Ăn xong hàng bắt đầu bơm tin tốt rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 30/07/2020.

8481 người đang online, trong đó có 1324 thành viên. 11:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21473 lượt đọc và 108 bài trả lời
  1. MrTin

    MrTin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2020
    Đã được thích:
    1.350
    tin tốt ra ào ạt, lúc tt bị đạp ko báo chí nào đăng, giờ kéo lên đăng toàn tin tốt, nhỏ lẻ chạy hết rồi , cá mập giờ nhịp chân,
    mai tăng 15p cũng ko có gì lạ, nhỏ lẻ thì ko còn hàng, cáp mập thì đang ôm hàng.
    gallant10 thích bài này.
  2. translogic

    translogic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2019
    Đã được thích:
    161
    Tin tốt bắt đầu ra, các chuyên gia bắt đầu khoe lãi, khả năng nhịp hồi sắp kết thúc
    Ít nhiều sideway quanh 800 820 chờ tin dịch rồi cuối năm đón sóng, chứ giờ test 850 thì căng quá
    gallant10 thích bài này.
  3. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Sáng mai chỉnh để hấp thụ hàng T3 giá rẻ về chiều mai mới tăng mạnh được bro.
    gallant10, hoano, chablis1191 người khác thích bài này.
  4. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    World Bank: Đã và đang kiểm soát đại dịch Covid-19 một cách ngoạn mục, Việt Nam có hai lợi thế để thoát khỏi "Bẫy kinh tế Covid-19"



    [​IMG]
    Như đã nêu trong báo cáo cập nhật kinh tế gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới vào ngày 30/7 với tựa đề "Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19", Việt Nam dù sao cũng đang ở vị thế tốt để có thể thoát khỏi bẫy kinh tế của Covid-19, ít nhất vì hai lý do.


    [​IMG]
    Forbes: Chuyên gia nhận định gì về thách thức của VinFast trong bối cảnh Covid-19?

    "Trong cuộc sống, không phải lúc nào sức khỏe và kinh tế cũng song hành. Điều này đúng cho cả cá nhân và cho cả đất nước. Dù Việt Nam đã và đang kiểm soát đại dịch Covid-19 một cách ngoạn mục, nền kinh tế đã bị tổn thương trong những tháng gần đây" - Kinh tế trưởng World Bank tại Việt Nam, ông Jacques Morisset nhận định.

    GDP Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 0,4% trong quý hai (là ngoại lệ trên thế giới ở thời điểm này), nhưng đó vẫn là kết quả thấp nhất được ghi nhận trong 35 năm qua. Quy mô suy giảm kinh tế - đến gần bẩy điểm phần trăm - cũng tương đương với những gì được chứng kiến ở các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới - chỉ khác là nền kinh tế Việt Nam, nhờ có thể trạng tốt hơn, nên có xuất phát điểm đề kháng đại dịch tốt hơn.

    [​IMG]
    Nếu xét về công ăn việc làm và thu nhập thì quy mô cú sốc Covid-19 có thể còn lớn hơn. Theo ước tính, trên 30 triệu người lao động Việt Nam, tương đương khoảng một nửa lực lượng lao động, bị ảnh hưởng vào lúc giãn cách cao điểm trong tháng Tư vừa qua. Bộ LĐTB&XH cho biết tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng 33% trong quý hai, còn thu nhập bình quân của người lao động tính theo mức trung vị giảm 5%.

    May mắn là nhờ nới lỏng giãn cách xã hội từ cuối tháng Tư, hầu hết các hộ kinh doanh cá thể khôi phục được hoạt động, còn hầu như toàn bộ người lao động ăn lương đều quay lại làm việc, theo một khảo sát qua điện thoại gần đây của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, có thể cho rằng cú sốc kinh tế này là lớn bất thường với một quốc gia đã quen với tình trạng toàn dụng lao động trong suốt hai thập kỷ qua.

    Trong thời gian tới, nền kinh tế vẫn có khả năng bị tổn thương với những đợt sóng lây nhiễm Covid-19 mới, và kể cả không có thì Việt Nam vẫn có thể bị kẹt trong cái được World Bank gọi là "Bẫy kinh tế Covid-19".

