BBs đã âm thầm vào hàng!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hcmanly, 16/06/2019.

3015 người đang online, trong đó có 224 thành viên. 00:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1169 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. Hcmanly

    Hcmanly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2017
    Đã được thích:
    3.163
    Hàng trăm tỷ đổ vào chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ ETF trong nửa đầu tháng 6
    16-06-2019 - 12:36 PM | Thị trường chứng khoán

    Chia sẻ 7

    [​IMG]
    Dòng tiền ròng khối ngoại đổ vào thị trường Việt Nam thông qua 2 quỹ VNM ETF và VFMVN30 ETF trong nửa đầu tháng 6 lên tới hơn 660 tỷ đồng, lớn hơn con số mua ròng 540 tỷ trên toàn thị trường trong cùng giai đoạn.


    TIN MỚI
    Từ đầu tháng 6 tới nay, diễn biến TTCK Việt Nam không thực sự tích cực với những nhịp rung lắc mạnh. Lo ngại chiến tranh thương mại leo thang, giá dầu giảm sâu đã khiến tâm lý giới đầu tư trong nước trở nên khá thận trọng và chỉ số VN-Index kết thúc phiên giao dịch 14/6 tại 953,61 điểm, giảm nhẹ 0,65% so với thời điểm cuối tháng 5.

    Trái ngược với diễn biến thận trọng của giới đầu tư trong nước, giao dịch khối ngoại trong nửa đầu tháng 6 khá sôi động khi họ mua ròng 540 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, lực mua của khối ngoại có vai trò không nhỏ từ các quỹ ETF như VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) hay VFMVN30 ETF.

    Thống kê cho biết trong nửa đầu tháng 6, VNM ETF đã phát hành ròng 1 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 16,12 triệu USD (376 tỷ đồng). Hiện tại, cổ phiếu Việt Nam chiếm khoảng 70% danh mục VNM ETF, do đó ước tính quỹ này đã mua ròng 11,3 triệu USD (263 tỷ đồng) trên thị trường Việt Nam trong 2 tuần qua.

    [​IMG]
    Dòng tiền đổ vào Việt Nam thông qua VNM ETF khá mạnh trong khoảng 1 tháng qua

    Tương tự, quỹ ETF nội VFMVN30 ETF cũng thu hút dòng tiền khá tốt khi phát hành ròng 44,1 triệu chứng chỉ quỹ trong nửa đầu tháng 6, tương ứng giá trị 636 tỷ đồng. Song hành với hoạt động phát hành mới, khối ngoại cũng đẩy mạnh mua vào VFMVN30 ETF trực tiếp trên sàn chứng khoán với giá trị 400 tỷ đồng.

    Đối tượng mà VFMVN30 ETF phát hành chứng chỉ quỹ thời gian qua được cho là các tổ chức trong nước. Sau đó, các tổ chức này sẽ tiến hành "trao tay" cho các nhà đầu tư ngoại, chủ yếu là Thái Lan và Hàn Quốc.

    [​IMG]
    VFMVN30 ETF cũng đang có giai đoạn phát hành chứng chỉ quỹ khá mạnh


    Có thể thấy dòng tiền ròng khối ngoại đổ vào thị trường Việt Nam thông qua 2 quỹ VNM ETF và VFMVN30 ETF trong nửa đầu tháng 6 lên tới hơn 660 tỷ đồng, lớn hơn con số mua ròng 540 tỷ trên toàn thị trường trong cùng giai đoạn.

    Đặc điểm dòng vốn ETF là "vào nhanh, ra nhanh" và có độ nhạy với các yếu tố vĩ mô khá lớn. Do đó, việc dòng vốn đang trở lại các quỹ ETF có thể đang phản ánh kỳ vọng FED cũng như nhiều Ngân hàng Trung ương trên Thế giới sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm, từ đó kéo theo dòng tiền trở lại các tài sản rủi ro hơn như chứng khoán.

    Dự báo mới đây của Deutsche Bank cho thấy xu hướng hạ lãi suất của các quốc gia trong nửa cuối năm là khá rõ nét. Theo dự báo này, FED sẽ hạ lãi suất điều hành từ 2,38% hiện nay xuống còn 1,63% vào cuối năm 2019. Xu hướng này cũng diễn ra tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc và cả Việt Nam.

