Bank tái cơ cấu giảm 50% trích lập dự phòng - Thông tư 08 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2016!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 30/07/2016.

2084 người đang online, trong đó có 49 thành viên. 04:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8223 lượt đọc và 54 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Từ 1/8/2016 trái phiếu được gia hạn từ 5 năm lên 10 năm thì trích lập dự phòng giảm 50%, một con số đem lại nguồn lợi lớn cho dòng bank thì có lẽ quí III/2016 dòng bank đang tái cơ cấu như CTG, BID, SHB.... mới sáng lại quí II/2016 do VCB chưa sáp nhập bank yếu nên còn sáng hơn các bank còn lại!

    http://bizlive.vn/tai-chinh/gia-han-thoi-han-trai-phieu-dac-biet-cua-vamc-len-10-nam-1756334.html
    08:21 | 19/06/2016
    Hai trường hợp được gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt
    NHNN Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 08/2016/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC).


    [​IMG]Trái phiếu đặc biệt có thể được gia hạn nhưng tối đa không quá 10 năm
    [​IMG]Sửa đổi, bổ sung quy định mới về mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC
    [​IMG]
    Ảnh minh họa

    NHNN Việt Nam cho biết, việc ban hành Thông tư 08 là để phù hợp với Nghị định 18/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC cũng như hoạt động của VAMC.

    Theo đó, một trong những sửa đổi bổ sung đáng chú ý là Thông tư 08 bổ sung quy định về gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt, trong đó quy định rõ 2 trường hợp được gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.

    Thứ nhất là TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại theo đề án, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thứ hai là TCTD gặp khó khăn về tài chính mà việc trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt do VAMC đã phát hành dẫn đến chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến của năm được đề nghị gia hạn trái phiếu đặc biệt bị âm.

    Nghị định 18/2016/NĐ-CP quy định rõ: Sau khi được NHNN chấp thuận, VAMC gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt đã phát hành để mua nợ xấu của các TCTD đang thực hiện phương án tái cơ cấu hoặc gặp khó khăn về tài chính. Tổng thời hạn gia hạn và thời gian gốc của trái phiếu đặc biệt tối đa không quá 10 (mười) năm kể từ ngày phát hành.

    Bên cạnh đó, Thông tư 08 cũng sửa đổi bổ sung quy định về việc cơ cấu lại khoản nợ, bán nợ xấu của VAMC theo hai trường hợp:
    nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt và nợ xấu mua theo giá trị thị trường (khoảng này do BĐS tương đối tốt nên cũng có thêm nhiều điểm sáng theo giá thị trường do đa số nợ xấu nằm BĐS).

    Thông tư 08 cũng bổ sung quy định về việc TCTD bán nợ mua lại khoản nợ xấu khi thanh toán trái phiếu đặc biệt mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó được bảo đảm chung cho nhiều khoản nợ xấu khác đã được bán cho VAMC; sửa đổi, bổ sung quy định về sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường; bổ sung quy định về việc TCTD xử lý phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị thị trường...

    Thông tư 08 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2016.

    http://bizlive.vn/ngan-hang/vietinb...giam-17-so-voi-cung-ky-nam-ngoai-1829599.html
    Vietinbank - lợi nhuận quý II giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Kết thúc quý II/2016, tổng tài sản của VietinBank đạt 850 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn của đạt gần 780 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với đầu năm. Hết quý II/2016, lợi nhuận của VietinBank đạt 4.273 tỷ đồng.

    6 tháng đầu năm, cho vay khách hàng Vietinbank đạt 592.966 tỉ đồng, bằng 102% tổng tiền gửi của khách hàng cùng thời điểm này là 576.364 tỉ đồng.

    Trong hoạt động tín dụng, nợ nhóm 1 là 581 nghìn tỉ đồng, nợ nhóm 2 gần 6 nghìn tỉ, nợ nhóm 3 khoảng 1,5 nghìn tỉ, còn lại là nợ nhóm 4 và nhóm 5. Trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 3.050 tỉ đồng, nợ nghi ngờ mất vốn là 772 tỉ đồng. Nghĩa là nợ có khả năng mất vốn và nợ nghi ngờ mất vốn chiếm khoảng 0,6% tổng dư nợ.
    (Quí I nợ xấu 0.96%, Tỷ lệ nợ xấu tính đến 31/03/2016 là 0,96%, trong số hơn 5.300 tỷ nợ xấu này thì có quá nửa là nợ có khả năng mất vốn).


    Theo tính toán các nhóm nợ thì Vietinbank sẽ cần khoảng trên 4.000 tỉ đồng để trích lập dự phòng rủi ro. Báo cáo cho biết đầu năm số dư dự phòng rủi ro là 4.549 tỉ đồng, tính đến cuối kỳ 30/6/2016 con số này là 6.036 tỉ đồng(khoảng này nếu giảm trích lập 50% thì đem lại nguồn lợi rất lớn trong quí III).

    Thu nhập lãi thuần của Vietinbank quý II đạt 5.886 tỉ đồng, lũy kế nửa năm 2016 đạt 9.620 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế tới 30 tháng 6 đạt 7.344 tỉ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 59.511 tỉ đồng.

    Báo cáo cho biết: lợi nhuận sau thuế quý II năm 2016 giảm 296 tỷ đồng (tương đương 17%) so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng giảm so với quý II năm 2015 khoảng 447 tỷ đồng (tương đương 19%).

    Đây là các bank tái cơ cấu theo chủ trương NHNN!
    Tái cơ cấu ngân hàng: Nhìn lại kết quả và kế hoạch tiếp theo
    [​IMG]
    (ĐTCK) Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu giai đoạn 2011 - 2015. Vì vậy, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo xử lý quyết liệt và triển khai mạnh mẽ, có hướng giải quyết, phương án và giải pháp tái cơ cấu, xử lý nợ xấu để đến cuối năm cơ bản hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, qua đó tiếp tục thực hiện đề án trong giai đoạn tiếp theo (2016-2020).
    Tái cơ cấu các TCTD

    Với sự tham gia tích cực của các NHTM nhà nước và một số NHTM cổ phần lớn, NHNN đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan để triển khai quyết liệt các giải pháp, hiện thực hóa các chủ trương sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Kết hợp giữa việc xử lý các TCTD yếu kém với xử lý các vấn đề về sở hữu héo và hình thành một số TCTD lớn, có sức cạnh tranh tầm khu vực. Kết quả, các giải pháp đã được triển khai đồng bộ theo Đề án tái cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2011-2015, từng bước củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD.

