không những làm được mà còn làm tốt hơn nhiều sản phẩm nhập khẩu.

    Thời gian qua, lĩnh vực cơ khí đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn chưa đóng vai trò là ngành công nghiệp nền tảng, xuất phát từ một số nguyên nhân, như: Hệ thống pháp luật về cơ khí chế tạo chưa thực sự hoàn thiện, phù hợp, có một số nội dung chưa tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI (như quy định của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công…) làm cho doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài trong đấu thầu các dự án. Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư, nghiên cứu, đổi mới công nghệ trong thiết kế, sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí.

    Các doanh nghiệp tư nhân, hầu hết quy mô nhỏ bé, không đủ vốn để đầu tư vào lĩnh vực cơ khí chế tạo; năng lực về quản lý, công nghệ… còn hạn chế để thực hiện dự án lớn, trong khi đó các doanh nghiệp còn hoạt động phân tán, khép kín trong nội bộ, thiếu sự phối kết hợp; các doanh nghiệp Nhà nước chậm đổi mới, thiếu chủ động chuyển đổi cơ chế quản lý đồng bộ, còn nặng tư tưởng quản lý bao cấp, chưa thực sự quan tâm đến việc đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường để đầu tư sản xuất, nghiên cứu KH&CN, chuyển giao công nghệ, tìm kiếm sản phẩm mới đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

    Hiện sản phẩm cơ khí đáp ứng 45 - 50% nhu cầu trong nước và 30% xuất khẩu là chưa đạt theo yêu cầu. Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu hàng tỷ USD máy móc, thiết bị để phát triển các ngành công nghiệp nội địa còn ngành cơ khí chế tạo chỉ đáp ứng được một phần.

    Nhằm khắc phục hạn chế và tạo điều kiện cho lĩnh vực cơ khí phát triển, các chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần xây dựng chiến lược về phát triển cơ khí chế tạo trên cơ sở khai thác thế mạnh về nguồn nhân lực, thị trường… gắn với lĩnh vực như sản xuất máy công cụ phục vụ phát triển nông nghiệp; đẩy mạnh hoạt động thiết kế, chế tạo máy để hạn chế nhận gia công cho doanh nghiệp nước ngoài; củng cố, phát triển ngành công nghiệp vật liệu, các nhà máy luyện kim phục vụ cho sản xuất cơ khí, chế tạo.

    Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà tiêu dùng, trong đó lấy nhà tiêu dùng, thị trường làm trung tâm. Tái thành lập ít nhất là một cơ quan quản lý Nhà nước đủ mạnh về cơ khí chế tạo để nâng cao năng lực quản lý và chỉ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực này.

    Có chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm thay thế đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản ở nước ngoài trước đây, nay đã đến tuổi nghỉ hưu, có tay nghề, có kỹ thuật cao; sử dụng, cập nhật phần mềm, công nghệ, máy móc hiện đại để thiết kế, chế tạo và sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, các doanh nghiệp cơ khí cần đổi mới tư duy, từng bước làm chủ khoa học công nghệ, chủ động về nguồn vốn đầu tư để có được sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, tiếp cận tiêu chuẩn của thị trường khu vực và quốc tế.

    Để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam cho lĩnh vực vật liệu và cơ khí xây dựng cần hướng tới mục tiêu xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam với lĩnh vực vật liệu và cơ khí xây dựng; đáp ứng được yêu cầu quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà nước, phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng của doanh nghiệp; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Chia sẻ trang này