Bẫy đa cấp Chứng khoán & Bánh vẽ BĐS

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mhoang79, 17/01/2022.

2176 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 03:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7721 lượt đọc và 64 bài trả lời
  1. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Hai ngày cuối tuần vừa rồi, diễn đàn F dậy sóng vì Drama nghi án "chăn dắt, lừa đảo Fo đầu tư CK theo hội nhóm phím hàng" của 1 thành viên. Hành vi đúng - sai của người trong Drama như thế nào cứ để công luận, thậm chí là luật pháp phán xét, nhưng tôi nghĩ bài học có thể rút ra ngay và luôn cho mỗi chúng ta là:
    - Đừng nghe lời hô hào, xúi giục mua cổ phiếu của bất kỳ ai khi chưa hiểu rõ về doanh nghiệp.
    - Đừng mua bán cổ phiếu kiểu bầy đàn, hội nhóm dẫn dắt vì hội nhóm gì họ dựng lên cũng chỉ nhằm mục đích duy nhất là "làm thịt các thành viên vào sau"
    - Đừng mờ mắt trước các "bánh vẽ" và lời "bơm thổi" không rõ ràng, thiếu cơ sở của các đội lái


    Thời gian vừa qua, một hệ thống đa cấp bơm thổi cổ phiếu Bất động sản đã được hình thành với 1 mạng lưới các topic trên mọi diễn đàn, các nhóm kín/mở trên Z..lo, F..book cùng hàng chục, hàng trăm nghìn người tham gia. Các trùm đa cấp (mà điển hình là @ Pẩy mà giới đa cấp BĐS tôn sùng như thủ lĩnh tinh thần của hội nhóm này) nhồi nhét vào đầu những người tham gia, tẩy não họ bằng lý thuyết như: Chỉ có người đẻ chứ đất không đẻ thêm, Cứ mua cp BĐS là sẽ tăng bằng lần, Nhà nước bơm tiền kích thích kinh tế thì BĐS sẽ hưởng lợi và tăng khủng, Lạm phát thì tiền sẽ thành giấy (xin lỗi, ở VN ngay cả năm 2021 CPI cùng mới chỉ chưa tới 3% chứ không phải 300-500% như ở Zim-ba-buê hay Vê-nê-zue-la...).

    Để hưởng ứng, các đệ tử con nhang của chúng còn tung hô bằng các lời lẽ hoa mỹ kiểu như: C.. - Kim cương trong rác; D...- Khủng long thức giấc; F....- Kho vàng bị chôn giấu, C...Cơ hội đổi đời.... để lôi kéo, tẩy não các nhà đầu tư tham gia, đặc biệt là các nđt mới lần đầu bước chân vào thị trường. BÁNH VẼ liên tục được vẽ và thổi phồng. Các doanh nghiệp chỉ cần có chữ BĐS trong tên công ty hoặc có bất kỳ 1 thông tin liên quan đến dự án BĐS nào, kể cả mới chỉ trên giấy (chưa được duyệt, chưa GPMB, chưa có năng lực thực hiện...) đều được hệ thống đa cấp cp BĐS tung hô như kiểu DN đột nhiên đào trúng mỏ kim cương, mỏ vàng. Bên cạnh việc bơm thổi, tung hô cổ phiếu BĐS, 1 lực lượng đệ tử con nhang của hệ thống đa cấp BĐS liên tục mở các topic chê bai các cổ phiếu cơ bản có kqkd tốt/giá rẻ để hướng dòng tiền của các nhà đầu tư vào GAME ĐÁNH BẠC với CP BĐS của chúng. Của đáng tội, muốn thịt thì chúng phải rắc thóc dụ gà, bỏ tiền kéo các cp này lên nên rất nhiều người đã lao vào vòng xoáy của cơn bão cp Bất động sản và ở giai đoạn sau, gần như việc cổ phiếu BĐS cứ mở mắt ra tăng tím có thể nói là nhờ dòng tiền điên của thị trường chứ lái còn tay to thì chỉ việc "ra hàng".

