cập nhật dự án dầu khí . lô B - Ô MÔN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi PhuthuySoros, 20/05/2022.

1354 người đang online, trong đó có 541 thành viên. 12:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1832 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. PhuthuySoros

    PhuthuySoros Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/02/2022
    Đã được thích:
    23.829
    NGÀNH DẦU KHÍ: DỰ ÁN LÔ B Ô MÔN

    THÔNG TIN DỰ ÁN

    Loại dự án:

    + Lô B là dự án khai thác khí tự nhiên được tuyên bố thương mại vào 2002 và 2008 bởi chủ đầu tư thời điểm đó- Chevron. dự án có trữ lượng dầu khí dự kiến thu hồi 107 tỷ m3 khí condensate (12,65 triệu thùng condensate). Với dòng đời khai thác 20 năm, sản lượng khí tiềm năng khoảng 5,06 tỷ m3 khí/ năm ~ 20 triệu m3 khí/ngày.

    Cổ đông:

    Đối với dự án thượng nguồn

    + Năm 2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tiếp nhận 100% cổ phần các công ty và quyền điều hành của Công ty Dầu khí Chevron (Hoa Kỳ) tại Việt Nam và gián tiếp sở hữu 85,78% hợp đồng chia sản phẩm tại dự án Lô B.

    + Hiện tại nhà điều hành mỏ – Công ty Điều Hành Dầu Khí Phú Quốc (PQPOC), là liên doanh hoạt động thông qua “hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) với cơ cấu sở hữu dự án gồm PVN (42,9%), PVEP (26,8%), Moeco (22,6%), Công ty Dầu khí Thái Lan - PTTEP (7,7%).

    Đối với dự án đường ống

    + Công ty SWPOC (chủ đầu tư dự án đường ống) là liên doanh của 4 đối tác theo tỷ lệ góp vốn bao gồm PetroVietnam (42,9%, mua lại cổ phần của Chevron), PVGas (cty con của PetroVietnam 26,8%), Mitsui (Nhật Bản 22,6%) và PTTEP (Thái Lan 7,7%).

    Đối với dự án hạ nguồn (các nhà máy điện)

    + NMĐ Ô Môn 1 (EVN đã xây dựng xong), NMĐ Ô Môn 2 (Liên danh Marubeni và Vietracimex), NMĐ Ô Môn 3 (EVN), NMĐ Ô Môn 4 (EVN).

    Mục tiêu:

    + Cung cấp khí cho các dự án điện Ô Môn 1, 2, 3, 4 và bổ sung khí cho cụm khí điện đạm Cà Mau.

    Chi tiết phát triển dự án:

    + Tổng mức đầu tư của các hạng mục thượng nguồn và đường ống là 8 tỷ USD, trong đó 6,7 tỷ USD cho các giàn khai thác và 1,3 tỷ USD là giá trị phần đường ống.

    + Các hạng mục công nghệ, thiết bị chính gồm: 1 giàn công nghệ trung tâm (CPP) và 46-52 giàn khai thác (WHP), 1 giàn nhà ở, 1 tàu chứa condensate, khoảng 700 – 900 giếng khai thác. Trong đó giai đoạn 1 sẽ gồm 1 giàn CPP và 4 giàn WHP.

    TỔNG THỂ DỰ ÁN


    [​IMG]






    Chú thích:

    (1) Cụm giàn khoan khai thác ngoài khơi.

    (2) Đường ống dẫn khí ngoài khơi về bờ.

    (3) Các nhà máy khí tại Kiên Giang, Cần Thơ.

    (4) Cụm điện đạm Cà Mau.

    (5) Đường ống dẫn khí PM3 – CAA về cụm điện đạm Cà Mau.







    TIẾN ĐỘ DỰ ÁN – KHÂU HẠ NGUỒN

    Quy trình cơ bản để phát triển dự án dầu khí:

    Ký PSC (hợp đồng phân chia sản phẩm) > Pre-FS (nghiên cứu tiền khả thi) > ODP (kế hoạch phát triển mỏ đại cương) > FEED (thiết kế tổng thể) > FDP (kế hoạch phát triển mỏ do chủ đầu tư làm) > FID (kế hoạch đầu tư cuối cùng) > đấu thầu EPCIC > triển khai EPCIC > vận hành khai thác.