    Trong tương lai gần, ông Jacques Morisset cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ không còn có thể phụ thuộc hoàn toàn vào hai động lực tăng trưởng truyền thống - là sức cầu ngoài nước và tiêu dùng của tư nhân. Do những bất định trong nước và trên quốc tế, các hộ gia đình với tâm lý ngại rủi ro sẽ tự giới hạn các kế hoạch đầu tư và tiêu dùng của họ. Chẳng hạn, ngành du lịch sẽ mất đi 20 triệu du khách quốc tế dự kiến sẽ đến với Việt Nam trong năm 2020.

    Ngành công nghiệp chế tạo chế biến cho xuất khẩu - nguồn việc làm quan trọng ở thành thị - phải đối mặt với tình trạng các đơn hàng nước ngoài tiếp tục giảm. Xuất khẩu các mặt hàng chế tạo và chế biến đã suy giảm trong sáu tháng qua, trừ linh kiện máy tính là ngoại lệ đáng ghi nhận, và xu hướng đi xuống vẫn tăng trong những tháng gần đây.

    Như đã nêu trong báo cáo cập nhật kinh tế gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới vào ngày 30/7 với tựa đề "Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19", Việt Nam dù sao cũng đang ở vị thế tốt để có thể thoát khỏi bẫy kinh tế của Covid-19, ít nhất vì hai lý do.

    [​IMG]
    Một là, Chính phủ đã tích lũy được dư địa tài khóa đủ để triển khai một gói kích thích tài khóa ấn tượng. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ công trên GDP giảm được khoảng 7% GDP so với 2016, ngoài ra chính quyền đã tích lũy được một lượng tồn ngân đáng kể. Trên tinh thần kinh tế học trường phái Keyne, Chính phủ có thể qua đó nâng tổng cầu trong ngắn hạn cũng như tổng cung trong dài hạn bằng cách chi tiêu nhiều hơn và tốt hơn.

    Tất nhiên, công cụ này phải được sử dụng một cách cẩn trọng, để đảm bảo bền vững nợ và tài khóa trong tương lai. Cũng cần cải thiện được hiệu quả phân bổ và tài chính của chi tiêu công. Tác động tích cực của gói kích thích tài khóa chỉ có thể được tối đa hóa nếu các cấp có thẩm quyền có khả năng lựa chọn những dự án đem lại tác động số nhân lớn nhất cho việc làm và cho toàn bộ nền kinh tế.

    Bên cạnh đó, để tiếp tục kích cầu, động thái chính sách tài khóa cũng cần hỗ trợ khéo léo cho khu vực tư nhân, bao gồm cả các hộ kinh doanh cá thể, thông qua kết hợp giữa giãn thuế và hỗ trợ tài chính.

    Do kết quả thực hiện chính sách của Việt Nam chưa đồng đều ở các khía cạnh trên, báo cáo cập nhật tình hình kinh tế của World Bank cũng đưa ra một loạt khuyến nghị về cách thức cải thiện. Mặc dù gói kích thích tài khóa có thể thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn, nhưng để quay lại quỹ đạo tăng trưởng bao trùm và bền vững như trước khi có khủng hoảng thì Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa.

    [​IMG]
    May mắn là Việt Nam có thể tận dụng lợi thế thứ hai: Do sớm thoát khỏi quỹ đạo dịch bệnh trong cuộc chiến chống Covid-19, Việt Nam có thể nâng tầm dấu ấn của mình trên nền kinh tế thế giới thông qua thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động và giảm thiểu rủi ro với các cú sốc tương lai. Việt Nam cũng có thể đa dạng hóa thương mại bằng cách gây dựng liên minh với các quốc gia khác có tỉ lệ lây nhiễm Covid-19 thấp và thông qua xuất khẩu gạo (và nông phẩm khác) đến ngày càng nhiều quốc gia đang phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực.