    Đối với các NHTM nhà nước, tích cực triển khai các giải pháp theo đề án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt: sáp nhập NHTM khác (MHB sáp nhập vào BIDV); tham gia cơ cấu lại NHTM cổ phần yếu kém và được kiểm soát đặc biệt theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt.

    Chẳng hạn, Vietinbank tham gia tái cơ cấu GPBank, OceanBank; Vietcombank tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng; Vietinbank và BIDV hỗ trợ xử lý DongA Bank khi ngân hàng này bị kiểm soát đặc biệt. Theo đó, các NHTM nhà nước có hình thức hỗ trợ như: cử cán bộ có trình độ tham gia quản trị điều hành; triển khai các giải pháp hỗ trợ nguồn vốn, huy động, ứng dụng công nghệ, chấn chỉnh và xử lý các tồn đọng.

    Về các TCTD yếu kém, NHNN cũng đã áp dụng các giải pháp cụ thể. Đối với ngân hàng yếu kém nhưng có khả năng tự tái cơ cấu, NHNN yêu cầu thường xuyên đánh giá thực trạng, giám sát chặt chẽ và xử lý thận trọng, kể cả việc hỗ trợ thanh khoản kịp thời, bảo đảm hoạt động của các ngân hàng này phải trong tầm kiểm soát, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn và ổn định của hệ thống, tiếp tục tăng trưởng và hỗ trợ nền kinh tế.

    Còn với các NHTM yếu kém không có khả năng tự tái cơ cấu, không có phương án tái cơ cấu khả thi, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thì trên cơ sở phương án đã được Chính phủ phê duyệt, NHNN kiên quyết áp dụng giải pháp can thiệp bắt buộc đó là mua lại với giá “0 đồng” và chỉ đạo NHTM nhà nước tham gia quản trị điều hành. Cụ thể, đó là Ngân hàng Xây dựng, OceanBank, GPBank. Sau đó, các nhà băng này đã được chuyển đổi thành ngân hàng 100% vốn nhà nước.

    Xử lý tồn đọng

    Đến nay, hoạt động của 3 ngân hàng trên đã từng bước ổn định, xử lý các tồn tại, yếu kém, vi phạm bước đầu được chấn chỉnh, đảm bảo chi trả đầy đủ thời gian đến hạn, góp phần ổn định tâm lý người gửi tiền, thanh khoản được đảm bảo và hiện vẫn đang hồi phục tốt.

    Đối với các TCTD khác: Yêu cầu tích cực nâng cao năng lực tài chính (tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu), nâng cao năng lực quản trị điều hành, hiệu quả hoạt động; chủ động xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của NHNN. Một số NHTM đã chủ động mua lại, tham gia tái cơ cấu TCTD yếu kém hoặc sáp nhập với NHTM khác để phát triển quy mô hoạt động như: SouthernBank sáp nhập vào Sacombank, MDBank sáp nhập vào MaritimeBank, hay như một số NHTM mua lại các công ty tài chính.

    Đánh giá sau 3 năm triển khai, có 5 vấn đề trong Đề án tái cấu trúc 254 cần được đề cập. Theo đó, Đề án được triển khai trong bối cảnh có nhiều yếu tố không thuận lợi như ảnh hưởng từ kinh tế toàn cầu, sản xuất - kinh doanh bị đình trệ, lãi suất cao, tỷ giá biến động... Song với quyết tâm cao nhất, Đề án đã được thực hiện quyết liệt, có hiệu quả, đạt được những kết quả quan trọng theo đúng mục tiêu đã đề ra. Đến nay, hệ thống các TCTD được duy trì và cải thiện một bước quan trọng, nợ xấu được kiểm soát hiệu quả, dòng vốn vào nền kinh tế từng bước được khơi thông, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo…, hầu hết các phương án tái cơ cấu lại, kể cả sáp nhập, hợp nhất đều được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện và không sử dụng ngân sách nhà nước. Kết quả, tái cơ cấu lại các TCTD không chỉ giúp lành mạnh hệ thống ngân hàng, mà còn tạo động lực cho việc tái cấu trúc DN, thị trường và môi trường đầu tư.

    Về nợ xấu

    Một trong những vấn đề đáng chú ý nhất trong việc thực hiện tái cơ cấu NHTM trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới chính là xử lý nợ xấu. Ngoài việc tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp, mục tiêu mà Đề án 254 đã đề ra, cụ thể là không còn ngân hàng yếu kém vào cuối năm 2015, thì có 2 vấn đề quan trọng cần phải lưu ý triển khai thật hiệu quả, đó là xử lý nợ xấu và tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, hỗ trợ quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.

    Trong xử lý nợ xấu, nhờ sự chủ động, nỗ lực và quyết tâm của ngành, nợ xấu của các ngân hàng tính đến cuối tháng 9/2015 đã được kiềm chế và xử lý một lượng đáng kể. Mặc dù nợ xấu trong những tháng đầu năm có lúc tăng tới 6%, do các TCTD phải áp dụng đầy đủ các quy định về phân loại nợ theo Thông tư 02, nhưng quy định này đã giúp cho số liệu nợ xấu của các TCTD trung thực, minh bạch hơn. Từ đó, có giải pháp phù hợp hơn để xử lý kịp thời.

    Đơn cử, tính đến cuối tháng 9/2015, ngành ngân hàng trên địa bàn TP. HCM có 49.714 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 4,23% tổng dư nợ. Nhưng nếu loại trừ nợ xấu của 3 ngân hàng “0 đồng” (OceanBank, CB, GPBank) là khoảng 20.500 tỷ đồng, thì nợ xấu trên địa bàn Thành phố chỉ còn khoảng 29.214 tỷ đồng, tương ứng 2,48% tổng dư nợ.