    Không biết có "tình cờ" hay không mà vụ THM đấu giá đất Thủ Thiêm 2,4 tỷ/m2 vào tháng 12/2021 như đổ thêm dầu vào lửa cho cơn ngáo cp BĐS. Tập đoàn đầu nậu cp BĐS cùng các đồ đệ càng ra sức hô hào bơm thổi, cùng dòng tiền điên của Fo phụ họa đẩy các cổ phiếu BĐS tăng đến đỉnh điểm, bất chấp 1 thực tế là các doanh nghiệp BĐS này kinh doanh èo uột, thậm chí là thua lỗ trong nhiều năm/ nhiều quý qua: cổ phiếu DIG, CEO, CII, QCG, FLC, NHA, L14....đều tăng x5, x7 lần trong vài tháng qua, trong khi kqkd của các doanh nghiệp này không hề có nhiều sáng sủa. Cơn sốt đa cấp BĐS đã làm mờ mắt nhiều nhà đầu tư, khiến họ không còn quan tâm đến các giá trị cơ bản của doanh nghiệp mà họ chỉ quan tâm đến việc x bằng lần sau thời gian ngắn (vì thấy kiếm tiền từ CK dễ quá), tạo ra xu hướng LẤY CHỒNG NGHIỆN trên ttck VN (tức là thích mua cp của các DN làm ăn càng thua lỗ, càng bết bát thì cp càng dễ tăng). Đây thực sự là 1 điều nguy hiểm với ttck và với túi tiền của chính các nhà đầu tư. Khi các nđt hăng máu ăn thua với các cp này thì chính là lúc họ bị mất tiền nhiều nhất và dễ nhất.

    Rồi đầu T1/2022 này, sự kiện THM bỏ cuộc vụ mua đất đấu giá Thủ Thiêm và Quýt Còi bán chui CPQ như mũi dao trích vào quả bong bóng cp BĐS khổng lồ mà giới đa cấp đã bơm thổi trong mấy tháng qua. Các CP BĐS tăng nóng đã nằm sàn 3-4 phiên tuần vừa qua với thanh khoản cực thấp. Nhiều nhà đầu tư muốn thoát nhưng không thể thoát nổi. Thế nhưng, rất nhiều thành phần trong hệ thống đa cấp BĐS vẫn đang tích cực hô hào mọi người bắt đáy và tiếp tục tô vẽ thêm về tiềm năng của 1 số cổ phiếu BĐS để tiếp tục dụ các đàn gà mới vào bẫy. 1 ví dụ cụ thể là cổ phiếu CII: Ngay khi THM trúng đấu giá, các con nhang đệ tử hô hào bánh vẽ khu đất 3-15 (Dự án Thủ Thiem River Park) của CII sẽ phải có giá tỷ đô nhưng thực tế dự án này đã được CII "bán lúa non" cho Refico từ năm 2020 (https://vietnambiz.vn/cii-lai-lon-n...er-park-cho-city-garden-20200504163930374.htm ). Đến ngày hôm nay, vẫn nhiều người đang PR CII dựa trên cái bánh vẽ này, thậm chí còn bonus thêm vô số thuyết âm mưu khác như "CII đăng ký bán 44tr cpq là để cho tay to thâu tóm", "CII phải đăng ký bán cpq lúc này vì nếu không giá cp tăng cao sẽ gây khó khăn cho tay to muốn mua", "CII phải giấu mảng BĐS vì thực sự nó quá....ngon"... để tung hỏa mù và tẩy não các nđt. Đây chỉ là 1 ví dụ cụ thể để mọi người thấy việc bơm thổi, bưng bít, tô vẽ cp BĐS đã đến mức như thế nào.

    Mọi người hãy nhớ rằng các cp BĐS bơm thổi tăng giá cả 5, 7 lần (thậm chí có cp tăng cả 10 lần) trong vòng vài tháng qua, thì việc sau khi giảm 3-4 phiên sàn giá tuần vừa rồi mới chỉ là "muỗi đốt inox". Kể cả giảm sàn 5-7 phiên nữa thì các đầu nậu gom hàng họ vẫn ăn bằng lần nếu họ úp bô được sang cho người khác. Các nđt nên tỉnh táo, đừng nghe theo bánh vẽ - theo lời xúi giục bắt đáy cp BĐS của giới bơm thổi mà lao vào HỨNG BÔ tập 2 cho họ.
    SOWN, tranchibang, Cuonghandy31 người khác thích bài này.
  2. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.042
    :-bd
    Phuoc_Loc_ThoTran Nam thích bài này.
  3. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.203
    TTCK là nơi khốc liệt nhất :D
  4. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Ngân hàng NN cũng bắt đầu chính sách xiết chặt tín dụng đầu cơ vào BĐS.