    Nhìn từ trong nước, Việt Nam có thể đẩy nhanh tiến độ phát triển các dịch vụ không đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp (học tập trực tuyến, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, khám chữa bệnh từ xa) đồng thời tiếp tục triển khai hệ thống thanh toán công nghệ số. Bước đi như vậy không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ có chất lượng của tầng lớp trung lưu mới nổi mà còn cải thiện được năng lực cạnh tranh của quốc gia nhờ giảm chi phí giao dịch cho cả khu vực công và khu vực tư nhân.

    Thoát khỏi bẫy kinh tế của Covid-19 lúc này là ưu tiên của Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia trong những tháng tới. Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam dù sao cũng có cơ hội nhờ đi trước những người khác, qua đó không chỉ giúp nền kinh tế thích nghi với thực trạng mới mà còn có thể truyền lửa cho chính phủ các nước khác trong thời gian tới khi họ phải nỗ lực xác định xem trạng thái bình thường mới sẽ ra sao trong thế giới hậu đại dịch, ông Jaques nhấn mạnh.
    gallant10, chablis119Rolex4646 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  5. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
  6. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Bệnh viện Đà Nẵng không còn bệnh nhân Covid-19, sẽ sớm trở lại hoạt động bình thường
    Chiều 3/8, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại một số điểm "nóng" như khu phong tỏa thôn Lệ Sơn Nam; khu cách ly tại trường tiểu học số I Hòa Nhơn, khu ký túc xá phía Tây, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang.

    Đến kiểm tra tại Bệnh viện (BV) Đà Nẵng cùng Giám đốc Sở Y tế Ngô Thị Kim Yến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết sẽ tập trung mọi nguồn lực, hỗ trợ BV trong việc củng cố, kiện toàn nhân lực, thiết bị và bảo đảm môi trường an toàn để tiếp đón bệnh nhân trở lại trong thời gian tới.

    [​IMG]

    Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ làm việc với lãnh đạo BV Đà Nẵng.

    Ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, hiện TP Đà Nẵng đang điều chỉnh chiến lược trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19. Theo đó, toàn bộ ca bệnh Covid-19 được chuyển khỏi BV Đà Nẵng; các ca bệnh nặng chuyển ra BV TƯ Huế điều trị, các bệnh nhân nhẹ hơn chuyển về BV Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến (BVDC) Hòa Vang. Mục tiêu là BV Đà Nẵng không còn Covid-19, không còn điều trị bệnh nhân Covid-19 mà sớm trở lại hoạt động bình thường, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của hơn 1 triệu dân TP và nhân dân các tỉnh lân cận.
    Báo cáo với Chủ tịch UBND TP, TS.BS Lê Đức Nhân, Giám đốc BV Đà Nẵng cho hay, thực hiện sự chuyển hướng chiến lược nêu trên, BV Đà Nẵng đang được các cơ quan chuyên môn tập trung làm sạch, phân luồng, giãn cách và tiếp tục đưa người bệnh, nhân viên y tế ra ngoài để đảm bảo công tác phòng, chống Covid-19. Đến nay BV đã cơ bản thực hiện việc làm sạch, không còn bệnh nhân Covid-19 để có thể đón bệnh nhân đến khám và chữa bệnh bình thường.

    [​IMG]

    Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ trực tiếp kiểm tracụ thể hàng hóa lương thực, thực phẩm cung cấp cho BV Đà Nẵng.

    Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã biểu dương tinh thần và quyết tâm của cán bộ, nhân viên BV Đà Nẵng. Trong bối cảnh vừa đối phó với dịch bệnh, vừa phải thực hiện công tác chuyên môn, BV đã kiên trì, tích cực vượt khó để hoàn thành trách nhiệm chăm lo, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
    Mặc dù đang bị phong tỏa, nhiều nhân viên y tế bị cách ly, điều động sang BV khác nhưng 900 cán bộ, nhân viên còn lại đã túc trực ngày đêm tại BV chăm sóc điều trị cho 280 bệnh nhân, tham gia việc xét nghiệm gần 600 mẫu/ngày... Điều này thể hiện rõ năng lực, trình độ, bản lĩnh của đội ngũ y bác sĩ TP Đà Nẵng nói chung và BV Đà Nẵng nói riêng.

    Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng đoàn công tác đã kiểm tra cụ thể hàng hóa lương thực, thực phẩm được cung cấp cho BV Đà Nẵng và ân cần dặn dò lãnh đạo BV chăm lo sức khỏe, dinh dưỡng đảm bảo cho các "chiến sĩ " nơi tuyến đầu chống dịch.

    [​IMG]

    Ths.BS Nguyễn Đại Vĩnh (áo ca rô) báo cáo với Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về tình hình hoạt động của BVDC Hòa Vang phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

    Chỉ 3 – 4 ngày, một bệnh viện tuyến huyện đã có phòng Hồi sức cấp cứu và Chạy thận nhân tạo
    Đến kiểm tra BVDC Hòa Vang – BVDC phòng chống dịch Covid-19 đầu tiên của TP Đà Nẵng, đoàn công tác được Ths.BS Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc BV Đà Nẵng Hòa Vang báo cáo, từ khi thành lập (ngày 31/7) đến nay, với hỗ trợ tích cực của các chuyên gia, bác sĩ đến từ BV Bạch Mai (Hà Nội), BVDC Hòa Vang đã tiếp nhận, điều trị cho 58 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 5 bệnh nhân phải thở máy.

    Về tình hình máy móc, thiết bị điều trị bệnh nhân Covid-19, Ths.BS Nguyễn Đại Vĩnh cho hay, việc lắp đặt đã được thực hiện trong một thời gian nhanh kỷ lục, hiện chỉ còn vài hạng mục nhỏ lẻ cuối cùng để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân. Đặc biệt, hệ thống máy chạy thận nhân tạo đang được các cán bộ kỹ thuật của Công ty Sông Hồng từ ngoài Bắc vào lắp đặt khẩn trương, vượt tiến độ để kịp thời phục vụ bệnh nhân chạy thận nhân tạo nhiễm Covid-19 không bị đứt quãng điều trị.

    [​IMG]

    Các bác sĩ đang tập trung điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 phải thở máy tại BVDC Hòa Vang.

    Theo Ths.BS Nguyễn Đại Vĩnh, hiện BVDC Hòa Vang có thể thu dung điều trị cho khoảng 36 bệnh nhân chạy thận nhân tạo mắc Covid-19 và hàng chục bệnh nhân cần can thiệp về hô hấp. “Với sự giúp đỡ tuyệt vời của các chuyên gia, bác sĩ đến từ BV Bạch Mai, chỉ trong vòng 3 – 4 ngày, một BV tuyến huyện đã có phòng Hồi sức cấp cứu và Chạy thận nhân tạo. Đây là điều mà chúng tôi không thể hình dung nổi!” – Ths.BS Nguyễn Đại Vĩnh nói.
    Đánh giá cao tinh thần tích cực, lăn xả của các y bác sĩ vì sự an toàn của TP, vì sức khỏe của nhân dân đã nỗ lực tiếp nhận, điều trị các bệnh nhân Covid-19, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, hiện ngành y tế Đà Nẵng đang tiếp tục tập trung hỗ trợ thiết bị, nhân lực cho BVDC Hòa Vang để hoàn toàn tốt nhất nhiệm vụ được giao.

    Trong chiều 3/8, ông Huỳnh Đức Thơ cùng đoàn công tác của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cũng đến kiểm tra công tác cách ly tại thôn Lệ Sơn Nam (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang). Sau khi ghi nhận có 3 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, cả thôn gồm 419 hộ dân với hơn 1.600 nhân khẩu đã bị phong tỏa và lấy mẫu xét nghiệm.

    [​IMG]

    Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng động viên người dân đang cách ly phòng, chống dịch Covid-19 tạiTrường tiểu học số 1 Hòa Nhơn.

