BOT Thái Hà 60k giá còn 7K ..Chính phủ Quốc hội tháo gỡ Hoàn Vốn Hơn 1671TỶ Sánh vai Cùng CII-HUT

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nontop, 30/06/2022.

4437 người đang online, trong đó có 484 thành viên. 10:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 39185 lượt đọc và 157 bài trả lời
  1. lvinh68

    lvinh68 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2016
    Đã được thích:
    29
    chắc phá sản mất =))=)) 60k bây giờ 7k
  2. rongvang68hn

    rongvang68hn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2022
    Đã được thích:
    756
    Hỏi khí không phải chủ pic giờ còn thở không
    cuongnv1201 thích bài này.
  3. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Còn cụ ơi..

    GIAO THÔNG
    Thái Bình: Lý do Bộ GTVT kiến nghị "giải cứu" BOT cầu Thái Hà

    TRUNG DULDO 07/09/2022 15:15
    [​IMG]
    Thái Bình - Bộ GTVT vừa có báo cáo đề xuất Chính phủ về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, trong đó có BOT cầu Thái Hà (cầu nối giữa tỉnh Thái Bình và Hà Nam qua sông Hồng).
    Theo đó, Bộ GTVT kiến nghị bố trí gần 4.800 tỉ đồng vốn Nhà nước để chấm dứt hợp đồng đối với 4 dự án BOT giao thông bị "vỡ" phương án tài chính gồm: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610; dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1); dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc và dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối QL32 với QL32C.

    "Vỡ" phương án tài chính với lý do bất ngờ

    Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư khoảng 1.709 tỉ đồng.

    Theo hợp đồng dự án, nhà đầu tư được sử dụng trạm thu phí cầu Thái Hà để hoàn vốn. Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 16 năm 7 tháng.

    Theo đại diện nhà đầu tư, dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 4.2018, nhà đầu tư bắt đầu thu phí từ tháng 2.2019.

    Tuy nhiên, từ thời điểm thu phí đến nay, doanh thu thực tế chỉ đạt khoảng 14,8% so với phương án tài chính hợp đồng BOT, dẫn đến phá vỡ phương án tài chính, nguy cơ phá sản cho nhà đầu tư.

    "Nguyên nhân chính do sau khi dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo QL39A và dự án xây dựng cầu Hưng Hà vượt sông Hồng hoàn thành, hầu hết các phương tiện đều chọn tuyến đường không thu phí qua cầu Hưng Hà. Trong khi khoảng cách từ cầu Thái Hà đến cầu Hưng Hà rất ngắn, chỉ khoảng 3 - 4 km", đại diện trạm thu phí BOT cầu Thái Hà, cho biết.

    Trước thực trạng nêu trên, bố trí vốn ngân sách nhà nước để chấm dứt hợp đồng dự án là phương án được Bộ GTVT đưa ra sau khi lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan và đề xuất của nhà đầu tư.

    Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà, sau khi cân nhắc kỹ, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho phép chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và bố trí vốn nhà nước (khoảng 2.049 tỉ đồng) để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

    [​IMG]
    Cùng với BOT cầu Thái Hà (huyện Hưng Hà) thì BOT Thanh Nê (huyện Kiến Xương) là 2 trạm thu phí đến nay chưa lắp đặt, vận hành được thu phí tự động không dừng. Ảnh: T.D

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Chưa triển khai được lắp đặt thu phí không dừng vì thiếu kinh phí

    Theo Bộ GTVT, đến nay, trên cả nước còn 7 trạm thu phí BOT chưa thể triển khai lắp đặt, vận hành hệ thống thu phí không dừng. Trong đó, ngay tại tỉnh Thái Bình có 2 trạm thu phí gồm BOT cầu Thái Hà (đặt tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) và BOT Km 13 + 250 quốc lộ 39B (còn gọi là BOT Thanh Nê, đặt tại xã Bình Minh, huyện Kiến Xương).

    Đặc điểm chung của cả 2 trạm BOT này đều có khó khăn, thâm hụt phương án tài chính nên nhà đầu tư các dự án và UBND tỉnh Thái Bình đã có tờ trình đề nghị Bộ GTVT cho phép hoãn thời gian triển khai lắp đặt, thực hiện thu phí không dừng do doanh nghiệp thiếu kinh phí, vốn.