    → Hiện dự án Lô B vẫn đang chờ FID. Và để có FID thì các hộ tiêu thụ khí (các nhà máy điện) phải được phê duyệt chủ trương đầu tư.

    MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH CẦN QUAN TÂM KHÂU HẠ NGUỒN:

    Phê duyệt vốn cho nhà máy điện Ô Môn III

    + Điểm nghẽn trước giờ của nhà máy nằm ở nguồn vốn sử dụng để tài trợ cho dự án. Ngày 16/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn vay ODA, trong đó quy định các trình tự, thủ tục phê duyệt, làm cơ sở để EVN hoàn thiện thủ tục trình phê duyệt chủ trương đầu tư Nhà máy điện Ô Môn 3. Việc ban hành Nghị định này được xem là tiền đề để các bên thúc đẩy nhanh các đàm phán thương mại và Bảo lãnh Chính phủ, làm cơ sở để triển khai cả chuỗi dự án.

    + Lựa chọn Tư vấn lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi (FS) và hoàn thành FS để có quyết định đầu tư trong Q4/2022 và dự kiến đấu thầu EPC Q1/2023.

    Phương án chuyển đổi khí Lô B cho nhà máy điện Ô Môn I

    + Nhà máy đang sử dụng nhiên liệu dầu để hoạt động, EVN chỉ cần nâng cấp hệ thống để chuyển sang dùng nhiên liệu khí. EVN sẽ lên kế hoạch sau khi phía PVN xác nhận, hoặc cam kết tiến độ ngày đón dòng khí đầu tiên (First Gas).

    Đấu thầu EPC cho dự án nhà máy điện Ô Môn IV

    + Đã phê duyệt FS. Chủ đầu tư EVN cũng đã hoàn thiện hồ sơ mời thầu để sớm tổ chức đấu thầu quốc tế, ngay khi phía PVN xác nhận, hoặc cam kết tiến độ First Gas.

    Thu xếp tài chính cho nhà máy điện Ô Môn II

    + Nhiều khả năng dự án đang ở giai đoạn đấu thầu EPC.

    + Chủ đầu tư dự án chỉ cam kết mua khí khi dự án thu xếp xong tài chính và có thể dự án sẽ bị trễ tiến độ. Do đó, để kịp phê duyệt FID trong tháng 6/2022, các nhà máy Ô Môn I, III, IV cần có cam kết về cơ chế số giờ vận hành tối đa để đảm bảo tiêu thụ hết lượng khí khai thác theo kế hoạch từ mỏ.



    TIẾN ĐỘ DỰ ÁN – KHÂU THƯỢNG NGUỒN VÀ ĐƯỜNG ỐNG


    Sơ đồ phát triển mỏ

    [​IMG]


    Phần công việc giá trị nhất nhiều khả năng do nhà thầu quốc tế đảm nhiệm

    + Khâu thượng nguồn bao gồm 2 gói thầu EPCI: quốc tế và trong nước. Trong đó gói EPCI quốc tế gồm 1 giàn CPP và EPCI trong nước gồm 4 giàn WHP. Trong đó giàn CPP có giá trị lớn nhất.

    + EPCI quốc tế có sự tham gia các nhà thầu Mc Dermoit, Huyndai. EPCI trong nước là PTSC và Vietsovpetro. Tuy nhiên, gói thầu quốc tế nhiều khả năng sẽ có thêm sự tham gia của PTSC.

    Chờ FID để chốt thầu thương mại phần thượng nguồn

    + Nhà điều hành Phú Quốc POC đã chấm xong phần kỹ thuật của gói EPCI trong nước và quốc tế. Sau khi có FID, Phú Quốc POC sẽ quyết định mở thầu thương mại để chọn ra nhà thầu có giá tốt nhất.

    + FID kỳ vọng sẽ hoàn thành trong tháng 7/2022 và thực hiện trao thầu cuối Q3/2022.