    Hiện tại ngành y tế TP Đà Nẵng đã cử 10 đội với 30 nhân viên y tế cùng sự hỗ trợ của các đơn vị dân phòng tổ chức xét nghiệm cho toàn bộ dân cư của thôn Lệ Sơn Nam. Theo báo cáo của UBND huyện Hòa Vang, trong ngày 3/8 hoàn thành xong việc lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trong thôn.
    Kiểm tra điểm cách ly tại Trường tiểu học số 1 Hòa Nhơn (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang), Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ động viên người dân yên tâm, chấp hành tốt các quy định cách ly để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Tại đây đang cách ly gần 150 người thuộc diện F1 vừa được Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang chuyển về. Dù còn một số khó khăn, nhưng người dân cho biết họ yên tâm ở lại và thực hiện tốt các yêu cầu cách ly để bảo đảm an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng

    [​IMG]

    Chủ tịch TP Đà Nẵng kiểm tra công tác quản ý khu cách ly Khu ký túc xá phía Tây TP Đà Nẵng.

    Ông Huỳnh Đức Thơ cùng đoàn công tác cũng đến kiểm tra Khu Ký túc xá phía Tây TP Đà Nẵng, đang là nơi tổ chức cách ly cho gần 1.000 trường hợp F1. Vừa qua, sau khi xét nghiệm đã phát hiện 14 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Hiện ở đây còn 887 người đang cách ly, trong số đó có một số trường hợp có bệnh nền cần được theo dõi.
    Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ lưu ý các đơn vị về công tác quản lý khu cách ly này phải bảo đảm chặt chẽ, tuyệt đối tránh tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly và đảm bảo công tác hậu cần, cung cấp nhu yếu phẩm để bà con yên tâm ở lại, hoàn thành chương trình cách ly theo quy định
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Chứng khoán Việt Nam đang có nhiều yếu tố để bước vào sóng tăng mới
    11:44 | 05/08/2020

    [​IMG]
    Thị trường chứng khoán VIệt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để bước vào nhịp tăng mới. Ảnh: Đức Bùi

    Trong những tháng cuối tháng cuối năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có một số yếu tố thuận lợi cho nhịp tăng mới như mức định giá hấp dẫn, triển vọng thu hút dòng vốn ngoại, câu chuyện về đầu tư công, thoái vốn. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư cá nhân đã giảm qui mô danh mục trong đợt bán tháo.

    Nhà đầu tư cá nhân "mất hàng" trong đợt bán báo gần đây
    Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục điều chỉnh trong tháng 7, ghi nhận tháng giảm thứ hai liên tiếp. Đà giảm thị trường diễn ra chủ yếu trong tuần cuối của tháng 7 do tâm lí lo ngại khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam. Điều này đã dẫn đến phản ứng thái quá của giới đầu tư trong nước, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân.

    Nói về động thái giao dịch vừa qua của thị trường, các chuyên gia của Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng diễn biến xấu của VN-Index đến từ phản ứng thái quá của nhà đầu tư nhỏ lẻ hơn là các yếu tố cơ bản của nền kinh tế.

    [​IMG]
    Giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong tuần dịch bùng phát. Nguồn: BSC

    Dẫn chứng bằng việc nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng khoảng 1.841 tỉ đồng trong tuần 27 - 31/7. Trong khi đó, tổ chức trong nước và nước ngoài có hành động đối lập khi mua ròng lần lượt 455 tỉ đồng và 666 tỉ đồng.

    Đà Nẵng là trung tâm bùng dịch chỉ đóng góp 1,44% vào GDP Việt Nam năm 2019. Trên sàn HOSE đang có 8 công ty niêm yết đặt trụ sở tại Đà Nẵng, chiếm 0,2% tổng vốn hóa thị trường. Vì vậy, việc VN-Index giảm là không công bằng, Chứng khoán KIS Việt Nam nêu.

    Tuy vậy, có thể thấy rằng nhà đầu tư phản ứng bình tĩnh hơn so với đợt Việt Nam ghi nhận ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh trở lại vào đầu tháng 3. Thị trường giảm sâu trong các phiên 24/7, 27/7, 29/7, nhưng phục hồi nhanh chóng sau đó.