    [​IMG]
    Dự báo mới của Deutsche Bank về xu hướng giảm lãi suất trong nửa cuối năm 2019

    Một số chuyên gia chứng khoán đã đưa ra quan điểm xu hướng thị trường sẽ phụ thuộc lớn vào hành động của các NHTW các nước. Nếu xu hướng hạ lãi suất diễn ra, thị trường sẽ còn lên và ngược lại, khi nâng lãi suất thị trường sẽ đi xuống.

    Minh Anh

    Theo Trí thức trẻ
    QCKcongavidai thích bài này.
  2. Hcmanly

    Hcmanly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2017
    Đã được thích:
    3.163
    Tuần 10-14/6: Khối ngoại tiếp tục mua ròng 308 tỷ đồng, vẫn gom mạnh CCQ E1VFVN30
    15-06-2019 - 10:19 AM | Thị trường chứng khoán

    Chia sẻ 4

    CCQ ETF nội E1VFVN30 tiếp tục được khối ngoại mua ròng rất mạnh với giá trị đạt 250 tỷ đồng.


    TIN MỚI
    Thị trường tiếp tục đi theo chiều hướng không mấy tích cực trong tuần 10-14/6. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 953,61 điểm, giảm 0,5% so với tuần trước, HNX-Index cũng giảm 0,7% xuống còn 103,46 điểm.

    Khối ngoại trên thị trường có 3 phiên liên tiếp bán ròng trong các ngày cuối tuần, tuy nhiên nhờ vào việc giao dịch tích cực trong 2 phiên đầu tuần nên tổng kết lại khối ngoại vẫn có giao dịch khá tích cực. Tính trên cả ba sàn giao dịch, khối ngoại mua vào 77,7 triệu cổ phiếu, trị giá 2.828 tỷ đồng, trong khi bán ra 61,6 triệu cổ phiếu, trị giá 2.520 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 16 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 308 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Ở sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 26,6 tỷ đồng (tăng 19% so với tuần trước đó), tương ứng khối lượng mua ròng là 15 triệu cổ phiếu. Việc khối ngoại sàn HoSE vẫn duy trì được trạng thái mua ròng tiếp tục có sự đóng góp rất lớn từ giao dịch thỏa thuận, trong đó, họ mua ròng lên đến 353,6 tỷ đồng ở sàn này thông qua phương thức thỏa thuận. Như vậy, nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì khối ngoại sàn HoSE bán ròng 86 tỷ đồng.

    [​IMG]
    CCQ ETF nội E1VFVN30 tiếp tục được khối ngoại mua ròng rất mạnh với giá trị đạt 250 tỷ đồng, trong đó khối ngoại mua ròng 230,5 tỷ đồng CCQ này thông qua phương thức thỏa thuận. VRE trong tuần cũng bất ngờ được khối ngoại mua ròng mạnh với 135 tỷ đồng, trong đó có 117 tỷ đồng được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận.

    Trong khi đó, khối ngoại bán ròng rất mạnh ba cổ phiếu VHM, VNM và HPG. Trong đó, VHM bị bán ròng mạnh nhất với giá trị đạt 164,4 tỷ đồng. VNM và HPG bị bán ròng lần lượt 158 tỷ đồng và 117 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại gần 13 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt gần 800.000 cổ phiếu.

    [​IMG]
    SHB đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với giá trị đạt hơn 6 tỷ đồng. Hai mã SHS và TNG đều được mua ròng trên 3 tỷ đồng. Trong khi đó, khối ngoại sàn này bán ròng tập trung hai mã DBC và CSC với giá trị lần lượt là 2,8 tỷ đồng và 1 tỷ đồng.

    Còn ở sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng 27,7 tỷ đồng (giảm 51% so với tuần trước), tương ứng khối lượng mua ròng là 200.000 cổ phiếu.