    Đang đấu các gói thầu phụ

    + Trong khi chờ đợi các quyết định chính thức ở các gói tổng thầu, một vài doanh nghiệp đang thực hiện đấu thầu cho các gói thầu phụ.

    Gói thầu EPC đường ống

    + Gói thầu đi xuyên bờ dự kiến đóng thầu vào tháng 6/2022 và trao thầu vào tháng 11/2022, trong khi gói đi xuyên biển dự kiến đóng thầu vào tháng 7/2022 và trao thầu vào tháng 1/2023.

    + Đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đã bàn giao mốc cho Trung tâm phát triển quỹ đất và dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 7/2022, sau đó, bàn giao đất cho nhà thầu để thi công vào Q2/2023







    TIẾN ĐỘ TỔNG THỂ DỰ ÁN


    [​IMG]







    Chú thích:

    + FS: nghiên cứu khả thi.

    + GSA: hợp đồng mua khí.

    + GSPA: hợp đồng mua bán khí.

    + GGU: bảo lãnh cam kết chính phủ.

    + PPA: hợp đồng mua bán điện





    DOANH NGHIỆP HƯỞNG LỢI



    Vốn đầu tư


    Phạm vi công việc


    Công việc


    Hưởng lợi trực tiếp


    Thầu phụ


    Nhận định

    Thượng nguồn


    6,7 tỷ USD


    + 1 giàn CPP

    + 46-52 giàn đầu giếng

    + 1 tàu FSO

    + 700- 900 giếng khai thác


    EPCI


    + Giàn CPP: Mc Dermoit,

    Huyndai, Samsung, PTSC.

    + Giàn WHP: PTSC,

    Vietsovpetro.


    + Lilama 18,

    PVC MS,

    Alpha ECC,

    PV Shipyard.


    + Giai đoạn 1: 1 giàn CPP và 4 giàn WHP.

    + Giai đoạn sau: trung bình 3-4 giàn WHP/năm.

    + Nhiều khả năng tổng thầu CPP sẽ là 1 đối tác quốc tế do các hạn chế về năng lực cũng như công suất thi công dự án.

    Khoan


    + PVD

    + PVC




    + PVD sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất nhờ vào khối lượng công việc lớn. Tuy nhiên, công ty lại thiếu giàn khoan phù hợp nhất để thực hiện dự án này. Nhiều khả năng công ty sẽ phải thuê ngoài hoặc đầu từ hoặc sử dụng/hoán cải giàn của mình để phù hợp hơn với dự án.

    + PVC sẽ cung cấp các dung dịch khoan hỗ trợ hoạt động khoan và khai thác dự án.

    FSO


    + Vietsopetro

    + PTSC




    + Nhiều khả năng PTSC trúng thầu kho chứa FSO.

    Trung nguồn


    1,3 tỷ USD


    + Lắp đặt, đấu nối các tuyến ống nội mỏ và đường ống ngoài khơi về bờ cũng như trên bờ.

    + Bọc ống


    EPC


    + Vietsopetro

    + PTSC (POS)


    + Nhà thầu nước ngoài


    + Lắp đặt đường ống sẽ bao gồm đường ống trên bờ và

    ngoài khơi

    Thi công


    + PV Pipe




    + Theo cơ chế được nhà nước chấp thuận, PVPipe là nhà cung cấp ống cho dự án.

    Bọc ống



    + PVB




    + Theo cơ chế được nhà nước chấp thuận, PVB là nhà cung cấp dịch vụ bọc ống cho dự án.

    + Giá trị gói bọc ống dự kiến 2.000 – 2.500 tỷ đồng và thi công 16-20 tháng.

    Dẫn khí



    + GAS




    + Đường ống hoàn thiện giúp tăng sản lượng vận chuyển khí của GAS từ mức trung bình 9 tỷ m3 khí lên mức 15 tỷ m3 khí.

    + Cước phí vận chuyển dự kiến là 1,65 USD/MMBT



    Vốn đầu tư


    Phạm vi công việc


    Công việc


    Hưởng lợi trực tiếp


    Thầu phụ


    Nhận định

    Hạ nguồn


    3 – 4 tỷ USD


    + 3 nhà máy điện


    EPC


    + Nhà thầu nước ngoài


    + Lilama 18, PVC MS, PTSC


    + Các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có đủ năng lực để làm tổng thầu nhà máy điện mà chỉ mới dừng ở việc làm thầu phụ ở các dự án trên.