    Theo người viết, việc nhà đầu tư xử lí bình tĩnh hơn trong giai đoạn vừa qua được quyết định bởi hai yếu tố. Thứ nhất là với những gì đã diễn ra trong đợt giảm tháng 3 khiến giới đầu tư kì vọng việc thị trường hồi phục ngay sau đó. Điều này giảm áp lực bán tháo.

    Thứ hai là thị trường vừa trải qua giai đoạn điều chỉnh sau khi VN-Index đạt đỉnh tại mốc 900 điểm, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã có hai tuần bán ròng đầu tháng 7. Tổng hòa hai yếu tố trên lí giải vì sao thị trường không bán tháo trên diện rộng và liên tiếp trong nhiều phiên như những gì diễn ra trong tháng 3.

    Trong ngắn hạn, việc nhà đầu tư cá nhân giảm qui mô danh mục góp phần giảm áp lực margin cho thị trường. Người viết cho rằng đây cũng là yếu tố tránh việc gây nhiễu do hoạt động giao dịch diễn ra liên tục.

    VN-Index đang ở vùng định giá hấp dẫn
    Trở lại diễn biến chung, sau đợt điều chỉnh vừa qua, thị trường hồi phục nhanh chóng sau đó. Điều này khiến nhà đầu tư ngờ vực giữa nhịp sóng hồi hay thị trường có thể bước vào nhịp tăng mới như những gì đã diễn ra cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Đây dường như là một câu trả lời khó.

    Nhưng hiện tại, đa phần giới phân tích đánh giá cao về mức định giá hiện nay của thị trường. Cụ thể, Chứng khoán BSC cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức tương đối hấp dẫn trong điều kiện dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt đến cuối năm 2020.

    Hiện P/E của VN-Index khoảng 13,1 lần, thấp hơn 14,3% so với mức bình quân 5 năm. So với các thị trường khác trong khu vực, P/E của chứng khoán Việt Nam cũng đang ở mức định giá thấp hơn.

    [​IMG]
    Định giá P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguồn: BSC

    Với góc nhìn dài hạn, Chứng khoán BSC nhận định việc cải thiện EPS nhờ kết quả kinh doanh hồi phục trong năm 2021. Sự kiện “thiên nga đen” COVID-19 tác động tiêu cực lên KQKD của các doanh nghiệp chỉ mang tính chất ngắn hạn trong năm 2020. Kì vọng Vaccine sẽ được sản xuất thành công trong năm 2021 và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ phục hồi.

    Nhìn về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nửa đầu nay, bức tranh lợi nhuận cũng không quá ảm đạm. Tổng lợi nhuận các công ty niêm yết trong 6 tháng đầu năm nay chỉ giảm 7%, thấp hơn mức giảm 24% trong quí I. Nhóm Tài chính Ngân hàng báo cáo kết quả kinh doanh khởi sắc.

    Với kết quả kinh doanh đã công bố và tiềm năng cho đợt hồi phục, mức định giá hấp dẫn của thị trường hiện tại sẽ là một yếu tố tích cực cho nhịp tăng của thị trường.

    Kì vọng dòng tiền ngoại
    Nếu như đợt hồi phục trong tháng 4 và tháng 5 đến nhờ một phần lớn từ lực cầu của khối nội, thì thị trường chứng khoán Việt Nam lại có cơ sở để kì vọng sự tích cực của dòng tiền tiền nước ngoài trong những tháng cuối năm.

    [​IMG]
    Nguồn: BSC

    Cụ thể, sự tích cực đến từ việc các quĩ đầu tư đặc biệt là ETF sẽ phân bổ danh mục vào thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi MSCI nâng hạn thị trường Kuwait lên thị trường mới nổi vào tháng 11/2020.

    Theo các chuyên gia Chứng khoán BSC, Việt Nam với khả năng kiểm soát dịch tương đối tốt, môi trường đầu tư và định giá thị trường hấp dẫn cũng là một trong những yếu tố tiên quyết có thể giúp thu hút dòng tiền khối ngoại trong nửa cuối năm 2020 và năm 2021.

