Báo cáo phân tích ngành bán lẻ (MWG, DGW, PNJ, VRE)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 09/11/2018.

4861 người đang online, trong đó có 559 thành viên. 19:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1667 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    1/ TỔNG QUAN NGÀNH

    - Thị trường bán lẻ Việt Nam liên tục tăng về quy mô và doanh thu ( CAGR 2014 -2017 21%/năm).Trong 6 tháng đầu năm 2018: Tổng doanh thu bán lẻ đạt 70 tỷ đô, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ.Thị trương cho thuê bán lẻ đạt công suất khá tốt với tỷ lệ lấp đầy 97%. Nguyên nhân tăng trưởng đến từ các yếu tố:

    (1) Tăng trưởng kinh tế tốc độ cao nhất trong khu vực (6,8% trong năm 2017), lạm phát ổn định 4%.

    (2) Tầng lớp trung lưu tăng dần.

    (3) Chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng trở lại trong các năm gần đây thúc đẩy người dân chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm.

    - Kênh thương mại truyền thống (bao gồm chợ truyền thống và các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ) vẫn chiếm tỷ trong lớn trong ngành 75%, tuy nhiên các kênh thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại hay các cữa hàng tiện lợi… chiếm 20% và kênh thương mại điện tử chiếm 5% đang ngày càng phát triển.

    (1) Trong 6 tháng đầu năm 2018 doanh thu bán lẻ trực tuyến tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng giao dịch thương mại điện tử tăng 50% , giá trị giao dịch tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

    (2) Một số các ngành hàng tiêu biểu gồm ngành hàng tiêu dùng, chăm sóc sắc đẹp, điện tử, dược phầm và thời trang. Trong đó ngành hàng tiêu dùng và chăm sóc sắc đẹp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất giai đoạn 2011-2016 (>10%/năm).

    2/ QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ - TÍCH CỰC

    - Ngành bán lẻ Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển:

    (1) Nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến đạt chỉ tiêu là 6,8%.

    (2) Lạm phát ổn định, thu nhập tăng và chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng cao.

    (3) Cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ đô thị hóa tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, bối cảnh càng thuận lợi thu hút càng nhiều các thương hiệu nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, tạo sức ép cạnh tranh đối với các thương hiệu trong nước.

    - Triển vọng ngành trong giai đoạn 2018-2020 khả quan nhờ:

    (1) Bối cảnh dân số và kinh tế thuận lợi.

    (2) Mật độ bán lẻ đang thấp, thị trường ở nông thôn chưa phát triển cho thấy dư địa tăng trưởng còn nhiều.

    (3) Sự trỗi dậy nền thương mại hiện đại như bách hóa cùng với sự bùng nổ thương mại điện tử đang dần thay thế các mô hình thương mại truyền thống.

    3/ TRIỂN VỌNG NGÀNH

    - Triển vọng ngành đến từ các yếu tố:

    (1) Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2022 được dự đoán giữ vững mức tăng trưởng trung bình 6,4%/năm, số người tầng lớp trung lưu trở lên tăng nhanh, dự kiến đạt 33 triệu người vào năm 2020.

    (2) Quy mô dân số lớn, cơ cấu trẻ với 70% dân số trong độ tuổi 15-64 tuổi.

    (3) Mật độ bán lẻ trên đầu người còn thấp trong khu vực.

    (4) Thị trường nông thôn còn chưa phát triển trong khi hiện nay 2/3 dân số Việt Nam đang sinh sống khu vực nông thôn.

    - Xu hướng

    (1) Sự tiện dụng đang được để cao, dẫn tới các mô thương mại hiện đại như bách hóa, cửa hàng tiện lợi sẽ trở nên phổ biến và dần thay thế chợ truyền thống.

    (2) Sự phát triển thương mại điện tử cùng thói quen sử dụng Smartphones của người tiêu dùng giúp kênh online và mobile shopping sẽ tiếp tục phát triển

    (3) Các doanh nghiệp sẽ áp dụng Big Data để phân tích dữ liệu người dùng từ đó đưa ra chiến lượt bán lẻ theo hướng cá nhân hóa sản phẩm và kết hợp 2 kênh online và offline.
  2. CCIE2008

    CCIE2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Đã được thích:
    1.433
    Báo cáo này từ đầu năm hử?

Chia sẻ trang này