Bốn "căn bệnh" của người Việt trẻ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Golden2007, 16/08/2007.

3813 người đang online, trong đó có 376 thành viên. 08:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 419 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. Golden2007

    Golden2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Bốn "căn bệnh" của người Việt trẻ

    Ví dụ, dẫn chứng của bài báo không gần với TTVNOL, f319, nhưng anh em 8X thử đọc xem thế nào
    Thứ Ba, 14/08/2007 - 6:28 PM
    Bốn "căn bệnh" của người Việt trẻ
    http://www11.dantri.com.vn/nhipsongtre/2007/8/192312.vip
    Tuổi trẻ Việt Nam có rất nhiều mặt mạnh, điều này được chứng tỏ qua hàng loạt giải thưởng, danh hiệu mà các bạn trẻ đã mang về cho đất nước trong các kỳ thi quốc tế, rồi đến những doanh nhân thành đạt? Nhưng vẫn còn những điểm yếu, sức ỳ đang làm chậm sự tiến lên của người Việt trẻ hiện đại.
    1. Ham muốn sớm làm ra tiềnHam muốn làm giàu là nguyện vọng chính đáng của những người trẻ tuổi, song vì thế mà nhiều bạn trẻ đang dần biến mình thành nô lệ đồng tiền bởi tâm lý nôn nóng, sốt ruột muốn sớm thành công và kiếm được nhiều tiền.
    Huy Hoàng - một chàng cử nhân luật có tài mới ra trường, bước vào nghề luật quả là khó khăn đối với một cậu trai tỉnh lẻ. Hoàng được thuê làm tư vấn luật và môi giới thủ tục đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp. Từ chỗ làm lính chạy ngược chạy xuôi với mớ giấy tờ của các công ty, Hoàng lân la học được cách ?obiếu xén? để phòng thuế ?onới rộng cửa? cho các doanh nghiệp, khai báo thuế thu nhập hàng tháng một cách kín kẽ giữa các công ty?
    Những món tiền hoa hồng đều đặn về tay Hoàng một cách trôi chảy, Hoàng tự hào vì từ một chàng trai tỉnh lẻ nay đã sắm được một căn hộ chung cư, có một cô người yêu xinh xắn. Chuyện đổ bể, Hoàng ra tòa với tội danh đưa hối lộ, đến lúc nhìn những giọt nước mắt nghẹn ngào của gia đình, Hoàng mới hiểu những bồng bột háo thắng đã thành tù ngục giam tương lai chính mình.
    Tâm lý ham muốn nhanh chóng làm chủ là một cơn sốt trong giới trẻ, một cơn sốt cần được hạ nhiệt, giải tỏa để đem lại cái nhìn tỉnh táo cho những ai đang khao khát nâng tầm cuộc sống của mình.

    2. Thiếu kiến thức về tiêu tiền
    Đó là hiện tượng của đa số những người trẻ đã ra công tác, có vị trí tương đối, nhất là với những người có thu nhập cao, họ thường có cách sống phóng túng, tiêu xài thoải mái.
    Mạnh Tùng - một kỹ sư công nghệ thông tin cho biết: Tuy vẫn độc thân nhưng một tháng thu nhập 6 triệu mà cuối tháng vẫn sạch túi. Sau 4 năm đi làm, thẻ ATM của Tùng không bao giờ dư đến tiền triệu.
    Giới trẻ hiện nay tiêu tiền rất nhanh, tiêu tiền quá mức cho phép. Chỉ là tổ chức một buổi sinh nhật nhưng lại chi bằng cả tháng trời tích góp của bố mẹ.
    Kiếm được tiền là năng lực, nhưng tiêu được tiền lại là văn hóa. Tiền bạc là một vấn đề hệ trọng và đã đến lúc phải bắt tiền bạc phục vụ chúng ta chứ không để mình trở thành nô lệ của tiền bạc.
    Có chuyên gia kinh tế cho rằng: Đặc điểm của thế giới ngày nay là tầng lớp người giàu thì vẫn duy trì vị trí giầu có của họ, người nghèo thì rất khó khăn để thoát nghèo, còn tầng lớp trung lưu thì ngày càng mắc vào nợ nần nhiều.

    3. Bệnh sĩ diện, hình thức
    Hay xấu hổ, không muốn người lạ biết mình học kém, không muốn bạn bè biết mình nghèo, gia đình ở nông thôn. Trong lớp thì giấu dốt, hay đánh trống lảng hoặc nói quanh co, không tự nhận những khiếm quyết. Trong giao tiếp thường khoe khoang thích phô trương, cả những kiến thức không hề có. Đó là căn bệnh phổ biến đang tồn tại trong giới trẻ.
    Có rất nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, tuy chưa tìm được một công việc tạm ổn đã vội đăng kí học thêm văn bằng hai, học cao học chỉ để có thành tích, có bằng cấp làm đẹp bản CV của mình. Hay những cậu ấm cô chiêu mới ít tuổi đã đòi sắm di động, máy ảnh đời mới, laptop xịn? Đó là căn bệnh thành tích, căn bệnh tự huyễn hoặc mình ảo tưởng với bản thân, dẫn đến bạn trẻ không tự nhận ra những yếu kém của mình, coi thường mọi người xung quanh.

    4. Thiếu bản lĩnh
    Khi còn trên ghế nhà trường, không ít bạn trẻ nuôi hoài bão với sự nghiệp tươi sáng, nhưng khi đã tốt nghiệp, chật vật tìm được chỗ làm, họ nhanh chóng bằng lòng làm một công chức mẫn cán, những người làm thuê chăm chỉ. Bởi họ thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh, không dám đi sâu vào một lĩnh vực mới mẻ nào cả.
    Hàng ngày, Thùy Nhung (24 tuổi) chăm chỉ làm một nhân viên dịch thuật các chương trình cho công ty, mặc dù trước đây khi còn là sinh viên khoa tiếng Nhật của Đại học Ngoại ngữ Nhung là một sinh viên giỏi năng động với hoài bão trở thành nhà ngoại giao nổi tiếng.
    Nhưng lương bổng dễ chịu kèm công việc nhàn nhã tại công ty đã khiến Nhung sớm nghĩ đến chuyện lập gia đình yên ổn và túc tắc với việc đang làm. Trong mỗi cuộc họp, Nhung không dám đấu tranh phê bình việc gì, khi được hỏi ý kiến Nhung cũng không dám đặt ra ý kiến hoặc phản biện điều gì.
    Cô không chủ động đề xuất những ý tưởng mới, vì cô sợ trách nhiệm, sợ nặng nề, sợ thất bại, có khó khăn nảy sinh là Nhung tìm cách đùn đẩy ?osẻ gánh? bớt cho đồng nghiệp.
    Những công chức thường thường với lịch làm việc nhàn hạ, ngày ngày chát chít tán gẫu với đồng nghiệp, lê la café đến trưa, luôn nhận phần việc dễ dàng về mình và giải quyết chúng một cách công nghiệp?đó là chân dung những người Việt trẻ thiếu bản lĩnh, tự ?ocầm tù? mình bằng chuỗi ngày không hoài bão, không ước mơ...
    Theo Thu Trang
    VTC news
  2. Golden2007

    Golden2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này