    Trong khi BOT cầu Thái Hà bị "vỡ" phương án tài chính, nguyên nhân như đã nêu ở trên, thì BOT Thanh Nê lại không thể thu được phí theo dự kiến.

    Lý do bởi, đa số người dân, tài xế cho rằng nhà đầu tư dự án là Công ty CP Tasco Nam Thái chỉ thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường 39B đoạn tuyến tránh thị trấn Thanh Nê (huyện Kiến Xương) và đoạn từ Trung tâm Điện lực Thái Bình đến cầu Diêm Điền (huyện Thái Thụy) theo hình thức BT kết hợp BOT.

    Do đó, việc UBND tỉnh Thái Bình cho phép Công ty CP Tasco Nam Thái được xây dựng 2 trạm BOT, tiến hành thu phí ở cả tuyến đường mà nhà đầu tư này thực hiện, lẫn đường 39B cũ hướng từ TP.Thái Bình đi huyện Tiền Hải là không đúng quy định, tận thu và "làm đường một nơi, thu phí một nẻo".

    Cũng từ lý do này, kể từ khi Công ty CP Tasco Nam Thái bắt đầu triển khai thực hiện thu phí tại BOT Thanh Nê từ đầu năm 2017 đến nay đã luôn vấp phải sự phản đối quyết liệt, gay gắt từ phía người dân và các lái xe khi lưu thông qua trạm thu phí. Đa số đều không chấp nhận bỏ tiền mua vé, trả phí một cách vô lý.

    Đỉnh điểm, từ ngày 15 - 19.8 vừa qua, khi nhà đầu tư áp dụng tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại BOT Thanh Nê đã gặp phải sự phản ứng rất lớn của dư luận dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, tập trung đông người vào một số thời điểm.

    Khoảng 4 ngày sau đó cho đến đến nay, trước tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông diễn biến phức tạp, căng thẳng tại khu vực trạm thu phí - theo ghi nhận thực tế của PV Lao Động - nhà đầu tư là Công ty CP Tasco Nam Thái đã chủ động "hạ nhiệt", quay trở lại thu phí theo kiểu "thu được thì thu, không thu được thì đành phải chấp nhận cho xe qua miễn phí".
    --- Gộp bài viết, 08/09/2022, Bài cũ: 08/09/2022 ---
    Giải cưu anh em rồi...
    --- Gộp bài viết, 08/09/2022 ---
    BOT đc hoàn Trả Hơn 2000 tỷ tin được ko..
  4. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    [​IMG]

    Mới nhấtXem nhiềuInternational


    Thời sựGiao thông
    Đề xuất cứu bốn dự án BOT bị giảm doanh thu
    Thứ năm, 8/9/2022 | 11:40 (GMT+7)

    Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ huy động 4.786 tỷ đồng ngân sách nhà nước mua lại bốn dự án BOT bị vỡ phương án tài chính.

    Tại dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ cho phép chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn và bố trí vốn nhà nước khoảng 703 tỷ đồng để hoàn trả cho doanh nghiệp BOT.

    Dự án này có vốn đầu tư 836 tỷ đồng, dự kiến hoàn vốn 20 năm; đã thu phí song gặp khó khăn khi các cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng tuyến tránh đoạn phía Tây thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đăk Lăk), chạy gần song song với đường Hồ Chí Minh. Vì vậy, lưu lượng xe trên đường Hồ Chí Minh qua thị xã Buôn Hồ giảm, khiến doanh thu dự án BOT giảm 70-80% so với phương án tài chính. Nhà đầu tư bị thiệt hại nặng.

    [​IMG]
    Trạm BOT cầu Thái Hà. Ảnh: Phương Linh

    Dự án BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ cho phép chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và bố trí khoảng 2.040 tỷ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư.