    Nếu tính theo chỉ tiêu cụ thể mà NHNN giao xử lý là 25.300 tỷ đồng, thì TP. HCM đã xử lý vượt mục tiêu đề ra. Cụ thể, trong 25.300 tỷ đồng, Thành phố đã thực hiện được 7.076 tỷ đồng (trong đó phần các ngân hàng tự xử lý là 3.100 tỷ đồng), bằng 23% chỉ tiêu; bán nợ cho VAMC là 22.200 tỷ đồng, thì đã thực hiện được 23.914 tỷ đồng, vượt 8% chỉ tiêu.

    Trong thời gian tới, công tác thanh tra, giám sát hệ thống sẽ tập trung vào một số trọng tâm gồm: hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng; thực hiện các chỉ số về an toàn trong hoạt động ngân hàng; phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro; hoạt động huy động vốn; cổ đông, cổ phần, cổ phiếu; ban hành các quy định, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro về đầu tư, về thanh khoản.

    Qua công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD, NHNN sẽ cảnh báo, phát hiện kịp thời các sai phạm; đánh giá kết quả tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của từng TCTD, để từ đó đưa ra các chỉ đạo, xử lý kịp thời và phù hợp. Đối với các TCTD chưa tích cực cơ cấu lại và để nợ xấu cao, NHNN sẽ yêu cầu giảm tối đa chi phí hoạt động, không tăng tiền lương, tiền thưởng, thù lao cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý; kiểm soát chặt chẽ việc tạm ứng, chia cổ tức và hạn chế mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động.

    Mục tiêu đề ra

    Thực tế cho thấy, qua 3 năm thực hiện Đề án 254, các TCTD yếu kém đã được kiểm soát và xử lý triệt để, đến nay đều có tình hình hoạt động ổn định và cải thiện hơn nhiều so với thời điểm bắt đầu thực hiện tái cơ cấu lại. Từ đó, nguy cơ đổ vỡ, mất an toàn hệ thống bị đẩy lùi, tài sản của Nhà nước và quyền lợi của người gửi tiền được đảm bảo, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

    Bên cạnh đó, các sai phạm về tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn, vi phạm về cấp tín dụng được khắc phục và xử lý quyết liệt cũng là một thành công lớn trong 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành. Những kết quả đạt được trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc ổn định hệ thống tài chính, kinh tế vĩ mô, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ và tạo cơ sở cho việc đẩy nhanh cơ cấu lại các TCTD trong giai đoạn tiếp theo.

    Trong giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu của ngành ngân hàng đặt ra đối với việc tái cơ cấu hệ thống tập trung vào một số nội dung chính: tiếp tục xử lý dứt điểm các TCTD yếu kém; đẩy mạnh việc sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại của các TCTD dựa trên nguyên tắc tự nguyện; xử lý triệt để sở hữu chéo và vi phạm về tỷ lệ sở hữu của một số cổ đông lớn; tiếp tục phương án nâng cao năng lực tài chính, mà trọng tâm là phát triển vốn điều lệ của các TCTD.

    Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP. HCM

    Tái cơ cấu ngân hàng: Khởi động giai đoạn 2
    29/06/2016 07:00 GMT+7
    [​IMG] Tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2 (2016 - 2020) với yêu cầu cao hơn trong việc xử lý các điểm yếu còn lại và đáp ứng các đòi hỏi mới cao hơn về sự năng lực, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Vì thế, nếu ngân hàng nào khởi động tốt ở giai đoạn 1 rất có thể sẽ bị chậm chân hay hụt hơi trong giai đoạn 2.

    Những diện mạo mới
    Điều dễ nhận thấy trong giai đoạn 1 tái cơ cấu ngân hàng (NH) là xuất hiện những cái tên mới, nhận diện mới thông qua sáp nhập, hợp nhất và mua lại các NH. Đi cùng với đó là sự thay đổi bên trong về quan hệ sở hữu, quản trị và năng lực tài chính.

    Hai NH được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại với giá 0 đồng là NH Xây Dựng và NH Dầu Khí Toàn Cầu đã thay đổi hoàn toàn nhận diện thương hiệu của mình. Điều này không đơn giản là thay đổi theo sự chuyển đổi từ cổ phần sang 100% vốn NN mà đánh dấu một giai đoạn chuyển biến quan trọng của các TCTD này.

    [​IMG]
    TPbank sau giai đoạn tái cơ cấu với sự xuất hiện của các ông chủ mới cũng đã thay đổi toàn diện nhận diện thương hiệu của mình. Còn NH Nam Việt, sau khi đổi chủ đã đổi tên thành NH Quốc Dân với thương hiệu mới hoàn toàn.

    Cái tên PVcombank ra đời sau khi hợp nhất Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu Khí Việt Nam với NH Phương Tây vào 2013. Sau 3 năm, PVcombank cũng đã dần quen thuộc trong cộng đồng kinh doanh và dân cư. Thương hiệu này cũng đã được đăng ký bảo hộ ở hàng chục nước trên thế giới.

    Một lãnh đạo của PVcombank cho biết, mỗi bước thay đổi và phát triển về thương hiệu của các NH luôn gắn liền với chiến lược phát triển mà tổ chức đó đề ra. Tái cơ cấu thành công bắt đầu từ những thay đổi quản trị và chất lượng bên trong nhưng điều đó cũng đươc thể hiệ qua nhận diện thương hiệu, niềm tin và sự yêu quý của khách hàng với thương hiệu đó. Đó cũng là một thước đo thành công tái cơ cấu.

    Các NH sau tái cơ cấu cũng được biết đến nhiều hơn khi liên tục gia tăng sự hiện diện của mình thông qua mở rộng hệ thống giao dịch. PVCombank cho biết, mở rộng hệ thống là một nội dung trong đề án tái cơ cấu. Trong 2016 NH này sẽ mở mới 5 chi nhánh (CN) và 15 phòng giao dịch (PGD) nâng tổng số lên 135 CN/PGD, dự kiến đến 2020, PVcomBank dự kiến đạt 200 CN/PGD.