    [​IMG]
    VEA tiếp tục đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn UPCoM với 28 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VTP cũng được mua ròng 14,5 tỷ đồng. Chiều ngược lại, khối ngoại sàn UPCoM chỉ bán ròng chủ yếu hai mã ACV và BSR với giá trị lần lượt là 21,3 tỷ đồng và 10,6 tỷ đồng.
    QCK thích bài này.
  3. congavidai

    congavidai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2019
    Đã được thích:
    959
    nó vô cả tháng nay rồi,xác định mất hàng
  4. Hcmanly

    Hcmanly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2017
    Đã được thích:
    3.163
    Nhìn từ Vingroup, Viettel để thấy doanh nghiệp Việt đã không còn là cái bóng mờ phía sau những công ty ngoại khổng lồ
    16-06-2019 - 12:02 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    Chia sẻ 28


    [​IMG]
    Doanh nghiệp Việt hoàn toàn có khả năng trụ vững ở thị trường Việt Nam và vươn ra chinh phục toàn cầu.


    TIN MỚI
    Vingroup "phá đảo" ngành bán lẻ

    Trong giai đoạn 2005 - 2010, Parkson từng có những năm tháng kinh doanh “rực rỡ” ở Việt Nam. Thế nhưng, mô hình kinh doanh theo hướng bách hóa tổng hợp bắt đầu bộc lộ một vài nhược điểm. Ngoài giá thuê đắt đỏ, sự thất bại của Parkson còn là do thiếu chiến lược đổi mới để phù hợp với thị trường và thói quen mua sắm của người Việt.

    Xuất hiện sau Parkson vào năm 2009, nhưng Vincom Center đã nhanh chóng phát triển nhờ tập trung vào các chiến lược phù hợp với người Việt, khẳng định được vị thế trong ngành phát triển hệ thống trung tâm mua sắm và giải trí. Năm 2011, Lotte Keangnam chính thức đi vào hoạt động và kinh doanh có phần khởi sắc, nhưng đến thời điểm hiện tại cũng đã tụt sau Vincom một khoảng cách rất dài.

    [​IMG]
    Báo cáo của Deloitte cho biết, hiện tại, Việt Nam có gần 200 trung tâm thương mại được điều hành bởi cả các công ty trong nước và nước ngoài. Trong đó, Vincom hiện đang chiếm 60% thị phần trung tâm thương mại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

    Tính đến 31/3/2019, Vingroup sở hữu 66 trung tâm thương mại, với 1,5 triệu m2 mặt bằng tại 38 tỉnh thành. Trong năm 2019, tập đoàn này dự kiến mở mới 13 trung tâm thương mại, nâng tổng số lên 79 trên cả nước. Trong khi đó, đến nay Lotte mới chỉ có 13 trung tâm thương mại, AEON Mall dừng lại ở con số khiêm tốn: 6 trung tâm.

    Vingroup cũng áp đảo thị trường cửa hàng tiện lợi. Tính đến hết tháng 1/2019, Deloitte báo cáo, chỉ riêng Vinmart+ đã có tất cả 1.700 cửa hàng. Trong khi tổng cộng các cửa hàng tiện lợi thương hiệu nước ngoài (không tính Shop&Go đã nhượng lại cho VinGroup) chỉ dừng lại ở con số hơn 600.

    "Ở Vinhomes, học Vinschool, mua sắm tại Vincom, có bệnh tới Vinmec, du lịch tới Vinpearl và làm việc tại Vingroup". Sắp tới đây, "đi Vinfast" có thể sớm được thêm vào chuỗi mục tiêu này khi dự án đầu tư nhà máy sản xuất ô tô quy mô 3,5 tỷ USD đã hoàn thiện, với mục tiêu trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á đến năm 2025.

    Viettel vừa áp đảo sân nhà, vừa vươn ra sân khách

    Các công ty nước ngoài từng tham gia cung cấp dịch vụ mạng viễn thông di động ở Việt Nam đều là những tên tuổi lớn, có kinh nghiệm mở rộng thị trường quốc tế. Hutchison Asia (hợp tác với Cổ phần Viễn thông Hà Nội xây dựng Vietnammobile) hiện đang cung cấp dịch vụ tại các nước như Ý, Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, Áo, Indonesia và Sri Lanka.

    SK Telecom là công ty cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu ở Hàn Quốc, trong khi VimpelCom là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới với thương hiệu nổi tiếng Beeline.

    Nhưng Viettel có lợi thế hơn rất nhiều về cơ sở hạ tầng so với các công ty nước ngoài. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, cơ sở hạ tầng tốt hơn có nghĩa là chất lượng dịch vụ tốt hơn và độ phủ sóng cũng bao trùm khắp cả nước.