    Quảng cáo
    --- Gộp bài viết, 08/09/2022, Bài cũ: 08/09/2022 ---
    https://www.google.com/amp/s/amp.vn...-bon-du-an-bot-bi-giam-doanh-thu-4508689.html
    nontop đã loan bài này
  5. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Lãi gần 300tỷ rồi... Tin dc không...
  6. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Lãi so vơi dầu tư bân dầu gần 300tỷ ..
    --- Gộp bài viết, 09/09/2022 ---
    Anh e k vào se k còn giá rác..
  7. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    KINH TẾ VĨ MÔ - ĐẦU TƯ
    Bộ GTVT đề xuất huy động gần 4.800 tỷ đồng 'giải cứu' 4 dự án BOT
    THỨ 6, 09/09/2022, 16:10
    Năng lực điều hành kinh tế của 5 thành phố trực thuộc Trung ương thay đổi ra sao trong 10 năm?

    Theo Bộ GTVT, những vướng mắc của 4 dự án BOT đều xuất phát từ nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo quy định của hợp đồng. Cơ quan nhà nước và nhà đầu tư theo đó đã nỗ lực tìm các giải pháp để khắc phục nhưng không khả thi để tiếp tục triển khai hợp đồng.
    [​IMG]
    BĐS Đà Nẵng tựa "Giao Long thức giấc" nhờ du lịch phục hồi
    Tài trợ
    [​IMG]

    Dự án có vốn đầu tư 836 tỷ đồng, được hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2015, nhà đầu tư được thu phí tại trạm Km1747 trên đường Hồ Chí Minh để hoàn vốn đầu tư với thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 20 năm, bắt đầu từ tháng 11/2015. Dù vậy, sau khi các cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng tuyến tránh đoạn phía Tây thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk), dẫn đến doanh thu thu phí của dự án bị sụt giảm rất lớn, phá vỡ phương án tài chính.

    Với dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1), Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho phép chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và bố trí khoảng 2.049 tỷ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư.

    Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.709 tỷ đồng, bắt đầu thu phí từ tháng 2/2019, thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 16 năm 7 tháng. Tuy nhiên, doanh thu dự án chỉ đạt khoảng 14,8% so với phương án tài chính hợp đồng BOT, dẫn đến phá vỡ phương án tài chính, nguy cơ phá sản cho nhà đầu tư. Nguyên nhân chính là do sau khi dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo QL39A và dự án xây dựng cầu Hưng Hà vượt sông Hồng hoàn thành, hầu hết các phương tiện đều chọn tuyến đường không thu phí.

    Kế đến là dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc, có chiều dài khoảng 85,7km, tổng mức đầu tư khoảng 1.303 tỷ đồng được đưa vào khai thác từ tháng 9/2019, thời gian thu phí khoảng 20 năm 9 tháng. Riêng hạng mục nạo vét luồng sông Sài Gòn, doanh nghiệp dự án mới hoàn thành công tác thiết kế, chưa thi công vì thiếu vốn.

    Tuy nhiên, hiện cảng Bến Súc, Rạch Bắp chưa được đầu tư, trong khi cảng An Sơn mới xây dựng một phần. Tỉnh Bình Dương cũng đã điều chỉnh quy hoạch, bỏ cảng Bến Súc mà thay bằng cảng ở vị trí khác. Do vậy, phương án thu phí các phương tiện vận tải đường thủy nội địa để hoàn vốn cho dự án khó khả thi.


    Bộ GTVT đã kiến nghị cho phép chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn và bố trí vốn ngân sách khoảng 612 tỷ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư cũng như hoàn trả vốn vay của UBND tỉnh Bình Dương.

    Dự án cuối cùng là công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối QL32 với QL32C. Bộ kiến nghị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và bố trí khoảng 1.422 tỷ đồng để thanh toán cho doanh nghiệp dự án.

    Trải qua khoảng 3 năm thu phí, doanh thu thu phí chỉ đạt trung bình khoảng 30% so với doanh thu theo phương án tài chính hợp đồng. Việc áp dụng chính sách vé tháng, vé quý cho các phương tiện cũng gây giảm doanh thu khoảng 8%
    --- Gộp bài viết, 14/09/2022, Bài cũ: 14/09/2022 ---
    Có Cụ nào chung tàu nhi..
    --- Gộp bài viết, 14/09/2022 ---
    Tôi vẫn tren tàu..hi
  8. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
  9. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Hnay có.cụ nào lên tau k..
    --- Gộp bài viết, 20/09/2022, Bài cũ: 20/09/2022 ---
    Thoai thóp..bơm oxi ngay..
  10. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352

Chia sẻ trang này