    Đầu năm nay, TPBank được cho phép mở mới 5 CN và 7 PGD. Việc này, giúp TP bank tiếp tục đẩy mạnh việc mở rộng hê thống giao dịch theo chuẩn mới. ABbank cho biết, đã được chấp thuận mở mới chi nhánh tại 4 tỉnh/ thành, đồng thời mở mới các PGD ở các thị trường trọng điểm trong năm 2016.

    Đáng nói hơn, đằng sau diện mạo mới đó, các NH đã tạo ra một bước chuyển mới trong việc củng cố và nâng cao năng lực tài chính để vượt qua giai đoạn khó khắt nhất, đảm bảo sự an toàn, gia tăng quy mô và hiệu quả, ngày càng tiếp cận các thông lệ quản trị tốt nhất của quốc tế. Trong quá trình đó, việc cơ cấu lại nợ và xử lý nợ xấu là yếu tố quyết định. NHNN Việt Nam cho biết, đến cuối 2015, nợ xấu toàn hệ thống là 2,7%, thấp hơn so với mục tiêu đề ra đầu năm là 3%.

    TPBank là NH sớm có kết quả tái cơ cấu nhờ thay đổi sở hưu và mạnh mẽ trong việc xử lý nợ xấu. Ban đầu, nợ xấu của NH ở mức trên 6% và đã nhanh chóng về mức 2,7% vào cuối năm 2013 sau 2 năm tái cơ cấu. Với SHB, sau khi sáp nhập Habubank cũng đã tập trung xử lý nợ xấu, nhất là với khách hàng lớn như con nợ khủng Bianfishco... Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển đã từng thừa nhận, xử lý, thu hồi nợ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầ, là áp lực lớn nhất cho lãnh đạo các NH. Nợ xấu SHB sau khi sáp nhập Habubank trên 13% vào 2012 đã giảm xuống 5% vào cuối 2013 và đến 2015 chỉ còn khoảng 1,7%.

    Với PVcombank, sau khi hợp nhất đã cùng với với đơn vị tư vấn là ngân hàng BCG - Mỹ xác định chiến lược kinh doanh và phát triển dài hạn.PVcomBank đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để lành mạnh tài chính thông qua:Thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu, bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản (VAMC).... và đây cũng là một trường hợp xử lý nợ xấu thành công, đưa nợ xấu cuối 12/2015 chỉ còn 1,96% trên tổng tín dụng 40.196 tỷ đồng. Cuối 2015, NH này cũng có tổng tài sản 98.629 tỷ đồng, đứng thứ 12/30 ngân hàng toàn hệ thống.
    Last edited: 30/07/2016
    Xuandoa, thatha_chamchiquocdai307 thích bài này.
  2. MrChemGio

    MrChemGio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/10/2014
    Đã được thích:
    1.503
    Thứ 2 đua CE à?
    dongtay79 thích bài này.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Tính đến tháng 6/2016, các chỉ tiêu tài chính cơ bản của SHB đều tăng so với cùng kỳ tháng 6/2015, cụ thể: Tổng tài sản đạt 212.004 tỷ đồng, tăng 19,51%, Tổng huy động từ TCKT và cá nhân đạt 168.503 tỷ đồng, tăng 14,76%; Dư nợ tín dụng đạt 140.941 tỷ đồng, tăng 18,84%.

    Qua đó, Tổng thu nhập thuần của ngân hàng đạt 1.749 tỷ đồng, tăng 21,46%; Lợi nhuận trước thuế đạt 523 tỷ đồng, tăng 9,19%.

    Chốt đến 30/06/2016, tỷ lệ nợ xấu của SHB là 2,2% - thấp hơn cùng kỳ năm trước và thấp hơn mức quy định của NHNN.

    Đảm bảo hoạt động trên toàn hệ thống, Tỷ lệ an toàn vốn luôn được SHB duy trì ở mức 11,3% - cao hơn mức quy định của NHNN. SHB cũng đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 9.486 tỷ đồng lên 11.197 tỷ đồng trong thời gian tới để nâng cao năng lực tài chính, đầu tư cơ sở vật chất cho việc phát triển mạng lưới, hiện đại hóa công nghệ.
    quocdai307 thích bài này.
  4. _CoCo_

    _CoCo_ Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/11/2014
    Đã được thích:
    5.395
    Dài quá ko đọc đâu.

    Múc con nào nói luôn đê
    Xuandoa thích bài này.
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Đã đầu tư hay đầu cơ thì bạn phải đọc thật kỹ vì tiền mình bỏ ra chứ bác...:(:(:(:(:(:(
  6. thinhvip

    thinhvip Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    21/01/2014
    Đã được thích:
    4.331
    Bung nóc hả trời ? :D
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/rong-duong-xu-ly-no-xau-570210.bld
    6:30 AM, 07/07/2016
    Rộng đường xử lý nợ xấu
    [​IMG]
    NHNN vừa ban hành Thông tư 08 về việc mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC. Theo đó, VAMC có thêm nhiều quyền hạn trong việc mua bán và xử lý nợ xấu.
    Tin vui cho các tổ chức tín dụng (TCTD) đang nắm trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cho phép kéo dài thời hạn tối đa trích lập dự phòng với trái phiếu VAMC từ 5 lên 10 năm.

    Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 08 năm 2016, sửa đổi Thông tư 19 về việc mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC, có hiệu lực từ ngày 1.8 tới.
    Xử lý nợ xấu, VAMC được trao thêm quyền
    Trong đó, có một số nội dung đáng chú ý như gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt (TPĐB), trao cơ chế chủ động và quyền hạn nhiều hơn cho VAMC trong công tác xử lý, thu hồi nợ xấu và tạo điều kiện cho các TCTD có cơ hội ghi nhận doanh thu từ việc bán nợ.