    Sẽ cần có độ trễ để phản ánh lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

    + Với kế hoạch first gas vào cuối 2025, giai đoạn 2024-2025 là thời điểm Lô B thể hiện lên trên KQKD của các doanh nghiệp.

    PVB, PVC, PVD, PVS, GAS là các doanh nghiệp niêm yết hưởng lợi chủ yếu

    + PVB, PVC sẽ là những doanh nghiệp niêm yết có kết quả kinh doanh cải thiện rõ rệt nhất nếu dự án đi vào hoạt động nhưng chỉ tập trung vào 1 thời điểm.

    + PVD, PVS (cùng các công ty con như POS) sẽ có lượng công việc kéo dài nhiều năm. Ngoài ra, PVC MS (PXS) cũng có thể được hưởng lợi nhờ làm thầu phụ với khối lượng công việc lớn.

    + GAS sẽ hưởng lợi theo cả dòng đời của dự án
    MeoCuToTo, dream0165patience thích bài này.
  2. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.278
    Copy paste khó đọc quá
  3. PhuthuySoros

    PhuthuySoros Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/02/2022
    Đã được thích:
    23.829
    viết ra word. kết bạn rồi tôi gửi. đánh trên đây đến bao h xong dc
  4. dream01

    dream01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2014
    Đã được thích:
    4.859
    bồ hóng :))
  5. MeoCuToTo

    MeoCuToTo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2009
    Đã được thích:
    971
  6. anh_nak

    anh_nak Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    2.636
    Thủ tục hành chính còn chưa xong
  7. PhuthuySoros

    PhuthuySoros Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/02/2022
    Đã được thích:
    23.829
    bắt đầu rồi
  8. MeoCuToTo

    MeoCuToTo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2009
    Đã được thích:
    971
    Tầm quan trọng của đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn

    Lô B - Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn.
    Công ty điều hành đường ống Tây Nam (SWPOC) là chủ đầu tư, chịu trách nhiệm trong việc triển khai dự án.

    Chuỗi dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn, “ngọn gió đông” ngành dầu khí Việt Nam

    Theo SWPOC, dự án Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn là phần trung nguồn của chuỗi dự án Lô B, với mục tiêu dẫn chuyển, cung cấp khí cho các nhà máy điện, cụm khí điện đạm Cà Mau tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
    Dự án này đi qua 3 địa phương của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ, Kiên Giang và Cà Mau, với chiều dài 70 km; trong đó, đi qua địa phận Cần Thơ 31 km…

    Dự án Lô B – Ô Môn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam trong thời gian tới.

    Sau nhiều năm trì hoãn do vướng mắc tại dự án nhà máy điện Ô Môn III, tín hiệu tích cực cho dự án sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021.

    Nghị định này của Chính phủ Việt Nam như đã nêu là về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, thay thế Nghị định 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện Ô Môn III.

    Đại diện SWPOC cho biết, JBIC (Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) đang ở các bước đánh giá về môi trường cũng như công tác an sinh xã hội để xác định khả năng cho dự án vay.

    Trong bối cảnh hậu Covid-19 và sụt giảm giá dầu toàn cầu 2 năm qua, ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ tiêu tăng trưởng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và PVN, việc sớm triển khai chuỗi dự án Lô B - Ô Môn sẽ là đòn bẩy tăng trưởng cho ngành dầu khí nói riêng và năng lượng nói chung.

    Dự án phát triển mỏ khí Lô B – Ô Môn của Việt Nam bao gồm một giàn công nghệ trung tâm (CPP), 46 giàn khai thác (giàn đầu giếng – WHP), một giàn nhà ở, một tàu chứa condensate (FSO) và khoảng 750 giếng khai thác. Dự án được lên kế hoạch khai thác để cung cấp khí từ các mỏ Lô B&48/95 và 52/97 đến các nhà máy nhiệt điện khí tại Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ).

Chia sẻ trang này