    Từ góc độ là quĩ ngoại lớn thứ hai trên thị trường, VinaCapital gửi đi thông điệp đã cho một số cổ phiếu tốt vào tầm ngắm khi thị trường biến động mạnh vào cuối tháng 7.

    "Chúng tôi cho rằng thị trường biến động động ngắn hạn và sẽ tìm thấy các cơ hội đầu tư vào các công ty đang có định giá hấp dẫn. Kết quả kinh doanh được công bố có phần bất ngờ trong hai quí đầu năm, chúng tôi kì vọng vòa việc hồi phục trong nửa cuối năm và năm 2021. Các ngành như vật liệu xây dựng, tài chính, xây dựng và công nghệ thông tin sẽ dẫn đầu trong nhịp hồi phục", chuyên gia từ VinaCapital cho biết.

    Trong 6 tháng đầu năm nay, TTCK Việt Nam ghi nhận giá trị bán ròng 102 triệu USD từ khối ngoại. Nhưng nếu loại trừ thương vụ thỏa thuận VHM từ quĩ KKR, thì khối ngoại bán ròng khoảng 680 triệu USD. Giá trị bán ròng này vẫn thấp hơn một số thị trường khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, nhưng cao hơn Indonesia.

    Câu chuyện đầu tư công và thoái vốn
    Ngoài những yếu tố nêu trên, những câu chuyện đầu tư dường như đang thu hút giới đầu tư như tăng cường đầu tư công, thu hút vốn FDI và thoái vốn tại một số thương vụ.

    Về hoạt động đầu tư công, những hoạt động đẩy mạnh đầu tư công được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Quốc hội đã có quyết định chuyển đổi phương thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công của 3 dự án thành phần (Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây). Cùng với đó là việc bổ sung vốn đầu tư không quá 23.461 tỉ đồng, trong khi đó các dự án còn lại sẽ tiếp tục thực hiện theo phương án cũ.

    Về hoạt động thoái vốn, Thủ tướng đã phê duyệt danh mục các doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020. Mới đây nhất, SCIC công bố bán đấu giá 46 triệu cổ phiếu FPT với tổng giá trị thu về dự kiến trên 2.200 tỉ đồng. Trong năm nay, một số thương vụ thoái vốn khác cũng được kì vọng như Sabeco, Viglacera, Petrolimex...
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  8. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Thuốc trị COVID-19 của Nga loại bỏ virus chỉ sau 4 ngày
    Đất Việt11 liên quanGốc

    0:00/0:00
    0:00
    Nam miền Bắc
    Theo các nhà khoa học Nga, loại thuốc trị COVID-19 mà họ mới thử nghiệm giai đoạn 1 có hiệu quả chống virus SARS-CoV-2 trong vòng 4 ngày.
    Theo thông tấn Nga TASS ngày 4/8, các nhà khoa học Nga cho biết phương thuốc điều trị COVID-19 do nước này điều chế đã mang lại hiệu quả đáng kể khi có thể loại bỏ virus SARS-CoV-2 khỏi cơ thể người bệnh trong vòng 4 ngày.

    "Phần thử nghiệm lâm sàng liên quan đến các bệnh nhân ngẫu nhiên của chúng tôi đã chứng minh Avifavir có khả năng kháng virus (SARS-CoV-2) nhanh và nó đã loại bỏ virus khỏi 62,5% số bệnh nhân chỉ sau 4 ngày", thông tấn Nga TASS ngày 4/8 dẫn thông báo của các nhà khoa học Nga tiết lộ.

    Các nhà khoa học Nga khẳng định không có tác dụng phụ đáng kể nào được ghi nhận xảy ra với các bệnh nhân. Hiện, họ đang nghiên cứu cách thức điều chỉnh liều thuốc để nâng hiệu quả điều trị người nhiễm COVID-19.