    Thông tư 08 đề cập đến việc gia hạn thời hạn của TPĐB sẽ được áp dụng cho các đối tượng là TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại theo đề án, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và TCTD gặp khó khăn về tài chính mà việc trích lập dự phòng rủi ro cho TPĐB có thể dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ.

    Như vậy có thể nói, NHNN đã chủ động bổ sung quy định nhằm hỗ trợ các TCTD giảm bớt khó khăn trong công tác trích lập dự phòng rủi ro hàng năm.

    Thời gian gia hạn và thời gian gốc của TPĐB theo quy định lên tới 10 năm nên những TPĐB mà VAMC đã phát hành để mua nợ của các TCTD trước đây với kỳ hạn 5 năm sẽ có cơ hội gia hạn thêm 5 năm nữa. Trước đây, các quy định về hoạt động của VAMC yêu cầu các TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro 20% mỗi năm giá trị TPĐB mà tổ chức đó đã bán nợ xấu cho VAMC, sau đó NHNN có nới lỏng điều kiện này lên 10 năm với một số tổ chức có “hoàn cảnh” đặc biệt được NHNN xem xét. Song nay, cơ quan này chính thức làm rõ và mở đường cho tất cả các TCTD có thể thực hiện việc này.

    Điều này sẽ giúp các ngân hàng không chịu quá nhiều áp lực về kết quả kinh doanh hàng năm. Trước nay, các ngân hàng lo ngại giá trị trích lập dự phòng rủi ro cho TPĐB quá lớn có thể ăn hết lợi nhuận đạt được trong năm và dẫn đến việc lỗ.

    Điểm đáng lưu ý tiếp theo, cũng là điểm mới của Thông tư, là “TCTD được NHNN chấp thuận việc gia hạn thời hạn TPĐB không được chia cổ tức để tạo nguồn thu xử lý nợ xấu cho đến khi TPĐB đã gia hạn được thanh toán”. Đây là điểm sẽ tác động không nhỏ đến 41 TCTD trong nước đã bán nợ cho VAMC.

    Ngoài ra, cũng theo Thông tư 08, NHNN còn cho phép VAMC được điều chỉnh lãi suất áp dụng đối với từng khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB theo hướng “thông thoáng” hơn. VAMC cũng được xem xét giảm hoặc miễn tiền lãi quá hạn thanh toán phí tiền phạt vi phạm mà khách hàng vay chưa trả của khoản nợ, xem xét tái cơ cấu lại thời hạn khoản nợ dưới các hình thức điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.

    Nhiều ý kiến cho rằng, đây là sửa đổi nên làm vì về bản chất, khoản nợ xấu đã bán sẽ được ưu tiên thu nợ gốc, do vậy nếu vẫn tiếp tục tính lãi chỉ gây thêm khó khăn cho việc xử lý nợ xấu khi số nợ lãi bị tăng lên, thậm chí lớn hơn nhiều so với nợ gốc. Trong khi đó, nợ xấu ở VAMC vẫn chưa giải quyết được bao nhiêu.

    Đánh giá về việc này, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, nếu nợ xấu được mua theo giá thị trường sẽ góp phần phát sinh dòng tiền thật để các TCTD tái cho vay, khơi thông hoạt động kinh doanh và giải quyết triệt được “cục máu đông” dồn từ nhiều năm nay.

    Nợ xấu được mua bán theo giá thị trường

    Về việc bán nợ xấu đã mua, Thông tư 08 quy định chi tiết hơn về số lần bán đấu giá, công tác định giá, phương thức chào giá và bổ sung thêm quy định bán nợ xấu được mua theo giá thị trường. Ngoài ra, quy định mới cũng cho phép VAMC được chủ động thực hiện bán đấu giá khoản nợ xấu trong trường hợp VAMC và TCTD bán nợ không thống nhất được phương thức hoặc điều kiện bán nợ. Đây là một sự bổ sung cần thiết giúp VAMC có thể xử lý nợ nhanh hơn thay vì phải chờ sự thống nhất ý kiến từ TCTD bán nợ.

    Thông tư này còn cho phép VAMC được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu mua theo giá thị trường. Đặc biệt, sau 5 năm nếu không thể thu hồi được thì có thể xuất toán khoản nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng sau khi được NHNN và Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

    Điểm mới của Thông tư 08 là việc xử lý số tiền thu hồi nợ của khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường bằng trái phiếu. Số tiền này sẽ gửi tại TCTD sở hữu TPĐB dưới hình thức tiền gửi không hưởng lãi.

    Điều 50 bổ sung thêm quy định khi TCTD bán nợ cho VAMC theo giá trị thị trường, nếu giá bán nợ cao hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ thì phần chênh lệch cao hơn được hạch toán vào thu nhập trong năm tài chính của TCTD bán nợ. Điều này sẽ khuyến khích các TCTD bán các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm chất lượng tốt và có giá trị cao hơn khoản vay, giúp các TCTD vừa làm sạch bảng cân đối, nâng cao chất lượng tín dụng, vừa thêm thu nhập từ việc bán nợ.

    Với những điều chỉnh như trên, kỳ vọng tiến trình xử lý nợ xấu của toàn ngành sẽ đẩy nhanh được tiến độ và thu hút thêm các nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua bán nợ, mua bán tài sản của Việt Nam. Những quy định mới cũng tạo điều kiện cho các TCTD đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh có cơ hội giãn thời gian trích lập dự phòng, giảm áp lực trong bối cảnh toàn ngành ngân hàng đang gặp nhiều thách thức.


    [​IMG]
    Còn nhiều thách thức

    Mặc dù Thông tư 08 sẽ giúp các TCTD “dễ thở” hơn với khoản nợ xấu, nhưng một số chuyên gia vẫn lo ngại không dễ thực hiện do cơ chế xử lý nợ xấu hiện nay còn nhiều vướng mắc.

    Thứ nhất, rất khó định giá tài sản. Tài sản đảm bảo của khoản nợ - bán theo cơ chế thị trường thì bên nào sẽ định giá? Cùng với đó, việc mua nợ xấu theo cơ chế thị trường có áp dụng đối với số nợ xấu ngân hàng đã bán cho VAMC từ trước đến nay hay chỉ là các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai.