    Viettel năm 2004 mới khai trương di động ở Việt Nam, năm 2006 đã tìm hướng ra nước ngoài. Đến nay, 10 công ty mang thương hiệu Viettel đang hoạt động trên 3 châu lục. Trong đó, 5 công ty con đang top đầu về thị phần thuê bao, doanh thu và lợi nhuận ở Campuchia, Lào, Burundi, Đông Timor, Mozambique.

    [​IMG]
    Trong bảng xếp hạng 300 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới của Brand Finance, Viettel đứng thứ 47 (tăng một bậc so với năm 2017), xấp xỉ các nhà mạng khác như Singtel (số một ở Singapore), Ooredoo (số 1 ở khu vực Trung Đông).

    Theo Báo cáo 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới mới nhất, Viettel đã có tên trong danh sách này, với thứ hạng 478 và mức định giá 4,316 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2018. Thứ hạng của Viettel đã đứng trên nhiều cái tên lớn như Lotte Group và Deutsche Bank.

    [​IMG]
    Không dừng lại ở đó, Viettel đặt mục tiêu chạy xa hơn trong giai đoạn kinh doanh toàn cầu và công nghệ 4.0 từ nay đến năm 2030. Với sự kiện thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên tại Việt Nam, Viettel đã khẳng định khả năng làm chủ và triển khai những công nghệ mới nhất, ghi tên Việt Nam vào danh sách những quốc gia thử nghiệm thành công 5G sớm trên thế giới.
    --- Gộp bài viết, 16/06/2019, Bài cũ: 16/06/2019 ---
    Nó xúc kiểu này chẳng mấy chốc hết hàng
  5. Hcmanly

    Hcmanly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2017
    Đã được thích:
    3.163
    Tuần 10-14/6: Tự doanh CTCK mua ròng trở lại 174,8 tỷ đồng, vẫn 'xả' CCQ E1VFVN30
    [​IMG]
    Bình An

    (NDH) Tự doanh CTCK tiếp tục bán ròng rất mạnh CCQ ETF nội E1VFVN30 với giá trị đạt 250 tỷ đồng bất chấp việc CCQ này được khối ngoại mua ròng liên tục thời gian qua.

    Tin đọc nhiều
    Kết thúc tuần giao dịch từ 10-14/6, VN-Index đứng ở mức 953,61 điểm, giảm 0,5% so với tuần trước, HNX-Index cũng giảm 0,7% xuống còn 103,46 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục có sự phân hóa và khiến thị trường trải qua những nhịp giằng co mạnh, trong khi đó, thanh khoản thị trường vẫn liên tục duy trì ở mức thấp.

    Ở sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 26,6 tỷ đồng (tăng 19% so với tuần trước đó), tương ứng khối lượng mua ròng là 15 triệu cổ phiếu. Trong đó khối ngoại mua ròng lên đến 353,6 tỷ đồng ở sàn này thông qua phương thức thỏa thuận. Như vậy, nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì khối ngoại sàn HoSE bán ròng 86 tỷ đồng.

    CCQ ETF nội E1VFVN30 tiếp tục được khối ngoại mua ròng rất mạnh với giá trị đạt 250 tỷ đồng. VRE trong tuần cũng bất ngờ được khối ngoại mua ròng mạnh với 135 tỷ đồng. Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng rất mạnh ba cổ phiếu VHM, VNM và HPG.

    Trong tuần này, thị trường ghi nhận sự đồng thuận của cả khối ngoại và khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK). Sau khi bán ròng khá mạnh ở tuần trước, khối tự doanh mua ròng trở lại 175 tỷ đồng, nhưng tính về khối lượng thì họ vẫn bán ròng hơn 13,7 triệu cổ phiếu.

    [​IMG]

    Khối tự doanh CTCK mua ròng rất mạnh mã MSN với giá trị đạt 312 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VIC cũng được mua ròng hơn 116,4 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Chiều ngược lại, tự doanh CTCK tiếp tục bán ròng rất mạnh CCQ ETF nội E1VFVN30 với giá trị đạt 250 tỷ đồng bất chấp việc CCQ này được khối ngoại mua ròng liên tục thời gian qua. EIB, VNM, NBB... cũng là những cái tên bị khối tự doanh bán ròng mạnh.
    QCK thích bài này.

Chia sẻ trang này