    Ra đòn với tín dụng đầu cơ vào bất động sản
    Hà Tâm - 14/01/2022 15:20

    Khoản vay với những doanh nghiệp, dự án bất động sản có dấu hiệu bất thường, đầu cơ lũng đoạn thị trường… đang bị Ngân hàng Nhà nước tuýt còi.

    Từ cuối tuần này, hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cũng bị giám sát chặt chẽ.
    Dòng tiền đầu cơ vào tầm ngắm

    Yêu cầu hàng loạt ngân hàng báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng cấp tín dụng với các đối tượng tham gia đấu giá đất Thủ Thiêm, bao gồm cả cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu… được coi là cú ra đòn đầu tiên của NHNN đối với tín dụng bất động sản đầu cơ, ngay ngày đầu tiên làm việc của năm 2022.

    Hệ quả nhãn tiền là sau khi Ngân hàng Nhà nước tuýt còi tín dụng, một loạt ngân hàng TMCP lên tiếng khẳng định không cấp tín dụng cho các đối tượng trên và đã có tập đoàn bất động sản lên tiếng bỏ cọc lô đất vàng Thủ Thiêm.

    Trước đó, Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt hơn nữa dòng tiền chảy vào bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, với lĩnh vực bất động sản, cơ quan này sẽ siết chặt tín dụng bất động sản có tính chất đầu cơ. Thậm chí, Ngân hàng Nhà nước còn “dọa”, năm 2022, có thể tiến hành thanh, kiểm tra hoạt động cấp tín dụng cho một số dự án, doanh nghiệp.

    Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc “phanh” tín dụng bất động sản đầu cơ là việc làm rất cần thiết. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã rất nỗ lực xóa sở hữu chéo, song việc cho vay sân sau vẫn hết sức phức tạp. Việc ngân hàng dồn vốn cho các doanh nghiệp bất động sản thân hữu không chỉ gây sốt nóng cho thị trường bất động sản, mà còn gây bất ổn cho cả nền kinh tế và cả hệ thống ngân hàng.

    “Nếu không siết chặt tình trạng ngân hàng cho vay sân sau, bắt tay với doanh nghiệp bất động sản mua trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ…, thì đến một lúc nào đó, mức độ nguy hiểm sẽ lan rộng và ngoài tầm tay của cơ quan thanh tra giám sát”, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nói.

    Cũng theo chuyên gia này, do quỹ đất ngày càng khan hiếm, doanh nghiệp đổ xô xây nhà cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, nên nhà ở ngày càng trở thành giấc mơ xa xỉ với người nghèo và người có thu nhập trung bình. Đồng thời, việc này đẩy một số phân khúc bất động sản rơi vào tình trạng bong bóng.

    Không chỉ ra đòn cảnh báo với tín dụng bất động sản đầu cơ, từ cuối tuần này, Thông tư 16/2021/TT-NHNN sẽ có hiệu lực. Theo đó, bắt đầu từ ngày 15/1/2022, hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ. Đáng chú ý, tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích đảo nợ, góp vốn mua cổ phần tại doanh nghiệp khác hoặc để tăng vốn. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cũng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của mình.

    Việc chặn dòng vốn đầu cơ từ ngân hàng sang bất động sản cả hai kênh tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ khiến tình trạng đầu cơ bất động sản giảm bớt, từ đó bình ổn thị trường bất động sản và giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

    Nắn vốn vào lĩnh vực ưu tiên

    Trong Nghị quyết 01/NQ-CP vừa ban hành, Chính phủ tiếp tục đưa ra yêu cầu hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hoạt động cho vay với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

    Đầu tuần này, Quốc hội cũng đã thông qua gói hỗ trợ kinh tế hơn 300.000 tỷ đồng, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40.000 tỷ đồng thông qua hệ thống ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Việc Ngân hàng Nhà nước có động thái chặn tín dụng đầu cơ bất động sản ngay trước khi gói hỗ trợ lãi suất này được triển khai cũng phát tiếng nói cảnh báo cho tất cả các bên.