    Vướng mắc tiếp theo chính là tài sản thế chấp vay nợ hiện chiếm trên 70% tài sản đảm bảo bằng bất động sản, nhưng không dễ dàng bán. Cơ chế pháp lý chưa có, xử lý tài sản đảm bảo vẫn nhiêu khê... nên việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng còn nhiều khó khăn. Đáng chú ý, dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT - NHNN cũng đã và đang tạo áp lực lên quá trình xử lý nợ của ngân hàng.

    Và để giải quyết được nợ xấu, bên cạnh những nỗ lực đã có, điều cần thiết nhất hiện nay là làm sao để thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia xử lý nợ xấu, rót thêm vốn cho các ngân hàng để giải quyết hiệu quả các khoản nợ khó đòi, làm sạch bảng cân đối tài sản, để có khả năng tiếp tục cấp tín dụng một cách lành mạnh, bền vững.



    Kể từ khi thành lập (năm 2013) đến 24.3.2016, VAMC đã mua nợ xấu của 41 TCTD bằng trái phiếu với số lượng khách hàng là 16.075; tổng số 24.556 khoản nợ tương ứng với 244.082 tỉ đồng tổng số dư nợ gốc, phát hành 208.636 tỉ đồng TPĐB để mua 237.350 tỉ đồng dư nợ gốc nội bảng. Lũy kế từ năm 2013 đến 24.3.2016, VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi nợ được 26.000 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ khoảng 11% trên số dư nợ gốc.
    Last edited: 30/07/2016
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Ngành ngân hàng và những tín hiệu lạc quan
    Đăng ngày 26-07-2016
    Thanh khoản tốt, tăng trưởng tín dụng đạt kế hoạch, lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng đều đạt ngưỡng kỳ vọng là những tín hiệu lạc quan của ngành ngân hàng.

    [​IMG]

    Từ các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) nhỏ đến những ngân hàng lớn, sắc màu u ám không còn bám riết như vài năm trước. Nỗi lo sáp nhập, tái cơ cấu cũng qua đi, “rổ” 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước chưa có thêm cái tên nào, ngành ngân hàng đã vượt qua thời kỳ “bão tố” nhất. Mặc dù không hoàn toàn thuận lợi khi những khoản nợ xấu vẫn đeo bám, các ngân hàng vẫn phải tiếp tục dành những khoản tiền lớn trích từ lợi nhuận cho dự phòng rủi ro, nhưng những con số thống kê 6 tháng đầu năm đã mang đến một cái nhìn lạc quan.

    Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) công bố, 6 tháng đầu năm nay đạt tăng trưởng tín dụng 7,7% (dư nợ 729 nghìn tỷ đồng), cao hơn so với mức tăng trưởng của toàn ngành. Tính đến hết tháng 6, tổng tài sản của ngân hàng này đạt 850 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm, tổng nguồn vốn đạt 780 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%. Cơ cấu danh mục cho vay của VietinBank tiếp tục có những chuyển dịch tích cực, chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Nhờ đó, VietinBank đạt lợi nhuận 4.273 tỷ đồng, tăng 10,3% (CTG chủ yếu tăng trích lập dự phòng giảm nợ xấu tối đa thấp nhất ngành từ 0.96% về 0.6%).

    Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) cũng có kết quả kinh doanh rất lạc quan: Lợi nhuận trước thuế đạt 4.193 tỷ đồng, tăng 37,8% so với cùng kỳ 2015, đạt 52% kế hoạch năm; tổng nguồn vốn huy động là 535 nghìn tỷ đồng, tăng 6,72%. Ngân hàng này cũng có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn toàn ngành, với mức 10,76%, đạt 437 nghìn tỷ đồng; tổng dư nợ xấu được xử lý là 2.411 tỷ đồng; các hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng trưởng tốt, doanh số thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại đạt 24,8 tỷ USD, tăng 8,34%. Vietcombank tập trung cho vay với đối tượng khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông Phạm Quang Dũng, Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết, mục tiêu của Vietcombank là năm 2016 tổng tài sản đạt 765 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2015, dư nợ cho vay tăng 17%, tiền gửi của khách hàng tăng 15%, lợi nhuận trước thuế 7.500 tỷ đồng.

    Trước đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã công bố lợi nhuận đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, với tổng tài sản 888 nghìn tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động là hơn 820 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động từ tổ chức, dân cư là 705 nghìn tỷ đồng, quy mô tín dụng và đầu tư là hơn 836 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 8-9%. Dòng vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp – nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi sự doanh nghiệp, các dự án trọng điểm quốc gia, các mặt hàng thiết yếu, xăng dầu, điện, năng lượng. Chất lượng tín dụng được kiểm soát, với tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

    Trong nhóm các ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ hơn, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), một trong những ngân hàng thành công trong việc tự tái cơ cấu, đã đạt lợi nhuận 205 tỷ đồng sau khi trích lập dự phòng rủi ro. Riêng với tăng trưởng tín dụng, ngân hàng này đạt tới 18%, mức cao trong hệ thống các ngân hàng. Một số ngân hàng khác, mặc dù chưa đưa ra con số chính thức nhưng lãnh đạo các đơn vị đều khẳng định, kết quả 6 tháng đầu năm nay khá hơn những năm trước nhờ sự hồi phục của nền kinh tế. Tuy nhiên, do tiếp tục phải xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, nên lợi nhuận sẽ không cao.

    Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, chỉ tính riêng các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, tổng chi phí trích lập dự phòng rủi ro chiếm khoảng 40% lợi nhuận của ngân hàng. Vậy từ nay đến hết năm, hệ thống ngân hàng sẽ ra sao, liệu lợi nhuận ngân hàng có đạt kế hoạch đề ra? Kết quả điều tra mới nhất về xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng, do Vụ Dự báo – Thống kê, Ngân hàng Nhà nước thực hiện mới đây cho thấy, môi trường kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng sẽ tiếp tục được cải thiện trong quý III và cả năm 2016. Huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng bình quân 17,57%, trong đó tốc độ tăng trưởng huy động vốn VNĐ từ 18,4% lên 19,1%, dư nợ tín dụng tăng bình quân 20,42%.