    [​IMG]

    Thuốc Avifavir của Nga. Ảnh: ITN

    Nhóm nhà khoa học do chuyên gia Andrey Ivashchenko từ công ty ChemRar đứng đầu đã thực hiện các thử nghiệm liên quan tới Avifavir, loại thuốc tương tự với thuốc cảm cúm favipiravir được phát triển ở Nhật Bản. Tại các quốc gia, các loại thuốc dựa trên favipiravir chưa được sử dụng vì chúng chưa thông qua các thử nghiệm lâm sàng.

    Theo các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu bước đầu sẽ giúp họ thực hiện các nghiên cứu lâm sàng nhanh và hiệu quả trong giai đoạn kế tiếp. Họ kỳ vọng thuốc trên sẽ có hiệu quả và an toàn, cũng như có thể được đưa vào sử dụng để đẩy lùi đại dịch COVID-19.

    Được biết, thuốc Avifavir đã được cấp phép sử dụng tại Nga từ tháng 6/2020.

    Người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) Kirill Dmitriev mới đây cho biết Nga hiện đang cung cấp thuốc Avifavir cho 15 quốc gia. Nam Phi là quốc gia mới nhất mua Avifavir của Nga. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này chưa được đông đảo giới khoa học toàn cầu đồng thuận.

    Ngoài thuốc trị COVID-19, Nga cũng đang đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu vắc-xin ngừa COVID-19.

    Cụ thể, ngày 3/8, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin TASS, Bộ trưởng Công nghiệp Nga Denis Manturov khẳng định, “mục tiêu của Nga trong tháng 9 tới sẽ đưa vào sản xuất đại trà vắc-xin ngừa COVID-19, với việc trước mắt có thể bảo đảm sản xuất hàng trăm nghìn liều mỗi tháng và sẽ tăng công suất lên vài triệu liều bắt đầu vào năm tới”.

    Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/8 cho biết, cuộc kiểm tra cuối cùng sau 42 ngày tiêm thử nghiệm lâm sàng vắc-xin đối với 43 tình nguyện viên đã cho thấy sự hiện diện của khả năng miễn dịch cũng như không có bất cứ phản ứng bất lợi nào trong cơ thể các tình nguyện viên này.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  9. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Dow27,201.52373.051.39%
    S&P 5003,327.7721.260.64%
    Nasdaq10,998.4057.230.52%
    GlobalDow3,001.7529.961.01%
    Gold2,055.105.800.28%
    Oil42.310.120.28%
    Thế Giới lại thế này nữa chứ.
    gallant10 thích bài này.
  10. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Ngân hàng Nhà nước chiều nay (6.8) công bố tiếp tục giảm thêm một số mức lãi suất quan trọng với mức giảm 0,2 - 0,5%/năm.

    Các quyết định điều chỉnh lãi suất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố chiều nay và có hiệu lực từ ngày 1.8.2020.

    Theo đó lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND là 0,5%/năm và lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND là 0%/năm, giảm 0,5% so với mức lãi suất trước đó được NHNN ban hành theo quyết định ký ngày 16.3 mới đây.

    Trong khi đó, mức lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô tại NHNN cũng giảm xuống 0,8%/năm, giảm 0,2% so với thời điểm tháng 3.2020.

    Cũng từ ngày 1.8, mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại NHNN giảm còn 0,8%/năm, tương đương mức giảm 0,2% so với mức lãi suất được NHNN ban hành kèm theo quyết định được ký ngày 16.3.2020.

    Đây là lần thứ 2 trong năm 2020, NHNN tiến hành điều chỉnh giảm với các mức lãi suất nói trên. Lần điều chỉnh gần đây nhất là ngày 16.3.2020.

    Theo NHNN, các quyết định điều chỉnh lãi suất trên đây được ban hành nhằm phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô cũng như mặt bằng lãi suất trên thị trường.

    Cụ thể từ đầu năm đến nay, NHNN triển khai đồng bộ nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ ổn định kinh tế vĩ mô nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.

    Nhờ đó thị trường tiện tệ, ngoại hối diễn biến ổn định, lạm phát được kiểm soát và mặt bằng lãi suất thị trường giảm.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này

Chia sẻ trang này