    Theo NHNN, tín dụng năm 2022 sẽ được nắn vào các lĩnh vực ưu tiên, trong khi tín dụng với lĩnh vực rủi ro tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ. Trên thực tế, tín dụng bất động sản chưa đến mức đáng báo động.

    Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Hà Thu Giang, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước ) cho hay, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tính đến tháng 10/2021 là gần 2 triệu tỷ đồng, tăng 10,46% (thấp hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế), chiếm gần 20% tổng dư nợ. Cơ cấu tín dụng bất động sản chuyển dịch tích cực, 65% là phục vụ mục đích tiêu dùng, tự sử dụng, chỉ 35% là cho vay kinh doanh bất động sản (gần 700 tỷ đồng).

    Mặc dù vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng lường trước khả năng dòng tiền đầu cơ tiếp tục quay vòng sang chứng khoán, bất động sản. Chính vì vậy, cơ quan này đã có động thái siết chặt quản lý.

    “Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước nhận diện được việc cần thiết phải có chính sách giám sát chặt chẽ hơn dòng tiền chảy vào các kênh đầu tư. Khả năng kiểm soát dòng tiền này là không dễ trong điều kiện thực tế hiện nay, song NHNN sẽ tăng cường giám sát hơn nữa để các thị trường phát triển lành mạnh”, Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

    Quốc hội vừa thông qua gói hỗ trợ kinh tế hơn 300.000 tỷ đồng. Nếu không cẩn thận, một phần của gói hỗ trợ sẽ lại chảy sang bất động sản, chứng khoán, giống như nhiều nước trên thế giới. Thực tế, năm 2021, nền kinh tế rất khó khăn, nhưng thị trường chứng khoán, bất động sản lại sốt nóng một cách bất thường. Chính vì vậy, kiểm soát tín dụng, nắn dòng vốn chảy vào sản xuất, kinh doanh, thay vì các kênh đầu cơ là rất cấp thiết, tránh rơi vào vết xe đổ như gói hỗ trợ lãi suất trước đây.

    PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế https://baodautu.vn/batdongsan/ra-don-voi-tin-dung-dau-co-vao-bat-dong-san-d159302.html
    --- Gộp bài viết, 17/01/2022, Bài cũ: 17/01/2022 ---
    Nhiều cụ thấy phô mai ngon cứ nghĩ là miễn phí, nhảy vào rồi mới thấy bên dưới nó là cái bẫy. Lúc tỉnh ngộ thì không thoát ra nổi. :(
    Butchep01ngoclam8x đã loan bài này
  5. QuangNgo30

    QuangNgo30 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2021
    Đã được thích:
    1.999
    KA KA KA ... ĐÃ RA ĐÒN 30 NĂM QUA ! VÀ KẾT QUẢ ????
  6. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Tran Nam thích bài này.
  7. letrunghieu42

    letrunghieu42 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2019
    Đã được thích:
    75
    khắp nơi hô sốt đất, vậy thì giai đoạn này mua làm gì nữa. ngta mua lúc bds vào thời kì tăng trường, mới thoát khỏi thời kì đóng băng
    Mhoang79 thích bài này.
  8. QuangNgo30

    QuangNgo30 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2021
    Đã được thích:
    1.999
    Không phải hô mà thực tế đã lên bên ngoài XH . Đã là thực tế thì không phải bàn cãi nữa
    cakiem060512 thích bài này.
  9. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Nên cẩn trọng cụ ạ. Bất động sản tăng nóng quá, vượt quá khả năng chi trả của người cần, nếu mà bị NHNN xiết td 1 cái là có thể xì hơi/đóng băng luôn trong vòng vài năm đấy. Cụ cứ nhìn giai đoạn 2010-2013 là rất rõ.
    Tran Nam thích bài này.
  10. Kinhtedatviet

    Kinhtedatviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2016
    Đã được thích:
    2.338
    Thời thế thế thời khác nhau rồi. Chức năng quản lý nhà nước giờ cũng khác hẳn ngày xưa. Nhìn tứ trụ và quyết liệt của bộ chính trị trong vài ba năm trở lại đây đi.
    Mhoang79 thích bài này.

Chia sẻ trang này