    Theo dự báo của nhiều công ty chứng khoán, mặt bằng lợi nhuận ngành ngân hàng khó có đột biến, ít nhất đến hết năm 2018, bởi các ngân hàng vẫn phải tập trung xử lý nợ xấu. Trên thực tế, nợ xấu vẫn bị coi là “vật cản” đáng ngại của hệ thống ngân hàng để có thể đạt được lợi nhuận và tăng trưởng tín dụng như mong muốn.
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ MUA BÁN NỢ CỦA NGHỊ ĐỊNH 69/2016/NĐ-CP
    Đăng ngày 25-07-2016
    Ngày 01/07/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ (Theo Phụ lục 4 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2013, kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là một trong các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện). Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ có đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này thì được hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
    1. Nghị định 69/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của các tổ chức, cá nhân đang và có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.
    Nghị định này không điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của các đối tượng sau đây:

    • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
    • Các tổ chức, cá nhân hoạt động mua bán trái phiếu theo quy định của Luật chứng khoán.
    • Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam.
    • Sở giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán.
    • Các tổ chức, cá nhân (trừ các các đối tượng nêu trên) hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh thì thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Theo đó, hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán nợ không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi của tổ chức, cá nhân, gồm: (i) Hoạt động bán nợ đối với các khoản nợ của chính chủ nợ, không gồm các khoản nợ mà chủ nợ đã mua từ các chủ nợ khác; (ii) Hoạt động mua nợ không nhằm mục đích bán lại cho tổ chức, cá nhân, bao gồm cả hoạt động mua nợ để chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xử lý tài sản bảo đảm; (iii) Các hoạt động mua bán nợ khác không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi.
    1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải đáp ứng các điều kiện chung như sau:
    Một là, doanh nghiệp phải có quy chế nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

    Hai là, doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng với từng hoạt động liên quan tới mua bán nợ. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.

    Ba là, về Người quản lý của doanh nghiệp:

    • (i) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
    • (ii) Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận.
    • (iii) Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ.
    • (iv) Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.
    1. Ngoài những điều kiện chung, các doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện tương ứng đối với mỗi loại hoạt động liên quan tới mua bán nợ, cụ thể là:
    • Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 5 tỷ đồng.
    • Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
    • Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ ngoài quy định là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 500 tỷ đồng thì còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
    • Đã hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ít nhất 01 năm và mức doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của năm liền kề trước năm thực hiện kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch tối thiểu là 500 tỷ đồng.
    • Có ít nhất 02 nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc ít nhất 02 nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của pháp luật.
    • Có quy chế hoạt động của sàn giao dịch nợ.
    • Có cơ sở, vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để tiếp nhận, cập nhật, cung cấp thông tin về hoạt động mua bán nợ giữa các thành viên tham gia sàn giao dịch.
    • Phải thực hiện kiểm toán độc lập hằng năm theo quy định của pháp luật.
    1. Điều kiện để khoản nợ được mua bán trên thị trường
    • Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ.
    • Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ.
    • Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.
    1. Một số nội dung khác
    • Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản.
    • Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.
    • Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Phân tích giữa khuya, giờ chúng ta loại suy từ 4 mã CTG, BID, SHB, VCB (EIB, STB,...không dám bàn bởi đang quá rắc rối)!
    1. Năm 2015 CTG chính thức không chia cổ tức xem như đạt chuẩn mới có quyết định về trích lập dự phòng trái phiếu đặt biệt bởi thỏa điều kiện không chia cổ tức, hình như chủ trương của NHNN đưa CTG ra tầm thế giới nên có chút gì đó thỏa điều kiện không chia cổ tức để giảm trích lập trái phiếu đặt biệt rõ ràng sớm nhất do nợ xấu thấp nhất chuẩn nhất tiếp tục giảm khá mạnh thêm từ 0.96% quí I và chỉ còn 0.6% quí II. Nên nếu vậy quí III, IV CTG lợi nhuận cực kỳ lớn.

    2. BID chưa xác định nhưng xác xuất sẽ đạt rất cao (nhưng khuyết điểm BID dính HAG - cái khuyết quá lớn của HAG không phải nợ lớn mà nợ cho An Phú vay, lùm xùm ngân hàng xây dựng quá rắc rối)....nên khả năng cũng đạt chuẩn khá cao khoảng 50-60% để nâng hình ảnh lên và nếu đạt chuẩn thì tương tự CTG lợi nhuận rất cao từ quí III, IV nhằm triệt tiêu đi thông tin xấu.

    3. SHB do ĐHCĐ 2016 trước quyết định mới về TT08 nên khả năng cực kỳ cao từ 90-95% do SHB đã tái cơ cấu từ năm 2012 đến nay và đây là cơ hội cực kỳ tốt để tận dụng điểm này đạt chuẩn bởi: Lũy kế đến cuối năm 2015, SHB cũng đã bán 7.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trái phiếu đặc biệt này (tính cơ bản 7000 tỉ trích lập 20% tương ứng 1500 tỉ, nếu trích lập lên 10 năm thì chỉ còn trích lập 750 tỉ chưa tính quí I/2016).

    4. VCB Quí II này rất sàng khi lợi nhuận các thứ đều tốt nhưng nếu hợp nhất ngân hàng xây dựng thì bắt đầu mệt do thời gian đầu tái cơ cấu và quí III hay quí IV sẽ không sáng bằng các mã SHB, CTG, BID!

    * Xét về hưởng lợi nhất: Đầu tiên là SHB do yếu tố bank nhỏ gặp mai mắn khi TT08 mới ban hành, kết đến CTG mọi thứ đều tốt, đều chuẩn nhất về tất cả và cơ hội ra tầm thế giới rất sáng khi đã tái cơ cấu xong nên thành quả bắt đầu hé lộ đi trước VCB 1 bước, tiếp đến BID là cơ hội vực dậy từ rắc rối HAG, ngân hàng xây dựng và tiếp theo mới VCB để VCB hợp nhất ngân hàng xây dựng nếu có.

    • 06/05/2016 | 20:10
    Khởi đầu mùa BCTC ngân hàng quý 1/2016: Dự phòng rủi ro thay đổi cục diện
    Những thông tin về kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong những tháng đầu năm 2016 đã dần hé mở, điểm nhấn là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tiếp tục trở thành nỗi ám ảnh cho một số ngân hàng, không thể không nói đến những cái tên như Eximbank, SHB hay BIDV.
    Ngay từ đầu năm, các ý kiến từ một số chuyên gia đều đưa ra góc nhìn không mấy khả quan về viễn cảnh hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng trong năm 2016, trong đó tựu trung lại là đánh giá về khả năng chi phí dự phòng của các ngân hàng sẽ tăng đột biến. Theo báo cáo đánh giá triển vọng ngành ngân hàng của CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) công bố đầu tháng 4/2016, áp lực trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC có thể sẽ tăng mạnh trong hệ thống năm 2016 sau khi lượng trái phiếu VAMC phát hành lũy kế tăng gần gấp đôi trong năm 2015 (VCBS ước tăng khoảng 50-80% so với 2015, do một phần trái phiếu được phép giãn trích lập dự phòng lên 10 năm).

    Hoạt động của VAMC trong những năm gần đây
    http://image.*********.vn/2016/05/06/VAMC.png
    Những thông tin mới nhất về kết quả kinh doanh quý 1/2016 đã được một số ngân hàng công bố đang thể hiện những điều đó. Tính đến hiện tại, Eximbank (HOSE: EIB) có lẽ là ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất liên quan đến chi phí dự phòng rủi ro trong những tháng đầu tiên của năm 2016. Theo BCTC hợp nhất quý 1/2016, Eximbank ghi nhận khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến lên hơn 337 tỷ đồng (cùng kỳ không có khoản chi phí này), khiến lãi trước thuế chỉ còn hơn 30 tỷ đồng trong khi cùng kỳ là 538 tỷ đồng.

    Eximbank cho biết, từ năm 2016, theo định kỳ hàng quý, Eximbank phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành trên cơ sở dồn tích. Được biết, theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2015, mệnh giá trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành cho Eximbank tính tời 31/12/2015 là hơn 6,230 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm 2014. Trong khi, phần dự phòng trái phiếu đặc biệt đột biến từ gần 184 tỷ đồng tại thời điểm kết thúc năm 2014 lên 979 tỷ đồng thời điểm kết thúc năm tài chính 2015.

    Sau trường hợp của Eximbank, BIDV (HOSE: BID) là ngân hàng tiếp theo báo danh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến trong quý 1/2016. Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong 3 tháng đầu năm 2016 của BIDV lên tới gần 2,000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ và hiện đang là ngân hàng giữa vị trí dẫn đầu trong việc trích lập này (trong khi theo danh sách tính đến hiện tại, năm 2015 BIDV chỉ xếp vị trí thứ 3). Với kết quả này, mặc dù hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng của BIDV đạt hơn 4,068 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với quý 1/2015 (gần 3,252 tỷ đồng), nhưng lãi trước thuế giảm gần 9% chỉ còn 2,077 tỷ đồng.

    Theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2015 của BIDV, mệnh giá trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để mua lại nợ xấu của BIDV tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2015 tăng đột biến so với năm 2014 lên hơn 20,836 tỷ đồng, gấp gần 3 lần. Trong khi đó, phần dự phòng trái phiếu cũng tăng lên gần 2,000 tỷ đồng (dự phòng VAMC nhận từ việc sáp nhập với MHB chỉ hơn 210 tỷ đồng).

    http://image.*********.vn/2016/05/06/BIDV-VAMC-traiphieu.png
    Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2015 của BIDV.
    Nếu BIDV là ngân hàng giữ Top đầu về mức tăng tính theo số tuyệt đối tính tới hiện tại thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) đang là “người dẫn đầu” nếu tính về tốc độ tăng của chi phí dự phòng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ của SHB tăng đột biến lên 168 tỷ đồng, gấp 20 lần cùng kỳ 2015. Điều này khiến lãi trước thuế của SHB trong quý 1/2016 chỉ tăng 46% lên gần 305 tỷ đồng, mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích lập tăng hơn 118%.

    Và cũng tương tự như 2 ngân hàng đã nói trên, mệnh giá trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành cho SHB tính tới thời điểm 31/12/2015 cũng tăng mạnh lên gần 7,000 tỷ đồng, tăng 54% so với kết thúc năm 2014, với tổng dự phòng hơn 464 tỷ đồng.

    Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của ngân hàng quý 1/2016 (Đvt: Tỷ đồng)
    http://image.*********.vn/2016/05/06/KQKD-nganhang-3.png
    Nguồn: VietstockFinance
    Trái ngược với những trường hợp chi phí dự phòng tăng đột biến “ăn mòn” lợi nhuận thì VietinBank, Vietcombank và MB đang là những “điểm sáng”. Với mức chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ giảm nhẹ từ 1,510 tỷ xuống 1,441 tỷ đồng, lãi trước thuế của cổ đông VietinBank (HOSE: CTG) ghi nhận tới 2,405 tỷ đồng, tăng trưởng 54% so với quý 1/2016. Tương tự VietinBank, chí phí dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ của Vietcombank (HOSE: VCB) chỉ hơn 1,305 tỷ, giảm gần 14% giúp Ngân hàng đạt gần 2,299 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 58% cùng kỳ 2015.

    Trong khi đó, nhờ giảm chi phí dự phòng gần 69%, Ngân hàng TMCP Quân Đội – MB (HOSE:MBB) lật ngược tình thế từ giảm 28% lãi thuần trước trích lập, thành tăng gần 11% về lợi nhuận trước thuế./.

    Last edited: 31/07/2016
    Xuandoathatha_chamchi thích bài này.

Chia sẻ trang này